THĂM NHÀ THỜ ĐÁ VĨNH HOÀ
“Ra Bắc nhớ về Bùi Chu - Phát Diệm
Vào Nam phải đến Gia Kiệm – Hố Nai”
Câu nói truyền miệng ấy đã tồn tại trong giới nhà đạo mình hơn nửa thế kỷ nay, hẳn vì những nơi ấy là vùng đông giáo dân, có nhiều nhà thờ đẹp ? Sang đến thiên niên kỷ này thì điểm đến của mọi người ghé thành phố Saigòn cũng còn là một số nhà thờ mới lạ, độc đáo… mà một trong những ngôi thánh đường có kiến trúc đẹp ấy phải kể đến nhà thờ Đá – Vĩnh Hoà, thuộc hạt Phú Thọ, quận 11.
Đi theo đường Lạc Long Quân, hướng từ Quận Tân Bình sang quận 11, gần đến vòng xoay Đầm Sen rẽ trái theo đường Ông Ích Kiêm, dẫn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 11 cũng là đường đến giáo xứ Vĩnh Hoà.
Nhà thờ có diện tích 12,5m x 33m nằm trong khuôn viên đất chưa đầy 900m2 được thiết kế bởi linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dòng Chúa Cứu Thế từ ý tưởng của linh mục chánh xứ GB. Vũ Mạnh Hùng sau một lần hành hương về Phát Diệm, ghé thăm nhà thờ Đá, được cảm hướng bởi lời Đức Giêsu: “Con người mà thinh lặng thì đá cũng lên tiếng” ( Lc 1,9c40). Linh mục đã kể lại điều này cho giáo dân và dược sự đồng tình. Với lối kiến trúc Á Đông mang nặng hồn Việt. Nhìn ngôi nhà thờ từ phía cuối tính từ đất lên tháp cao 27m; ba tầng, người xem cảm nhận hình bóng ngôi đình làng Việt Nam xưa. Nhận ra được những nét đẹp của văn hoá truyền thống cổ kính. Công trình qủa là một lối diễn tả Đức tin theo truyền thống dân tộc. Mặt chính diện trên tầng tháp cao là bức tranh đá khắc hình Trống đồng Đông Sơn, lồng trong một khung vuông, gợi nhớ huyền thoại dựng nước thời Hùng Vương với sự tích bánh chưng (vuông) bánh dày ( tròn) phản ánh triết lý sống của người Việt Nam ta là mong ước đạt đến sự viên mãn, hòa hợp trời và đất. Đó cũng là niềm tin và đích đến của người tín hữu là được hưởng một nền HOÀ BÌNH VĨNH CỬU trong nước Thiên Chúa. Phía trên cửa vòm là bước tranh khắc đá Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Baotixita, Đấng bao trợ của giáo xứ. Bên phải, bên trái và hai bên hông còn được trang trí nhiều bức tranh tạc trên đá gần thành tường nhà thờ rất mỹ thuật, ghi lại cuộc đời Đức kitô trong Tân Ước.
Phía trong nhà thờ tầng trệt là chính diện 300 chỗ, cùng với tầng lửng 100 chỗ. Toàn bộ kết cấu phần móng, khung, mái, đều được đổ bê tông cốt thép. Tường nhà thờ sử dụng đá thiên nhiên từ Thánh Hoá đem vào. Đá được các nghệ nhân, thợ đá lành nghề từ làng đá Hoa Lư – Ninh Bình, quê hương của nhà thờ Đá Phát Diệm chế tác. Điểm độc đáo là các viên đá đều được mài bóng theo qui cách 1m x 40 x 0,20m, mỗi viên nặng trên 150kg. các tảng đá chân đế, bê cột nặng cả tấn đều được chặm trổ hoa văn công phu rồi đem chở vào Nam với gần trăm chuyến xe vận tải nặng, mỗi xe chỉ chở được 60 viên một lần.
Mặt tiền cung thành được trang trí bằng bức phông gỗ quý với những nét chạm khắc gỗ tinh xảo Tứ quí thực vật là Mai – Lan – Cúc – Trúc cùng những họa tiết Lân – Sư chầu toà được thể hiện như bày tỏ tấm lòng tôn kính của loài thụ tạo dâng lên Đấng tác thành mọi vật, mọi loài. Mười bốn chặng đàng Thánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với con đường khổ nạn. Chặng thứ I diễn tả Chúa lập phép Thánh Thể qua bữa tiệc ly. Chặng mười bốn là Chúa Phục Sinh được thể hiện dưới dạng gò đồng nổi rất thẩm mỹ và công phu.
