Hãng thông tấn Pháp và nhật báo La Croix loan tin về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của giáo phận Hà Nội
Hà-nội, ngày 06.01.2008 (AFP) – Nhật báo Công Giáo La Croix số ra ngày mùng 6/1/2007 đã in lại bản tin của hãng thông tấn Phấp về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của linh mục tu sĩ và giáo dân giáo phận Hà Nội như sau:
Việt Nam: những người Công Giáo đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở bị nhà cầm quyền tịch thu. Phóng viên hăng thông tấn Pháp đã chứng kiến hàng trăm người Công Giáo tụ họp vào cuối tuần ở Hà Nội để cầu nguyện và đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở đã bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu và tịch thu.
Các linh mục và giáo dân tập họp trước hàng rào của cơ sở sát bên với nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, trong thủ đô Hà Nội. Căn nhà này với kiểu kiến trúc thời thuộc địa đã là nơi cư ngụ của vị đại diện Toà Thánh Vatican cho tới ngày bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu vào cuối thập niên 1950.
Một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội đã xác nhận với hãng thông tấn Pháp như sau: « Đây là cơ sở thuộc quyền của giáo hội- Chúng tôi có chứng thư chủ quyền từ năm 1933 ».
Căn nhà này, vẫn còn nguyên vẹn như xưa, đã được sử dụng từ thập niên 1950 cho phòng trà quán nhạc, còn khu vuờn rộng lớn trải rộng từ gốc cây đa đã biến thành bãi đậu xe…
Với gần 8 triệu tín đồ trên dân số 84 triệu dân, cộng đồng Công Giáo Việt Nam là giáo hội quan trọng nhất tại vùng Nam Á, vẫn còn là nạn nhân bị lưu đầy phát vãng…
Từ 50 năm qua, tình hình các tín đồ Công Giáo Việt Nam đã bắt buộc phải ba chìm bẩy nổi theo những biến động chính trị lớn nhỏ của đất nước. Vào năm 1954, sau khi chính quyền thuộc địa Pháp ra đi và miền Bắc bị chế độ cộng sản khống chế, đa số các tín hữu Công Giáo đã di cư về miền Nam, lúc đó nằm dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ…
Vào năm 1975, Việt Nam thống nhất đã khống chế chèn ép Giáo Hội trên toàn quốc, vì họ sợ rằng việc giáo dân Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng sẽ có thể trở thành mối đe dọa cho ưư thế của đảng cộng sản.
Tuy nhiên mối liên lạc giữa Viêt Nam và Vatican đã bớt căng thẳng hơn kể từ cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Việt nam Nguyễm Tấn Dũng với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào tháng giêng 2007.
Hà-nội, ngày 06.01.2008 (AFP) – Nhật báo Công Giáo La Croix số ra ngày mùng 6/1/2007 đã in lại bản tin của hãng thông tấn Phấp về cuộc tụ họp cầu nguyện đòi hỏi cho công lý của linh mục tu sĩ và giáo dân giáo phận Hà Nội như sau:
Việt Nam: những người Công Giáo đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở bị nhà cầm quyền tịch thu. Phóng viên hăng thông tấn Pháp đã chứng kiến hàng trăm người Công Giáo tụ họp vào cuối tuần ở Hà Nội để cầu nguyện và đòi hỏi việc hoàn trả lại các cơ sở đã bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu và tịch thu.
Các linh mục và giáo dân tập họp trước hàng rào của cơ sở sát bên với nhà thờ chính tòa Thánh Giuse, trong thủ đô Hà Nội. Căn nhà này với kiểu kiến trúc thời thuộc địa đã là nơi cư ngụ của vị đại diện Toà Thánh Vatican cho tới ngày bị nhà cầm quyền cộng sản truất hữu vào cuối thập niên 1950.
Một linh mục thuộc giáo phận Hà Nội đã xác nhận với hãng thông tấn Pháp như sau: « Đây là cơ sở thuộc quyền của giáo hội- Chúng tôi có chứng thư chủ quyền từ năm 1933 ».
Căn nhà này, vẫn còn nguyên vẹn như xưa, đã được sử dụng từ thập niên 1950 cho phòng trà quán nhạc, còn khu vuờn rộng lớn trải rộng từ gốc cây đa đã biến thành bãi đậu xe…
Với gần 8 triệu tín đồ trên dân số 84 triệu dân, cộng đồng Công Giáo Việt Nam là giáo hội quan trọng nhất tại vùng Nam Á, vẫn còn là nạn nhân bị lưu đầy phát vãng…
Từ 50 năm qua, tình hình các tín đồ Công Giáo Việt Nam đã bắt buộc phải ba chìm bẩy nổi theo những biến động chính trị lớn nhỏ của đất nước. Vào năm 1954, sau khi chính quyền thuộc địa Pháp ra đi và miền Bắc bị chế độ cộng sản khống chế, đa số các tín hữu Công Giáo đã di cư về miền Nam, lúc đó nằm dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ…
Vào năm 1975, Việt Nam thống nhất đã khống chế chèn ép Giáo Hội trên toàn quốc, vì họ sợ rằng việc giáo dân Công Giáo trung thành với Đức Giáo Hoàng sẽ có thể trở thành mối đe dọa cho ưư thế của đảng cộng sản.
Tuy nhiên mối liên lạc giữa Viêt Nam và Vatican đã bớt căng thẳng hơn kể từ cuộc gặp gỡ giữa thủ tướng Việt nam Nguyễm Tấn Dũng với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI vào tháng giêng 2007.