CHÚA NHẬT 5 MÙA CHAY, Năm A, ngày 9.3.2008
Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45
"Ai tin vào Ta dầu có chết cũng sẽ được sống“
Nếu phép lạ Chúa gọi Ladarô ra khỏi mồ sau bốn ngày đã bị chôn mà xẩy ra vào thời đại truyền thông ngày nay, chắc chắn sẽ là một biến cố chưa từng xẩy ra và sẽ làm chấn động toàn thế giới. Biến cố sẽ được không biết bao nhiêu là phóng viên trực tiếp truyền thanh truyền hình… Cả thế giới hàng bao tỷ người sẽ theo dõi không thể bỏ qua. Hàng tỷ người „được chứng kiến việc Đức Giê-su làm“ và chắc sẽ „có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Phải nhìn nhận rằng thánh sử Gioan vừa là một nhà viết sử, vừa là một phóng viên thật chuyên nghiệp, đã viết bài tường thuật với nhiều chi tiết thật tỉ mỉ và sống động, ghi lại những câu đối thoại, mô tả những phản ứng của các nhân vật, diễn đạt cảm xúc sâu xa nhất của chính Chúa Giêsu, nhân vật chính trong bài tường thuật hôm nay, …không quên cả những chi tiết về nơi chốn và thời gian.
Biến cố này càng đáng tin hơn nữa, vì Gioan không phải là người chứng duy nhất, còn có các môn đệ khác, còn có ba chị em Maria, Mácta và Ladarô, có bà con trong tang quyến, có đám đông dân chúng Do Thái “đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn „… vì thôn làng Bêtania là vùng ngoại ô cách Giêrusalem khoảng hơn ba cây số.
Trong biến cố này nhân vật chính không phải là Ladarô mà là Chúa Giêsu. Ladarô chỉ đóng vai đưa các nhân vật khác trình diện Chúa Giêsu, như các môn đệ, Mácta, Maria và đám đông Do Thái. Thánh sử Gioan đã rọi thẳng vào ống kiếng thu hình Chúa Giêsu nhân vật chính. Gioan muốn mạc khải cho mọi người cùng thời và mọi thời Tin Mừng trọng đại và lớn lao nhất mà muôn dân hằng mong đợi: Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai, là Chúa của Sự Sống… Tất cả nhân loại đều được mời gọi đến đức tin.
Chúng ta hãy theo vết chân của Chúa Giêsu. Ladarô là em của hai chị em Mácta và Maria. Cả ba được Đức Giêsu thương mến. Gia đình họ ở làng Bêtania, cách Giêrusalem chừng 2 dặm, khoảng hơn ba cây số. Khi Ladarô đau nặng, hai chị em nhắn tin cho Chúa Giêsu hay “người Thầy yêu đau liệt ” (c.3). Nhưng Đức Giêsu đã không vội vàng lên đường. Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy vinh quang Thiên Chúa và giúp cho các ông thêm lòng tin vào Người nên, khi nghe tin Ladarô đau nặng Ngài còn chủ tâm lưu lại hai ngày: Việc Lazarô thực sự đã chết – đã khâm liệm và bị chôn táng trong huyệt – đã có mùi rồi - 4 ngày - là những sự kiện cần thiết để phép lạ sắp xẩy ra được mạc khải viên mãn.
Khi tới Bêtania, Đức Giêsu đối diện trước cảnh than khóc của hai chị em và những người thân, vì Ladarô đã chết và đã được chôn trong mộ bốn ngày rồi. Qua cuộc đối thoại với Mácta, Chúa Giêsu đã mạc khải cho biết chính Ngài là sự sống lại và là sự sống (x. câu 25). Hơn nữa, Chúa Giêsu còn muốn các môn đệ và những người Do Thái tin vào Ngài là Đấng Thiên Sai nên Ngài đã lớn tiếng mạc khải Chúa Cha cho đám đông dân chúng: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con." Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ! "Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su bảo: "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi."
