NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO 20
CHƯƠNG XI: LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO PHẬN (Tiếp theo)
Phần Thứ Ba.
TẠI ĐÂU, KHI NÀO, LÀM SAO, LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN CÙNG CHUNG PHỤC VỤ GIÁO HỘI ?
Câu trả lời có hai mặt vì nếu việc tổ chức Giáo hội, phân chia cắt theo địa lý, nhưng có môt thực tế khác là sự ích lợi và cần thiết cho cuộc sống Cộng đồng Kitô hữu và cho việc Truyền giáo.
1- Linh mục và giáo dân trên một lãnh thổ
Sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân được thực hiện qua ba cấp: Giáo phận, Giáo xứ và Giáo hạt. Ở đó, Giáo hội trước hết là Dân Chúa và những cộng đồng các tín hữu địa phương.
1.1 – Trong Giáo phận.
Những sự cộng tác ở cấp thứ nhất nầy đã được phát triển đáng kể trong nhiều năm qua tại Giáo phận. Linh mục và giáo dân, với Đức Giám mục và các cộng sự viên của Ngài, cùng nhau hoạt động bằng nhiều cách và trong những trường hợp khác nhau.
Giáo phận hay là ‘Giáo hội riêng biệt’, hoặc ‘Giáo hội địa phương’, như người ta đã nói ngay khi Giáo hội được thành lập, được hình thành bởi toàn thể Kitô hữu, hợỉp nhau và, cùng Đức Giám mục, lưu tâm đến toàn dân chúng. Trong đó, Giám mục và tín hữu cầu nguyện, phục vụ và là chứng nhân Đức Tin.
Nghị định về trách nhiệm mục vụ của các Giám mục (số 11) nói với chúng ta như sau « Giáo phận … là một phần Dân Chúa ủy nhiệm cho Giám mục, để với Hội đồng Linh mục, mục tử… ». Giáo luật giữ lại định nghĩa này (c.369). Hình thái lãnh thổ của Giáo hội khác với giới hạn đơn vị chánh trị như thị xã hay tỉnh. Văn kiện công đồng nói trên nhắc lại mỗi Giáo hội riêng biệt « Giáo hội Đức Kitô, thánh thiện, duy nhất và tông truyền thật sự hiện diện và sinh động ». Đức Giám mục được chỉ định bởi Đức Giáo Hoàng, kế vị thánh Phêrô, hành xử toàn quyền tông đồ, với điều kiện là hiệp thông và dưới quyền Đức Giáo Hoàng.
1.1.1 Trước hết, trong những cơ chế Giáo phận như Hội đồng mục vụ Giáo phận mà Giáo luật đề nghị hay Hội đồng kinh tế Giáo phận có tính cách bắt buộc. Ngoài ra, trong Giáo phận chúng ta còn có một cơ chế qui tụ các cơ quan Giáo phận và những Phiên họp bao gồm tất cả những người mang Bài Sai được ký bởi Đức Giám mục hay bởi Linh mục Tổng Đại diện, có thể là người có hưởng lương hay không.
1.1.2 Cũng có sự cộng tác ở cấp Giáo phận giữa Linh mục và Giáo dân trong việc thi hành sứ vụ và những chức vụ chung trong những lãnh vực rất đa dạng nơi 20 cơ quan, 7 ủy ban Giáo phận và khoảng 10 văn phòng Tuyên úy. Niên giám giáo phận đăng tải tất cả các cơ chế nầy và danh sách các thành viên hữu trách.
1.1.3 Sự cộng tác Giáo phận còn hiện hữu khi Linh mục và Giáo dân trong kinh nguyện và làm việc, đó đây, trong một viễn cảnh rõ rệt thuộc giáo phận, tức là khi họ muốn lưu tâm dếùn thực tế cấp nghĩa là Giáo phận. Sự quan tâm của mọi người trong Giáo phận đã được khuyến khích mạnh mẽ bởi Công đồng Vatican II, cách riêng trong Nghị định về Tông đồ vụ của giáo dân. « Tín hữu giáo dân tiến bộ không ngừng trong Giáo phận… họ luôn sẳn sàng, theo lời mời của mục tử, tham gia những sáng kiến của Giáo phận » (số 10).
Những sự cộng tác giữa Linh mục và Giáo dân ở cấp nầy thật đa dạng: sự mạch lạc của đời sống giáo sĩ, sinh động kể cả việc truyền giáo, mở rộng đến các Giáo phận khác trên cả thế giới, liên hệ với Sứ vụ tông đồ mà Đức Giám mục là người có trách nhiệm trước tiên nhưng những người khác phải cộng tác và cùng quan tâm về Sứ vụ đó.
1.2 – Trong các Giáo xứ.
