Sự Sống Lúc Bốn Tế Bào
Rome, 13 tháng Tư, 2008 (Zenit.org).-Linh Mục John Flynn, LC, dựa vào triết học để bênh vực sự sống con người ngay ở giai đoạn đầu hết của nó.
Việc nghiên cứu tế bào gốc bằng cách sử dụng vật liệu lấy từ phôi thai người vẫn tiếp tục được bàn cãi một cách gay cấn. Người ủng hộ việc dùng phôi thai cho rằng trong giai đoạn đầu hết của chúng, người ta không thể coi các tế bào ấy như một con người được. Tuy nhiên, một cuốn sách gần đây do hai triết gia viết lại biện luận ngược lại.
Robert P. George, cũng là thành viên của Uỷ Ban về Đạo Đức Sinh Học của Tổng Thống, và Christopher Tollesen, tránh các biện luận dựa trên tôn giáo và đưa ra một loạt các nguyên tắc khoa học và triết học để bênh vực tư cách người của phôi thai. Trong cuốn “Phôi Thai: Bênh Vực Sự Sống Con Người” (Embryo: A Defense of Human Life) (Doubleday), họ chủ trương rằng tư cách hữu thể nhân bản bắt đầu lúc được dựng thai.
Cuốn sách trên bắt đầu với việc thuật lại câu truyện một bé trai tên Noah, sinh tháng Giêng năm 2007. Cậu được cứu thoát, cùng với nhiều phôi thai đông đá khác, khỏi một thảm họa xẩy ra tại New Orleans năm 2005. George và Tollesen nhấn mạnh rằng ở đây, người ta quả đã cứu mạng sống của Noah, một mạng sống nhân bản, mạng sống mà sau đó đã được cấy vào một tử cung và sau đó được hạ sinh.
Họ nói tiếp, phôi thai người là thành viên sống động của giống người dù là trong giai đoạn đầu hết của phát triển. Nó không phải là một thứ gì đó thuộc cơ phận sinh vật hay một mớ những tế bào mà sau đó sẽ kinh qua một biến đổi căn để. Nếu không bị tai nạn đáng tiếc nào đó, thì hữu thể trong giai đoạn phôi thai kia sẽ phát triển qua giai đoạn bào thai và cứ thế tiến triển mãi.
Theo các tác giả này, vấn đề đặt ra là ở giai đoạn nào ta có thể nhận dạng ra một hệ thống sinh học đơn nhất đang phát triển để trở thành một con người nhân bản hoàn bị. Họ biện luận rằng giây phút quyết định ấy chính là lúc được dựng thai. Một số chuyên gia y khoa tin rằng nó xẩy ra trễ hơn một chút, với việc tạo thành các sắc nhiễm thể thống nhất giữa tinh trùng và trứng. George và Tollesen cho rằng dù gì mặc lòng, phần lớn các nhà phôi thai học hiện nay đều nhất trí rằng trễ nhất thì một cá thể nhân bản đã hiện hữu một khi cơ cấu nhiễm sắc thể đã thành hình.
Họ cho rằng ba điểm chủ yếu sau đây cần phải lưu tâm liên quan đến tư cách người của phôi thai:
-- Từ đầu, nó đã khác biệt với bất cứ tế bào nào của mẹ hay của cha.
-- nó đã có tính nhân bản ngay trong thành phần di truyền (genetic make-up) của nó.
-- Nó là một sinh vật đầy đủ, dù chưa cứng cáp (mature), và nếu được phòng ngừa khỏi bệnh tật hay bạo lực, nó sẽ phát triển qua giai đoạn cứng cáp hơn của một hữu thể nhân bản.
Do đó, hủy diệt phôi thai người, dù là ở giai đoạn đầu hết, để lấy các tế bào gốc mà nghiên cứu hay chữa trị y khoa là cấp giấy phép cho người ta sát hại một giai cấp hữu thể nhân bản để mưu ích cho các giai cấp khác.
Không Phải Chỉ Là Khoa Học
Đứng trước hoàn cảnh ấy, George và Tollesen bác bỏ chủ trương cho rằng nên để các khoa học gia một mình xác định phải làm gì trong các hoạt động nghiên cứu của họ. Hai tác giả này cho rằng vấn nạn trong vấn đề tế bào gốc phôi thai là nhịp bước của kỹ thuật đã đi trước cuộc thảo luận về bản chất và giá trị của phôi thai người.
