Chúa Nhật XI Thường Niên A
TÌNH CHO KHÔNG
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển theo các quy luật thị trường thì việc bán mua, trao đổi thường dựa trên việc thuận mua vừa bán. Tiền nào của đó ( you get what you pay ). Chuyện tiền trao cháo múc được xem như chuyện tất yếu, đương nhiên. Và thế là dần dà hình thành trong nghĩ suy và trong cung cách ứng xử, một sự đòi hỏi “có qua có lại”, “đôi bên cùng có lợi”. Chuyện cho không, biếu không, đúng là chuyện viễn vông hay của thời quá khứ xa xưa. Đây là một trong những nguyên cớ làm phát sinh sự vị kỷ, tâm lý thực dụng cá nhân chủ nghĩa.
Chia sẻ, trao ban cho tha nhân những gì mình là, mình có, một cách vô cầu, không chút điều kiện quả thật không dễ chút nào. Thế mà Chúa Kitô lại truyền dạy các môn đệ xưa và Kitô hữu chúng ta mọi thời rằng “Anh em đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” ( Mt 10,8 ). Làm sao để vượt qua nổi khó khăn này hầu thực thi lời Chúa phán dạy ? Chúa Kitô đã cho chúng ta chiếc chìa khóa để giải quyết vấn nạn:
Anh em đã lãnh nhận cách nhưng không: Vấn đề nan giải là ở điểm này. Người ta thường tự hào về những gì tốt đẹp mình có. Vì nghĩ rằng mọi sự mình đang có đều là do bởi công sức mình tạo nên. Và lắm khi còn lầm nghĩ rằng chính sự hiện hữu của mình cũng do mình dệt thành. Có nhiều điều mới thoạt nhìn thì xem chừng như là sản phẩm của riêng mình, nhất là khi chúng trở thành một thứ hàng hóa được pháp luật bảo hộ. Đó là những phát minh, những sáng chế trong văn học nghệ thuật hay trong lãnh vực khoa học công nghệ. Không ai được quyền xâm phạm bản quyền sản phẩm tôi làm ra nếu không có sự thỏa thuận, sự đồng ý của tôi, vì đó là của riêng tôi, do bởi tài năng, công sức riêng tôi. Để bảo vệ quyền tác giả, các quốc gia lẫn quốc tế có những luật lệ nghiêm nhặt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có luật chống độc quyền. Dù sao đi nữa thì cái môi sinh mang tính thị trường hiện nay đã góp phần hình thành tâm lý vị kỷ và tự tin thái quá, nghĩa là quy về mình mọi thành công đạt được.
Dưới cái nhìn Kitô giáo thì mọi sự đều là hồng ân. Cái nhìn này khởi đi từ việc tin nhận sự hiện hữu mọi loài, sự hiện hữu của chính mình là do bởi tình yêu của Thiên Chúa. Nếu Chúa rút hơi lại thì mọi loài sẽ trở về hư vô. Và vì thế “ Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 126,1 ). Chẳng một ai bỏ ra chút công sức nào để được làm người trên thế gian này. Cũng chẳng một ai phải trả đồng nào cho mặt trời mọc lên hay cho mỗi ngày có đủ 24 giờ chẳng thiếu một giây. Người vô tín thì cho là chuyện tự nhiên, còn người có niềm tin thì nhìn nhận có một Đấng nào đó trao ban mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa.
Trở về với dòng lịch sử cứu độ chúng ta càng thấy rõ tính nhưng không, vô điều kiện này. Israel, dân Chúa xưa thường được các ngôn sứ nhắc nhủ rằng họ chẳng là gì cả. Họ là một dân nhỏ bé, thế mà Giavê Thiên Chúa đã chọn làm dân riêng, làm dân thánh, chỉ vì tình yêu của Người mà thôi. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định với chúng ta: “ Thưa anh em, khi chúng ta không có sức làm được gì, vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” ( Rm 5,6- 8 ).
Trong số mười hai vị tông đồ mà Chúa Giêsu chọn gọi để cộng tác với Người để thực thi chương trình cứu độ, thử hỏi có vị nào đáng mặt anh hùng theo các giá trị nhân bản. Dưới cái nhìn đạo đức của Do Thái giáo thời bấy giờ thì các ngài hẳn chưa đủ điểm trung bình, nếu chưa muốn nói là còn quá yếu kém nhiều phương diện. Thế mà Chúa Giêsu đã chọn các ngài sau một đêm thức trắng để cầu nguyện ( x.Lc 6,12-16 ). Người chọn các vị không phải để trang trí cho một vở tuồng sân khấu mà là để “ ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” ( Mt 10, 1 ). Không phải các ông đã chọn Thầy Giêsu nhưng chính Thầy Giêsu đã chọn các ông, một sự chọn gọi xuất phát từ một tình yêu vô điều kiện và chỉ có thế thôi ( x.Ga 15,16 ).