Dẫn tôi lên tháp chuông và tham quan tầng hầm nhà thờ được sử dụng làm hội trường, ông Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ năm nay 68 tuổi kể cho tôi nghe thời gian ròng rã ba năm trời thi công, từ cha xứ đến mọi người giáo dân già trẻ, lớn bé đều hết lòng vì nhà Chúa. Cha xứ ra Bắc vào Nam như con thoi. Hàng tuần các họ cử người ra công trường, các đoàn thể từ các em Thiếu Nhi Thánh Thể đến đoàn phạt Tạ Thánh Tâm ai ai cũng muốn góp chút ít công sức, tiết kiệm phần ăn tiêu sinh hoạt để có nơi thờ phụng xứng hợp. Ông cho biết đội lao động tình nguyện gồm 17 thành viên, hằng tối, trực chuyển đá từ 22h đến 2 giờ sáng. Tính ra đã chuyển đến 60.000 viên gạch và hàng chục bệ đá. Các vị trong ban đại diện khu giáo điều động người trực, mỗi tuần một khu lo hậu cầu, dọp dẹp và điều đáng nói là trong suốt thời gian thi công, các sinh hoạt mục vụ không hề gián đoạn. Ông Trần Văn Tân, một nhà giáo vừa về hưu, nay đang là phó khu Mông Triệu tâm sư, giáo xứ Vĩnh Hòa chỉ mới được thành lập từ năm 1991, tách ra từ giáo xứ Phú Bình. Số giáo dân hiện nay khoàng 4000 người. Cha xứ, giáo dân sống rất chan hoà. Ông cho biết tại Vĩnh Hoà không xảy ra bệnh dịch “gà công nghiệp mổ nhau”, như Đức hồng y từng cảnh báo. Đó chính là sự trưởng thành của người giáo dân hôm nay, nhận rõ cộng đoàn họ đang sinh hoạt cần gì, phải làm gì để trở thành những viên đá sống động.
Ngày 24.6.2007, Đức hồng y GB Phạm Minh Mẫn, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc- Giám mục Mỹ Tho và đông đảo các linh mục đã về dâng lễ tạ ơn cung hiến thánh đường Vĩnh Hòa. Dịp này Đức hồng y đã chính thức xác định tên Nhà thờ Đá Vĩnh Hoà. Ngài nhấn mạnh là đã nhìn thấy trong những viên đá sống động ấy biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, biết bao công lao khó nhọc của giáo dân và mọi người xa gần.
Chắc hẳn từ ngôi nhà thờ Đá này sẽ thôi thúc đời sống đức tin của người tín hữu ngày một vững vàng, chắc chắn hơn.
“Ra Bắc nhớ về Bùi Chu - Phát Diệm
Vào Nam phải đến Gia Kiệm – Hố Nai”
Câu nói truyền miệng ấy đã tồn tại trong giới nhà đạo mình hơn nửa thế kỷ nay, hẳn vì những nơi ấy là vùng đông giáo dân, có nhiều nhà thờ đẹp ? Sang đến thiên niên kỷ này thì điểm đến của mọi người ghé thành phố Saigòn cũng còn là một số nhà thờ mới lạ, độc đáo… mà một trong những ngôi thánh đường có kiến trúc đẹp ấy phải kể đến nhà thờ Đá – Vĩnh Hoà, thuộc hạt Phú Thọ, quận 11.
Đi theo đường Lạc Long Quân, hướng từ Quận Tân Bình sang quận 11, gần đến vòng xoay Đầm Sen rẽ trái theo đường Ông Ích Kiêm, dẫn vào Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 11 cũng là đường đến giáo xứ Vĩnh Hoà.
Nhà thờ có diện tích 12,5m x 33m nằm trong khuôn viên đất chưa đầy 900m2 được thiết kế bởi linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dòng Chúa Cứu Thế từ ý tưởng của linh mục chánh xứ GB. Vũ Mạnh Hùng sau một lần hành hương về Phát Diệm, ghé thăm nhà thờ Đá, được cảm hướng bởi lời Đức Giêsu: “Con người mà thinh lặng thì đá cũng lên tiếng” ( Lc 1,9c40). Linh mục đã kể lại điều này cho giáo dân và dược sự đồng tình. Với lối kiến trúc Á Đông mang nặng hồn Việt. Nhìn ngôi nhà thờ từ phía cuối tính từ đất lên tháp cao 27m; ba tầng, người xem cảm nhận hình bóng ngôi đình làng Việt Nam xưa. Nhận ra được những nét đẹp của văn hoá truyền thống cổ kính. Công trình qủa là một lối diễn tả Đức tin theo truyền thống dân tộc. Mặt chính diện trên tầng tháp cao là bức tranh đá khắc hình Trống đồng Đông Sơn, lồng trong một khung vuông, gợi nhớ huyền thoại dựng nước thời Hùng Vương với sự tích bánh chưng (vuông) bánh dày ( tròn) phản ánh triết lý sống của người Việt Nam ta là mong ước đạt đến sự viên mãn, hòa hợp trời và đất. Đó cũng là niềm tin và đích đến của người tín hữu là được hưởng một nền HOÀ BÌNH VĨNH CỬU trong nước Thiên Chúa. Phía trên cửa vòm là bước tranh khắc đá Chúa Giêsu chịu phép rửa bởi thánh Gioan Baotixita, Đấng bao trợ của giáo xứ. Bên phải, bên trái và hai bên hông còn được trang trí nhiều bức tranh tạc trên đá gần thành tường nhà thờ rất mỹ thuật, ghi lại cuộc đời Đức kitô trong Tân Ước.
