Đức Thánh Cha Ngỏ ý Thành lập Ủy ban Học hỏi để Tái lập Thừa tác Nữ Phó tế
Thanh Quảng sdb
Đài phát thánh Vatican hôm thứ Năm ngày 12/5/2016 cho hay ĐTC Phanxicô đã đề xuất một cuộc thảo luận sâu sa về vai trò của nữ giới trong Giáo Hội, Ngài cho hay Ngài muốn thành lập một Ủy ban để nghiên cứu khả năng khôi phục lại các nữ phó tế. ĐTC đã trao đổi đối thoại với khoảng 900 các sơ là những người cầm đầu các Tu hội và Dòng tu cùng với Hội đồng Thượng cố vấn Quốc tế của các Bề Trên Tổng Quyền được gọi tắt là UISG.
Philippa Hitchen tường trình:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu vấn đề này trong một cuộc triều yết riêng dành cho các sơ bề trên tổng quyền đang tham dự Đại hội Tổng quyền tại Rome trong tuần này, đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập của tổ chức.
Qua hơn một tiếng rưỡi triều yết, ĐTC đã đề cập tới sứ mệnh mục vụ của nữ giới trong đời sống tôn giáo, Đức Thánh Cha trả lời một số câu hỏi tế nhị, trong đó có câu về lịch sử của nữ phó tế. ĐTC trả lời rằng sự hiểu biết về vai trò của nữ phó tế trong Giáo Hội sơ khai không rõ ràng và nhất thống, nên thật hữu ích để thiết lập một ủy ban nghiên cứu về vấn đề này.
Nữ phó tế trong Giáo Hội tiên khởi
Cho đến thế kỷ thứ 5, chức phó tế được bộc phát mạnh mẽ trong Giáo Hội Tây phương, nhưng những thế kỷ sau đó chức này bị phai mờ đi và chỉ còn tồn tại như là một tiến trình cho các ứng sinh chuẩn bị chịu chức linh mục. Sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội đã phục hồi vai trò của các phó tế vĩnh viễn, nhưng chỉ dành cho nam giới độc thân hay có gia đình. Nhiều chuyên viên tin rằng phụ nữ cũng có thể phục vụ trong vai trò này như đã từng có các nữ phó tế trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội như nữ phó tế Phoebe người được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi tín hữu Rôma.
Nhiều phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng Ngài muốn có sự gia tăng số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí quan yếu trong Giáo Hội, vì quan điểm của nữ giới rất quan trọng trong việc hình thành và thực hiện các quyết định của Giáo Hội. ĐTC nhận xét việc thông dự hội nhập của nữ giới trong đời sống của Giáo Hội bị coi là còn rất "yếu kém", ĐTC nhấn mạnh "chúng ta phải tiến bước về tương lai".
Khi được hỏi về khả thể phụ nữ có thể giảng dậy trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói điều quan trọng là phải phân biệt các giờ phụng tự khác nhau, trong đó các bài giảng thuyết có thể được thuyết giảng bởi nam nữ tu sĩ hay giáo dân; còn trong Thánh Lễ, việc giảng dậy được kết nối với thiên chức linh mục phục vụ "người đại diện Đức Kitô".
Thay đổi Giáo Luật
Trước các vấn nạn về việc thay đổi Giáo Luật để tạo sự thuận lợi cho việc cải tổ trong đó người phụ nữ được đảm trách nhiều vai trò, Đức Thánh Cha trả lời điều đó có thể, và Ngài cho hay điều ấy cần trải qua một tiến trình thẩm định của nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Phục vụ chứ không phục dịch
Cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những công việc quan trọng mà các sơ đang chăm sóc cho người nghèo và bên lề xã hội. ĐTC nói đây là một ơn gọi phục vụ trong Giáo Hội và không bao giờ được coi như là bị ép buộc phục dịch, dù đôi lúc được yêu cầu làm. Các sơ không nên sợ bị coi là quá 'hoạt động', trong hoạt động của các con cho những người nghèo; ĐTC nói tiếp, các con cũng nên tìm thời giờ nghỉ ngơi và để lắng nghe các hội viên lớn tuổi hoặc đau yếu trong cộng đoàn của chúng con vì các sơ ấy là nguồn quý báu của sự khôn ngoan và kỷ niệm.