Ở cấp này, sự suy nghĩ về việc hợp tác thường nhật giữa linh mục và giáo dân có phần phức tạp do sự đa dạng giữa các giáo xứ. Định chế xa xưa và đáng tôn kính bao gồm những thực tế thật tương phản, tùy theo giáo xứ ở thành thị, nông thôn hay ngoại ô, dân số, lịch sử, nguồn lợi tức v.v..
Bởi vậy, đâu là sự hợp tác, giữa linh mục và giáo dân, trong một giáo xứ hay khu vực nhiều giáo xứ trong cùng một giáo hạt. Ở đấy, có sự hiện hữu, trường hợp phổ biến trong các giáo xứ lớn, nhất là ở thành thị va, nếu nó mang lại sự toại nguyện, thì không lý do nào mà loại bỏ. Cơ cấu tiêu biểu làm phát sinh Nhóm Sinh hoạt Giáo xứ (Equipe d’Animation Paroissiale – EAP). Dưới thẩm quyền của Linh mục Quản xứ, nhóm nầy cổ võ sự sống đạo của Giáo hội địa phương. Nhóm nầy lưu tâm đến việc học Giáo lý của các trẻ em đã được Rửa tội, thăm viếng bệnh nhân, hướng dẫn suy niệm Phúc Aâm. Ngoài ra, Nhóm còn đảm nhiệm việc bảo quản nhà thờ, tiếp đón giáo dân, giúp các linh mục và phó tế chuẩn bị và cử hành các Bí tích, đặc biệt Thánh Lễ; làm phát triển Cộng đồng Dân Chúa; giúp mọi người xác tín trong việc Truyền Giáo và tuyên xưng Đức Tin. Họ cũng duy trì liên hệ với Hội đồng Thị xã là cơ quan quản lý các giáo đường và những cơ sở hành chánh địa phương.
Cũng như ở cấp Giáo phận, sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân được thực hiện nơi Hội đồng kinh tế mà sự thành lập có tính cách bắt buộc.
Sự cộng tác nầy cần thiết trong tất cả các lãnh vực của đời sống Cộng đồng Giáo xứ, không vì số linh mục giảm bớt hiện nay, nhưng vì sự kiện đó phù hợp với bản tính sâu xa của Giáo hội.
Sự cộng tác đòi hỏi cả nơi giáo dân lẫn linh mục một nổ lực sáng tạo nhằm tỏ ra linh mục muốn quan tâm đến mọi tình huống làm nổi bật cộng đồng cho dù nó không muốn bộc lộ rõ rệt. Điều đó được thể hiện, thí dụ như trong nghi thức an táng. Linh mục sẽ tìm cách để bộc lộ sự ân cần, quan tâm của mục tữ qua một thư phân ưu đọc trong lúc an táng.
Ởũ đây, điểm cải hoán quan trọng nhất là tránh giới hạn các sự cộng tác nầy tại từng Giáo xứ lẻ loi! Giáo xứ nằm trong Giáo hạt và là một Giáo xứ của Giáo phận… chính Giáo xứ cũng chỉ là một Giáo hội đặc thù trong mọi Giáo xứ khác, trong thế giới bao la.
Giáo xứ
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một văn kiện đã nhấn mạnh ơn gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội.
« Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình ».
« Nếu Giáo xứ xen vào giữỉa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và những thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Giáo phận Toulouse, khác với vài Giáo phận khác, vẫn giữ các giáo xứ nhỏ, trung bình và lớn, hiện thời dưới hình thức tập hợp giáo xứ, để bảo đãm tốt hơn sự hiện diện Giáo hội trong đời sống địa phương. Nhưng những giáo xứ được mời gọi để cộng tác trong Giáo hạt.
1.3. Trong các Giáo hạt.
Giáo hạt là tập hợp các giáo xứ mà Đức Giám mục cử một linh mục trông coi, có trách nhiệm ấn định bởi các điều luật tổng quát và riêng biệt củùa Giáo hội. Linh mục nầy được gọi là Quản hạt hay 'tổng linh mục'...
Trong Giáo phận Toulouse, hạt giữ một vai trò quan trọng và là một từng cấp, nơi đó tập hợp những sinh hoạt giáo hội khác nhau, đem lợi ích cho các giáo xứ trong hạt.
Từ 10 năm qua, do sự chọn lựa của Công nghị Giáo phận, hạt trở thành chổ làm việc và kinh nguyện chung cho linh mục và giáo dân, cùng là nơi gặp gỡ có tầm quan trọng đáng kể.
Điều nầy được cảm nhận một cách khác nhau tùy ở miền quê, như một thực tế hiển nhiên, và ở thị thành, nơi các giáo xứ đủ vững đề có sinh hoạt tự lập. Tuy nhiên, các Giáo hạt hiện hữu khắp Giáo phận và, ở mọi nơi, mỗi hạt giữ một vai trò của mình.