Họ quả quyết rằng chống đối việc nghiên cứu ấy không đặt ta vào một thứ đối nghịch kiểu khoa học chống lại tôn giáo. Chống đối việc hủy diệt sự sống con người ngay trong giai đoạn đầu hết của nó không cần phải dựa vào các nguyên tắc tôn giáo hay phải tin rằng sự sống ấy đã được phú ban cho một linh hồn.
George và Tollesen cho rằng lý do thuần triết học đã đủ để hướng dẫn ta trong việc xác định điều được phép làm về phương diện đạo đức học đối với phôi thai người. Theo nghĩa này, bênh vực quyền của phôi thai cũng giống như bênh vực người ta chống lại các kỳ thị bất công.
Họ nhìn nhận rằng có nhiều nguyên tắc luân lý khác nhau. Một lý thuyết cần loại bỏ là chủ nghĩa duy hiệu quả (consequentialism), một chủ nghĩa dẫn tới chủ trương cho rằng có những hữu thể nhân bản cần được hy sinh vì lợi ích lớn hơn.
George và Tollesen xây dựng chủ trương đạo đức học của họ trên lý thuyết luật tự nhiên, là lý thuyết dẫn tới kết luận này là làm hại hay hủy diệt một thiện ích căn bản của con người là một điều sai lầm về luân lý. Bởi vậy, nếu một khoa học gia muốn tìm ra cách chữa trị cho một căn bệnh, mà phương pháp sử dụng lại cố ý hủy diệt một mạng sống con người, thì đó là điều không được phép.
Thực vậy, một trong các nhân quyền căn bản mà hầu hết các nhà chủ trương lý thuyết luật tự nhiên đều đồng ý là quyền người vô tội không bị sát hại hay làm cho què cụt một cách trực tiếp. Khả năng con người nhân bản biết lý luận và tự do chọn lựa đã làm chúng ta ra khác biệt và đem lại cho chúng ta một phẩm giá cao hơn bất cứ một sinh vật nào. Hai tác giả này kết luận: cho nên, tấn công vào sự sống con người là tấn công vào phẩm giá của họ, bất kể tuổi tác hay trạng thái phát triển của nạn nhân.
Nhân Vị
Một trong các chương của cuốn sách đề cập tới phản chứng cho rằng dù phôi thai có thể là nhân bản đi chăng nữa, nhưng dù sao nó vẫn không phải là một nhân vị và do đó không có cùng phẩm giá hay quyền lợi của một nhân vị. Hai tác giả trả lời rằng một cái nhìn như thế quả là lầm lỗi, vì nó rơi vào chỗ coi một số hữu thể nhân bản có giá trị thấp hơn các hữu thể nhân bán khác chỉ vì những đặc điểm tùy thể. Các tác giả cho rằng bác khước tư cách nhân vị dựa trên khả năng biết dùng các chức phận tâm lý hay các cơ năng khác sẽ tạo ra nhiều vấn nạn. Liệu ta có được phép giết các trẻ sơ sinh không vì chúng cũng đâu đã có khả năng thi hành các chức năng nhân bản căn bản?
Đúng hơn, ta nên hiểu rằng sự khác biệt định lượng về khả năng không phải là tiêu chuẩn đúng đắn để xác định ra quyền lợi, vì đó chỉ là khác biệt về mức độ. Sự khác biệt thực sự là giữa hữu thể nhân bản và các sinh vật khác không phải là con người. Đó mới là sự khác biệt về loại. Do đó, phôi thai là một người có tiềm năng trưởng thành, giống như các trẻ sơ sinh, các trẻ thơ và thiếu niên vậy.
Hai tác giả này nhấn mạnh thêm rằng các phôi thai đã là các hữu thể nhân bản rồi, chứ không phải chỉ là những tiềm thể nhân bản. Hơn nữa, quyền sống của con người nhân bản không thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của họ vì đó là quyền nền tảng của mọi con người. “Nó là một quyền trên đó mọi quyền khác được xác nhận, và là dấu chỉ liệu một hữu thể có phải là một hữu thể có giá trị tinh thần hay không”.