Thanh Quảng sdb
Đài phát thánh Vatican hôm thứ Năm ngày 12/5/2016 cho hay ĐTC Phanxicô đã đề xuất một cuộc thảo luận sâu sa về vai trò của nữ giới trong Giáo Hội, Ngài cho hay Ngài muốn thành lập một Ủy ban để nghiên cứu khả năng khôi phục lại các nữ phó tế. ĐTC đã trao đổi đối thoại với khoảng 900 các sơ là những người cầm đầu các Tu hội và Dòng tu cùng với Hội đồng Thượng cố vấn Quốc tế của các Bề Trên Tổng Quyền được gọi tắt là UISG.
Philippa Hitchen tường trình:
Đức Thánh Cha Phanxicô đã phát biểu vấn đề này trong một cuộc triều yết riêng dành cho các sơ bề trên tổng quyền đang tham dự Đại hội Tổng quyền tại Rome trong tuần này, đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập của tổ chức.
Qua hơn một tiếng rưỡi triều yết, ĐTC đã đề cập tới sứ mệnh mục vụ của nữ giới trong đời sống tôn giáo, Đức Thánh Cha trả lời một số câu hỏi tế nhị, trong đó có câu về lịch sử của nữ phó tế. ĐTC trả lời rằng sự hiểu biết về vai trò của nữ phó tế trong Giáo Hội sơ khai không rõ ràng và nhất thống, nên thật hữu ích để thiết lập một ủy ban nghiên cứu về vấn đề này.
Nữ phó tế trong Giáo Hội tiên khởi
Cho đến thế kỷ thứ 5, chức phó tế được bộc phát mạnh mẽ trong Giáo Hội Tây phương, nhưng những thế kỷ sau đó chức này bị phai mờ đi và chỉ còn tồn tại như là một tiến trình cho các ứng sinh chuẩn bị chịu chức linh mục. Sau Công đồng Vatican II, Giáo Hội đã phục hồi vai trò của các phó tế vĩnh viễn, nhưng chỉ dành cho nam giới độc thân hay có gia đình. Nhiều chuyên viên tin rằng phụ nữ cũng có thể phục vụ trong vai trò này như đã từng có các nữ phó tế trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội như nữ phó tế Phoebe người được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi tín hữu Rôma.
Nhiều phụ nữ ở các vị trí lãnh đạo
Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc lại rằng Ngài muốn có sự gia tăng số lượng phụ nữ nắm giữ các vị trí quan yếu trong Giáo Hội, vì quan điểm của nữ giới rất quan trọng trong việc hình thành và thực hiện các quyết định của Giáo Hội. ĐTC nhận xét việc thông dự hội nhập của nữ giới trong đời sống của Giáo Hội bị coi là còn rất "yếu kém", ĐTC nhấn mạnh "chúng ta phải tiến bước về tương lai".
Khi được hỏi về khả thể phụ nữ có thể giảng dậy trong Thánh Lễ, Đức Thánh Cha nói điều quan trọng là phải phân biệt các giờ phụng tự khác nhau, trong đó các bài giảng thuyết có thể được thuyết giảng bởi nam nữ tu sĩ hay giáo dân; còn trong Thánh Lễ, việc giảng dậy được kết nối với thiên chức linh mục phục vụ "người đại diện Đức Kitô".
Thay đổi Giáo Luật
Trước các vấn nạn về việc thay đổi Giáo Luật để tạo sự thuận lợi cho việc cải tổ trong đó người phụ nữ được đảm trách nhiều vai trò, Đức Thánh Cha trả lời điều đó có thể, và Ngài cho hay điều ấy cần trải qua một tiến trình thẩm định của nhiều cơ quan có thẩm quyền.
Phục vụ chứ không phục dịch
Cuối cùng Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về những công việc quan trọng mà các sơ đang chăm sóc cho người nghèo và bên lề xã hội. ĐTC nói đây là một ơn gọi phục vụ trong Giáo Hội và không bao giờ được coi như là bị ép buộc phục dịch, dù đôi lúc được yêu cầu làm. Các sơ không nên sợ bị coi là quá 'hoạt động', trong hoạt động của các con cho những người nghèo; ĐTC nói tiếp, các con cũng nên tìm thời giờ nghỉ ngơi và để lắng nghe các hội viên lớn tuổi hoặc đau yếu trong cộng đoàn của chúng con vì các sơ ấy là nguồn quý báu của sự khôn ngoan và kỷ niệm.