Tại đâu? Lúc nào? Bằng cái gì, chúng ta, linh mục và giáo dân cùng hoạt động chung trong mỗi Hạt? Đólà trường hợp hiển nhiên trong những cơ chế Giáo phận mà cơ quan chính là Hội đồng Mục vụ Giáo Hạt, gồm Quản hạt và các thành viên hữu trách. Nhiệm vụ chính (có tính cách khuyến khích) là tán trợ và phối hợp, góp phần vào việc bàn thảo và tìm kiến sư ỉhợp tác giữa các giáo xứ. Hạt đề nghị các ưu tiên trong việc tổ chức sinh hoạt chung cho các Giáo xứ và gia tăng niềm Tin.
Một đề xuất cho sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân trong Hội đồng Mục vụ Giáo hạt đáng được lưu tâm.
1.3.1- Mọi diễn biến ghi nhận sự hiện hữu hằng ngày của những dân cư trong hạt. Thật vậy, không có gì xãy ra mà không có liên quan đến Giáo hội và là dịp để loan Tin Mừng. Thật hữu ích, ở đây, nhờ những ý kiến khác biệt giữa các thành viên Hội đồng.
1.3.2- Sự phối hợp tốt đẹp giữa các Cơ quan, Tuyên úy vụ, Phong trào trong hạt với ưu tư loan báo những thành quả cho các tín hữu cùng biết. Nhân viên các cơ quan Giáo phận ước mong sự gia tăng mối liên kết giữa các Giáo hạt: cho biết các nhu cầu, lưu ý đến các tài liệu và sinh hoạt được đề nghị, cải thiện các sự cộng tác...
1.3.3- Trung thành với các định hướng mục vụ Giáo phận: nhận những chỉ dẫn của Đức Giám mục và các cộng sự viên... cũng như các tài liệu từ Tòa Thánh cho Giáo hội hoàn vũ và, cuối cùng, theo dõi giới truyền thông đại chúng và có phản ứng trước các xuyên tạc của nó.
Các Cha Quản xứ, dĩ nhiên, không vì thế, mà mất quyền hay được miễn các bổn phận trong những lãnh vực mục vụ khác nhau của mỗi Cha dành cho Giáo xứ mình.
Hội đồng Mục vụ Giáo hạt cần có nội lệ qui định chính xác về thành phần và sự hoạt động của Hội đồng. Linh mục Quản hạt thường liên hệ với linh mục đại diện Giám mục (vicaire épiscopal) mà hạt tùy thuộc và tham gia các công tác của Hội đồng Mục vụ Giáo phận.
Các Giáo hạt
Giáo hạt là một cơ cấu thuộc Giáo hội ấn định bởi Giáo Luật. Giáo phận Toulouse đã giữ lại tất cả các giáo xứ, nên có sẵn một khả năng quan trọng để phối hợp công tác của toàn thể, và làm cho sự hiện diện của Giáo hội và hành động đầụy ý nghĩa, trong xã hội.
Giáo phận chúng ta được hợp thành bởi 29 hạt:
- 15 trong khu đô thị quanh Toulouse: 8 tại thành phố và 7 thuộc ngoại thành
- 14 ở nông thôn: 3 nằm miền Bắc, 2 ở Lauragais, 4 khu trung tâm và 5 thuộc Comminges.
2. Linh mục và giáo dân trong các Sứ mệnh và Nhiệm vụ vượt giới hạn lãnh thổ.
Để sống Đức Tin, chúng ta thường phải giữ những mục tiêu ấn định bởi giáo luật. Hai người muốn kết hôn không thể đến gặẻp linh mục hay phó tế, trong khi quên vị nầy thi hành quyền thừa tác nơi này. Chúng ta kết hôn như thể đã được Rửa tội, rồi nhận lãnh phép Thêm sức, nơi này hay nơi kia!
Sự tham chiếu vào vấn đề lãnh thổ là thuộc trật tự hành chánh, nhưng cũng là vấn đề tinh thần, hay chỉ đơn thuần là việc con người. Ngay cả khi một Kitô hữu di chuyển rất nhiều cũng cần phải có liên hệ với một cộng đồng công giáo.
Tuy nhiên, toàn thể sinh hoạt Giáo hội không thể đóng khung trong những giới hạn lãnh thổ dù là thuộc giáo xứ, hạt hay ngay cả một Giáo phận. Giáo hội phải tạo cho giáo dân những cơ hội sống Đức Tin không những trong nơi mình cư trú mà mà còn ở những nơi khác. Nhất là khi phải hiện diện nơi cầụn thiết, do việc tổ chức, phải vượt qua những biên giới địa dư. Ở đây cũng vậy, Nghị định Công đồng Vatican II về Tông đồ giáo dân "những giáo dân không bị hạn định sự hợp tác của họ trong giới hạn giáo xứ hay Giáo phận nhưng cần tận lực để mở rộng trên bình diện liên Giáo xứ, liên Giáo phận, quốc gia hay quốc tế..." (số 10).