Phép lạ „nhãn tiền“ trên đây quả thực „vô tiền khoáng hậu“, lớn lao nhất và có nhiều nhân chứng „mắt thấy tai nghe“ nhất, khiến cho dân chúng phải kinh ngạc và nhiều người đã tin vào Người: „Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta ghi nhận:
1) Chúa Giêsu chính là sự sống, là Đấng ban sự sống cho những ai tin vào Ngài, điều này được chứng minh qua phép lạ làm cho Ladarô sống lại: Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Đấng ban sự sống và đòi con người phải đáp trả bằng niềm tin.
2) Trung tâm điểm của Mùa Chay không phải là Thứ Sáu Chịu Nạn mà là Chúa Nhật Phục Sinh khi ta đón mừng Tin Mừng Phục Sinh, khởi điểm và nồng cốt của đức tin Kitô giáo: Chúa đã sống lại như Lời Người đã phán hứa. Cái chết của Ladarô và việc ông được cho sống lại trong Phúc âm hôm nay tiên báo cái chết và phục sinh của Chúa.
3) Chúa Giêsu đã xúc động, xao xuyến, và ứa lệ bộc lộ cho nhân loại thấy Đấng trọn vẹn là Chúa và là người. Đức Kitô đã mặc lấy thân phận con nguời và chia sẻ trọn kiếp sống con người.
4) Lazarô là hình ảnh của mỗi người chúng ta, không những cái chết về phần xác nhưng cả với cái chết phần hồn. Chính Thiên Chúa là cội nguồn sự sống và cùng đích của cuộc đời con người. Chính Ngài sẽ mở cửa mồ cho tất cả những ai tin vào Ngài: “ Ta mở cửa mồ các ngươi và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta và các ngươi được sống”.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Ed 37,12-14; Rm 8,8-11; Ga 11,1-45
"Ai tin vào Ta dầu có chết cũng sẽ được sống“
Nếu phép lạ Chúa gọi Ladarô ra khỏi mồ sau bốn ngày đã bị chôn mà xẩy ra vào thời đại truyền thông ngày nay, chắc chắn sẽ là một biến cố chưa từng xẩy ra và sẽ làm chấn động toàn thế giới. Biến cố sẽ được không biết bao nhiêu là phóng viên trực tiếp truyền thanh truyền hình… Cả thế giới hàng bao tỷ người sẽ theo dõi không thể bỏ qua. Hàng tỷ người „được chứng kiến việc Đức Giê-su làm“ và chắc sẽ „có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Phải nhìn nhận rằng thánh sử Gioan vừa là một nhà viết sử, vừa là một phóng viên thật chuyên nghiệp, đã viết bài tường thuật với nhiều chi tiết thật tỉ mỉ và sống động, ghi lại những câu đối thoại, mô tả những phản ứng của các nhân vật, diễn đạt cảm xúc sâu xa nhất của chính Chúa Giêsu, nhân vật chính trong bài tường thuật hôm nay, …không quên cả những chi tiết về nơi chốn và thời gian.
Biến cố này càng đáng tin hơn nữa, vì Gioan không phải là người chứng duy nhất, còn có các môn đệ khác, còn có ba chị em Maria, Mácta và Ladarô, có bà con trong tang quyến, có đám đông dân chúng Do Thái “đang ở trong nhà với cô Ma-ri-a để chia buồn „… vì thôn làng Bêtania là vùng ngoại ô cách Giêrusalem khoảng hơn ba cây số.
Trong biến cố này nhân vật chính không phải là Ladarô mà là Chúa Giêsu. Ladarô chỉ đóng vai đưa các nhân vật khác trình diện Chúa Giêsu, như các môn đệ, Mácta, Maria và đám đông Do Thái. Thánh sử Gioan đã rọi thẳng vào ống kiếng thu hình Chúa Giêsu nhân vật chính. Gioan muốn mạc khải cho mọi người cùng thời và mọi thời Tin Mừng trọng đại và lớn lao nhất mà muôn dân hằng mong đợi: Chúa Giêsu Kitô là Đấng Thiên Sai, là Chúa của Sự Sống… Tất cả nhân loại đều được mời gọi đến đức tin.
