NGƯỜI VIỆT NAM CÔNG GIÁO (3)
CHƯƠNG III.- HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT-NAM.
1.- Sau biến cố 30.04.1975, các Đức Giám mục Miền Nam đã họp từ ngày 15 đến 20.12.1975 và đã loan đi Thông cáo chung :
“… Đứng trước hoàn cảnh mới và phức tạp, chúng tôi ý thức tầm mức quan trọng của khóa họp và vì thế, chúng tôi đã nhất trí đề ra một phương pháp mới để làm việc.
Chúng tôi nghĩ rằng chưa mấy ai trong chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm về nếp sống hiện tại. Do đó, chúng tôi đặt trọng tâm của khóa họp vào việc lắng nghe và tìm hiểu…”
2.- Sau đó, ngày 16.07.1976, Hội nghị các Giám mục Miền Nam Việt-Nam đã ra Thư Chung với các điểm chính như sau:
“Giáo Hội tại thế. Đức Giêsu Kitô đã được sai đến qui tụ nhân loại thành một gia đình duy nhất trong đó Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em. Công cuộc đó chỉ được hoàn thành khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. Nhưng Ngài đã thiết lập Giáo Hội, hầu ở trần gian, trong giòng lịch sử nầy, Giáo Hội làm dấu chỉ cho sự hợp nhất và làm khí cụ xây dựng nhân loại mới ấy. Bởi đó Giáo Hội có nhiệm vụ đồng hành với toàn thể nhân loại và cùng chung một số phận trần thế (xem Vui Mừng và Hy Vọng 40, 2).
Dấn thân. Đạo chúng ta là đạo cứu thế qua việc dấn thân phục vụ. Chính Chúa Kitô đã đến làm người ở giữa chúng ta và sống trọn vẹn thân phận con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (xem Hipri 4, 15). Chính vì vậy mà Giáo Hội ước mong được đối thoại với hết mọi người. Giáo Hội tin rằng đối thoại là con đường tốt nhất để đi tới sự thông cảm nhau.
Phục vụ. Sự hiện diện của chúng ta trong lòng dân tộc còn phải thể hiện mục đích của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đức Kitô đã làm người để cứu độ chúng ta. Ngài yêu thương thế gian đến nổi đã hiến mạng sống để cứu độ thế gian. Không bị một tham vọng trần thế nào thúc đẩy, Giáo Hội cũng chỉ nhắm một điều là tiếp tục công cuộc của chính Chúa Kitô. Đấng đã đến thế gian để làm chứng cho chân lý, để cứu rỗi chứ không luận phạt, để phục vụ chứ không để được hầu hạ (xem Vui Mừng và Hy Vọng 3).
Người Công Giáo và Chủ nghĩa Xã hội. Gìữa Đức Tin Kitô giáo và Chủ nghĩa Mác-Lênin có xung khắc về cơ bản, điều nầy ai cũng nhìn nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà không thể có đối thoại và cộng tác chân thành giữa những ai cùng phục vụ con người trong sứ mạng cá nhân và xã hội: “Vì mọi người dù tin hay không tin, cũụng đều phải trợ lực cho việc xây dựng thế giới nầy là hợp lý, là nơi họ đang sống (xem Vui Mừng và Hy Vọng 21, 6).
3.- Hội đồng Giám Mục Việt-Nam đã họp Đại hội từ ngày 24.04 đến 01.05.1980 tại Hà nội. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ ‘Venerabilium Nostrorum’ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt-Nam ngày 24.11.1960, các Đức Giám Mục Việt-Nam (thiếu Đức Cha P.X Nguyễn văn Thuận) mới có dịp họp chung. 33 Đức Giám Mục đã có thư gởi toàn thể Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân cả nước ngày 01.05.1980. Trong đó, Hội đồng Giám mục Việt-Nam xác định Đường Hướng Mục Vụ được xây dựng dựa trên căn bản :
A.- Một Hội Thánh vì Loài Người. Sứ mạng của Hội Thánh :
a) không những là đem Phúc Âm và ân sủng của Chúa Kitô đến cho nhân loại, mà còn đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế (Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân 1)
b) là tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến không phải để được hầu hạ, nhưng đến để phục vụ tất cả loài người. Đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích trong thông điệp "Đấng Cứu chuộc con ngườĩ" (Redemptor Hominis) rằng: « Con người là con đường của Hội Thánh », nghĩa là tất cả mọi con đường của Hội Thánh đều dẫn tới con người (Đấng Cứu chuộc con người, 14). Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Hội Thánh và xã hội trần thế, giữa sứ mạng của Hội Thánh và xã hội trần thế, vì ‘dù có tin hay không tin, mọi người đều phải góp phần xây dựỉng thế giới cho hợp lý, vì họ cần chung sống trong thế giới này (Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, Vui Mừng và Hy Vọng, 21, 6).
B.- Hội Thánh trong Lòng Dân Tộc.
a)- Để sống trung thành với bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt-Nam nghĩa là :
- Gắn bó với Chúa Kitô và hợp nhất với Hội Thánh toàn cầu;
- Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị đại diện của Chúa Kitô, người được Chúa giao trách nhiệm ‘chăn dắt đoàn chiên của Nguời’ (Gioan 21,15-18), và ‘làm cho anh em vững mạnh’ (Luc 22,32).
- Gắn bó với nhau trong tình huynh đệ theo kiểu mẫu Hội Thánh thời sơ khai : ‘Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của riêng nhưng đối với họ, mọi sự là của chung’ (Cv. 4,32, 2,42).
- Trung thành với tinh thẩn của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hòa mìnhvới cộng đồng xã hội mình đang sống.
Để đạt được mục đích ấy, trước hết chúng ta phải không ngừng hoán cải lương tâm và thay đổi cách sống của mọi cá nhân cũng như của mỗi cộng đoàn Dân Chúa trong Hội thánh ở Việt-Nam sao cho phù hợp với Phúc Âm hơn.
b)- Sự gắn bó và hòa mình với Dân Tộc và Đất Nước đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc;
- Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp với truyền thống Dân Tộc.
C.- Các Giám Mục cũng đã loan báo việc thông qua ‘Qui chế Hội đồng Giám mục Việt-Nam’
và giải thích ý nghĩa việc đi Rôma : “Việc viếng mộ các Tông đồ và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục Thế Giới tại Rôma nói lên hai đặc tính của Hội Thánh Chúa Kitô là phổ quát và hợp nhất, đồng thời thể hiện tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm của các Giám Mục đối với Hội Thánh hoàn cầu.”