Mục vụ, ngày hôm nay, phải quan tâm đến sự lưu động như đã thấy từ lâu nay nơi các môi trường xã hội, nghề nghiệp hay văn hóa trong đó mỗi người tiếp nhận dồi dào những sở thích cho từng cá nhân gia đình. Mục vụ, luôn mang hình thái lãnh thổ, phải thích nghi với chuyên môn lẫn 'những thế giới' mà chúng ta không ngừng nói tới như thế giới chánh trị, nhân đạo, giáo dục, thương vụ, sức khỏe, thể thao, v.v..
Đời sống Kitô giáo và sự thi hành trách nhiệm mục vụ phải lưu tâm đến những thế giới khác biệt nầy để chính mọi người, giữa linh mục và giáo dân, cần có những liên lạc và cộng tác chuyên môn tùy theo những loại dự án khác nhau: những phong trào giáo dục, tông đồ, bác ái, những định chế, những tổ chức Kitô giáo về tĩnh tâm, như chúng ta biết, ngày càng thêm nhiều và đa dạng.
Linh mục và giáo dân không cộng tác bằng những phương cách giống nhau trong cùng nhóm ACO, Tuyên úy vụ trong một trường công hay một học viện Công giáo.
3. Sự hòa hợp cần thiết giữa hai lãnh vực thi hành những cộng tác nầy: lãnh thổ và xã hội tính.
Linh mục và giáo dân, trên cùng một lãnh thổ, có những cam kết cần thiết vượt những giới hạn lãnh thổ đều cùng phụng sự một Thiên Chúa, trong một Giáo hội duy nhất. Chúng ta đề cao sự cao quý trọng cần phải có cho những liên hệ và sự cộng tác để Giáo hội được sinh động, với cùng lý lẽ về sự tiến hóa của thế giới ma, ngày nay được nhắc tới bằng từ ngữ ‘toàn cầu hóa’ ! Và chúng ta chú trọng đến sự mạch lạc cần thiết giữa hai lãnh vực thực hiện những liên hệ và sự hợp tác mà chúng ta vừa phân biệt.
Đời sống Kitô giáo lớn dần trong những cộng đồng không thể không thiếuu sự hiện hữu củụa các Cơ quan, Tuyên úy vụ, các Phong trào hay các cơ sở khác sinh động như hệ thống gân lá và những động lực trong những cộng đồng địa phương và đặc biệt là giúp đỡ các cộng đồng nầy giữ đơn vị truyền giáo của mình. Một cách hỗ tương, tất cả những tổ chức Kitô hữu tản mác vì mọi hoạt động khác nhau, không thể quên đi sự sống Giáo hội trong các cộng đồng địa phương.
Quan trọng trên hết, mầu nhiệm hiệp thông phải thể hiện sự hợp nhất trong Giáo hội. Xa rời khỏi mục tiêu cuối cùng là đức Bác Aùi, tất cả mọi sự kết hợp sự tận tâm và rộng lượng sẽ trở nên rỗng tuếch và vô ích. Sự phong phú tùy thuộc nhiều vào đức tính người cộỉng tác, linh mục hay giáo dân, tham gia vào sự liên hệ và sự cộng tác thuộc Giáo hội giáo sự mà chúng ta phải suy luận bây giờ.
Về điểm nầy, cũng phải nhớ lại những lãnh vực cộng tác trong các hoạt độâng tác thuộc Giáo hội, không chỉ là mặt nổi của sự liên đới mầu nhiệm nơi tất cả tín hữu trong Nhiệm Thể Đức Kitô. Một đoàn đông đảo giáo dân hiệp sức vào đời sống Giáo hội trongỉ thinh lặng trong sự vô hiệu bề mặt, khởi đầu với các phần tử của những cộng đồng chiêm niệm. Chỉ Thiên Chúa biết công tác nào phải hoàn tất trong Giáo hội bởi các linh mục và giáo dân cho những người - đặc biệt là các bệnh nhân - không có cơ hội để hành động ngoài sự kết dâng đau khổ hằng ngày với Chúa Kitô.
(Còn tiếp)
CHƯƠNG XI: LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN ĐỒNG HÀNH TRONG GIÁO PHẬN (Tiếp theo)
Phần Thứ Ba.
TẠI ĐÂU, KHI NÀO, LÀM SAO, LINH MỤC VÀ GIÁO DÂN CÙNG CHUNG PHỤC VỤ GIÁO HỘI ?