Chúng ta hãy theo vết chân của Chúa Giêsu. Ladarô là em của hai chị em Mácta và Maria. Cả ba được Đức Giêsu thương mến. Gia đình họ ở làng Bêtania, cách Giêrusalem chừng 2 dặm, khoảng hơn ba cây số. Khi Ladarô đau nặng, hai chị em nhắn tin cho Chúa Giêsu hay “người Thầy yêu đau liệt ” (c.3). Nhưng Đức Giêsu đã không vội vàng lên đường. Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ thấy vinh quang Thiên Chúa và giúp cho các ông thêm lòng tin vào Người nên, khi nghe tin Ladarô đau nặng Ngài còn chủ tâm lưu lại hai ngày: Việc Lazarô thực sự đã chết – đã khâm liệm và bị chôn táng trong huyệt – đã có mùi rồi - 4 ngày - là những sự kiện cần thiết để phép lạ sắp xẩy ra được mạc khải viên mãn.
Khi tới Bêtania, Đức Giêsu đối diện trước cảnh than khóc của hai chị em và những người thân, vì Ladarô đã chết và đã được chôn trong mộ bốn ngày rồi. Qua cuộc đối thoại với Mácta, Chúa Giêsu đã mạc khải cho biết chính Ngài là sự sống lại và là sự sống (x. câu 25). Hơn nữa, Chúa Giêsu còn muốn các môn đệ và những người Do Thái tin vào Ngài là Đấng Thiên Sai nên Ngài đã lớn tiếng mạc khải Chúa Cha cho đám đông dân chúng: "Lạy Cha, con cảm tạ Cha, vì Cha đã nhậm lời con. Phần con, con biết Cha hằng nhậm lời con, nhưng vì dân chúng đứng quanh đây, nên con đã nói để họ tin là Cha đã sai con." Nói xong, Người kêu lớn tiếng: "Anh La-da-rô, hãy ra khỏi mồ! "Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Đức Giê-su bảo: "Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi."
Phép lạ „nhãn tiền“ trên đây quả thực „vô tiền khoáng hậu“, lớn lao nhất và có nhiều nhân chứng „mắt thấy tai nghe“ nhất, khiến cho dân chúng phải kinh ngạc và nhiều người đã tin vào Người: „Trong số những người Do-thái đến thăm cô Ma-ri-a và được chứng kiến việc Đức Giê-su làm, có nhiều kẻ đã tin vào Người“.
Qua bài Tin Mừng hôm nay cho chúng ta ghi nhận:
1) Chúa Giêsu chính là sự sống, là Đấng ban sự sống cho những ai tin vào Ngài, điều này được chứng minh qua phép lạ làm cho Ladarô sống lại: Chúa Giêsu mạc khải Ngài là Đấng ban sự sống và đòi con người phải đáp trả bằng niềm tin.
2) Trung tâm điểm của Mùa Chay không phải là Thứ Sáu Chịu Nạn mà là Chúa Nhật Phục Sinh khi ta đón mừng Tin Mừng Phục Sinh, khởi điểm và nồng cốt của đức tin Kitô giáo: Chúa đã sống lại như Lời Người đã phán hứa. Cái chết của Ladarô và việc ông được cho sống lại trong Phúc âm hôm nay tiên báo cái chết và phục sinh của Chúa.
3) Chúa Giêsu đã xúc động, xao xuyến, và ứa lệ bộc lộ cho nhân loại thấy Đấng trọn vẹn là Chúa và là người. Đức Kitô đã mặc lấy thân phận con nguời và chia sẻ trọn kiếp sống con người.
4) Lazarô là hình ảnh của mỗi người chúng ta, không những cái chết về phần xác nhưng cả với cái chết phần hồn. Chính Thiên Chúa là cội nguồn sự sống và cùng đích của cuộc đời con người. Chính Ngài sẽ mở cửa mồ cho tất cả những ai tin vào Ngài: “ Ta mở cửa mồ các ngươi và kéo các ngươi ra khỏi mồ, Ta sẽ cho các ngươi thần trí của Ta và các ngươi được sống”.
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu