CHUỘT SA CHĨNH GẠO
(Ga 14:1-12)
Trong sứ điệp gởi cho người Công giáo và dân chúng Hoa Kỳ, ÐGH Bênêđictô XVI viết: « Cùng với các Giám mục, tôi chọn chủ đề 3 chữ đơn giản nhưng thiết yếu cho cuộc tông du: «Christ Our Hope.» (Ðức Kitô, Niềm Hy vọng chúng ta.) Theo chân các vị tiền nhiệm đáng kính, Ðức Phaolô VI và Gioan Phaolô II, tôi sẽ đến Hiệp Chủng Quốc lần đầu tiên với tư cách Giáo hoàng, để công bố chân lý vĩ đại này: Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng cho mọi người thuộc mọi ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa và hoàn cảnh xã hội.»[1]
Ðâu là niềm hy vọng lớn lao nhất của nhân loại nếu không phải tự do ? Làm sao có tự do đích thực, nếu Chúa Giêsu không chết trên thập giá. Quả thực,“chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta.” (Gl 5:1) Khi xuống trần gian, Chúa Giêsu đã tự xưng là con đường dẫn đến sự thật và sự sống tự do trong Chúa Cha. Chính vì thế mà Người trở thành niềm hy vọng chúng ta.
CHIỀU SÂU NƯỚC TRỜI
Sống giữa trần gian, Chúa Giêsu vẫn còn là một ẩn số, ngay cả với các môn đệ. Dù sau khi tự mạc khải vừa là cứu cánh và vừa là phương tiện giúp con người tới Chúa Cha, Người vẫn còn là một mầu nhiệm đối với các ông. Bằng chứng, Người giải thích mãi các ông vẫn chưa nhận ra sự thật về Người. Một phần cũng vì những lời mạc khải có phần trừu tượng. Một phần vì những mầu nhiệm quá ẩn sâu trong Chúa Cha.
Nhưng nhờ thời gian chung sống với Chúa, các môn đệ nhận ra phần nào sự thật về Thày. Chắc chắn phải đợi Thần Khí ngự xuống, các ông mới được mạc khải hoàn toàn. Dầu thế, Chúa không muốn các ông quá lo lắng về số phận ngày mai …
Dù vắng bóng Thày, cuộc đời vẫn không ngừng trôi. Bởi thế, các môn đệ cần xác định rõ phương hướng và tỉnh thức trước những âm mưu đen tối của kẻ thù. Dù đang trong giai đoạn nào, họ vẫn luôn là lữ khách trên trần gian. Họ đang đi trên con đường dẫn về nhà Cha hay Nước Thiên Chúa. Con đường đó chính là Ðức Kitô (x. Ga 14:6). Ngoài con đường đó, họ không thể sống tự do, hạnh phúc và bình an. Chắc chắn đó là con đường giải thoát, vì Người là chân lý. Theo con đường đó, họ không thể bị lầm lạc. Hơn nữa, họ sẽ mãn nguyện khi “biết” và “thấy” Chúa Cha nơi Chúa Con. Như thế, con đường đó sẽ dẫn họ vào cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa. Còn gì hạnh phúc hơn !
Con đường đó sẽ bảo đảm cho họ một cuộc sống bình an, vì Người là Ðấng Công Chính (x. Cv 3:14). Người sẽ công chính hóa bất cứ ai bước vào con đường của Người. Ðó là con đường công lý dẫn đến bình an cho muôn người. Muốn có công lý, cần tôn trọng tha nhân với những khác biệt của họ, vì “trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở.” (Ga 14:2) Nói khác, trong Nhà Cha có nhiều khác biệt nhưng vẫn hiệp nhất. Không tôn trọng sự khác biệt ấy, không thể sống trong Nhà Cha.
Chính vì không tôn trọng sự khác biệt của nhau, nên mới có cảnh “các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên.” (Cv 6:1) Thật là bất công ! Nếu cảnh bất công này kéo dài, cộng đoàn tiên khởi sẽ mất bình an. Công cuộc truyền giáo sẽ bị ảnh hưởng. Rất may sự phân công rõ ràng đã tháo gỡ bế tắc. Tất cả đều được giải quyết dựa trên quyền tối ưu của “việc rao giảng Lời Thiên Chúa.” (Cv 6:2) Nhờ Lời Chúa, Giáo hội mới có đủ sáng suốt để trình bày những khác biệt một cách một cách trung thực và tìm cách giải quyết những bất đồng mà vẫn tôn trọng mọi người.
Ðó là con đường đầy ắp tình Chúa và tình người. Ði vào con đường đó, Giáo hội đã tìm kiếm được chân lý, công lý, sự sống, tự do và bình an. Ðó là “những việc lớn hơn nữa” do cộng đoàn những người “tin vào Thày” (Ga 14:12) thực hiện, đúng như Chúa hứa. Còn niềm vui nào lớn hơn ! Niềm vui ấy thật sung mãn vì Thiên Chúa “đã gọi anh em. .. vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.”(1 Pr 2:9)
Ánh sáng diệu huyền đó chỉ chiếu soi những ai tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu đã chết và sống lại vì họ. Chúa đã trải qua trước tiên để mở đường khai lối cho những người em nhân loại, để “dọn chỗ” (Ga 14:2) cho họ trong nhà Cha. Nhà Cha chính là trái tim Chúa. Quả thế, Chúa nói rõ: “Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.” (Ga 14:11) Ðó là việc cư ngụ trong trái tim, sự hiện diện sâu xa, sự hiệp thông với tình yêu vĩnh cửu là chính Thiên Chúa.
Tình yêu sung mãn đó đã hiện rõ trên dung nhan Chúa Kitô. Không cần đợi thấy Chúa Cha mới mãn nguyện vì “ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14:9) Khi nhắc bảy lần câu văn đơn sơ đó trong một đoạn văn ngắn, Chúa có ý cảnh giác các môn đệ: họ là những con “chuột sa chĩnh gạo” mà không hay ! Họ đã tìm thấy một con đường dẫn đến chân lý giải thoát và sự sống sung mãn trong Thiên Chúa tình yêu. Sống trong hạnh phúc tuyệt vời như thế, họ còn đòi hỏi gì nữa ?! Chúa là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. Người là mạc khải trọn vẹn về bản chất Thiên Chúa. Cuộc tìm kiếm Thiên Chúa, chân lý và thực tại ngừng lại nơi Ðức Kitô (x. Cl 1:15; Dt 1:1-4).
Nhờ quyền lực Thần Khí, các môn đệ sẽ hoạt động để đem Tin Mừng Nước Thiên Chúa ra khỏi lãnh thổ Palestine và đưa vào thế giới. Mọi người sẽ mãn nguyện vì “Chúa Giêsu là con đường dẫn tới Chúa Cha. Như chân lý, Người đến thực hiện mọi lời hứa của Thiên Chúa. Như sự sống, Người nối kết sự sống Thiên Chúa với sự sống chúng ta, từ đây cho tới muôn đời.”[2] Nhờ đó, con người tìm được một lối sống hạnh phúc.
QUYỀN NĂNG
Chúa Giêsu là con đường đưa vào chiều sâu thẳm thẳm của Nước Trời hay dẫn tới cuộc hiệp thông sâu xa với Chúa Cha. Mọi người sẽ mãn nguyện vì sẽ “khám phá ý nghĩa sau cùng của cuộc đời trong Thiên Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất qua Mạc khải của Con Thiên Chúa làm người. Thực vậy, Tin mừng ‘loan báo và công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa. Tin Mừng không chấp nhận mọi hình thức nô lệ tội lỗi. Tin mừng tuyệt đối kính trọng phẩm giá và tự do lựa chọn của lương tâm. Tin Mừng không ngừng khuyến khích con người dùng tài năng phục vụ Thiên Chúa và con người. Sau cùng, Tin Mừng thúc đẩy mỗi người yêu thương mọi người cách quảng đại.’”[3]
Bao giờ những giấc mơ đó trở thành sự thật ? Con người quá bị giới hạn đến nỗi nhiều khi không thể thực hiện những dự định nhỏ nhất. Muốn thoát khỏi giới hạn đó, con người cần phải gia nhập gia đình Thiên Chúa để “Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.” (Ga 14:20) Ðó là cuộc hiệp thông đem lại sức mạnh kỳ diệu cho những ai muốn làm cuộc cách mạng trần thế.
Cuộc cách mạng đó là giải thoát nhân loại khỏi những áp bức bất công. Nhân loại chỉ hoàn toàn tự do, khi các môn đệ Chúa Kitô biết “tin vào Thầy.”(Ga 14:12) Có tin vào Thày, họ mới “làm được những việc Thầy làm,” và “còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.” (Ga 14:12) Trong cuộc hiệp thông đó, con người có thể hành động hữu hiệu. Mối hiệp thông kỳ diệu đó có tên gọi là Thần Khí. Chính nhờ Thần Khí, Thiên Chúa hiện diện và gắn bó với chúng ta. Không có Vị Thiên Chúa hiệp thông đó, sự sống thần thiêng hay thiêng liêng không thể lưu chảy trong tâm hồn con người.
Không những đưa con người vào cuộc hiệp thông kỳ diệu với Thiên Chúa, Thần Khí còn nối kết con người với nhau. Hơn bao giờ, nhân loại cần Thần Khí để “hợp tác thực sự với nhau trên mức độ toàn cầu để có thể đạt tới công ích cho toàn thể nhân loại và cho các thế hệ tương lai.”[4] Không nhắm công ích, không thể giải quyết các vấn đề căn bản của nhân loại.