Câu trả lời có hai mặt vì nếu việc tổ chức Giáo hội, phân chia cắt theo địa lý, nhưng có môt thực tế khác là sự ích lợi và cần thiết cho cuộc sống Cộng đồng Kitô hữu và cho việc Truyền giáo.
1- Linh mục và giáo dân trên một lãnh thổ
Sự cộng tác giữa linh mục và giáo dân được thực hiện qua ba cấp: Giáo phận, Giáo xứ và Giáo hạt. Ở đó, Giáo hội trước hết là Dân Chúa và những cộng đồng các tín hữu địa phương.
1.1 – Trong Giáo phận.
Những sự cộng tác ở cấp thứ nhất nầy đã được phát triển đáng kể trong nhiều năm qua tại Giáo phận. Linh mục và giáo dân, với Đức Giám mục và các cộng sự viên của Ngài, cùng nhau hoạt động bằng nhiều cách và trong những trường hợp khác nhau.
Giáo phận hay là ‘Giáo hội riêng biệt’, hoặc ‘Giáo hội địa phương’, như người ta đã nói ngay khi Giáo hội được thành lập, được hình thành bởi toàn thể Kitô hữu, hợỉp nhau và, cùng Đức Giám mục, lưu tâm đến toàn dân chúng. Trong đó, Giám mục và tín hữu cầu nguyện, phục vụ và là chứng nhân Đức Tin.
Nghị định về trách nhiệm mục vụ của các Giám mục (số 11) nói với chúng ta như sau « Giáo phận … là một phần Dân Chúa ủy nhiệm cho Giám mục, để với Hội đồng Linh mục, mục tử… ». Giáo luật giữ lại định nghĩa này (c.369). Hình thái lãnh thổ của Giáo hội khác với giới hạn đơn vị chánh trị như thị xã hay tỉnh. Văn kiện công đồng nói trên nhắc lại mỗi Giáo hội riêng biệt « Giáo hội Đức Kitô, thánh thiện, duy nhất và tông truyền thật sự hiện diện và sinh động ». Đức Giám mục được chỉ định bởi Đức Giáo Hoàng, kế vị thánh Phêrô, hành xử toàn quyền tông đồ, với điều kiện là hiệp thông và dưới quyền Đức Giáo Hoàng.
1.1.1 Trước hết, trong những cơ chế Giáo phận như Hội đồng mục vụ Giáo phận mà Giáo luật đề nghị hay Hội đồng kinh tế Giáo phận có tính cách bắt buộc. Ngoài ra, trong Giáo phận chúng ta còn có một cơ chế qui tụ các cơ quan Giáo phận và những Phiên họp bao gồm tất cả những người mang Bài Sai được ký bởi Đức Giám mục hay bởi Linh mục Tổng Đại diện, có thể là người có hưởng lương hay không.
1.1.2 Cũng có sự cộng tác ở cấp Giáo phận giữa Linh mục và Giáo dân trong việc thi hành sứ vụ và những chức vụ chung trong những lãnh vực rất đa dạng nơi 20 cơ quan, 7 ủy ban Giáo phận và khoảng 10 văn phòng Tuyên úy. Niên giám giáo phận đăng tải tất cả các cơ chế nầy và danh sách các thành viên hữu trách.
1.1.3 Sự cộng tác Giáo phận còn hiện hữu khi Linh mục và Giáo dân trong kinh nguyện và làm việc, đó đây, trong một viễn cảnh rõ rệt thuộc giáo phận, tức là khi họ muốn lưu tâm dếùn thực tế cấp nghĩa là Giáo phận. Sự quan tâm của mọi người trong Giáo phận đã được khuyến khích mạnh mẽ bởi Công đồng Vatican II, cách riêng trong Nghị định về Tông đồ vụ của giáo dân. « Tín hữu giáo dân tiến bộ không ngừng trong Giáo phận… họ luôn sẳn sàng, theo lời mời của mục tử, tham gia những sáng kiến của Giáo phận » (số 10).
Những sự cộng tác giữa Linh mục và Giáo dân ở cấp nầy thật đa dạng: sự mạch lạc của đời sống giáo sĩ, sinh động kể cả việc truyền giáo, mở rộng đến các Giáo phận khác trên cả thế giới, liên hệ với Sứ vụ tông đồ mà Đức Giám mục là người có trách nhiệm trước tiên nhưng những người khác phải cộng tác và cùng quan tâm về Sứ vụ đó.
1.2 – Trong các Giáo xứ.
Ở cấp này, sự suy nghĩ về việc hợp tác thường nhật giữa linh mục và giáo dân có phần phức tạp do sự đa dạng giữa các giáo xứ. Định chế xa xưa và đáng tôn kính bao gồm những thực tế thật tương phản, tùy theo giáo xứ ở thành thị, nông thôn hay ngoại ô, dân số, lịch sử, nguồn lợi tức v.v..