Ngụy Biện
Một luận chứng có tính ngụy biện khác cho rằng phôi thai không đáng có giá trị tinh thần vì đa số không cấy được vào tử cung người mẹ hoặc tự động bị đầy ra ngoài. Hai tác giả này cho hay đây là một ngụy biện có tính duy tự nhiên, vì giả thiết rằng điều xẩy ra trong thiên nhiên đều hợp luân lý khi do hành động con người tạo ra. Sự lầm lẫn của lối suy luận đó cũng hiển nhiên khi ta chú ý đến hiện tượng này là theo lịch sử, tử xuất trẻ em vốn rất cao. Trong trạng huống ấy, nguyên việc nhiều trẻ sơ sinh chết yểu đâu có làm cho việc sát hại chúng để gây ích cho người khác trở thành hợp luân được.
Một lối suy nghĩ khác vốn được sử dụng để bênh vực cho việc dùng tế bào phôi thai để nghiên cứu là: hiện có hàng nhiều ngàn phôi thai đông đá không được ai ngó ngàng tới tiếp theo những cuộc điều trị thụ thai nhân tạo, và là những phôi thai không bao giờ có cơ may được cấy để phát triển cho thành người trưởng thành. Nên các khoa học gia có thể sử dụng các tế bào ấy cho việc nghiên cứu tốt lành.
George và Tollesen cho rằng rõ ràng là bất công khi yêu cầu một người, trong trường hợp này là chính phôi thai, phải hy sinh mạng sống mình theo kiểu này. Họ long trọng tuyên bố rằng: “Các hữu thể nhân bản có quyền tinh thần không bị sát hại một cách cố ý để mưu ích cho người khác”.
Quả là một sai lầm lớn khi đầy ải hàng trăm ngàn mạng sống nhân bản vào một thứ ‘lâm bô’ đông đá. Nên hai tác giả này cho hay ta phải chất vấn chính cái diễn trình tạo ra và đông đá các phôi thai trên.
Ta cần phải hướng chú ý của ta tới số phận các phôi thai ấy, nghĩa là không sử dụng các phôi thai này như thể chúng chỉ là các vật liệu sinh học, mà phải nhìn nhận nhân tính của chúng. Những luận chứng này và các luận chứng đầy thuyết phục khác của cuốn sách quả là đáng đọc ở một thời điểm trong đó khoa học đang có nguy cơ vuợt chạy trước suy tư đạo đức học của ta.
Rome, 13 tháng Tư, 2008 (Zenit.org).-Linh Mục John Flynn, LC, dựa vào triết học để bênh vực sự sống con người ngay ở giai đoạn đầu hết của nó.
Việc nghiên cứu tế bào gốc bằng cách sử dụng vật liệu lấy từ phôi thai người vẫn tiếp tục được bàn cãi một cách gay cấn. Người ủng hộ việc dùng phôi thai cho rằng trong giai đoạn đầu hết của chúng, người ta không thể coi các tế bào ấy như một con người được. Tuy nhiên, một cuốn sách gần đây do hai triết gia viết lại biện luận ngược lại.
Robert P. George, cũng là thành viên của Uỷ Ban về Đạo Đức Sinh Học của Tổng Thống, và Christopher Tollesen, tránh các biện luận dựa trên tôn giáo và đưa ra một loạt các nguyên tắc khoa học và triết học để bênh vực tư cách người của phôi thai. Trong cuốn “Phôi Thai: Bênh Vực Sự Sống Con Người” (Embryo: A Defense of Human Life) (Doubleday), họ chủ trương rằng tư cách hữu thể nhân bản bắt đầu lúc được dựng thai.
Cuốn sách trên bắt đầu với việc thuật lại câu truyện một bé trai tên Noah, sinh tháng Giêng năm 2007. Cậu được cứu thoát, cùng với nhiều phôi thai đông đá khác, khỏi một thảm họa xẩy ra tại New Orleans năm 2005. George và Tollesen nhấn mạnh rằng ở đây, người ta quả đã cứu mạng sống của Noah, một mạng sống nhân bản, mạng sống mà sau đó đã được cấy vào một tử cung và sau đó được hạ sinh.
Họ nói tiếp, phôi thai người là thành viên sống động của giống người dù là trong giai đoạn đầu hết của phát triển. Nó không phải là một thứ gì đó thuộc cơ phận sinh vật hay một mớ những tế bào mà sau đó sẽ kinh qua một biến đổi căn để. Nếu không bị tai nạn đáng tiếc nào đó, thì hữu thể trong giai đoạn phôi thai kia sẽ phát triển qua giai đoạn bào thai và cứ thế tiến triển mãi.