Muốn giải quyết những vấn đề căn bản đó, nhân loại không thể cậy dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế, nhưng cá nhân cần phải ý thức trách nhiệm đối với tự do. ÐGH Bênêđictô XVI lưu ý mọi người rằng tự do không phải chỉ là một hồng ân, nhưng cũng là lời “mời gọi cá nhân phải có tinh thần trách nhiệm.”[5] Ðiều đó đòi hỏi phải có thời gian kiên trì giáo dục quần chúng. Thực vậy, “muốn duy trì tự do, con người cần phải tập luyện nhân đức, tự kỷ luật, hy sinh cho công ích và ý thức trách nhiệm đối với những người kém may mắn. Tự do cũng đòi hỏi con người can đảm dấn thân vào đời sống công dân và đem những niềm tin và giá trị sâu thẳm nhất ra tranh luận công khai. Tóm lại, tự do mãi mãi mới mẻ. Ðó là một thách đố cho từng thế hệ, và vì công ích, mọi người phải nỗ lực đạt đến tự do.”[6]
Muốn có tự do, con người phải tôn trọng sự thật, vì chỉ sự thật mới có sức mạnh giải thoát (x. Ga 8:32). Thực vậy, “trong một thế giới không có sự thật, tự do đánh mất nền tảng, và nếu không có những giá trị thực sự, một nền dân chủ có thể mất chính linh hồn mình.”[7] ÐGH Bênêđictô XVI nhắc lại lời khẳng quyết tương tự của TT George Washington: “Tôn giáo và luân lý tiêu biểu cho ‘những hỗ trợ cần thiết’ giúp nền chính trị được hưng thịnh.”[8] Càng tránh né hay che đậy sự thật, con người càng bị sa lầy và lụn bại. Không có sự thật, không thể có tự do. Không có tự do, không thể phát triển.
Tự do là quyền căn bản nhất của con người. Trong buổi nói truyện với các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc ngày 18.04.2008, ÐGH Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ đề cao nhân quyền như một đường lối ngăn ngừa bạo động, khủng bố và chiến tranh. Người nói: “Cổ võ nhân quyền vẫn còn là chiến lược hữu hiệu để giảm bớt những bất bình đẳng giữa các quốc gia và các nhóm xã hội, và tăng cường an ninh.”[9] Càng chà đạp nhân quyền, càng tạo nhiều bất ổn trong xã hội. Những yếu tố kinh tế, chính trị, quân sự … không đủ để tạo nên công ích.
Hơn nữa, “những đòi hỏi của công ích tùy thuộc những hoàn cảnh xã hội của mỗi thời kỳ lịch sử và liên hệ chặt chẽ với việc kính trọng và thăng tiến toàn diện nhân vị và những quyền căn bản của con người. Trên hết, những đòi hỏi này liên hệ tới cam kết thực thi hòa bình, tổ chức các quyền lực Quốc gia, một hệ thống pháp lý lành mạnh, việc bảo vệ môi trường, việc cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho mọi người, một số trong những việc đó đồng thời là nhân quyền: thực phẩm, nhà cửa, việc làm, giáo dục, văn hóa, vận chuyển, việc chăm sóc cơ bản cho sức khỏe, tự do truyền thông và ngôn luận, việc bảo vệ tự do tôn giáo.”[10] Nhân quyền là một đòi hỏi khẩn thiết của công ích. Khi nhân quyền không được tôn trọng, quyền lợi quốc gia sẽ biến thành sức mạnh củng cố những tư lợi cá nhân hay bè phái. Chỉ khi đạt tới công ích, quyền lợi mọi người mới được tôn trọng. Nhân dân mới thoát khỏi cảnh lầm than. Mọi người thực sự vui hưởng tự do, dân chủ và hòa bình.
CON ÐƯỜNG SỐNG
Muốn đạt tới công ích, trước hết cần nhận định rõ về tình trạng thế giới hôm nay. Theo ÐGH Bênêđictô XVI, “nhiều nơi trên thế giới hiện nay đang sống trong tình trạng căng thẳng và chiến tranh. Tuy nhiên, ngay cả những nơi không có thảm họa chiến tranh, cũng tràn lan những cảm giác sợ hãi và bất an. Hơn nữa, hiện tượng khủng bố toàn cầu làm cho người ta khó phân biệt hòa bình và chiến tranh, tác hại trầm trọng niềm hy vọng của nhân loại vào tương lai.”[11] Nhân loại đang lạc vào mê lộ kinh hồn.
Ðâu là con đường dẫn nhân loại thoát khỏi những bế tắc hôm nay ? “Làm cách nào đáp ứng những thử thách đó ? Làm sao chúng ta có thể nhận ra ‘các dấu chỉ thời đại’? Chắc chắn hành động phối hợp trên bình diện chính trị, kinh tế và pháp luật là điều cần thiết, nhưng, trước hết, cần cùng suy tư về mặt luân lý và tinh thần. Điều thìết yếu hơn nữa là xiển dương một ‘nền nhân bản mới’.”[12] Ðây là lúc nhân loại phải trở về với những giá trị tinh thần, chứ không phải chỉ có vật chất, để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Quả thế, ÐGH cảnh giác, chúng ta không thể hiểu “chủ nghĩa nhân bản mới” này chỉ thu gọn sự phát triển vào ‘sự lớn mạnh về kinh tế,’ nhưng phải gồm chiều kích luân lý và tinh thần. Ðồng thời, một nền nhân bản toàn diện đích thực cũng phải biểu lộ tình đoàn kết.”[13] Nói khác, chỉ có thể hạnh phúc và bình an nếu biết quan tâm đển những giá trị siêu việt và sống trong tình liên đới với người khác.