Hãy trao ban cách nhưng không những gì đã lãnh nhận cách nhưng không: Chúa Kitô đã làm gương cho chúng ta về động thái trao ban này. Vì đã lãnh nhận tất cả từ Chúa Cha, Chúa Kitô sẵn sàng hiến dâng tất cả trong sự vâng phục tuyệt đối đến độ Người xác nhận “Lương thực của Người là làm theo ý Đấng đã sai Người” (x.Ga 4,34 ). Vào trần gian, Chúa Cha đã trao ban cho người một thân xác và Người đã hiến dâng lại cho Cha qua hiến tế thập giá ( x. Lc 26-3,46 ). Sống vâng phục là một cách thế trao ban sự hiện hữu của mình cách hoàn hảo. Khi ta vâng nghe Lời Chúa phán dạy là ta đang hiến dâng chính cả con người chúng ta cho Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô.
Thật là khó khi tự nguyện trao ban cho tha nhân một cách vô điều kiện những điều tốt đẹp ta có như của cải vật chất, công sức, thời giờ… Tâm lý thường tình “bánh ít trao đi thì mong bánh nhì gửi lại”. Thực tế thì hình như it có ai “cho không”, “biếu không”, ngay cả trong các chương trình viện trợ không hoàn lại của các chính phủ hay các tổ chức, tập thể xã hội. Trao ban cách nhưng không đó là trao ban chỉ vì hạnh phúc người được trao ban, đồng thời chính người trao ban sẵn sàng tự hủy mình đi một cách nào đó. Một điều dường như là không tưởng nhưng thời sẽ thành hiện thực nếu ta biết kết hiệp với Đấng vốn là Thiên Chúa đã tự hủy mình ra không vì chúng ta ( x. Phil2,6-11 ).
Để có thể yêu thương, hiến dâng, trao ban cho tha nhân những gì mình là, những gì mình có một cách vô cầu, thiết tưởng cần có một đời sống cầu nguyện sâu lắng và chuyên chăm kết hiệp với Thiên Chúa. Chính khi kết hiệp với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện chúng ta mới có cơ may nhận ra những gì ta đang là, đang có, đều do bởi đã lãnh nhận cách nhưng không. Thánh sử Maccô làm rõ chân lý này khi tường thuật việc Cúa Giêsu chọn gọi mười hai tông đồ: “Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” ( Mc 3,13-15 ).
TÌNH CHO KHÔNG
Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển theo các quy luật thị trường thì việc bán mua, trao đổi thường dựa trên việc thuận mua vừa bán. Tiền nào của đó ( you get what you pay ). Chuyện tiền trao cháo múc được xem như chuyện tất yếu, đương nhiên. Và thế là dần dà hình thành trong nghĩ suy và trong cung cách ứng xử, một sự đòi hỏi “có qua có lại”, “đôi bên cùng có lợi”. Chuyện cho không, biếu không, đúng là chuyện viễn vông hay của thời quá khứ xa xưa. Đây là một trong những nguyên cớ làm phát sinh sự vị kỷ, tâm lý thực dụng cá nhân chủ nghĩa.
Chia sẻ, trao ban cho tha nhân những gì mình là, mình có, một cách vô cầu, không chút điều kiện quả thật không dễ chút nào. Thế mà Chúa Kitô lại truyền dạy các môn đệ xưa và Kitô hữu chúng ta mọi thời rằng “Anh em đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” ( Mt 10,8 ). Làm sao để vượt qua nổi khó khăn này hầu thực thi lời Chúa phán dạy ? Chúa Kitô đã cho chúng ta chiếc chìa khóa để giải quyết vấn nạn:
Anh em đã lãnh nhận cách nhưng không: Vấn đề nan giải là ở điểm này. Người ta thường tự hào về những gì tốt đẹp mình có. Vì nghĩ rằng mọi sự mình đang có đều là do bởi công sức mình tạo nên. Và lắm khi còn lầm nghĩ rằng chính sự hiện hữu của mình cũng do mình dệt thành. Có nhiều điều mới thoạt nhìn thì xem chừng như là sản phẩm của riêng mình, nhất là khi chúng trở thành một thứ hàng hóa được pháp luật bảo hộ. Đó là những phát minh, những sáng chế trong văn học nghệ thuật hay trong lãnh vực khoa học công nghệ. Không ai được quyền xâm phạm bản quyền sản phẩm tôi làm ra nếu không có sự thỏa thuận, sự đồng ý của tôi, vì đó là của riêng tôi, do bởi tài năng, công sức riêng tôi. Để bảo vệ quyền tác giả, các quốc gia lẫn quốc tế có những luật lệ nghiêm nhặt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có luật chống độc quyền. Dù sao đi nữa thì cái môi sinh mang tính thị trường hiện nay đã góp phần hình thành tâm lý vị kỷ và tự tin thái quá, nghĩa là quy về mình mọi thành công đạt được.