4. Ad limina, viết tắt của ad limina apostolonna (aux seuils des basiliques des apôtres) = bước qua ngưỡng cửa vương cung thánh đường các tông đồ, nói cách khác là đến Rôma. Tại đây, các Giám Mục, mỗi năm năm phải đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm. (Giáo luật điều 400).
a)- 21 Đức Giám Mục Việt-Nam thực hiện ‘ad limina' do Đức Hồng Y Trịnh văn Căn hướng dẫn. Đặc biệt, ngày 22.06.1980, Đức Thánh Cha đã ưu ái đến tận Nhà Quản lý Phát Diệm (Rôma) để thăm Đức Hồng Y và các Đức Cha. Trong diễn văn đọc hôm 17.06.1980, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai điểm: « lần đầu các Giám Mục đến đông từ miền Bắc tới Rôma viếng Tòa Thánh và ‘gặp Phêrô'', thủ lãnh Giám Mục đoàn và Chủ Chăn Giáo Hội hoàn cầu, dấu hiệu hữu hình sự hiệp nhất và hiệp thông của toàn Giáo Hội ». Do đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đặc biệt về lòng trung thành, về sự hiệp nhất và hiệp thông với Phêrô, bởi vì Đức Thánh Cha thấu hiểu hoàn cảnh của các Vị chủ chăn và của Cộng đồng Công giáo Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Đức Thánh Cha thấy rõ: cần phải củng cố Đức Tin. Đức Tin này được củng cố nhất là khi các Giám mục đến viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, cột trụ của Giáo hội và có nhiệm vụ do Chúa trao cho: là "củng cố Đức Tin của anh em mình", trước hết những anh em trong Hàng Giám mục, kế vị các Tông đồ, thuộc Giám mục đoàn, và cũng là Thầy dạy Đức Tin cho phần Dân Chúa được trao phó.
b)- Năm 1985 chỉ có 3 Giám Mục được về Rôma.
c)- Năm 1990 có 21 Giám Mục đến viếng mộ hai thánh Tông Đồ và gặp Đức Thánh Cha.
d)- Năm 1996 có 14 Giám Mục. Trong cuộc gặp gỡ chung với Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ngày 14.12.1996, sau khi nghe lời chào mừng của Đức Hồng Y Tổng Gíám Mục Hà nội, Đức Thánh Cha đã trao cho mỗi Giám mục bài diển văn, nói đến ý nghĩa của việc các Giám Mục về Rôma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và gặp Đức Thánh Cha. Ý nghĩa đó là sự hiệp thông của toàn thể Gíáo Hội và sự hiệp nhất của Giám mục đoàn với nhau và với Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha nói lên ao uớc của Người được gặp tất cả các Giám mục Việt-Nam, nhưng không thể được. Đức Thánh Cha gởi lời chào thăm các Giám mục vắng mặt, cộng đoàn tín hữu, và toàn thể Dân Tộc Việt-Nam. Đức Thánh Cha lưu ý rằng: « cuộc viếng thăm của một Hội đồng Giám mục đầy đủ là dấu chứng tỏ sự tự do tôn giáo được tôn trọng tại một quốc gia ».
e)- Lần cuối cùng, cách đây đã hơn 5 năm, ngày 14.01.2002, Hội đồng Giám mục Việt-Nam (chỉ thiếu hai vị) đã đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm.
Ngày 22.01.2002, sau khi chào mừng Đức Thánh Cha, cám ơn Tiền Nhân từ gần năm thế kỷ đã gieo Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội Đất Việt, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, đã đề cập đến việc sống đạo của tín hữu người Việt, quốc nội cũng như hải ngoại.
Nhìn lại Quê hương đang canh tân, Đức Cha nói: “Việt-Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh tế thị trường, từ chủ thuyết cô lập tiến vào việc hội nhập với cộng đồng thế giới tự do. Thế nhưng, trong tiến trình đổi mới nầy Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết''.
Đức Thánh Cha mở đầu Huấn từ bằng bày tỏ sự sung sướng được gặp gỡ những Giám Mục mới được tấn phong và hầu hết các Giám mục trong Hội đồng Giám Mục trong diễm phúc hiệp thông đầy tình huynh đệ. Đức Thánh Cha nhờ các Giám Mục chuyển đến toàn thể các thành phần Dân Chúa Việt-Nam là Đức Thánh Cha cầu nguyện và khuyến khích chúng ta sống theo Phúc Âm bằng noi gương Tiền Nhân Tử đạo.
Sau khi nhắc lại những hoạt động mà các Giám Mục đã cộng tác thực hiện từ sau lần ‘ad limina'' trước, Đức Thánh Cha mời: Giáo Hội Việt-Nam ra khơi.
Đức Thánh Cha cầu xin một hơi thở từ Chúa Thánh Thần để có niềm phấn khởi mới trong việc giáo huấn, đào tạo, kinh nguyện cũng như công tác tông đồ của các Giám Mục. Những dự án mục vụ cần vừa thích hợp với hoàn cảnh và nhu cầu khả hữu vừa lưu ý đến môi trường đang sống, trong đó, phải lưu ý yếu tố con người được vun bồi bởi nhiều nền văn hóa và truyền thống tôn giáo khác nhau. Đức Thánh Cha nhắc lại sự hoàn chỉnh các cơ chế của Hội đồng Giám Mục. Hôm kết thúc khóa họp thường niên ngày 22.09.2001, Hội đồng đã lập 4 Ủy ban mới: Phúc âm hóa, Giáo lý, Văn hóa và Bác ái Xã hội.
Trong tường trình ngũ niên, các Giám Mục thường đề cập đến sự phát triển huấn dạy giáo lý cơ bản lẫn đào luyện liên tục cho linh mục, tu sĩ và giáo dân để xây dựng và sống Đức Tin. Điều cần là cung cấp cho mọi người một giáo huấn vững chắc về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Giáo Hội Công Giáo cũng được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
Đức Thánh Cha nêu đoạn 76 Gaudium et Spes ‘Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào''. Bởi thế ‘cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình''. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau''. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy'', Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Giáo Hội không muốn thay người trách nhiệm của Nhà nước, công việc của cá nhân hay tập thể.