Theo các tác giả này, vấn đề đặt ra là ở giai đoạn nào ta có thể nhận dạng ra một hệ thống sinh học đơn nhất đang phát triển để trở thành một con người nhân bản hoàn bị. Họ biện luận rằng giây phút quyết định ấy chính là lúc được dựng thai. Một số chuyên gia y khoa tin rằng nó xẩy ra trễ hơn một chút, với việc tạo thành các sắc nhiễm thể thống nhất giữa tinh trùng và trứng. George và Tollesen cho rằng dù gì mặc lòng, phần lớn các nhà phôi thai học hiện nay đều nhất trí rằng trễ nhất thì một cá thể nhân bản đã hiện hữu một khi cơ cấu nhiễm sắc thể đã thành hình.
Họ cho rằng ba điểm chủ yếu sau đây cần phải lưu tâm liên quan đến tư cách người của phôi thai:
-- Từ đầu, nó đã khác biệt với bất cứ tế bào nào của mẹ hay của cha.
-- nó đã có tính nhân bản ngay trong thành phần di truyền (genetic make-up) của nó.
-- Nó là một sinh vật đầy đủ, dù chưa cứng cáp (mature), và nếu được phòng ngừa khỏi bệnh tật hay bạo lực, nó sẽ phát triển qua giai đoạn cứng cáp hơn của một hữu thể nhân bản.
Do đó, hủy diệt phôi thai người, dù là ở giai đoạn đầu hết, để lấy các tế bào gốc mà nghiên cứu hay chữa trị y khoa là cấp giấy phép cho người ta sát hại một giai cấp hữu thể nhân bản để mưu ích cho các giai cấp khác.
Không Phải Chỉ Là Khoa Học
Đứng trước hoàn cảnh ấy, George và Tollesen bác bỏ chủ trương cho rằng nên để các khoa học gia một mình xác định phải làm gì trong các hoạt động nghiên cứu của họ. Hai tác giả này cho rằng vấn nạn trong vấn đề tế bào gốc phôi thai là nhịp bước của kỹ thuật đã đi trước cuộc thảo luận về bản chất và giá trị của phôi thai người.
Họ quả quyết rằng chống đối việc nghiên cứu ấy không đặt ta vào một thứ đối nghịch kiểu khoa học chống lại tôn giáo. Chống đối việc hủy diệt sự sống con người ngay trong giai đoạn đầu hết của nó không cần phải dựa vào các nguyên tắc tôn giáo hay phải tin rằng sự sống ấy đã được phú ban cho một linh hồn.
George và Tollesen cho rằng lý do thuần triết học đã đủ để hướng dẫn ta trong việc xác định điều được phép làm về phương diện đạo đức học đối với phôi thai người. Theo nghĩa này, bênh vực quyền của phôi thai cũng giống như bênh vực người ta chống lại các kỳ thị bất công.
Họ nhìn nhận rằng có nhiều nguyên tắc luân lý khác nhau. Một lý thuyết cần loại bỏ là chủ nghĩa duy hiệu quả (consequentialism), một chủ nghĩa dẫn tới chủ trương cho rằng có những hữu thể nhân bản cần được hy sinh vì lợi ích lớn hơn.
George và Tollesen xây dựng chủ trương đạo đức học của họ trên lý thuyết luật tự nhiên, là lý thuyết dẫn tới kết luận này là làm hại hay hủy diệt một thiện ích căn bản của con người là một điều sai lầm về luân lý. Bởi vậy, nếu một khoa học gia muốn tìm ra cách chữa trị cho một căn bệnh, mà phương pháp sử dụng lại cố ý hủy diệt một mạng sống con người, thì đó là điều không được phép.
Thực vậy, một trong các nhân quyền căn bản mà hầu hết các nhà chủ trương lý thuyết luật tự nhiên đều đồng ý là quyền người vô tội không bị sát hại hay làm cho què cụt một cách trực tiếp. Khả năng con người nhân bản biết lý luận và tự do chọn lựa đã làm chúng ta ra khác biệt và đem lại cho chúng ta một phẩm giá cao hơn bất cứ một sinh vật nào. Hai tác giả này kết luận: cho nên, tấn công vào sự sống con người là tấn công vào phẩm giá của họ, bất kể tuổi tác hay trạng thái phát triển của nạn nhân.
