SAIGÒN -- Chiều 20/11/2007 tại giáo xứ Phú Trung, Tân Sơn Nhì, Sài Gòn, linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng đã dâng thánh lễ cầu nguyện cho các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.
Trong nhà thờ, trên những hàng ghế đầu có các thầy cô trường Trung học Phổ thông Dân lập Nguyễn Trãi, trường Tiểu học Lạc Long Quân, nhóm giáo chức Thánh Tâm. Nhiều giáo dân thuộc giáo xứ cũng có mặt chiều nay.
Trước khi thánh lễ được cử hành, một vị trong Ban mục vụ HĐGX và một cháu thiếu nhi đã lên đọc lời chúc mừng các thầy cô trong tâm tình quí trọng và yêu thương. Đáp lại tâm tình ấy, một cô đại diện trường tiểu học Lạc Long Quân đã nói lời cảm ơn sự trân trọng và quí mến của cộng đồng giáo xứ đối với các giáo chức.
Những bó hoa tươi thắm được trao tay như đong đầy tình yêu thương và biết ơn. Nhưng đậm đà nhất vẫn là bài giảng của cha chánh xứ nói về sứ mạng của giáo chức Công giáo trong xã hội hôm nay.
“Lệnh truyền cuối cùng của Chúa Giêsu là “Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân”. Lời truyền này làm cho tất cả các Kitô hữu trở thành các nhà giáo dục.
Chúa Giêsu cũng là một người thầy. Lời giảng của Ngài không phải là lý thuyết cao siêu về luân lý mà rất thiết thực gần gũi với cuộc sống đời thường vì Ngài dạy chúng ta về tương quan với Thiên Chúa, tương quan với nhau và cách thức nên người, nên thánh.”
Hơn nữa, nhà giáo Công giáo có một sứ mạng chuyên biệt vì sứ mạng giáo dục được gắn liền với sứ mạng Loan báo Tin Mừng. Muốn Loan báo Tin Mừng đích thực và hiệu quả, nhà sư phạm phải khuôn mẫu và noi theo Đức Kitô. Nhà giáo noi theo Đức Kitô vì Ngài luôn nhắm đến một sự giáo dục con người toàn diện với một đường lối lý tưởng cho tiến trình giáo dục xã hội qua các thời đại.
Khi giáo dục theo các mục tiêu trên, nhà giáo mới có cơ hội phản ánh được dáng dấp của Đức Kitô cho thế hệ trẻ.”
Xoay quanh kinh Lạy Cha, cha xứ còn đi sâu vào khuôn mẫu của nhà sư phạm hôm nay nữa. (Xem thêm bài viết của cha G. M. Lê Quốc Thăng)
Sau thánh lễ, các thầy cô giáo và quan khách đã họp mặt để giao lưu trong phần tiệc trà cũng với chủ đề về sứ mạng giáo chức Công giáo trong xã hội hôm nay. Xen kẽ cuộc thảo luận là những tiết mục văn nghệ do các em thiếu nhi của giáo xứ trình bày.
Thật bất ngờ về những ý kiến của các vị giáo chức: thầy Nguyễn Văn Dị cho rằng: “ Trong quá trình giảng dạy, tôi được học làm người và làm con Chúa.” Giáo sư Ngô Thời Duệ thì phát biểu: “Trước năm 1975, hầu như nhà trường được đặt cạnh nhà thờ nhưng hiện tại thì điều này không còn. Hiến pháp Liên Xô yêu cầu tách rời nhà trường khỏi nhà thờ. Khi Liên Xô sụp đổ, người ta lại cố gắng đặt nhà trường cạnh nhà thờ. Có phải nền giáo dục Kitô là đỉnh cao và đã thâm nhập vào nền văn minh của nhân loại? Đức cố giám mục Phạm Ngọc Chi đã có lý khi đưa ra một đường lối giáo dục với bốn tiêu chuẩn đó là: Tổ quốc, quê hương, khoa học và kỷ luật.”
Thầy Nguyễn Xuân Thu có ý kiến rằng: “ Hiện nay trong nhà trường phổ thông có qui định nội dung giảng dạy không được xen vào vần đề tôn giáo. Vì thế học giáo lý là phần bù đắp về giáo dục tinh thần và tâm linh.” Thầy Thu còn lo ngại về đạo đức của giáo viên, một vấn đề đang làm xã hội nhức nhối. Còn đạo đức của học sinh thì sa sút rõ rệt, đáng báo động.
Một giáo viên mẫu giáo lại mong tiếp thu những kinh nghiệm của những vị giáo chức cao tuổi. Cô Hường, một người chuyên dạy giáo lý dự tòng cho rằng: “Giáo dục khơi lên và phát triển những điều tốt cho con người các em, tránh giảng dạy lý thuyết và nặng về lề luật, cần hòa nhập với những người khác.”
Thầy Công Minh nói rằng: “Trong thư của Đức cha Hoàng Đức Oanh có nhắc nhở: Giáo hội trần thế đưa Thiên Chúa ra khỏi học đường thì chúng ta đưa Chúa Kitô vào nhà trường bằng cách làm nhân chứng cho Ngài”. Một vị khác lại cho rằng: “Hội Thánh tìm cách can dự vào giáo dục thì là mối lợi lớn cho đất nước.”