Vào thực tế, ÐGH Bênêđictô quả quyết: “Hoà bình đích thực và lâu dài là chuyện không tưởng nếu không phát triển từng cá nhân và cả các dân tộc.” Thế nhưng, “suy tư về việc cắt giảm vũ khí là điều không thể hiểu nổi, nếu trước nhất chúng ta không loại trừ bạo lực tận gốc rễ, nếu trước tiên con người không cương quyết đi tìm hòa bình, tìm điều thiện hảo và công lý.”[14] Ðây là một trách nhiệm nặng nề và khó thực hiện, vì con người chỉ thấy cái lợi trước mắt và không thấy hết những liên hệ tinh thần trong công cuộc xây dựng cộng đồng nhân loại. Những ai đang nắm quyền trong xã hội đạo đời cần phải ý thức rằng “quyền con người được hưởng hòa bình là điều thiết yếu và không thể bị tước đoạt, và sự thực thi tất cả các quyền khác đều tùy thuộc vào quyền này.”[15]
Trong cuộc tông du Hoa kỳ, sau khi đọc kinh chiều với các giám mục ÐGH Bênêđictô XVI ban huấn từ: « Trong một xã hội đề cao tự do cá nhân và sự tự lập, không dễ gì thấy sự lệ thuộc và trách nhiệm chúng ta đối với tha nhân. Sự chú trọng vào cá nhân chủ nghĩa ảnh hưởng cả đến Giáo Hội (x Spe Salvei, 13-15), khiến nó phát sinh một loại đạo đức quá chú trọng tới liên hệ riêng tư với Thiên Chúa, mà quên mất tiếng gọi trở nên thành phần của một cộng đồng cứu độ. Nhưng ngay từ đầu, Thiên Chúa thấy rằng « con người ở một mình không tốt. » (St 2: 18) Chúng ta được dựng nên như những sinh vật có tính xã hội, chỉ hoàn chỉnh trong tình yêu - đối với Thiên Chúa và tha nhân. Nếu thực sự chú tâm đến Chúa là nguồn vui, chúng ta cần phải hành động như những thành phần dân Chúa (x. Spe Salvi).»[16]
Quả thực, nếu không gột bỏ tính ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa ra khỏi văn hóa, chúng ta phải đối đầu với rất nhiều thảm họa cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Không biết từ bao giờ, nền văn hóa Việt Nam đã nhuốm đầy màu sắc tư kỷ. Biết bao công ích đã bị tiêu hủy trong nền văn hóa chúng ta ! Biết bao giá trị tinh thần phải hy sinh vì nền văn hóa còn nhuốm đầy mùi vật chất. Ðã đến lúc cần lên kế hoạch Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Nếu không, đợi đến bao giờ chúng ta mới bắt đầu làm cho Tin Mừng nhập cuộc vào đời sống của dân tộc chúng ta ? Nếu mỗi Kitô hữu Việt Nam tích cực sống đạo hơn một chút, nền văn hóa dân tộc sẽ mau được thanh tẩy khỏi những vết nhơ do nền văn hóa tư kỷ và vô thần gây nên.
Chào mừng ÐGH Bênêđictô XVI đến Hoa kỳ tông du, TT Bush phát biểu: “Chúng tôi cần sứ điệp của ngài để phi bác thuyết tương đối độc tôn và hướng theo một nền văn hóa của công lý và sự thật. Trong một thế giới có một số người coi tự do chỉ là quyền làm bất cứ điều gì theo ý mình, chúng tôi cần ngài công bố cho mọi người sứ điệp, tự do đích thực đòi chúng ta không chỉ sống tự do cho mình mà thôi.”[17] Sau cuộc đàm đạo với ÐGH, chắc TT Bush thấy ÐGH đáp ứng được niềm mong đợi của ông.
Tóm lại, nhân loại đang tìm một con đường sống tự do. Hơn ai hết, Chúa Kitô là con đường dẫn chúng ta đến cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa và đồng loại. Nhờ đó, chúng ta mới có thể tìm được những giá trị tinh thần đích thực và cần thiết để xây dựng cuộc sống hạnh phúc hôm nay và ngày mai.
Lạy Chúa, giữa muôn bế tắc trong cuộc sống hôm nay, xin mạc khải cho chúng con thấy rõ Chúa Giêsu « là con đường, sự thật và sự sống, » để chúng con sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc và bình an. Amen.
