Chúa Nhật 16-06-2013
Chúa Nhật 11 Thường niên -C (Luca 7:36-50)
Trong mọi nền văn hoá, bữa ăn không chỉ nhằm cung cấp thực phẩm nuôi dưỡng thân xác, nhưng còn là cơ hội để những người thân gặp gỡ nhau, truyện trò thăm hỏi, và từ đó có thể đưa ra những quyết định quan trọng. Trong gia đình, bữa ăn tối là dịp cha mẹ gặp gỡ, trao đổi với con cái sau một ngày phân tán đi làm việc và học tập. Trên bình diện xã hội, bữa ăn tối của các chính khách là để củng cố tình bằng hữu, cùng nhau giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thế giới, và cam kết xây dựng nền hoà bình.
Tin mừng của Thánh Luca hôm nay là câu truyện về một bữa ăn tối do một người biệt phái tên Simon khoản đãi Chúa Giêsu và các môn đệ. Nghe trình thuật này, một câu hỏi đặt ra là: Tại sao Chúa Giêsu, trong khi luôn lên án những người biệt phái về thái độ ngạo mạn và giả hình, lại nhận lời đến ăn tối tại nhà một trong số họ? Thánh Luca không cho chúng ta câu trả lời, nhưng qua Tin mừng, chúng ta biết sứ mạng của Chúa Giêsu đến trong trần gian là: Ta đến không phải để tìm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm kẻ tội lỗi....
Và Thánh Luca kể tiếp: Đang khi mọi người dùng bữa tối, thì có một người phụ nữ nổi tiếng tội lỗi trong thành tìm đến gặp Chúa Giêsu. Người phụ nữ này, được coi là Madalena, một gái điếm, bước vào với bình dầu thơm trên tay, quì gối dưới chân Chúa, khóc thảm thiết, rồi đổ dầu xức chân Chúa và lấy tóc lau chân Ngài. Một chuỗi những hành của chị Madalena : "đi vào phòng ăn", "quì gối", "khóc thảm thiết" và "đổ dầu thơm rồi lấy tóc lau" đã nói lên sự thay đồi nội tâm thật sự, lòng thống hối chân thành, bất chấp lời đàm tiếu, phê bình và cái nhìn khinh bỉ của những người ngồi ăn về quá khứ của mình.
Thái độ khiêm nhường và sự quyết tâm hoán cải của chị Madalena đã bắt gặp được tấm lòng nhân từ của Chúa Giêsu: Ta đến không phải để tỉm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm kẻ tội lỗi. Chúa Giêsu không lên án, nhưng trái lại đã tôn trọng và bảo vệ chị trước những phán xét của người khác, nhất là của người chù nhà. Lòng nhân từ của Chúa đã bao trùm chị qua lời phán: Hỡi con, mọi tội lỗi của con đã được thứ tha.
Tâm trạng của chị Madalena cũng là tâm trạng của mỗi người chúng ta khi phạm tội làm buồn lòng Chúa. Đó là một tâm trạng buồn rầu, khắc khoải và chán nản. Nhiều khi chúng ta muốn buông xuôi theo sự yều đuối của mình. Thế nhưng Chúa Giêsu, Thiên Chúa tình yêu vẫn đứng đó chờ đợi và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta mọi lỗi lầm. Điều quan trọng là chúng ta có dám can đảm tìm gặp Chúa như chị Madalena, chỗi dậy như người con hoang đàng, vượt qua những mặc cảm, ánh mắt nhìn diễu cợt, và sự lên án để tìm về nhà cha, sống trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa và đón nhận ơn tha thứ: Mọi lỗi lầm của con đã được thứ tha.
Lạy Chúa Giêsu nhân lành, xin nhìn đến tấm lòng thống hối chân thành của chúng con và ban cho chúng con ơn tha thứ và bình an. Amen.
Chúa Nhật 11 Thường niên -C (Luca 7:36-50)
Trong mọi nền văn hoá, bữa ăn không chỉ nhằm cung cấp thực phẩm nuôi dưỡng thân xác, nhưng còn là cơ hội để những người thân gặp gỡ nhau, truyện trò thăm hỏi, và từ đó có thể đưa ra những quyết định quan trọng. Trong gia đình, bữa ăn tối là dịp cha mẹ gặp gỡ, trao đổi với con cái sau một ngày phân tán đi làm việc và học tập. Trên bình diện xã hội, bữa ăn tối của các chính khách là để củng cố tình bằng hữu, cùng nhau giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thế giới, và cam kết xây dựng nền hoà bình.
Tin mừng của Thánh Luca hôm nay là câu truyện về một bữa ăn tối do một người biệt phái tên Simon khoản đãi Chúa Giêsu và các môn đệ. Nghe trình thuật này, một câu hỏi đặt ra là: Tại sao Chúa Giêsu, trong khi luôn lên án những người biệt phái về thái độ ngạo mạn và giả hình, lại nhận lời đến ăn tối tại nhà một trong số họ? Thánh Luca không cho chúng ta câu trả lời, nhưng qua Tin mừng, chúng ta biết sứ mạng của Chúa Giêsu đến trong trần gian là: Ta đến không phải để tìm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm kẻ tội lỗi....
Và Thánh Luca kể tiếp: Đang khi mọi người dùng bữa tối, thì có một người phụ nữ nổi tiếng tội lỗi trong thành tìm đến gặp Chúa Giêsu. Người phụ nữ này, được coi là Madalena, một gái điếm, bước vào với bình dầu thơm trên tay, quì gối dưới chân Chúa, khóc thảm thiết, rồi đổ dầu xức chân Chúa và lấy tóc lau chân Ngài. Một chuỗi những hành của chị Madalena : "đi vào phòng ăn", "quì gối", "khóc thảm thiết" và "đổ dầu thơm rồi lấy tóc lau" đã nói lên sự thay đồi nội tâm thật sự, lòng thống hối chân thành, bất chấp lời đàm tiếu, phê bình và cái nhìn khinh bỉ của những người ngồi ăn về quá khứ của mình.
Thái độ khiêm nhường và sự quyết tâm hoán cải của chị Madalena đã bắt gặp được tấm lòng nhân từ của Chúa Giêsu: Ta đến không phải để tỉm kiếm người công chính, nhưng đến để tìm kiếm kẻ tội lỗi. Chúa Giêsu không lên án, nhưng trái lại đã tôn trọng và bảo vệ chị trước những phán xét của người khác, nhất là của người chù nhà. Lòng nhân từ của Chúa đã bao trùm chị qua lời phán: Hỡi con, mọi tội lỗi của con đã được thứ tha.
Tâm trạng của chị Madalena cũng là tâm trạng của mỗi người chúng ta khi phạm tội làm buồn lòng Chúa. Đó là một tâm trạng buồn rầu, khắc khoải và chán nản. Nhiều khi chúng ta muốn buông xuôi theo sự yều đuối của mình. Thế nhưng Chúa Giêsu, Thiên Chúa tình yêu vẫn đứng đó chờ đợi và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta mọi lỗi lầm. Điều quan trọng là chúng ta có dám can đảm tìm gặp Chúa như chị Madalena, chỗi dậy như người con hoang đàng, vượt qua những mặc cảm, ánh mắt nhìn diễu cợt, và sự lên án để tìm về nhà cha, sống trong vòng tay yêu thương của Thiên Chúa và đón nhận ơn tha thứ: Mọi lỗi lầm của con đã được thứ tha.
Lạy Chúa Giêsu nhân lành, xin nhìn đến tấm lòng thống hối chân thành của chúng con và ban cho chúng con ơn tha thứ và bình an. Amen.