Để thực hiện sự ‘hợp tác lành mạnh’ nầy, Giáo Hội mong đợi nơi chánh quyền tôn trọng toàn diện sự độc lập và tự trị của Giáo Hội mà quyền Tự do Tôn giáo quí giá đã được khẳng định trong Công Đồng Vatican II và trong những Tuyên ngôn và Quy ước quốc tế, cho từng cá nhân và những cộng đồng tôn giáo.
Đức Thánh Cha không chỉ ưu tư đến Giáo Hội Công giáo mà còn nghĩ đến các tôn giáo khác cũng như cả Dân Tộc Việt-Nam. Người mọi người Việt được quyền có đời sống no ấm và hạnh phúc thật sự, Đức Thánh Cha đã nói đến Sự Hợp Tác Lành Mạnh giữa Cộng Đồng Chánh trị và Cộng Đồng Tôn Giáo. Khi Cộng Đồng Tôn Giáo được độc lập và tự chủ thì mới có đủ tư cách để cộng tác trực tiếp vào việc xây dựng xã hội lành mạnh. Một thí dụ: công táục giáo dục cần thiết cho việc mở mang dân trí. Các tôn giáo không được dự phần vào công tác nầy vì Nhà nước đã chiếm đoạt toàn bộ những trường học cũa các tôn giáo từ 1975 đến giờ.
Nhật báo ‘La Croix'' (Thánh Giá), phát hành tại Pháp quốc ngày 23.01.2002, dưới tựa đề ề Jean-Paul II encourage les évêques vietnamiens qu’il juge ‘exemplaires'' (Gioan-Phaolô Đệ Nhị khích lệ các Giám Mục Việt-Nam mà Ngài cho là ‘mẫu mực''), đặc phái viên thường trực đã nhắc lại cuộc thăm viếng ‘ad limina'' đầy đủ các Giám Mục Việt-Nam tại Rôma.
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT-NAM. (Trích mạng lưới HĐGM VN)
1. Hội đồng Giám mục Việt-Nam là một tổ chức có tính cách pháp nhân (GL đ. 449,2) gồm tất cả các Giám mục đang thi hành phận sự mục vụ nơi các Giáo phận tại Việt-Nam (x. QC HĐGM VN). Tổ chức nầy có nhiệm vụ cổ vũ tình liên đới để phát huy các thiện ích mà Giáo Hội cống hiến cho Dân Chúa bằng các hình thức và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại (x. GH 23; Gm 38.1; GL đ.447), trong tinh thần gắn bó với dân tộc (x. Thư Chung HĐGM VN 1980, số 9, 10, 11, 12).
2. Thành viên là :
- tất cả các Giám mục Giáo phận tại Việt-Nam và các vị chiếu theo Giáo luật điều 368 và 427,1 được đồng hóa với các ngài.
- các Giám mục phó và Giám mục phụ tá của các Giám mục Giáo phận.
- các Giám mục hiệu tòa khác đang đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt do Tòa Thánh hay do HĐGM VN uỷ thác (GL đ.448,1; 450,1).
3. Mục đích. HĐGM VN lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông – truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội (x. Tông huấn Pastores dabo vobis, số 12; 73-75) làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình, nên :
- HĐGM VN vẫn luôn tôn trọng quyền bính của Giám mục Giáo phận là quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp (GL đ.381,). Tất cả các Giám mục phải hợp thành một HĐGM, hội họp định kỳ, trao đổi các sáng kiến và các dự phóng phát xuất từ sụ khôn ngoan và kinh nghiệm, nhằm tìm kiếm và phát huy nhiều phương thức mục vụ hữu hiệu, đồng thời định huớng tinh thần tập thể vào những thực hiện tôn giáo cụ thể trên tất cả các Giáo phận (GH 23; GM 37).
- Các Giám mục cộng tác vào việc soạn thảo qui chế của HĐGM, và khi đã được Tòa Thánh phê chuẩn, các ngài phải chấp nhận và thi hành.
- Các Giám mục thường xuyên tham dự các buổi họp, đóng góp những sáng kiến tích cực nghiên cứu các vấn đề mục vụ vì lợi ích của các linh hồn và sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương (Chỉ Nam Giám mục, số 211).
HĐGM VN hoạt động trong tinh thần liên đới và hiệp thông với Đức Giáo Hồng và các HĐGM trên thế giới, đặc biệt với các HĐGM Á châu (x. GL đ.459,1).
4. Hoạt động. Sinh hoạt của HĐGM VN diễn ra trong càc hội nghị thường lệ, mỗi năm ít là một lần.
Khi có vấn đề quan trọng đặc biệt, HĐGM VN có thể họp hội nghị ngoại lệ do quyết định của Giám mục Chủ tịch, hoặc do yêu cầu của 2/3 các thành viên của Ban Thường vụ, hoặc do 1/3 các thành viên của HĐGM.
Tất cả các thành viên tham dự hội nghị của HĐGM phải tuyệt đối giữ bí mật về các vấn đề tảo luận tại hội nghị đồng ỳ cho phổ biến.
* Biểu quyết. Trong hội nghị :
- Các Giám mục Giáo phận và các vị được đồng hóa với các ngài, các Giám mục phó đương nhiên do luật có quyền biểu quyết.
- Các Giám mục phụ tá và các Giám mục khác thuộc HĐGM VN có quyền biểu quyết theo Quy Chế HĐGM VN,1980, trừ trường hợp soạn thảo hay sửa đổi quy chế GL đ.454,2).
** Bầu chọn nhân sự. HĐGM VN chọn Giám mục Chủ tịch, Giám mục Phó Chủ tịch, Giám mục Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và các Giám mục đặc trách các Uỷ ban (GL đ.452,1) bằng phiếu kín.
*** Ban hành Quy chế và các Sắc lệnh. HĐGM VN soạn thảo Quy chế và Nội quy HĐGM. Bản Quy chế HĐGM VN phải được Tòa Thánh chuẩn y (GL đ. 451).
HĐGM VN chỉ có thể ấn hành những sắc lệnh tổng quát trong những vấn đề mà luật chung đã ấn định, hoặc được Tòa Thánh uỷ nhiệm cách đặc biệt bằng tự sắc hay do yêu cầu của chính HĐGM (GL đ. 455,1). HĐGM VN ấn định thể thức công bố và thời gian các sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực (GL đ. 455,3).