Phía trong nhà thờ tầng trệt là chính diện 300 chỗ, cùng với tầng lửng 100 chỗ. Toàn bộ kết cấu phần móng, khung, mái, đều được đổ bê tông cốt thép. Tường nhà thờ sử dụng đá thiên nhiên từ Thánh Hoá đem vào. Đá được các nghệ nhân, thợ đá lành nghề từ làng đá Hoa Lư – Ninh Bình, quê hương của nhà thờ Đá Phát Diệm chế tác. Điểm độc đáo là các viên đá đều được mài bóng theo qui cách 1m x 40 x 0,20m, mỗi viên nặng trên 150kg. các tảng đá chân đế, bê cột nặng cả tấn đều được chặm trổ hoa văn công phu rồi đem chở vào Nam với gần trăm chuyến xe vận tải nặng, mỗi xe chỉ chở được 60 viên một lần.
Mặt tiền cung thành được trang trí bằng bức phông gỗ quý với những nét chạm khắc gỗ tinh xảo Tứ quí thực vật là Mai – Lan – Cúc – Trúc cùng những họa tiết Lân – Sư chầu toà được thể hiện như bày tỏ tấm lòng tôn kính của loài thụ tạo dâng lên Đấng tác thành mọi vật, mọi loài. Mười bốn chặng đàng Thánh giá cũng được thay đổi cho phù hợp với con đường khổ nạn. Chặng thứ I diễn tả Chúa lập phép Thánh Thể qua bữa tiệc ly. Chặng mười bốn là Chúa Phục Sinh được thể hiện dưới dạng gò đồng nổi rất thẩm mỹ và công phu.
Dẫn tôi lên tháp chuông và tham quan tầng hầm nhà thờ được sử dụng làm hội trường, ông Nguyễn Văn Thơi, Chủ tịch Hội đồng Mục vụ giáo xứ năm nay 68 tuổi kể cho tôi nghe thời gian ròng rã ba năm trời thi công, từ cha xứ đến mọi người giáo dân già trẻ, lớn bé đều hết lòng vì nhà Chúa. Cha xứ ra Bắc vào Nam như con thoi. Hàng tuần các họ cử người ra công trường, các đoàn thể từ các em Thiếu Nhi Thánh Thể đến đoàn phạt Tạ Thánh Tâm ai ai cũng muốn góp chút ít công sức, tiết kiệm phần ăn tiêu sinh hoạt để có nơi thờ phụng xứng hợp. Ông cho biết đội lao động tình nguyện gồm 17 thành viên, hằng tối, trực chuyển đá từ 22h đến 2 giờ sáng. Tính ra đã chuyển đến 60.000 viên gạch và hàng chục bệ đá. Các vị trong ban đại diện khu giáo điều động người trực, mỗi tuần một khu lo hậu cầu, dọp dẹp và điều đáng nói là trong suốt thời gian thi công, các sinh hoạt mục vụ không hề gián đoạn. Ông Trần Văn Tân, một nhà giáo vừa về hưu, nay đang là phó khu Mông Triệu tâm sư, giáo xứ Vĩnh Hòa chỉ mới được thành lập từ năm 1991, tách ra từ giáo xứ Phú Bình. Số giáo dân hiện nay khoàng 4000 người. Cha xứ, giáo dân sống rất chan hoà. Ông cho biết tại Vĩnh Hoà không xảy ra bệnh dịch “gà công nghiệp mổ nhau”, như Đức hồng y từng cảnh báo. Đó chính là sự trưởng thành của người giáo dân hôm nay, nhận rõ cộng đoàn họ đang sinh hoạt cần gì, phải làm gì để trở thành những viên đá sống động.
Ngày 24.6.2007, Đức hồng y GB Phạm Minh Mẫn, Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc- Giám mục Mỹ Tho và đông đảo các linh mục đã về dâng lễ tạ ơn cung hiến thánh đường Vĩnh Hòa. Dịp này Đức hồng y đã chính thức xác định tên Nhà thờ Đá Vĩnh Hoà. Ngài nhấn mạnh là đã nhìn thấy trong những viên đá sống động ấy biết bao giọt mồ hôi, nước mắt, biết bao công lao khó nhọc của giáo dân và mọi người xa gần.
Chắc hẳn từ ngôi nhà thờ Đá này sẽ thôi thúc đời sống đức tin của người tín hữu ngày một vững vàng, chắc chắn hơn.