Bởi vậy, đâu là sự hợp tác, giữa linh mục và giáo dân, trong một giáo xứ hay khu vực nhiều giáo xứ trong cùng một giáo hạt. Ở đấy, có sự hiện hữu, trường hợp phổ biến trong các giáo xứ lớn, nhất là ở thành thị va, nếu nó mang lại sự toại nguyện, thì không lý do nào mà loại bỏ. Cơ cấu tiêu biểu làm phát sinh Nhóm Sinh hoạt Giáo xứ (Equipe d’Animation Paroissiale – EAP). Dưới thẩm quyền của Linh mục Quản xứ, nhóm nầy cổ võ sự sống đạo của Giáo hội địa phương. Nhóm nầy lưu tâm đến việc học Giáo lý của các trẻ em đã được Rửa tội, thăm viếng bệnh nhân, hướng dẫn suy niệm Phúc Aâm. Ngoài ra, Nhóm còn đảm nhiệm việc bảo quản nhà thờ, tiếp đón giáo dân, giúp các linh mục và phó tế chuẩn bị và cử hành các Bí tích, đặc biệt Thánh Lễ; làm phát triển Cộng đồng Dân Chúa; giúp mọi người xác tín trong việc Truyền Giáo và tuyên xưng Đức Tin. Họ cũng duy trì liên hệ với Hội đồng Thị xã là cơ quan quản lý các giáo đường và những cơ sở hành chánh địa phương.
Cũng như ở cấp Giáo phận, sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân được thực hiện nơi Hội đồng kinh tế mà sự thành lập có tính cách bắt buộc.
Sự cộng tác nầy cần thiết trong tất cả các lãnh vực của đời sống Cộng đồng Giáo xứ, không vì số linh mục giảm bớt hiện nay, nhưng vì sự kiện đó phù hợp với bản tính sâu xa của Giáo hội.
Sự cộng tác đòi hỏi cả nơi giáo dân lẫn linh mục một nổ lực sáng tạo nhằm tỏ ra linh mục muốn quan tâm đến mọi tình huống làm nổi bật cộng đồng cho dù nó không muốn bộc lộ rõ rệt. Điều đó được thể hiện, thí dụ như trong nghi thức an táng. Linh mục sẽ tìm cách để bộc lộ sự ân cần, quan tâm của mục tữ qua một thư phân ưu đọc trong lúc an táng.
Ởũ đây, điểm cải hoán quan trọng nhất là tránh giới hạn các sự cộng tác nầy tại từng Giáo xứ lẻ loi! Giáo xứ nằm trong Giáo hạt và là một Giáo xứ của Giáo phận… chính Giáo xứ cũng chỉ là một Giáo hội đặc thù trong mọi Giáo xứ khác, trong thế giới bao la.
Giáo xứ
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong một văn kiện đã nhấn mạnh ơn gọi của Giáo xứ là biểu hiện sự gần gũi của Giáo hội.
« Giáo xứ như Giáo hội, tự mình sống giữa con cái nam nữ của mình ».
« Nếu Giáo xứ xen vào giữỉa những căn nhà của tha nhân, giáo xứ sống và tác động trong lòng xã hội loài người và liên đới thâm sâu với các ước vọng và những thảm kịch của nó… Giáo xứ phải là căn nhà mở rộng đón tiếp mọi người, hay như Đức Gioan XXIII thường nói là ‘giếng nước của thôn xóm’ để mọi người đến giải khát » (Ơn gọi và Sứ mệnh của người giáo dân, số 26 và 27).
Giáo phận Toulouse, khác với vài Giáo phận khác, vẫn giữ các giáo xứ nhỏ, trung bình và lớn, hiện thời dưới hình thức tập hợp giáo xứ, để bảo đãm tốt hơn sự hiện diện Giáo hội trong đời sống địa phương. Nhưng những giáo xứ được mời gọi để cộng tác trong Giáo hạt.
1.3. Trong các Giáo hạt.
Giáo hạt là tập hợp các giáo xứ mà Đức Giám mục cử một linh mục trông coi, có trách nhiệm ấn định bởi các điều luật tổng quát và riêng biệt củùa Giáo hội. Linh mục nầy được gọi là Quản hạt hay 'tổng linh mục'...
Trong Giáo phận Toulouse, hạt giữ một vai trò quan trọng và là một từng cấp, nơi đó tập hợp những sinh hoạt giáo hội khác nhau, đem lợi ích cho các giáo xứ trong hạt.
Từ 10 năm qua, do sự chọn lựa của Công nghị Giáo phận, hạt trở thành chổ làm việc và kinh nguyện chung cho linh mục và giáo dân, cùng là nơi gặp gỡ có tầm quan trọng đáng kể.