**** Việc thi hành. Giám mục Giáo phận phải chấp nhận như có hiệu lực pháp lý từ quyền tối thượng của Giáo Hội (GM 38,4) và truyền thi hành trong Giáo phận các quyết định hay sắc lệnh đã được HĐGM VN biểu quyết hợp pháp và Tòa Thánh chuẩn y (Chỉ Nam Giám mục, số 212a).
Đối với các quyết định hay hướng dẫn không có hiệu lực pháp lý bắt buộc, Giám mục Giáo phận trong tinh thần hợp nhất và bác ái, sẽnhân danh thẩm quyền của ngài mà công bố và truyền thi hành (Chỉ Nam Giám mục, số 212b).
5. Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt-Nam gồm có :
- Giám mục Chủ tịch,
- Một hay nhiều Giám mục Phó Chủ tịch,
- Giám mục Tổng Thư ký,
- Một hay nhiều Giám mục Phó Tổng Thư ký. Phó Tổng Thư ký có thể là một Linh mục,
- Các Giám mục Chủ tịch Uỷ ban có thể được mời vào Ban thường vụ.
Ban thường vụ HĐGM họp thưòng kỳ một hay hai lần trong năm. Khi cần có thể họp bất thường, để phiên họp Ban Thường vụ có giá trị, cần 2/3 số thành viên hiện diện.
* Thẩm quyền :
- là đại diện của HĐGM VN,
- chăm lo thực hiện các quyết định của HĐGM VN,
- đề ra chương trình nghị sự cho hội nghị của HĐGM VN,
- bảo đảm tính liên tục trong các đường hướng mục vụ của HĐGM,
- giải quyết các vấn đề thông thường giữa các lần hội nghị của HĐGM,
- tổ chức việc bầu Ban Thường vụ cho nhiệm kỳ mới.
** Nhiệm kỳ Ban Thường vụ là 3 năm và chấm dứt sau hội nghị bầu cử.
6. Văn phòng Tổng Thư ký HĐGM VN gồm có :
- Giám mục Tổng Thư ký,
- Các Giám mục Phó Tổng Thư ký,
- Các Linh mục Thư ký.
* Nhiệm vụ :
- tham dự các hội nghị của HĐGM, Ban Thường vụ và cả các Uỷ ban Giám mục, nếu xét thấy cần thiết,
- soạn thảo chương trình nghị sự của các hội nghị HĐGM và Ban Thường vụ,
- lập biên bản các hội nghị,
- lưu giữ các hồ sơ của HĐGM,
- liên lạc với các Giám mục tại Việt-Nam và với các HĐGM thế giới,
- phổ biến các quyết định của HĐGM VN,
- phúc trình các hoạt động của Ban Thường vụ trong Hội nghị Thường niên của HĐGM.
7. Các Uỷ Ban Giám mục của HĐGM VN được thành lập chiếu theo điều 451 và xét theo nhu cầu mục vụ hiện tại gồm : Giáo lý Đức tin, Kinh thánh, Phụng tự, Nghệ thuật thánh, Thánh nhạc, Loan báo Tin mừng, Giáo sĩ - Chủng sinh, Tu sĩ, Giáo dân, Mục vụ Gia đình, Giới trẻ, Di dân, Bác ái Xã hội, Văn hoá và Truyền thông Xã hội.
- Uỷ Ban Giám mục giúp HĐGM thi hành trách nhiệm mục vụ trong một lĩnh vực chuyên biệt; Uỷ Ban Giám mục có tràch nhiệm trước HĐGM và phải báo cáo đường hướng và sinh hoạt cho HĐGM.
- Giám mục đặc trách Uỷ Ban do HĐGM đề cử và chấp thuận. Nhiệm kỳ : 3 năm.
- Mỗi Uỷ Ban Giám mục soạn thảo mọt nội quy riêng xác định đường hướng, nhiệm vụ, quền hạn và tổ chức nhân sự.
Hội đồng Giám Mục Việt-Nam đã họp lần thứ 10 từ ngày 08 đến 12.10.2007, tại Hà nội, đã bầu Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà lạt vào chức vụ tân Chủ tịch của Hội đồng Giám mục nhiệm khóa 2007-2010, thay thế Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa và Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà nội, Tổng Thư Ký.
Kết luận, chúng ta biết rằng : Giáo Hội Công Giáo Quê Hương được lãnh đạo và đại diện bởi Hội đồng Giám Mục Việt-Nam. Tiếng nói hay hành động của một tín hữu Công giáo, dù người đó là một Giám mục, một Linh mục, một Tu sĩ hay một Giáo dân, cũng chỉ là tiếng nói hay hành động của cá nhân ấy mà thôi chứ không thể nhân danh Giáo Hội Công Giáo tại Việt-Nam.
HÀ–MINH THẢO
CHƯƠNG III.- HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT-NAM.
1.- Sau biến cố 30.04.1975, các Đức Giám mục Miền Nam đã họp từ ngày 15 đến 20.12.1975 và đã loan đi Thông cáo chung :
“… Đứng trước hoàn cảnh mới và phức tạp, chúng tôi ý thức tầm mức quan trọng của khóa họp và vì thế, chúng tôi đã nhất trí đề ra một phương pháp mới để làm việc.
Chúng tôi nghĩ rằng chưa mấy ai trong chúng ta có đầy đủ kinh nghiệm về nếp sống hiện tại. Do đó, chúng tôi đặt trọng tâm của khóa họp vào việc lắng nghe và tìm hiểu…”
2.- Sau đó, ngày 16.07.1976, Hội nghị các Giám mục Miền Nam Việt-Nam đã ra Thư Chung với các điểm chính như sau:
“Giáo Hội tại thế. Đức Giêsu Kitô đã được sai đến qui tụ nhân loại thành một gia đình duy nhất trong đó Thiên Chúa là Cha và mọi người là anh em. Công cuộc đó chỉ được hoàn thành khi Chúa Kitô trở lại trong vinh quang. Nhưng Ngài đã thiết lập Giáo Hội, hầu ở trần gian, trong giòng lịch sử nầy, Giáo Hội làm dấu chỉ cho sự hợp nhất và làm khí cụ xây dựng nhân loại mới ấy. Bởi đó Giáo Hội có nhiệm vụ đồng hành với toàn thể nhân loại và cùng chung một số phận trần thế (xem Vui Mừng và Hy Vọng 40, 2).
