Trong một tín hiệu rõ ràng về sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ Châu Âu quanh quan điểm của Mỹ đối với Iraq, tuyên bố ủng hộ Mỹ đã được các nhà lãnh đạo của tám nước Châu Âu ký, nhưng trong đó không có Pháp và Đức.
Bức thư ngỏ gửi tới các tờ báo trên cả hai bờ Đại Tây Dương là ý tưởng của Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose-Maria Aznar. Anh, Italy, Bồ Đào Nha, Hungari, Ba Lan, Đan Mạch và Cộng Hòa Czech cũng đã ký vào tuyên bố này, nói rằng Saddam Hussein không được phép vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng các nước ký tuyên bố
Jose Maria Aznar, Tây Ban Nha
Jose Manuel Durao Barroso, Bồ Đào Nha
Silvio Berlusconi, Italy
Tony Blair, Vương Quốc Anh
Vaclav Havel, Cộng Hòa Czech
Peter Medgyessy, Hungary
Leszek Miller, Ba Lan
Anders Fogh Rasmussen, Ðan Mạch
Tuy nhiên, Tổng Thống Jaques Chirac của Pháp đã tỏ rõ rằng Pháp muốn để các thanh tra vũ khí có thêm thời gian, trong khi đó Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder thì hoàn toàn phản đối chiến tranh.
Thủ Tướng Anh Tony Blair hôm nay thứ Năm sẽ bay sang Madrid gặp gỡ ông Jose-Maria Aznar trước khi có các cuộc hội đàm với Tổng Thống Mỹ tại Trại David.
Trưng bằng chứng
Tổng thống Bush đã nói rằng tuần tới ông sẽ
trao cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) các bằng chứng mới về chương trình vũ khí của Iraq.
Thay mặt Hoa kỳ, Ngoại trưởng Colin Powell sẽ thông báo cho LHQ thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, ý đồ che dấu các loại vũ khí này khỏi sự kiểm soát của thanh tra của LHQ, cũng như mối liên hệ giữa Iraq với các nhóm khủng bố.
Ông Bush bày tỏ quyết tâm Hoa kỳ sẽ khởi sự chiến dịch quân sự chống lại Iraq nếu như nước này không chịu giải giới.
Diễn văn về tình hình liên bang của tổng thống Bush đã không làm giảm đi quan ngại của những người phản đối chiến tranh, thế nhưng có thể nó có tác dụng xoay chuyển lý lẽ chống đối của những người này.
Theo các phái viên thì Nga cũng nghiêng về một luận điểm như vậy, ít nhất là trong lúc này.
Người phụ trách ngoại giao của LHAC, Javier Solana đã hoan nghênh quyết định Hoa kỳ chia sẻ thông tin về Iraq với LHQ, vì theo ông thì đây là một trong những chủ đề vô cùng quan trọng.
Úc, một những đồng minh thân cận của Hoa kỳ, cũng đã đưa ra những lời bình luận tương tự.
Vấn đề hiện nay mọi người đang xoáy vào là liệu các bằng chứng của Hoa kỳ có mang tính thuyết phục hay không, và nếu thuyết phục, thì liệu có bao nhiêu quốc gia sẵn sàng nghiêng theo quyết tâm khởi chiến của Hoa kỳ ?
Phản ứng của một số nước Á châu
Nước Á châu duy nhất là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc, thì chưa đưa ra một phản ứng tức thời nào, và bài diển của ông Bush cũng không được chiếu trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc.
Tại Nhật, đài truyền hình quốc gia có trực tiếp truyền hình bài diển văn này tuy nhiên đã bị lu mờ trước bài tường thuật của các đài tư nhân về chuyện một người Mông Cổ đầu tiên đã lên tới hàng kiện tướng trong môn võ vật truyền thống của nhật là môn sumo.
Tuy nhiên một phát ngôn viên bộ ngoại giao Nhật đã mô tả việc Hoa Kỳ muốn trình bày các lý lẽ và bằng chứng cho cộng đồng quốc tế về Iraq được coi như là một nổ lực để duy trì tình đoàn kết giữa các nước với nhau.
Ước muốn đoàn kết đã được phản ánh trong những lời nhận xét của Ngoại Trưởng Indonesia ông Hassan Wirayuda ngỏ ý rằng Indonesia muốn Hoa Kỳ tự kềm chế và làm việc với Hội Đồng Bảo An LHQ.
Trong bài diển văn năm ngoái, tổng thống Bush đã nêu tên đích danh nước Iraq cùng với Iran và Bắc Hàn đều nằm trong trục ma quỷ. Năm nay ông bush mô tả Bắc Hàn như là một chế độ đàn áp, chuyên lừa đảo và tố cáo Bắc Hàn là đã dùng nguyên tử để gieo rắc kinh hoàng.
Ông nói rằng Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ không để bị bắt chẹt , nhưng hoa kỳ sẽ cùng làm việc với các nước khác để giải quyết cơn khủng hoảng này qua đường lối hòa bình.
Lời tuyên bố của ông Bush đã được Nam Hàn ca tụng như là thăng bằng và tự kềm chế.