20.04.2008
(Ga 14:1-12)
Trong sứ điệp gởi cho người Công giáo và dân chúng Hoa Kỳ, ÐGH Bênêđictô XVI viết: « Cùng với các Giám mục, tôi chọn chủ đề 3 chữ đơn giản nhưng thiết yếu cho cuộc tông du: «Christ Our Hope.» (Ðức Kitô, Niềm Hy vọng chúng ta.) Theo chân các vị tiền nhiệm đáng kính, Ðức Phaolô VI và Gioan Phaolô II, tôi sẽ đến Hiệp Chủng Quốc lần đầu tiên với tư cách Giáo hoàng, để công bố chân lý vĩ đại này: Chúa Giêsu Kitô là niềm hy vọng cho mọi người thuộc mọi ngôn ngữ, chủng tộc, văn hóa và hoàn cảnh xã hội.»[1]
Ðâu là niềm hy vọng lớn lao nhất của nhân loại nếu không phải tự do ? Làm sao có tự do đích thực, nếu Chúa Giêsu không chết trên thập giá. Quả thực,“chính để chúng ta được tự do mà Đức Ki-tô đã giải thoát chúng ta.” (Gl 5:1) Khi xuống trần gian, Chúa Giêsu đã tự xưng là con đường dẫn đến sự thật và sự sống tự do trong Chúa Cha. Chính vì thế mà Người trở thành niềm hy vọng chúng ta.
CHIỀU SÂU NƯỚC TRỜI
Sống giữa trần gian, Chúa Giêsu vẫn còn là một ẩn số, ngay cả với các môn đệ. Dù sau khi tự mạc khải vừa là cứu cánh và vừa là phương tiện giúp con người tới Chúa Cha, Người vẫn còn là một mầu nhiệm đối với các ông. Bằng chứng, Người giải thích mãi các ông vẫn chưa nhận ra sự thật về Người. Một phần cũng vì những lời mạc khải có phần trừu tượng. Một phần vì những mầu nhiệm quá ẩn sâu trong Chúa Cha.
Nhưng nhờ thời gian chung sống với Chúa, các môn đệ nhận ra phần nào sự thật về Thày. Chắc chắn phải đợi Thần Khí ngự xuống, các ông mới được mạc khải hoàn toàn. Dầu thế, Chúa không muốn các ông quá lo lắng về số phận ngày mai …
Dù vắng bóng Thày, cuộc đời vẫn không ngừng trôi. Bởi thế, các môn đệ cần xác định rõ phương hướng và tỉnh thức trước những âm mưu đen tối của kẻ thù. Dù đang trong giai đoạn nào, họ vẫn luôn là lữ khách trên trần gian. Họ đang đi trên con đường dẫn về nhà Cha hay Nước Thiên Chúa. Con đường đó chính là Ðức Kitô (x. Ga 14:6). Ngoài con đường đó, họ không thể sống tự do, hạnh phúc và bình an. Chắc chắn đó là con đường giải thoát, vì Người là chân lý. Theo con đường đó, họ không thể bị lầm lạc. Hơn nữa, họ sẽ mãn nguyện khi “biết” và “thấy” Chúa Cha nơi Chúa Con. Như thế, con đường đó sẽ dẫn họ vào cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa. Còn gì hạnh phúc hơn !
Con đường đó sẽ bảo đảm cho họ một cuộc sống bình an, vì Người là Ðấng Công Chính (x. Cv 3:14). Người sẽ công chính hóa bất cứ ai bước vào con đường của Người. Ðó là con đường công lý dẫn đến bình an cho muôn người. Muốn có công lý, cần tôn trọng tha nhân với những khác biệt của họ, vì “trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở.” (Ga 14:2) Nói khác, trong Nhà Cha có nhiều khác biệt nhưng vẫn hiệp nhất. Không tôn trọng sự khác biệt ấy, không thể sống trong Nhà Cha.
Chính vì không tôn trọng sự khác biệt của nhau, nên mới có cảnh “các tín hữu Do-thái theo văn hoá Hy-lạp kêu trách những tín hữu Do-thái bản xứ, vì trong việc phân phát lương thực hằng ngày, các bà goá trong nhóm họ bị bỏ quên.” (Cv 6:1) Thật là bất công ! Nếu cảnh bất công này kéo dài, cộng đoàn tiên khởi sẽ mất bình an. Công cuộc truyền giáo sẽ bị ảnh hưởng. Rất may sự phân công rõ ràng đã tháo gỡ bế tắc. Tất cả đều được giải quyết dựa trên quyền tối ưu của “việc rao giảng Lời Thiên Chúa.” (Cv 6:2) Nhờ Lời Chúa, Giáo hội mới có đủ sáng suốt để trình bày những khác biệt một cách một cách trung thực và tìm cách giải quyết những bất đồng mà vẫn tôn trọng mọi người.
Ðó là con đường đầy ắp tình Chúa và tình người. Ði vào con đường đó, Giáo hội đã tìm kiếm được chân lý, công lý, sự sống, tự do và bình an. Ðó là “những việc lớn hơn nữa” do cộng đoàn những người “tin vào Thày” (Ga 14:12) thực hiện, đúng như Chúa hứa. Còn niềm vui nào lớn hơn ! Niềm vui ấy thật sung mãn vì Thiên Chúa “đã gọi anh em. .. vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền.”(1 Pr 2:9)
Ánh sáng diệu huyền đó chỉ chiếu soi những ai tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Giêsu đã chết và sống lại vì họ. Chúa đã trải qua trước tiên để mở đường khai lối cho những người em nhân loại, để “dọn chỗ” (Ga 14:2) cho họ trong nhà Cha. Nhà Cha chính là trái tim Chúa. Quả thế, Chúa nói rõ: “Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.” (Ga 14:11) Ðó là việc cư ngụ trong trái tim, sự hiện diện sâu xa, sự hiệp thông với tình yêu vĩnh cửu là chính Thiên Chúa.