Dấn thân. Đạo chúng ta là đạo cứu thế qua việc dấn thân phục vụ. Chính Chúa Kitô đã đến làm người ở giữa chúng ta và sống trọn vẹn thân phận con người như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi (xem Hipri 4, 15). Chính vì vậy mà Giáo Hội ước mong được đối thoại với hết mọi người. Giáo Hội tin rằng đối thoại là con đường tốt nhất để đi tới sự thông cảm nhau.
Phục vụ. Sự hiện diện của chúng ta trong lòng dân tộc còn phải thể hiện mục đích của Mầu Nhiệm Nhập Thể. Đức Kitô đã làm người để cứu độ chúng ta. Ngài yêu thương thế gian đến nổi đã hiến mạng sống để cứu độ thế gian. Không bị một tham vọng trần thế nào thúc đẩy, Giáo Hội cũng chỉ nhắm một điều là tiếp tục công cuộc của chính Chúa Kitô. Đấng đã đến thế gian để làm chứng cho chân lý, để cứu rỗi chứ không luận phạt, để phục vụ chứ không để được hầu hạ (xem Vui Mừng và Hy Vọng 3).
Người Công Giáo và Chủ nghĩa Xã hội. Gìữa Đức Tin Kitô giáo và Chủ nghĩa Mác-Lênin có xung khắc về cơ bản, điều nầy ai cũng nhìn nhận. Tuy nhiên, không vì thế mà không thể có đối thoại và cộng tác chân thành giữa những ai cùng phục vụ con người trong sứ mạng cá nhân và xã hội: “Vì mọi người dù tin hay không tin, cũụng đều phải trợ lực cho việc xây dựng thế giới nầy là hợp lý, là nơi họ đang sống (xem Vui Mừng và Hy Vọng 21, 6).
3.- Hội đồng Giám Mục Việt-Nam đã họp Đại hội từ ngày 24.04 đến 01.05.1980 tại Hà nội. Đây là lần đầu tiên kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ ‘Venerabilium Nostrorum’ thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt-Nam ngày 24.11.1960, các Đức Giám Mục Việt-Nam (thiếu Đức Cha P.X Nguyễn văn Thuận) mới có dịp họp chung. 33 Đức Giám Mục đã có thư gởi toàn thể Linh mục, Tu sĩ và Giáo dân cả nước ngày 01.05.1980. Trong đó, Hội đồng Giám mục Việt-Nam xác định Đường Hướng Mục Vụ được xây dựng dựa trên căn bản :
A.- Một Hội Thánh vì Loài Người. Sứ mạng của Hội Thánh :
a) không những là đem Phúc Âm và ân sủng của Chúa Kitô đến cho nhân loại, mà còn đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần và hoàn thiện những thực tại trần thế (Sắc lệnh về Tông đồ Giáo dân 1)
b) là tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến không phải để được hầu hạ, nhưng đến để phục vụ tất cả loài người. Đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã giải thích trong thông điệp "Đấng Cứu chuộc con ngườĩ" (Redemptor Hominis) rằng: « Con người là con đường của Hội Thánh », nghĩa là tất cả mọi con đường của Hội Thánh đều dẫn tới con người (Đấng Cứu chuộc con người, 14). Đây cũng là điểm gặp gỡ giữa Hội Thánh và xã hội trần thế, giữa sứ mạng của Hội Thánh và xã hội trần thế, vì ‘dù có tin hay không tin, mọi người đều phải góp phần xây dựỉng thế giới cho hợp lý, vì họ cần chung sống trong thế giới này (Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, Vui Mừng và Hy Vọng, 21, 6).
B.- Hội Thánh trong Lòng Dân Tộc.
a)- Để sống trung thành với bản chất và sứ mạng của Hội Thánh, chúng ta phải là Hội Thánh của Chúa Giêsu Kitô trong lòng dân tộc Việt-Nam nghĩa là :
- Gắn bó với Chúa Kitô và hợp nhất với Hội Thánh toàn cầu;
- Gắn bó với Đức Giáo hoàng, vị đại diện của Chúa Kitô, người được Chúa giao trách nhiệm ‘chăn dắt đoàn chiên của Nguời’ (Gioan 21,15-18), và ‘làm cho anh em vững mạnh’ (Luc 22,32).
- Gắn bó với nhau trong tình huynh đệ theo kiểu mẫu Hội Thánh thời sơ khai : ‘Chỉ có một tấm lòng, một linh hồn, không một người nào nói là mình có của riêng nhưng đối với họ, mọi sự là của chung’ (Cv. 4,32, 2,42).
- Trung thành với tinh thẩn của Công đồng Vatican II là tinh thần cởi mở, đối thoại và hòa mìnhvới cộng đồng xã hội mình đang sống.
Để đạt được mục đích ấy, trước hết chúng ta phải không ngừng hoán cải lương tâm và thay đổi cách sống của mọi cá nhân cũng như của mỗi cộng đoàn Dân Chúa trong Hội thánh ở Việt-Nam sao cho phù hợp với Phúc Âm hơn.
b)- Sự gắn bó và hòa mình với Dân Tộc và Đất Nước đưa tới những nhiệm vụ cụ thể mà chúng ta có thể tóm lại trong hai điểm chính:
- Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc;
- Xây dựng trong Hội thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp với truyền thống Dân Tộc.
C.- Các Giám Mục cũng đã loan báo việc thông qua ‘Qui chế Hội đồng Giám mục Việt-Nam’
và giải thích ý nghĩa việc đi Rôma : “Việc viếng mộ các Tông đồ và việc tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục Thế Giới tại Rôma nói lên hai đặc tính của Hội Thánh Chúa Kitô là phổ quát và hợp nhất, đồng thời thể hiện tinh thần tập thể và đồng trách nhiệm của các Giám Mục đối với Hội Thánh hoàn cầu.”