Bắc Hàn không có phản ứng trực tiếp bài diển văn này, tuy nhiên một bài xã luận chính thức sau đó đã tố cáo Hoa Kỳ là đang âm mưu tung ra một cuộc tấn công nguyên tử vào Bắc Hàn và bóp nghẹt nước cộng sản này bằng áp lực kinh tế và chính trị.(BBC)
Bức thư ngỏ gửi tới các tờ báo trên cả hai bờ Đại Tây Dương là ý tưởng của Thủ Tướng Tây Ban Nha Jose-Maria Aznar. Anh, Italy, Bồ Đào Nha, Hungari, Ba Lan, Đan Mạch và Cộng Hòa Czech cũng đã ký vào tuyên bố này, nói rằng Saddam Hussein không được phép vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc.
Thủ tướng các nước ký tuyên bố
Jose Maria Aznar, Tây Ban Nha
Jose Manuel Durao Barroso, Bồ Đào Nha
Silvio Berlusconi, Italy
Tony Blair, Vương Quốc Anh
Vaclav Havel, Cộng Hòa Czech
Peter Medgyessy, Hungary
Leszek Miller, Ba Lan
Anders Fogh Rasmussen, Ðan Mạch
Tuy nhiên, Tổng Thống Jaques Chirac của Pháp đã tỏ rõ rằng Pháp muốn để các thanh tra vũ khí có thêm thời gian, trong khi đó Thủ Tướng Đức Gerhard Schroeder thì hoàn toàn phản đối chiến tranh.
Thủ Tướng Anh Tony Blair hôm nay thứ Năm sẽ bay sang Madrid gặp gỡ ông Jose-Maria Aznar trước khi có các cuộc hội đàm với Tổng Thống Mỹ tại Trại David.
Trưng bằng chứng
Tổng thống Bush đã nói rằng tuần tới ông sẽ
trao cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) các bằng chứng mới về chương trình vũ khí của Iraq.
Thay mặt Hoa kỳ, Ngoại trưởng Colin Powell sẽ thông báo cho LHQ thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, ý đồ che dấu các loại vũ khí này khỏi sự kiểm soát của thanh tra của LHQ, cũng như mối liên hệ giữa Iraq với các nhóm khủng bố.
Ông Bush bày tỏ quyết tâm Hoa kỳ sẽ khởi sự chiến dịch quân sự chống lại Iraq nếu như nước này không chịu giải giới.
Diễn văn về tình hình liên bang của tổng thống Bush đã không làm giảm đi quan ngại của những người phản đối chiến tranh, thế nhưng có thể nó có tác dụng xoay chuyển lý lẽ chống đối của những người này.
Theo các phái viên thì Nga cũng nghiêng về một luận điểm như vậy, ít nhất là trong lúc này.
Người phụ trách ngoại giao của LHAC, Javier Solana đã hoan nghênh quyết định Hoa kỳ chia sẻ thông tin về Iraq với LHQ, vì theo ông thì đây là một trong những chủ đề vô cùng quan trọng.
Úc, một những đồng minh thân cận của Hoa kỳ, cũng đã đưa ra những lời bình luận tương tự.
Vấn đề hiện nay mọi người đang xoáy vào là liệu các bằng chứng của Hoa kỳ có mang tính thuyết phục hay không, và nếu thuyết phục, thì liệu có bao nhiêu quốc gia sẵn sàng nghiêng theo quyết tâm khởi chiến của Hoa kỳ ?
Phản ứng của một số nước Á châu
Nước Á châu duy nhất là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo an LHQ, Trung Quốc, thì chưa đưa ra một phản ứng tức thời nào, và bài diển của ông Bush cũng không được chiếu trên đài truyền hình nhà nước Trung Quốc.
Tại Nhật, đài truyền hình quốc gia có trực tiếp truyền hình bài diển văn này tuy nhiên đã bị lu mờ trước bài tường thuật của các đài tư nhân về chuyện một người Mông Cổ đầu tiên đã lên tới hàng kiện tướng trong môn võ vật truyền thống của nhật là môn sumo.
Tuy nhiên một phát ngôn viên bộ ngoại giao Nhật đã mô tả việc Hoa Kỳ muốn trình bày các lý lẽ và bằng chứng cho cộng đồng quốc tế về Iraq được coi như là một nổ lực để duy trì tình đoàn kết giữa các nước với nhau.
Ước muốn đoàn kết đã được phản ánh trong những lời nhận xét của Ngoại Trưởng Indonesia ông Hassan Wirayuda ngỏ ý rằng Indonesia muốn Hoa Kỳ tự kềm chế và làm việc với Hội Đồng Bảo An LHQ.
Trong bài diển văn năm ngoái, tổng thống Bush đã nêu tên đích danh nước Iraq cùng với Iran và Bắc Hàn đều nằm trong trục ma quỷ. Năm nay ông bush mô tả Bắc Hàn như là một chế độ đàn áp, chuyên lừa đảo và tố cáo Bắc Hàn là đã dùng nguyên tử để gieo rắc kinh hoàng.
Ông nói rằng Hoa Kỳ và cả thế giới sẽ không để bị bắt chẹt , nhưng hoa kỳ sẽ cùng làm việc với các nước khác để giải quyết cơn khủng hoảng này qua đường lối hòa bình.
Lời tuyên bố của ông Bush đã được Nam Hàn ca tụng như là thăng bằng và tự kềm chế.
Bắc Hàn không có phản ứng trực tiếp bài diển văn này, tuy nhiên một bài xã luận chính thức sau đó đã tố cáo Hoa Kỳ là đang âm mưu tung ra một cuộc tấn công nguyên tử vào Bắc Hàn và bóp nghẹt nước cộng sản này bằng áp lực kinh tế và chính trị.(BBC)