Tình yêu sung mãn đó đã hiện rõ trên dung nhan Chúa Kitô. Không cần đợi thấy Chúa Cha mới mãn nguyện vì “ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha.” (Ga 14:9) Khi nhắc bảy lần câu văn đơn sơ đó trong một đoạn văn ngắn, Chúa có ý cảnh giác các môn đệ: họ là những con “chuột sa chĩnh gạo” mà không hay ! Họ đã tìm thấy một con đường dẫn đến chân lý giải thoát và sự sống sung mãn trong Thiên Chúa tình yêu. Sống trong hạnh phúc tuyệt vời như thế, họ còn đòi hỏi gì nữa ?! Chúa là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. Người là mạc khải trọn vẹn về bản chất Thiên Chúa. Cuộc tìm kiếm Thiên Chúa, chân lý và thực tại ngừng lại nơi Ðức Kitô (x. Cl 1:15; Dt 1:1-4).
Nhờ quyền lực Thần Khí, các môn đệ sẽ hoạt động để đem Tin Mừng Nước Thiên Chúa ra khỏi lãnh thổ Palestine và đưa vào thế giới. Mọi người sẽ mãn nguyện vì “Chúa Giêsu là con đường dẫn tới Chúa Cha. Như chân lý, Người đến thực hiện mọi lời hứa của Thiên Chúa. Như sự sống, Người nối kết sự sống Thiên Chúa với sự sống chúng ta, từ đây cho tới muôn đời.”[2] Nhờ đó, con người tìm được một lối sống hạnh phúc.
QUYỀN NĂNG
Chúa Giêsu là con đường đưa vào chiều sâu thẳm thẳm của Nước Trời hay dẫn tới cuộc hiệp thông sâu xa với Chúa Cha. Mọi người sẽ mãn nguyện vì sẽ “khám phá ý nghĩa sau cùng của cuộc đời trong Thiên Chúa. Chỉ Thiên Chúa mới có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng nhất qua Mạc khải của Con Thiên Chúa làm người. Thực vậy, Tin mừng ‘loan báo và công bố sự tự do của con cái Thiên Chúa. Tin Mừng không chấp nhận mọi hình thức nô lệ tội lỗi. Tin mừng tuyệt đối kính trọng phẩm giá và tự do lựa chọn của lương tâm. Tin Mừng không ngừng khuyến khích con người dùng tài năng phục vụ Thiên Chúa và con người. Sau cùng, Tin Mừng thúc đẩy mỗi người yêu thương mọi người cách quảng đại.’”[3]
Bao giờ những giấc mơ đó trở thành sự thật ? Con người quá bị giới hạn đến nỗi nhiều khi không thể thực hiện những dự định nhỏ nhất. Muốn thoát khỏi giới hạn đó, con người cần phải gia nhập gia đình Thiên Chúa để “Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em.” (Ga 14:20) Ðó là cuộc hiệp thông đem lại sức mạnh kỳ diệu cho những ai muốn làm cuộc cách mạng trần thế.
Cuộc cách mạng đó là giải thoát nhân loại khỏi những áp bức bất công. Nhân loại chỉ hoàn toàn tự do, khi các môn đệ Chúa Kitô biết “tin vào Thầy.”(Ga 14:12) Có tin vào Thày, họ mới “làm được những việc Thầy làm,” và “còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha.” (Ga 14:12) Trong cuộc hiệp thông đó, con người có thể hành động hữu hiệu. Mối hiệp thông kỳ diệu đó có tên gọi là Thần Khí. Chính nhờ Thần Khí, Thiên Chúa hiện diện và gắn bó với chúng ta. Không có Vị Thiên Chúa hiệp thông đó, sự sống thần thiêng hay thiêng liêng không thể lưu chảy trong tâm hồn con người.
Không những đưa con người vào cuộc hiệp thông kỳ diệu với Thiên Chúa, Thần Khí còn nối kết con người với nhau. Hơn bao giờ, nhân loại cần Thần Khí để “hợp tác thực sự với nhau trên mức độ toàn cầu để có thể đạt tới công ích cho toàn thể nhân loại và cho các thế hệ tương lai.”[4] Không nhắm công ích, không thể giải quyết các vấn đề căn bản của nhân loại.