4. Ad limina, viết tắt của ad limina apostolonna (aux seuils des basiliques des apôtres) = bước qua ngưỡng cửa vương cung thánh đường các tông đồ, nói cách khác là đến Rôma. Tại đây, các Giám Mục, mỗi năm năm phải đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm. (Giáo luật điều 400).
a)- 21 Đức Giám Mục Việt-Nam thực hiện ‘ad limina' do Đức Hồng Y Trịnh văn Căn hướng dẫn. Đặc biệt, ngày 22.06.1980, Đức Thánh Cha đã ưu ái đến tận Nhà Quản lý Phát Diệm (Rôma) để thăm Đức Hồng Y và các Đức Cha. Trong diễn văn đọc hôm 17.06.1980, Đức Thánh Cha nhấn mạnh hai điểm: « lần đầu các Giám Mục đến đông từ miền Bắc tới Rôma viếng Tòa Thánh và ‘gặp Phêrô'', thủ lãnh Giám Mục đoàn và Chủ Chăn Giáo Hội hoàn cầu, dấu hiệu hữu hình sự hiệp nhất và hiệp thông của toàn Giáo Hội ». Do đó, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đặc biệt về lòng trung thành, về sự hiệp nhất và hiệp thông với Phêrô, bởi vì Đức Thánh Cha thấu hiểu hoàn cảnh của các Vị chủ chăn và của Cộng đồng Công giáo Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Đức Thánh Cha thấy rõ: cần phải củng cố Đức Tin. Đức Tin này được củng cố nhất là khi các Giám mục đến viếng mộ hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, cột trụ của Giáo hội và có nhiệm vụ do Chúa trao cho: là "củng cố Đức Tin của anh em mình", trước hết những anh em trong Hàng Giám mục, kế vị các Tông đồ, thuộc Giám mục đoàn, và cũng là Thầy dạy Đức Tin cho phần Dân Chúa được trao phó.
b)- Năm 1985 chỉ có 3 Giám Mục được về Rôma.
c)- Năm 1990 có 21 Giám Mục đến viếng mộ hai thánh Tông Đồ và gặp Đức Thánh Cha.
d)- Năm 1996 có 14 Giám Mục. Trong cuộc gặp gỡ chung với Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II ngày 14.12.1996, sau khi nghe lời chào mừng của Đức Hồng Y Tổng Gíám Mục Hà nội, Đức Thánh Cha đã trao cho mỗi Giám mục bài diển văn, nói đến ý nghĩa của việc các Giám Mục về Rôma viếng mộ hai thánh Tông Đồ và gặp Đức Thánh Cha. Ý nghĩa đó là sự hiệp thông của toàn thể Gíáo Hội và sự hiệp nhất của Giám mục đoàn với nhau và với Đức Thánh Cha. Đức Thánh Cha nói lên ao uớc của Người được gặp tất cả các Giám mục Việt-Nam, nhưng không thể được. Đức Thánh Cha gởi lời chào thăm các Giám mục vắng mặt, cộng đoàn tín hữu, và toàn thể Dân Tộc Việt-Nam. Đức Thánh Cha lưu ý rằng: « cuộc viếng thăm của một Hội đồng Giám mục đầy đủ là dấu chứng tỏ sự tự do tôn giáo được tôn trọng tại một quốc gia ».
e)- Lần cuối cùng, cách đây đã hơn 5 năm, ngày 14.01.2002, Hội đồng Giám mục Việt-Nam (chỉ thiếu hai vị) đã đến viếng mộ hai thánh Tông đồ, Phêrô và Phaolô, cùng gặp Đức Giáo Hoàng để tường trình về mục vụ tại Giáo phận mình có trách nhiệm.
Ngày 22.01.2002, sau khi chào mừng Đức Thánh Cha, cám ơn Tiền Nhân từ gần năm thế kỷ đã gieo Tin Mừng và xây dựng Giáo Hội Đất Việt, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch Hội đồng Giám Mục Việt-Nam, đã đề cập đến việc sống đạo của tín hữu người Việt, quốc nội cũng như hải ngoại.
Nhìn lại Quê hương đang canh tân, Đức Cha nói: “Việt-Nam là quốc gia đang trong giai đoạn chuyển tiếp từ nền kinh tế quốc doanh chuyển sang kinh tế thị trường, từ chủ thuyết cô lập tiến vào việc hội nhập với cộng đồng thế giới tự do. Thế nhưng, trong tiến trình đổi mới nầy Giáo Hội vẫn còn chưa được hưởng tất cả những tự do cần thiết''.
Đức Thánh Cha mở đầu Huấn từ bằng bày tỏ sự sung sướng được gặp gỡ những Giám Mục mới được tấn phong và hầu hết các Giám mục trong Hội đồng Giám Mục trong diễm phúc hiệp thông đầy tình huynh đệ. Đức Thánh Cha nhờ các Giám Mục chuyển đến toàn thể các thành phần Dân Chúa Việt-Nam là Đức Thánh Cha cầu nguyện và khuyến khích chúng ta sống theo Phúc Âm bằng noi gương Tiền Nhân Tử đạo.
Sau khi nhắc lại những hoạt động mà các Giám Mục đã cộng tác thực hiện từ sau lần ‘ad limina'' trước, Đức Thánh Cha mời: Giáo Hội Việt-Nam ra khơi.
Đức Thánh Cha cầu xin một hơi thở từ Chúa Thánh Thần để có niềm phấn khởi mới trong việc giáo huấn, đào tạo, kinh nguyện cũng như công tác tông đồ của các Giám Mục. Những dự án mục vụ cần vừa thích hợp với hoàn cảnh và nhu cầu khả hữu vừa lưu ý đến môi trường đang sống, trong đó, phải lưu ý yếu tố con người được vun bồi bởi nhiều nền văn hóa và truyền thống tôn giáo khác nhau. Đức Thánh Cha nhắc lại sự hoàn chỉnh các cơ chế của Hội đồng Giám Mục. Hôm kết thúc khóa họp thường niên ngày 22.09.2001, Hội đồng đã lập 4 Ủy ban mới: Phúc âm hóa, Giáo lý, Văn hóa và Bác ái Xã hội.
Trong tường trình ngũ niên, các Giám Mục thường đề cập đến sự phát triển huấn dạy giáo lý cơ bản lẫn đào luyện liên tục cho linh mục, tu sĩ và giáo dân để xây dựng và sống Đức Tin. Điều cần là cung cấp cho mọi người một giáo huấn vững chắc về học thuyết xã hội của Giáo Hội.
Giáo Hội Công Giáo cũng được kêu gọi chia sẻ niềm Hy vọng bằng luôn đề xuất con đường đối thoại. Chỉ một cuộc đối thoại tín nhiệm và xây dựng giữa các thành phần của xã hội dân sự cũng đủ mở ra một niềm hy vọng mới cho toàn dân Việt-Nam.