Điều nầy được cảm nhận một cách khác nhau tùy ở miền quê, như một thực tế hiển nhiên, và ở thị thành, nơi các giáo xứ đủ vững đề có sinh hoạt tự lập. Tuy nhiên, các Giáo hạt hiện hữu khắp Giáo phận và, ở mọi nơi, mỗi hạt giữ một vai trò của mình.
Tại đâu? Lúc nào? Bằng cái gì, chúng ta, linh mục và giáo dân cùng hoạt động chung trong mỗi Hạt? Đólà trường hợp hiển nhiên trong những cơ chế Giáo phận mà cơ quan chính là Hội đồng Mục vụ Giáo Hạt, gồm Quản hạt và các thành viên hữu trách. Nhiệm vụ chính (có tính cách khuyến khích) là tán trợ và phối hợp, góp phần vào việc bàn thảo và tìm kiến sư ỉhợp tác giữa các giáo xứ. Hạt đề nghị các ưu tiên trong việc tổ chức sinh hoạt chung cho các Giáo xứ và gia tăng niềm Tin.
Một đề xuất cho sự hợp tác giữa linh mục và giáo dân trong Hội đồng Mục vụ Giáo hạt đáng được lưu tâm.
1.3.1- Mọi diễn biến ghi nhận sự hiện hữu hằng ngày của những dân cư trong hạt. Thật vậy, không có gì xãy ra mà không có liên quan đến Giáo hội và là dịp để loan Tin Mừng. Thật hữu ích, ở đây, nhờ những ý kiến khác biệt giữa các thành viên Hội đồng.
1.3.2- Sự phối hợp tốt đẹp giữa các Cơ quan, Tuyên úy vụ, Phong trào trong hạt với ưu tư loan báo những thành quả cho các tín hữu cùng biết. Nhân viên các cơ quan Giáo phận ước mong sự gia tăng mối liên kết giữa các Giáo hạt: cho biết các nhu cầu, lưu ý đến các tài liệu và sinh hoạt được đề nghị, cải thiện các sự cộng tác...
1.3.3- Trung thành với các định hướng mục vụ Giáo phận: nhận những chỉ dẫn của Đức Giám mục và các cộng sự viên... cũng như các tài liệu từ Tòa Thánh cho Giáo hội hoàn vũ và, cuối cùng, theo dõi giới truyền thông đại chúng và có phản ứng trước các xuyên tạc của nó.
Các Cha Quản xứ, dĩ nhiên, không vì thế, mà mất quyền hay được miễn các bổn phận trong những lãnh vực mục vụ khác nhau của mỗi Cha dành cho Giáo xứ mình.
Hội đồng Mục vụ Giáo hạt cần có nội lệ qui định chính xác về thành phần và sự hoạt động của Hội đồng. Linh mục Quản hạt thường liên hệ với linh mục đại diện Giám mục (vicaire épiscopal) mà hạt tùy thuộc và tham gia các công tác của Hội đồng Mục vụ Giáo phận.
Các Giáo hạt
Giáo hạt là một cơ cấu thuộc Giáo hội ấn định bởi Giáo Luật. Giáo phận Toulouse đã giữ lại tất cả các giáo xứ, nên có sẵn một khả năng quan trọng để phối hợp công tác của toàn thể, và làm cho sự hiện diện của Giáo hội và hành động đầụy ý nghĩa, trong xã hội.
Giáo phận chúng ta được hợp thành bởi 29 hạt:
- 15 trong khu đô thị quanh Toulouse: 8 tại thành phố và 7 thuộc ngoại thành
- 14 ở nông thôn: 3 nằm miền Bắc, 2 ở Lauragais, 4 khu trung tâm và 5 thuộc Comminges.
2. Linh mục và giáo dân trong các Sứ mệnh và Nhiệm vụ vượt giới hạn lãnh thổ.
Để sống Đức Tin, chúng ta thường phải giữ những mục tiêu ấn định bởi giáo luật. Hai người muốn kết hôn không thể đến gặẻp linh mục hay phó tế, trong khi quên vị nầy thi hành quyền thừa tác nơi này. Chúng ta kết hôn như thể đã được Rửa tội, rồi nhận lãnh phép Thêm sức, nơi này hay nơi kia!
Sự tham chiếu vào vấn đề lãnh thổ là thuộc trật tự hành chánh, nhưng cũng là vấn đề tinh thần, hay chỉ đơn thuần là việc con người. Ngay cả khi một Kitô hữu di chuyển rất nhiều cũng cần phải có liên hệ với một cộng đồng công giáo.