Dưới cái nhìn Kitô giáo thì mọi sự đều là hồng ân. Cái nhìn này khởi đi từ việc tin nhận sự hiện hữu mọi loài, sự hiện hữu của chính mình là do bởi tình yêu của Thiên Chúa. Nếu Chúa rút hơi lại thì mọi loài sẽ trở về hư vô. Và vì thế “ Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 126,1 ). Chẳng một ai bỏ ra chút công sức nào để được làm người trên thế gian này. Cũng chẳng một ai phải trả đồng nào cho mặt trời mọc lên hay cho mỗi ngày có đủ 24 giờ chẳng thiếu một giây. Người vô tín thì cho là chuyện tự nhiên, còn người có niềm tin thì nhìn nhận có một Đấng nào đó trao ban mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa.
Trở về với dòng lịch sử cứu độ chúng ta càng thấy rõ tính nhưng không, vô điều kiện này. Israel, dân Chúa xưa thường được các ngôn sứ nhắc nhủ rằng họ chẳng là gì cả. Họ là một dân nhỏ bé, thế mà Giavê Thiên Chúa đã chọn làm dân riêng, làm dân thánh, chỉ vì tình yêu của Người mà thôi. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định với chúng ta: “ Thưa anh em, khi chúng ta không có sức làm được gì, vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” ( Rm 5,6- 8 ).
Trong số mười hai vị tông đồ mà Chúa Giêsu chọn gọi để cộng tác với Người để thực thi chương trình cứu độ, thử hỏi có vị nào đáng mặt anh hùng theo các giá trị nhân bản. Dưới cái nhìn đạo đức của Do Thái giáo thời bấy giờ thì các ngài hẳn chưa đủ điểm trung bình, nếu chưa muốn nói là còn quá yếu kém nhiều phương diện. Thế mà Chúa Giêsu đã chọn các ngài sau một đêm thức trắng để cầu nguyện ( x.Lc 6,12-16 ). Người chọn các vị không phải để trang trí cho một vở tuồng sân khấu mà là để “ ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” ( Mt 10, 1 ). Không phải các ông đã chọn Thầy Giêsu nhưng chính Thầy Giêsu đã chọn các ông, một sự chọn gọi xuất phát từ một tình yêu vô điều kiện và chỉ có thế thôi ( x.Ga 15,16 ).
Hãy trao ban cách nhưng không những gì đã lãnh nhận cách nhưng không: Chúa Kitô đã làm gương cho chúng ta về động thái trao ban này. Vì đã lãnh nhận tất cả từ Chúa Cha, Chúa Kitô sẵn sàng hiến dâng tất cả trong sự vâng phục tuyệt đối đến độ Người xác nhận “Lương thực của Người là làm theo ý Đấng đã sai Người” (x.Ga 4,34 ). Vào trần gian, Chúa Cha đã trao ban cho người một thân xác và Người đã hiến dâng lại cho Cha qua hiến tế thập giá ( x. Lc 26-3,46 ). Sống vâng phục là một cách thế trao ban sự hiện hữu của mình cách hoàn hảo. Khi ta vâng nghe Lời Chúa phán dạy là ta đang hiến dâng chính cả con người chúng ta cho Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô.
Thật là khó khi tự nguyện trao ban cho tha nhân một cách vô điều kiện những điều tốt đẹp ta có như của cải vật chất, công sức, thời giờ… Tâm lý thường tình “bánh ít trao đi thì mong bánh nhì gửi lại”. Thực tế thì hình như it có ai “cho không”, “biếu không”, ngay cả trong các chương trình viện trợ không hoàn lại của các chính phủ hay các tổ chức, tập thể xã hội. Trao ban cách nhưng không đó là trao ban chỉ vì hạnh phúc người được trao ban, đồng thời chính người trao ban sẵn sàng tự hủy mình đi một cách nào đó. Một điều dường như là không tưởng nhưng thời sẽ thành hiện thực nếu ta biết kết hiệp với Đấng vốn là Thiên Chúa đã tự hủy mình ra không vì chúng ta ( x. Phil2,6-11 ).
Để có thể yêu thương, hiến dâng, trao ban cho tha nhân những gì mình là, những gì mình có một cách vô cầu, thiết tưởng cần có một đời sống cầu nguyện sâu lắng và chuyên chăm kết hiệp với Thiên Chúa. Chính khi kết hiệp với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện chúng ta mới có cơ may nhận ra những gì ta đang là, đang có, đều do bởi đã lãnh nhận cách nhưng không. Thánh sử Maccô làm rõ chân lý này khi tường thuật việc Cúa Giêsu chọn gọi mười hai tông đồ: “Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” ( Mc 3,13-15 ).