Đức Thánh Cha nêu đoạn 76 Gaudium et Spes ‘Giáo Hội, vì sứ mạng và chức năng mình, Giáo Hội không lẫn lộn với một cộng đồng chánh trị và không bị gắn liền với bất cứ hệ thống chánh trị nào''. Bởi thế ‘cộng đồng chánh trị và và Giáo Hội độc lập với nhau và tự trị trong lãnh vực chuyên biệt của mình''. Nhưng vì cả hai cùng được mời gọi hoàn tất sứ mạng riêng biệt phục vụ cùng một tập thể con người, sự phục vụ sẽ càng hữu hiệu nếu ‘cả hai thực hiện nhiều hơn nữa một sự hợp tác lành mạnh với nhau''. Vì ‘sự hợp tác lành mạnh nầy'', Giáo Hội mời tín hữu dấn thân cho sự phát triển mọi con người và xây dựng một xã hội công bằng, đoàn kết và bình đẳng. Giáo Hội không muốn thay người trách nhiệm của Nhà nước, công việc của cá nhân hay tập thể.
Để thực hiện sự ‘hợp tác lành mạnh’ nầy, Giáo Hội mong đợi nơi chánh quyền tôn trọng toàn diện sự độc lập và tự trị của Giáo Hội mà quyền Tự do Tôn giáo quí giá đã được khẳng định trong Công Đồng Vatican II và trong những Tuyên ngôn và Quy ước quốc tế, cho từng cá nhân và những cộng đồng tôn giáo.
Đức Thánh Cha không chỉ ưu tư đến Giáo Hội Công giáo mà còn nghĩ đến các tôn giáo khác cũng như cả Dân Tộc Việt-Nam. Người mọi người Việt được quyền có đời sống no ấm và hạnh phúc thật sự, Đức Thánh Cha đã nói đến Sự Hợp Tác Lành Mạnh giữa Cộng Đồng Chánh trị và Cộng Đồng Tôn Giáo. Khi Cộng Đồng Tôn Giáo được độc lập và tự chủ thì mới có đủ tư cách để cộng tác trực tiếp vào việc xây dựng xã hội lành mạnh. Một thí dụ: công táục giáo dục cần thiết cho việc mở mang dân trí. Các tôn giáo không được dự phần vào công tác nầy vì Nhà nước đã chiếm đoạt toàn bộ những trường học cũa các tôn giáo từ 1975 đến giờ.
Nhật báo ‘La Croix'' (Thánh Giá), phát hành tại Pháp quốc ngày 23.01.2002, dưới tựa đề ề Jean-Paul II encourage les évêques vietnamiens qu’il juge ‘exemplaires'' (Gioan-Phaolô Đệ Nhị khích lệ các Giám Mục Việt-Nam mà Ngài cho là ‘mẫu mực''), đặc phái viên thường trực đã nhắc lại cuộc thăm viếng ‘ad limina'' đầy đủ các Giám Mục Việt-Nam tại Rôma.
CƠ CẤU TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT-NAM. (Trích mạng lưới HĐGM VN)
1. Hội đồng Giám mục Việt-Nam là một tổ chức có tính cách pháp nhân (GL đ. 449,2) gồm tất cả các Giám mục đang thi hành phận sự mục vụ nơi các Giáo phận tại Việt-Nam (x. QC HĐGM VN). Tổ chức nầy có nhiệm vụ cổ vũ tình liên đới để phát huy các thiện ích mà Giáo Hội cống hiến cho Dân Chúa bằng các hình thức và các phương pháp thích hợp với hoàn cảnh của thời đại (x. GH 23; Gm 38.1; GL đ.447), trong tinh thần gắn bó với dân tộc (x. Thư Chung HĐGM VN 1980, số 9, 10, 11, 12).
2. Thành viên là :
- tất cả các Giám mục Giáo phận tại Việt-Nam và các vị chiếu theo Giáo luật điều 368 và 427,1 được đồng hóa với các ngài.
- các Giám mục phó và Giám mục phụ tá của các Giám mục Giáo phận.
- các Giám mục hiệu tòa khác đang đảm nhận một nhiệm vụ đặc biệt do Tòa Thánh hay do HĐGM VN uỷ thác (GL đ.448,1; 450,1).
3. Mục đích. HĐGM VN lấy mục đích xây dựng Giáo Hội mầu nhiệm - hiệp thông – truyền giáo và phục vụ con người trong xã hội (x. Tông huấn Pastores dabo vobis, số 12; 73-75) làm điểm quy chiếu cho mọi sinh hoạt và quyết định của mình, nên :
- HĐGM VN vẫn luôn tôn trọng quyền bính của Giám mục Giáo phận là quyền thông thường, riêng biệt và trực tiếp (GL đ.381,). Tất cả các Giám mục phải hợp thành một HĐGM, hội họp định kỳ, trao đổi các sáng kiến và các dự phóng phát xuất từ sụ khôn ngoan và kinh nghiệm, nhằm tìm kiếm và phát huy nhiều phương thức mục vụ hữu hiệu, đồng thời định huớng tinh thần tập thể vào những thực hiện tôn giáo cụ thể trên tất cả các Giáo phận (GH 23; GM 37).
- Các Giám mục cộng tác vào việc soạn thảo qui chế của HĐGM, và khi đã được Tòa Thánh phê chuẩn, các ngài phải chấp nhận và thi hành.
- Các Giám mục thường xuyên tham dự các buổi họp, đóng góp những sáng kiến tích cực nghiên cứu các vấn đề mục vụ vì lợi ích của các linh hồn và sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương (Chỉ Nam Giám mục, số 211).
HĐGM VN hoạt động trong tinh thần liên đới và hiệp thông với Đức Giáo Hồng và các HĐGM trên thế giới, đặc biệt với các HĐGM Á châu (x. GL đ.459,1).
4. Hoạt động. Sinh hoạt của HĐGM VN diễn ra trong càc hội nghị thường lệ, mỗi năm ít là một lần.
Khi có vấn đề quan trọng đặc biệt, HĐGM VN có thể họp hội nghị ngoại lệ do quyết định của Giám mục Chủ tịch, hoặc do yêu cầu của 2/3 các thành viên của Ban Thường vụ, hoặc do 1/3 các thành viên của HĐGM.
