Tổng thống Bush của Hoa kỳ nói rằng tuần tới ông ta sẽ trao cho LHQ các bằng chứng mới về chương trình vũ khí của Iraq.
Thay mặt Hoa kỳ ngoại trưởng Colin Powell sẽ thông báo cho LHQ thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, ý đồ che dấu các loại vũ khí này khỏi sự kiểm soát của thanh tra của LHQ, cũng như mối liên hệ giữa Iraq với các nhóm khủng bố.
Ông Bush bày tỏ quyết tâm Hoa kỳ sẽ khởi sự chiến dịch quân sự chống lại Iraq nếu như nước này không chịu giải giới.
Diễn văn về tình hình liên bang của tổng thống Bush đã không làm giảm đi quan ngại của những người phản đối chiến tranh, thế nhưng có thể nó có tác dụng xoay chuyển lý lẽ chống đối của những người này.
Một trong những người phản chiến kiên trì nhất là ngoại trưởng Pháp, ông Dominique de Villepin, người nói rằng chiến tranh trong thời điểm này là hoàn toàn vô lý.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Pháp đã hoan nghênh quyết định trưng ra bằng chứng về Iraq của Hoa kỳ, và nói thêm Pháp sẽ xem xét chúng. Theo ông de Villepin thì chiến tranh và hòa bình là một trách nhiệm nặng nề, không thể xem nhẹ được.
Theo các phái viên thì Nga cũng nghiêng về một luận điểm như vậy, ít nhất là trong lúc này.
Người phụ trách ngoại giao của LHAC, Javier Solana đã hoan nghênh quyết định Hoa kỳ chia sẻ thông tin về Iraq với LHQ, vì theo ông thì đây là một trong những chủ đề vô cùng quan trọng.
Úc, một những đồng minh thân cận của Hoa kỳ, và Nhật bản, cũng đã đưa ra những lời bình luận tương tự.
Vấn đề hiện nay mọi người đang xoáy vào là liệu các bằng chứng của Hoa kỳ có mang tính thuyết phục hay không, và nếu thuyết phục, thì liệu có bao nhiêu quốc gia sẵn sàng nghiêng theo quyết tâm khởi chiến của Hoa kỳ? (BBC)
Thay mặt Hoa kỳ ngoại trưởng Colin Powell sẽ thông báo cho LHQ thông tin về vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, ý đồ che dấu các loại vũ khí này khỏi sự kiểm soát của thanh tra của LHQ, cũng như mối liên hệ giữa Iraq với các nhóm khủng bố.
Ông Bush bày tỏ quyết tâm Hoa kỳ sẽ khởi sự chiến dịch quân sự chống lại Iraq nếu như nước này không chịu giải giới.
Diễn văn về tình hình liên bang của tổng thống Bush đã không làm giảm đi quan ngại của những người phản đối chiến tranh, thế nhưng có thể nó có tác dụng xoay chuyển lý lẽ chống đối của những người này.
Một trong những người phản chiến kiên trì nhất là ngoại trưởng Pháp, ông Dominique de Villepin, người nói rằng chiến tranh trong thời điểm này là hoàn toàn vô lý.
Tuy nhiên, ngoại trưởng Pháp đã hoan nghênh quyết định trưng ra bằng chứng về Iraq của Hoa kỳ, và nói thêm Pháp sẽ xem xét chúng. Theo ông de Villepin thì chiến tranh và hòa bình là một trách nhiệm nặng nề, không thể xem nhẹ được.
Theo các phái viên thì Nga cũng nghiêng về một luận điểm như vậy, ít nhất là trong lúc này.
Người phụ trách ngoại giao của LHAC, Javier Solana đã hoan nghênh quyết định Hoa kỳ chia sẻ thông tin về Iraq với LHQ, vì theo ông thì đây là một trong những chủ đề vô cùng quan trọng.
Úc, một những đồng minh thân cận của Hoa kỳ, và Nhật bản, cũng đã đưa ra những lời bình luận tương tự.
Vấn đề hiện nay mọi người đang xoáy vào là liệu các bằng chứng của Hoa kỳ có mang tính thuyết phục hay không, và nếu thuyết phục, thì liệu có bao nhiêu quốc gia sẵn sàng nghiêng theo quyết tâm khởi chiến của Hoa kỳ? (BBC)