Tất cả 7 phi hành gia đều trong độ tuổi 40, 3 người bay lần đầu
Phi thuyền con thoi Columbia của Mỹ đã nổ tan thành nhiều mảnh nhỏ trên bầu trời Texas khi trở về trái đất sau phi vụ 16 ngày. Phi thuyền bắt đầu vào lại bầu khí quyển thì màn ảnh TV cho thấy nhiều vệt khói phát ra từ các mảnh vỡ của phi thuyền. Các nhân chứng kể họ nghe một tiếng nổ lớn, và nhìn thấy các mảnh vụn của phi thuyền rơi xuống mặt đất. Tất cả 7 phi hành gia coi như đều đã bị thiệt mạng.

Cơ quan NASA sẽ mở cuộc điều tra sâu rộng để tìm nguyên nhân. Giám đốc chương trình con thoi, Ron Dittemore cho biết dấu hiệu đầu tiên là các bộ phận đo nhiệt độ gắn ở cánh trái của phi thuyền bị va chạm trong lúc phi thuyền rời mặt đất. Lúc đó người ta đã xem xét cánh trái của phi thuyền nhưng không nghĩ nó sẽ gây vấn đề.

Tất cả 7 phi hành gia của chiếc Columbia đều trong độ tuổi 40. Trong đó có Ian Ramon một cựu phi công người Israel, lần đầu tiên nước này có người lên không gian. Có hai phi hành gia nữ, người Mỹ gốc Ấn Độ là Kalpana Chawla - phi hành gia có nhiều kinh nghiệm nhất trong chuyến này - và Laurel Clark bay phi vụ đầu tiên. Phi hành đoàn

·Chỉ huy trưởng Rick Husband, Mỹ· Phi công William McCool, Mỹ · Kalpana Chawla, Mỹ gốc Ấn· Laurel Clark, US gốc Ấn· Ilan Ramon, Do Thái· David Brown, Mỹ· Michael Anderson, Mỹ.

Phi thuyền Columbia đi vào hoạt động năm 1981. Năm 1986 phi thuyền con thoi khác là Challenger đã bị nổ tung không bao lâu sau khi rời dàn phóng làm thiệt mạng cũng 7 phi hành gia.

Tổng thống Bush mô tả tai nạn này là một nỗi đau buồn to lớn cho cả nước Mỹ. Ông ca ngợi lòng quả cảm của các phi hành gia, biết nguy hiểm mà vẫn sẳn sàng bước vào phi vụ để phục vụ nhân loại. Ông Bush tuyên bố chương trình không gian của Mỹ sẽ vẫn tiếp tục bởi vì tiến bộ khoa học có được nhờ thám hiểm không gian mang lại hy vọng cho tương lai.

Các chương trình truyền hình của Hoa Kỳ trong ngày thứ Bảy là ngày xẩy ra tai nạn đã dành gần như toàn bộ thì giờ để trực tiếp truyền hình tại nạn nói trên