Tất cả các thành viên tham dự hội nghị của HĐGM phải tuyệt đối giữ bí mật về các vấn đề tảo luận tại hội nghị đồng ỳ cho phổ biến.
* Biểu quyết. Trong hội nghị :
- Các Giám mục Giáo phận và các vị được đồng hóa với các ngài, các Giám mục phó đương nhiên do luật có quyền biểu quyết.
- Các Giám mục phụ tá và các Giám mục khác thuộc HĐGM VN có quyền biểu quyết theo Quy Chế HĐGM VN,1980, trừ trường hợp soạn thảo hay sửa đổi quy chế GL đ.454,2).
** Bầu chọn nhân sự. HĐGM VN chọn Giám mục Chủ tịch, Giám mục Phó Chủ tịch, Giám mục Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký và các Giám mục đặc trách các Uỷ ban (GL đ.452,1) bằng phiếu kín.
*** Ban hành Quy chế và các Sắc lệnh. HĐGM VN soạn thảo Quy chế và Nội quy HĐGM. Bản Quy chế HĐGM VN phải được Tòa Thánh chuẩn y (GL đ. 451).
HĐGM VN chỉ có thể ấn hành những sắc lệnh tổng quát trong những vấn đề mà luật chung đã ấn định, hoặc được Tòa Thánh uỷ nhiệm cách đặc biệt bằng tự sắc hay do yêu cầu của chính HĐGM (GL đ. 455,1). HĐGM VN ấn định thể thức công bố và thời gian các sắc lệnh bắt đầu có hiệu lực (GL đ. 455,3).
**** Việc thi hành. Giám mục Giáo phận phải chấp nhận như có hiệu lực pháp lý từ quyền tối thượng của Giáo Hội (GM 38,4) và truyền thi hành trong Giáo phận các quyết định hay sắc lệnh đã được HĐGM VN biểu quyết hợp pháp và Tòa Thánh chuẩn y (Chỉ Nam Giám mục, số 212a).
Đối với các quyết định hay hướng dẫn không có hiệu lực pháp lý bắt buộc, Giám mục Giáo phận trong tinh thần hợp nhất và bác ái, sẽnhân danh thẩm quyền của ngài mà công bố và truyền thi hành (Chỉ Nam Giám mục, số 212b).
5. Ban thường vụ Hội đồng Giám mục Việt-Nam gồm có :
- Giám mục Chủ tịch,
- Một hay nhiều Giám mục Phó Chủ tịch,
- Giám mục Tổng Thư ký,
- Một hay nhiều Giám mục Phó Tổng Thư ký. Phó Tổng Thư ký có thể là một Linh mục,
- Các Giám mục Chủ tịch Uỷ ban có thể được mời vào Ban thường vụ.
Ban thường vụ HĐGM họp thưòng kỳ một hay hai lần trong năm. Khi cần có thể họp bất thường, để phiên họp Ban Thường vụ có giá trị, cần 2/3 số thành viên hiện diện.
* Thẩm quyền :
- là đại diện của HĐGM VN,
- chăm lo thực hiện các quyết định của HĐGM VN,
- đề ra chương trình nghị sự cho hội nghị của HĐGM VN,
- bảo đảm tính liên tục trong các đường hướng mục vụ của HĐGM,
- giải quyết các vấn đề thông thường giữa các lần hội nghị của HĐGM,
- tổ chức việc bầu Ban Thường vụ cho nhiệm kỳ mới.
** Nhiệm kỳ Ban Thường vụ là 3 năm và chấm dứt sau hội nghị bầu cử.
6. Văn phòng Tổng Thư ký HĐGM VN gồm có :
- Giám mục Tổng Thư ký,
- Các Giám mục Phó Tổng Thư ký,
- Các Linh mục Thư ký.
* Nhiệm vụ :
- tham dự các hội nghị của HĐGM, Ban Thường vụ và cả các Uỷ ban Giám mục, nếu xét thấy cần thiết,
- soạn thảo chương trình nghị sự của các hội nghị HĐGM và Ban Thường vụ,
- lập biên bản các hội nghị,
- lưu giữ các hồ sơ của HĐGM,
- liên lạc với các Giám mục tại Việt-Nam và với các HĐGM thế giới,
- phổ biến các quyết định của HĐGM VN,
- phúc trình các hoạt động của Ban Thường vụ trong Hội nghị Thường niên của HĐGM.
7. Các Uỷ Ban Giám mục của HĐGM VN được thành lập chiếu theo điều 451 và xét theo nhu cầu mục vụ hiện tại gồm : Giáo lý Đức tin, Kinh thánh, Phụng tự, Nghệ thuật thánh, Thánh nhạc, Loan báo Tin mừng, Giáo sĩ - Chủng sinh, Tu sĩ, Giáo dân, Mục vụ Gia đình, Giới trẻ, Di dân, Bác ái Xã hội, Văn hoá và Truyền thông Xã hội.
- Uỷ Ban Giám mục giúp HĐGM thi hành trách nhiệm mục vụ trong một lĩnh vực chuyên biệt; Uỷ Ban Giám mục có tràch nhiệm trước HĐGM và phải báo cáo đường hướng và sinh hoạt cho HĐGM.
- Giám mục đặc trách Uỷ Ban do HĐGM đề cử và chấp thuận. Nhiệm kỳ : 3 năm.
- Mỗi Uỷ Ban Giám mục soạn thảo mọt nội quy riêng xác định đường hướng, nhiệm vụ, quền hạn và tổ chức nhân sự.
Hội đồng Giám Mục Việt-Nam đã họp lần thứ 10 từ ngày 08 đến 12.10.2007, tại Hà nội, đã bầu Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận Đà lạt vào chức vụ tân Chủ tịch của Hội đồng Giám mục nhiệm khóa 2007-2010, thay thế Đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa và Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Hà nội, Tổng Thư Ký.
Kết luận, chúng ta biết rằng : Giáo Hội Công Giáo Quê Hương được lãnh đạo và đại diện bởi Hội đồng Giám Mục Việt-Nam. Tiếng nói hay hành động của một tín hữu Công giáo, dù người đó là một Giám mục, một Linh mục, một Tu sĩ hay một Giáo dân, cũng chỉ là tiếng nói hay hành động của cá nhân ấy mà thôi chứ không thể nhân danh Giáo Hội Công Giáo tại Việt-Nam.
HÀ–MINH THẢO