Muốn giải quyết những vấn đề căn bản đó, nhân loại không thể cậy dựa vào sức mạnh quân sự, kinh tế, nhưng cá nhân cần phải ý thức trách nhiệm đối với tự do. ÐGH Bênêđictô XVI lưu ý mọi người rằng tự do không phải chỉ là một hồng ân, nhưng cũng là lời “mời gọi cá nhân phải có tinh thần trách nhiệm.”[5] Ðiều đó đòi hỏi phải có thời gian kiên trì giáo dục quần chúng. Thực vậy, “muốn duy trì tự do, con người cần phải tập luyện nhân đức, tự kỷ luật, hy sinh cho công ích và ý thức trách nhiệm đối với những người kém may mắn. Tự do cũng đòi hỏi con người can đảm dấn thân vào đời sống công dân và đem những niềm tin và giá trị sâu thẳm nhất ra tranh luận công khai. Tóm lại, tự do mãi mãi mới mẻ. Ðó là một thách đố cho từng thế hệ, và vì công ích, mọi người phải nỗ lực đạt đến tự do.”[6]
Muốn có tự do, con người phải tôn trọng sự thật, vì chỉ sự thật mới có sức mạnh giải thoát (x. Ga 8:32). Thực vậy, “trong một thế giới không có sự thật, tự do đánh mất nền tảng, và nếu không có những giá trị thực sự, một nền dân chủ có thể mất chính linh hồn mình.”[7] ÐGH Bênêđictô XVI nhắc lại lời khẳng quyết tương tự của TT George Washington: “Tôn giáo và luân lý tiêu biểu cho ‘những hỗ trợ cần thiết’ giúp nền chính trị được hưng thịnh.”[8] Càng tránh né hay che đậy sự thật, con người càng bị sa lầy và lụn bại. Không có sự thật, không thể có tự do. Không có tự do, không thể phát triển.
Tự do là quyền căn bản nhất của con người. Trong buổi nói truyện với các nhà ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc ngày 18.04.2008, ÐGH Bênêđictô XVI đã mạnh mẽ đề cao nhân quyền như một đường lối ngăn ngừa bạo động, khủng bố và chiến tranh. Người nói: “Cổ võ nhân quyền vẫn còn là chiến lược hữu hiệu để giảm bớt những bất bình đẳng giữa các quốc gia và các nhóm xã hội, và tăng cường an ninh.”[9] Càng chà đạp nhân quyền, càng tạo nhiều bất ổn trong xã hội. Những yếu tố kinh tế, chính trị, quân sự … không đủ để tạo nên công ích.
Hơn nữa, “những đòi hỏi của công ích tùy thuộc những hoàn cảnh xã hội của mỗi thời kỳ lịch sử và liên hệ chặt chẽ với việc kính trọng và thăng tiến toàn diện nhân vị và những quyền căn bản của con người. Trên hết, những đòi hỏi này liên hệ tới cam kết thực thi hòa bình, tổ chức các quyền lực Quốc gia, một hệ thống pháp lý lành mạnh, việc bảo vệ môi trường, việc cung cấp những dịch vụ thiết yếu cho mọi người, một số trong những việc đó đồng thời là nhân quyền: thực phẩm, nhà cửa, việc làm, giáo dục, văn hóa, vận chuyển, việc chăm sóc cơ bản cho sức khỏe, tự do truyền thông và ngôn luận, việc bảo vệ tự do tôn giáo.”[10] Nhân quyền là một đòi hỏi khẩn thiết của công ích. Khi nhân quyền không được tôn trọng, quyền lợi quốc gia sẽ biến thành sức mạnh củng cố những tư lợi cá nhân hay bè phái. Chỉ khi đạt tới công ích, quyền lợi mọi người mới được tôn trọng. Nhân dân mới thoát khỏi cảnh lầm than. Mọi người thực sự vui hưởng tự do, dân chủ và hòa bình.
CON ÐƯỜNG SỐNG
Muốn đạt tới công ích, trước hết cần nhận định rõ về tình trạng thế giới hôm nay. Theo ÐGH Bênêđictô XVI, “nhiều nơi trên thế giới hiện nay đang sống trong tình trạng căng thẳng và chiến tranh. Tuy nhiên, ngay cả những nơi không có thảm họa chiến tranh, cũng tràn lan những cảm giác sợ hãi và bất an. Hơn nữa, hiện tượng khủng bố toàn cầu làm cho người ta khó phân biệt hòa bình và chiến tranh, tác hại trầm trọng niềm hy vọng của nhân loại vào tương lai.”[11] Nhân loại đang lạc vào mê lộ kinh hồn.
Ðâu là con đường dẫn nhân loại thoát khỏi những bế tắc hôm nay ? “Làm cách nào đáp ứng những thử thách đó ? Làm sao chúng ta có thể nhận ra ‘các dấu chỉ thời đại’? Chắc chắn hành động phối hợp trên bình diện chính trị, kinh tế và pháp luật là điều cần thiết, nhưng, trước hết, cần cùng suy tư về mặt luân lý và tinh thần. Điều thìết yếu hơn nữa là xiển dương một ‘nền nhân bản mới’.”[12] Ðây là lúc nhân loại phải trở về với những giá trị tinh thần, chứ không phải chỉ có vật chất, để xây dựng một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Quả thế, ÐGH cảnh giác, chúng ta không thể hiểu “chủ nghĩa nhân bản mới” này chỉ thu gọn sự phát triển vào ‘sự lớn mạnh về kinh tế,’ nhưng phải gồm chiều kích luân lý và tinh thần. Ðồng thời, một nền nhân bản toàn diện đích thực cũng phải biểu lộ tình đoàn kết.”[13] Nói khác, chỉ có thể hạnh phúc và bình an nếu biết quan tâm đển những giá trị siêu việt và sống trong tình liên đới với người khác.
Vào thực tế, ÐGH Bênêđictô quả quyết: “Hoà bình đích thực và lâu dài là chuyện không tưởng nếu không phát triển từng cá nhân và cả các dân tộc.” Thế nhưng, “suy tư về việc cắt giảm vũ khí là điều không thể hiểu nổi, nếu trước nhất chúng ta không loại trừ bạo lực tận gốc rễ, nếu trước tiên con người không cương quyết đi tìm hòa bình, tìm điều thiện hảo và công lý.”[14] Ðây là một trách nhiệm nặng nề và khó thực hiện, vì con người chỉ thấy cái lợi trước mắt và không thấy hết những liên hệ tinh thần trong công cuộc xây dựng cộng đồng nhân loại. Những ai đang nắm quyền trong xã hội đạo đời cần phải ý thức rằng “quyền con người được hưởng hòa bình là điều thiết yếu và không thể bị tước đoạt, và sự thực thi tất cả các quyền khác đều tùy thuộc vào quyền này.”[15]
Trong cuộc tông du Hoa kỳ, sau khi đọc kinh chiều với các giám mục ÐGH Bênêđictô XVI ban huấn từ: « Trong một xã hội đề cao tự do cá nhân và sự tự lập, không dễ gì thấy sự lệ thuộc và trách nhiệm chúng ta đối với tha nhân. Sự chú trọng vào cá nhân chủ nghĩa ảnh hưởng cả đến Giáo Hội (x Spe Salvei, 13-15), khiến nó phát sinh một loại đạo đức quá chú trọng tới liên hệ riêng tư với Thiên Chúa, mà quên mất tiếng gọi trở nên thành phần của một cộng đồng cứu độ. Nhưng ngay từ đầu, Thiên Chúa thấy rằng « con người ở một mình không tốt. » (St 2: 18) Chúng ta được dựng nên như những sinh vật có tính xã hội, chỉ hoàn chỉnh trong tình yêu - đối với Thiên Chúa và tha nhân. Nếu thực sự chú tâm đến Chúa là nguồn vui, chúng ta cần phải hành động như những thành phần dân Chúa (x. Spe Salvi).»[16]
Quả thực, nếu không gột bỏ tính ích kỷ và cá nhân chủ nghĩa ra khỏi văn hóa, chúng ta phải đối đầu với rất nhiều thảm họa cho cuộc sống hôm nay và ngày mai. Không biết từ bao giờ, nền văn hóa Việt Nam đã nhuốm đầy màu sắc tư kỷ. Biết bao công ích đã bị tiêu hủy trong nền văn hóa chúng ta ! Biết bao giá trị tinh thần phải hy sinh vì nền văn hóa còn nhuốm đầy mùi vật chất. Ðã đến lúc cần lên kế hoạch Phúc âm hóa văn hóa Việt Nam. Nếu không, đợi đến bao giờ chúng ta mới bắt đầu làm cho Tin Mừng nhập cuộc vào đời sống của dân tộc chúng ta ? Nếu mỗi Kitô hữu Việt Nam tích cực sống đạo hơn một chút, nền văn hóa dân tộc sẽ mau được thanh tẩy khỏi những vết nhơ do nền văn hóa tư kỷ và vô thần gây nên.
Chào mừng ÐGH Bênêđictô XVI đến Hoa kỳ tông du, TT Bush phát biểu: “Chúng tôi cần sứ điệp của ngài để phi bác thuyết tương đối độc tôn và hướng theo một nền văn hóa của công lý và sự thật. Trong một thế giới có một số người coi tự do chỉ là quyền làm bất cứ điều gì theo ý mình, chúng tôi cần ngài công bố cho mọi người sứ điệp, tự do đích thực đòi chúng ta không chỉ sống tự do cho mình mà thôi.”[17] Sau cuộc đàm đạo với ÐGH, chắc TT Bush thấy ÐGH đáp ứng được niềm mong đợi của ông.
Tóm lại, nhân loại đang tìm một con đường sống tự do. Hơn ai hết, Chúa Kitô là con đường dẫn chúng ta đến cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa và đồng loại. Nhờ đó, chúng ta mới có thể tìm được những giá trị tinh thần đích thực và cần thiết để xây dựng cuộc sống hạnh phúc hôm nay và ngày mai.
Lạy Chúa, giữa muôn bế tắc trong cuộc sống hôm nay, xin mạc khải cho chúng con thấy rõ Chúa Giêsu « là con đường, sự thật và sự sống, » để chúng con sống một cuộc đời tự do, hạnh phúc và bình an. Amen.
20.04.2008