Buổi họp mặt kết thúc tốt đẹp. Món quà nhỏ trên tay các thầy cô là Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với tiêu đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và giáo dục ngày mai” như một lời mời gọi mỗi người chúng ta phải có ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp giáo dục hôm nay; vì giáo dục là một thiên chức được cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo làm thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
Trong nhà thờ, trên những hàng ghế đầu có các thầy cô trường Trung học Phổ thông Dân lập Nguyễn Trãi, trường Tiểu học Lạc Long Quân, nhóm giáo chức Thánh Tâm. Nhiều giáo dân thuộc giáo xứ cũng có mặt chiều nay.
Trước khi thánh lễ được cử hành, một vị trong Ban mục vụ HĐGX và một cháu thiếu nhi đã lên đọc lời chúc mừng các thầy cô trong tâm tình quí trọng và yêu thương. Đáp lại tâm tình ấy, một cô đại diện trường tiểu học Lạc Long Quân đã nói lời cảm ơn sự trân trọng và quí mến của cộng đồng giáo xứ đối với các giáo chức.
Những bó hoa tươi thắm được trao tay như đong đầy tình yêu thương và biết ơn. Nhưng đậm đà nhất vẫn là bài giảng của cha chánh xứ nói về sứ mạng của giáo chức Công giáo trong xã hội hôm nay.
“Lệnh truyền cuối cùng của Chúa Giêsu là “Các con hãy đi rao giảng cho muôn dân”. Lời truyền này làm cho tất cả các Kitô hữu trở thành các nhà giáo dục.
Chúa Giêsu cũng là một người thầy. Lời giảng của Ngài không phải là lý thuyết cao siêu về luân lý mà rất thiết thực gần gũi với cuộc sống đời thường vì Ngài dạy chúng ta về tương quan với Thiên Chúa, tương quan với nhau và cách thức nên người, nên thánh.”
Hơn nữa, nhà giáo Công giáo có một sứ mạng chuyên biệt vì sứ mạng giáo dục được gắn liền với sứ mạng Loan báo Tin Mừng. Muốn Loan báo Tin Mừng đích thực và hiệu quả, nhà sư phạm phải khuôn mẫu và noi theo Đức Kitô. Nhà giáo noi theo Đức Kitô vì Ngài luôn nhắm đến một sự giáo dục con người toàn diện với một đường lối lý tưởng cho tiến trình giáo dục xã hội qua các thời đại.
Khi giáo dục theo các mục tiêu trên, nhà giáo mới có cơ hội phản ánh được dáng dấp của Đức Kitô cho thế hệ trẻ.”
Xoay quanh kinh Lạy Cha, cha xứ còn đi sâu vào khuôn mẫu của nhà sư phạm hôm nay nữa. (Xem thêm bài viết của cha G. M. Lê Quốc Thăng)
Sau thánh lễ, các thầy cô giáo và quan khách đã họp mặt để giao lưu trong phần tiệc trà cũng với chủ đề về sứ mạng giáo chức Công giáo trong xã hội hôm nay. Xen kẽ cuộc thảo luận là những tiết mục văn nghệ do các em thiếu nhi của giáo xứ trình bày.
Thật bất ngờ về những ý kiến của các vị giáo chức: thầy Nguyễn Văn Dị cho rằng: “ Trong quá trình giảng dạy, tôi được học làm người và làm con Chúa.” Giáo sư Ngô Thời Duệ thì phát biểu: “Trước năm 1975, hầu như nhà trường được đặt cạnh nhà thờ nhưng hiện tại thì điều này không còn. Hiến pháp Liên Xô yêu cầu tách rời nhà trường khỏi nhà thờ. Khi Liên Xô sụp đổ, người ta lại cố gắng đặt nhà trường cạnh nhà thờ. Có phải nền giáo dục Kitô là đỉnh cao và đã thâm nhập vào nền văn minh của nhân loại? Đức cố giám mục Phạm Ngọc Chi đã có lý khi đưa ra một đường lối giáo dục với bốn tiêu chuẩn đó là: Tổ quốc, quê hương, khoa học và kỷ luật.”
Thầy Nguyễn Xuân Thu có ý kiến rằng: “ Hiện nay trong nhà trường phổ thông có qui định nội dung giảng dạy không được xen vào vần đề tôn giáo. Vì thế học giáo lý là phần bù đắp về giáo dục tinh thần và tâm linh.” Thầy Thu còn lo ngại về đạo đức của giáo viên, một vấn đề đang làm xã hội nhức nhối. Còn đạo đức của học sinh thì sa sút rõ rệt, đáng báo động.
Một giáo viên mẫu giáo lại mong tiếp thu những kinh nghiệm của những vị giáo chức cao tuổi. Cô Hường, một người chuyên dạy giáo lý dự tòng cho rằng: “Giáo dục khơi lên và phát triển những điều tốt cho con người các em, tránh giảng dạy lý thuyết và nặng về lề luật, cần hòa nhập với những người khác.”
Thầy Công Minh nói rằng: “Trong thư của Đức cha Hoàng Đức Oanh có nhắc nhở: Giáo hội trần thế đưa Thiên Chúa ra khỏi học đường thì chúng ta đưa Chúa Kitô vào nhà trường bằng cách làm nhân chứng cho Ngài”. Một vị khác lại cho rằng: “Hội Thánh tìm cách can dự vào giáo dục thì là mối lợi lớn cho đất nước.”
Buổi họp mặt kết thúc tốt đẹp. Món quà nhỏ trên tay các thầy cô là Thư Chung của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam với tiêu đề “Giáo dục hôm nay, xã hội và giáo dục ngày mai” như một lời mời gọi mỗi người chúng ta phải có ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp giáo dục hôm nay; vì giáo dục là một thiên chức được cộng tác với Thiên Chúa trong công trình sáng tạo làm thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.