Nhân Vị
Một trong các chương của cuốn sách đề cập tới phản chứng cho rằng dù phôi thai có thể là nhân bản đi chăng nữa, nhưng dù sao nó vẫn không phải là một nhân vị và do đó không có cùng phẩm giá hay quyền lợi của một nhân vị. Hai tác giả trả lời rằng một cái nhìn như thế quả là lầm lỗi, vì nó rơi vào chỗ coi một số hữu thể nhân bản có giá trị thấp hơn các hữu thể nhân bán khác chỉ vì những đặc điểm tùy thể. Các tác giả cho rằng bác khước tư cách nhân vị dựa trên khả năng biết dùng các chức phận tâm lý hay các cơ năng khác sẽ tạo ra nhiều vấn nạn. Liệu ta có được phép giết các trẻ sơ sinh không vì chúng cũng đâu đã có khả năng thi hành các chức năng nhân bản căn bản?
Đúng hơn, ta nên hiểu rằng sự khác biệt định lượng về khả năng không phải là tiêu chuẩn đúng đắn để xác định ra quyền lợi, vì đó chỉ là khác biệt về mức độ. Sự khác biệt thực sự là giữa hữu thể nhân bản và các sinh vật khác không phải là con người. Đó mới là sự khác biệt về loại. Do đó, phôi thai là một người có tiềm năng trưởng thành, giống như các trẻ sơ sinh, các trẻ thơ và thiếu niên vậy.
Hai tác giả này nhấn mạnh thêm rằng các phôi thai đã là các hữu thể nhân bản rồi, chứ không phải chỉ là những tiềm thể nhân bản. Hơn nữa, quyền sống của con người nhân bản không thay đổi tùy theo các giai đoạn phát triển của họ vì đó là quyền nền tảng của mọi con người. “Nó là một quyền trên đó mọi quyền khác được xác nhận, và là dấu chỉ liệu một hữu thể có phải là một hữu thể có giá trị tinh thần hay không”.
Ngụy Biện
Một luận chứng có tính ngụy biện khác cho rằng phôi thai không đáng có giá trị tinh thần vì đa số không cấy được vào tử cung người mẹ hoặc tự động bị đầy ra ngoài. Hai tác giả này cho hay đây là một ngụy biện có tính duy tự nhiên, vì giả thiết rằng điều xẩy ra trong thiên nhiên đều hợp luân lý khi do hành động con người tạo ra. Sự lầm lẫn của lối suy luận đó cũng hiển nhiên khi ta chú ý đến hiện tượng này là theo lịch sử, tử xuất trẻ em vốn rất cao. Trong trạng huống ấy, nguyên việc nhiều trẻ sơ sinh chết yểu đâu có làm cho việc sát hại chúng để gây ích cho người khác trở thành hợp luân được.
Một lối suy nghĩ khác vốn được sử dụng để bênh vực cho việc dùng tế bào phôi thai để nghiên cứu là: hiện có hàng nhiều ngàn phôi thai đông đá không được ai ngó ngàng tới tiếp theo những cuộc điều trị thụ thai nhân tạo, và là những phôi thai không bao giờ có cơ may được cấy để phát triển cho thành người trưởng thành. Nên các khoa học gia có thể sử dụng các tế bào ấy cho việc nghiên cứu tốt lành.
George và Tollesen cho rằng rõ ràng là bất công khi yêu cầu một người, trong trường hợp này là chính phôi thai, phải hy sinh mạng sống mình theo kiểu này. Họ long trọng tuyên bố rằng: “Các hữu thể nhân bản có quyền tinh thần không bị sát hại một cách cố ý để mưu ích cho người khác”.
Quả là một sai lầm lớn khi đầy ải hàng trăm ngàn mạng sống nhân bản vào một thứ ‘lâm bô’ đông đá. Nên hai tác giả này cho hay ta phải chất vấn chính cái diễn trình tạo ra và đông đá các phôi thai trên.
Ta cần phải hướng chú ý của ta tới số phận các phôi thai ấy, nghĩa là không sử dụng các phôi thai này như thể chúng chỉ là các vật liệu sinh học, mà phải nhìn nhận nhân tính của chúng. Những luận chứng này và các luận chứng đầy thuyết phục khác của cuốn sách quả là đáng đọc ở một thời điểm trong đó khoa học đang có nguy cơ vuợt chạy trước suy tư đạo đức học của ta.