Tuy nhiên, toàn thể sinh hoạt Giáo hội không thể đóng khung trong những giới hạn lãnh thổ dù là thuộc giáo xứ, hạt hay ngay cả một Giáo phận. Giáo hội phải tạo cho giáo dân những cơ hội sống Đức Tin không những trong nơi mình cư trú mà mà còn ở những nơi khác. Nhất là khi phải hiện diện nơi cầụn thiết, do việc tổ chức, phải vượt qua những biên giới địa dư. Ở đây cũng vậy, Nghị định Công đồng Vatican II về Tông đồ giáo dân "những giáo dân không bị hạn định sự hợp tác của họ trong giới hạn giáo xứ hay Giáo phận nhưng cần tận lực để mở rộng trên bình diện liên Giáo xứ, liên Giáo phận, quốc gia hay quốc tế..." (số 10).
Mục vụ, ngày hôm nay, phải quan tâm đến sự lưu động như đã thấy từ lâu nay nơi các môi trường xã hội, nghề nghiệp hay văn hóa trong đó mỗi người tiếp nhận dồi dào những sở thích cho từng cá nhân gia đình. Mục vụ, luôn mang hình thái lãnh thổ, phải thích nghi với chuyên môn lẫn 'những thế giới' mà chúng ta không ngừng nói tới như thế giới chánh trị, nhân đạo, giáo dục, thương vụ, sức khỏe, thể thao, v.v..
Đời sống Kitô giáo và sự thi hành trách nhiệm mục vụ phải lưu tâm đến những thế giới khác biệt nầy để chính mọi người, giữa linh mục và giáo dân, cần có những liên lạc và cộng tác chuyên môn tùy theo những loại dự án khác nhau: những phong trào giáo dục, tông đồ, bác ái, những định chế, những tổ chức Kitô giáo về tĩnh tâm, như chúng ta biết, ngày càng thêm nhiều và đa dạng.
Linh mục và giáo dân không cộng tác bằng những phương cách giống nhau trong cùng nhóm ACO, Tuyên úy vụ trong một trường công hay một học viện Công giáo.
3. Sự hòa hợp cần thiết giữa hai lãnh vực thi hành những cộng tác nầy: lãnh thổ và xã hội tính.
Linh mục và giáo dân, trên cùng một lãnh thổ, có những cam kết cần thiết vượt những giới hạn lãnh thổ đều cùng phụng sự một Thiên Chúa, trong một Giáo hội duy nhất. Chúng ta đề cao sự cao quý trọng cần phải có cho những liên hệ và sự cộng tác để Giáo hội được sinh động, với cùng lý lẽ về sự tiến hóa của thế giới ma, ngày nay được nhắc tới bằng từ ngữ ‘toàn cầu hóa’ ! Và chúng ta chú trọng đến sự mạch lạc cần thiết giữa hai lãnh vực thực hiện những liên hệ và sự hợp tác mà chúng ta vừa phân biệt.
Đời sống Kitô giáo lớn dần trong những cộng đồng không thể không thiếuu sự hiện hữu củụa các Cơ quan, Tuyên úy vụ, các Phong trào hay các cơ sở khác sinh động như hệ thống gân lá và những động lực trong những cộng đồng địa phương và đặc biệt là giúp đỡ các cộng đồng nầy giữ đơn vị truyền giáo của mình. Một cách hỗ tương, tất cả những tổ chức Kitô hữu tản mác vì mọi hoạt động khác nhau, không thể quên đi sự sống Giáo hội trong các cộng đồng địa phương.
Quan trọng trên hết, mầu nhiệm hiệp thông phải thể hiện sự hợp nhất trong Giáo hội. Xa rời khỏi mục tiêu cuối cùng là đức Bác Aùi, tất cả mọi sự kết hợp sự tận tâm và rộng lượng sẽ trở nên rỗng tuếch và vô ích. Sự phong phú tùy thuộc nhiều vào đức tính người cộỉng tác, linh mục hay giáo dân, tham gia vào sự liên hệ và sự cộng tác thuộc Giáo hội giáo sự mà chúng ta phải suy luận bây giờ.
Về điểm nầy, cũng phải nhớ lại những lãnh vực cộng tác trong các hoạt độâng tác thuộc Giáo hội, không chỉ là mặt nổi của sự liên đới mầu nhiệm nơi tất cả tín hữu trong Nhiệm Thể Đức Kitô. Một đoàn đông đảo giáo dân hiệp sức vào đời sống Giáo hội trongỉ thinh lặng trong sự vô hiệu bề mặt, khởi đầu với các phần tử của những cộng đồng chiêm niệm. Chỉ Thiên Chúa biết công tác nào phải hoàn tất trong Giáo hội bởi các linh mục và giáo dân cho những người - đặc biệt là các bệnh nhân - không có cơ hội để hành động ngoài sự kết dâng đau khổ hằng ngày với Chúa Kitô.
(Còn tiếp)