Nếu như việc đi Đàng Thánh Giá là hình thức thể hiện lòng đạo đức trong Mùa Chay của người Công Giáo trên toàn thế giới, thì tín hữu ở Việt Nam lại có thêm một kiểu thực hành khác, kết hợp giữa các bài dân ca cổ truyền với lời cầu nguyện Công Giáo, để chiêm niệm về cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu.
Cha Antôn Lê Đức – tuyên úy quốc gia của cộng đồng người Việt tại Thái Lan cho biết: "Ngắm Nguyện” là một kiểu thực hành độc đáo của người Công Giáo Việt Nam để trình thuật lại Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô qua việc diễn ngâm các bài suy niệm.
Cha Đức nói rằng những bài suy niệm được gọi là "Ngắm” (hoặc “Ngẫm”, “Gẫm”) này miêu tả sự đau khổ của Chúa Giêsu. Được biên soạn để giúp mọi người cảm nghiệm sâu sắc hơn về nỗi đau đớn và thương cảm của Chúa Kitô trong cuộc Khổ nạn, các bài Ngắm Nguyện này được chuyển thể từ những khúc dân ca truyền thống, kết hợp với những lời cầu nguyện của những nhà truyền giáo sơ khai đến Việt Nam hồi đầu thế kỷ 16-17.
Có tổng cộng 15 bài Ngắm trình thuật lại nỗi thống khổ mà Chúa Giêsu phải trải qua từ khi Ngài bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị đóng đinh tại Golgotha.
Hình thức Ngắm Nguyện này khác với các chặng Đàng Thánh Giá, vì chúng tập trung chủ yếu vào những gì xảy ra trong phiên tòa của Chúa Giêsu trước Phongxiô Philatô và trên Thập giá tại Đồi Canvê, còn Đàng Thánh Giá thì lại tập trung phần lớn vào những gì xảy ra giữa hai sự kiện này.
Bắt đầu bằng việc kể về sự phản bội của Giuđa đối với Chúa Giêsu, và kết thúc khi Chúa Giêsu bị ngọn giáo đâm vào cạnh sườn. Buổi Ngắm Nguyện giúp những ai tham dự được đắm chìm vào cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô.
Việc diễn ngâm này có giai điệu du dương, rất phù hợp với bản chất mang âm thanh của tiếng Việt. Vì để kể lại nỗi đau và sự thống khổ của Chúa Kitô, cung bậc của Ngắm Nguyện vô cùng u uất, có thể đẩy mạnh cảm xúc và thường khiến người nghe phải rơi nước mắt.
Trong buổi Ngắm Nguyện, người lĩnh xướng phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, đó là các dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu lặng hoặc các dấu câu khác. Nếu người lĩnh xướng gặp tên của Chúa Giêsu trong văn bản thì phải cúi đầu.
Các buổi Ngắm Nguyện – có thể là toàn bộ hay chỉ một phần nhỏ – được nhiều nhà thờ Việt Nam cử hành mỗi ngày trong suốt Mùa Chay, ngay sau Thánh lễ hoặc là một buổi phụng vụ riêng biệt.
Buổi Ngắm Nguyện khai mạc bằng lời cầu nguyện chung của Giáo Hội, tiếp đó là bước vào diễn ngâm. Giữa các bài Ngắm, cộng đoàn sẽ đọc một Kinh Lạy Cha và 10 Kinh Kính Mừng. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, phụng vụ kết thúc bằng một bài Ai Ca và những lời cầu nguyện khác. Một buổi Ngắm Nguyện có thể mất hơn hai giờ mới xong.
Việc Ngắm Nguyện không đi kèm theo bất kỳ nhạc cụ nào. Người Công Giáo Việt Nam rất tôn trọng truyền thống này, xem nó như là hình thức phụng vụ lẫn nghệ thuật. Trong Mùa Chay, nhiều giáo xứ tổ chức các cuộc thi về Ngắm, chỉ có những người lĩnh xướng dày dạn kinh nghiệm nhất mới dám tham dự.
Theo đó, người lên ngắm thường đứng hoặc quỳ trước bàn thờ với quyển sách đặt trước mặt. Ở hai bên sẽ có người theo dõi bài ngắm. Nếu người lĩnh xướng ngắm sai ngữ điệu, thẩm phán sẽ báo bằng một dụng cụ bằng gỗ trắc. Nếu người này sai ba lần thì phải rời khỏi cuộc thi và một người khác sẽ lên ngắm lại bài đó.
"Ngắm Nguyện đã thể hiện sự thích ứng sáng tạo về linh thánh và phụng vụ của Giáo Hội trong bối cảnh bản xứ", Cha Đức nói. "Và đây cũng là sự cộng tác tuyệt vời giữa những nhà thừa sai đến Việt Nam và các tín hữu bản xứ trong việc sáng tạo ra một truyền thống Mùa Chay đã có từ mấy thế kỷ qua".
Các nhà thừa sai Âu Châu thường theo các thương gia trên những chuyến tàu biển đi phát kiến vùng đất mới, họ đã đưa đức tin Công Giáo đến Việt Nam vào năm 1533. Vào cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của nhiều giáo sĩ Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và Hội Thừa sai Paris đã khuếch trương nỗ lực truyền giáo ở Phương Đông.
Các nhà thừa sai đã giảng dạy về lẽ thật trong đức tin Công Giáo cho các giáo lý viên người Việt bản xứ, họ vốn là những người có nguồn gốc từ các tôn giáo và truyền thống văn hoá khác nhau.
Sau đó, các giáo lý viên này lại dạy cho người dân bản xứ những câu kinh Kitô giáo, bằng cách sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống, thông qua các văn bản diễn ngâm tôn giáo, thường được sử dụng trong các ngôi đền chùa; hoặc qua các bài dân ca thờ phượng.
Trong những thế kỷ trước, những bài Ngắm Nguyện Công Giáo này được viết bằng chữ Nôm, là kiểu văn tự dựa theo chữ Trung Hoa. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, các bài Ngắm Nguyện được in bằng chữ Latinh "Quốc Ngữ" làm cho chúng dễ đọc hơn.
Mỗi giáo phận có các bản văn Ngắm riêng, có chút khác biệt trong ngôn từ, phù hợp với phương ngữ của họ. Ngoài những khác biệt này, các bản văn Ngắm cũng đã trải qua một số chỉnh lý trong những thập kỷ gần đây.
Cha Đức giải thích rằng các văn bản Ngắm Nguyện chủ yếu là những bài bài văn đơn sơ, thậm chí có một số chỗ mang ngôn từ trần tục, “để làm sao cho giới bình dân có thể hiểu được”.
Truyền thống Ngắm Nguyện hiện diện khắp Việt Nam, cũng như tại các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan và một số nước khác.
Hiện có hơn 5,5 triệu người Công Giáo ở Việt Nam. Trong những thế kỷ qua, Kitô hữu tại đây đã bị bách hại. Năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 117 vị tử đạo ở Việt Nam, bao gồm cả giáo sĩ và giáo dân. (CNA)
Chân Phương
Cha Antôn Lê Đức – tuyên úy quốc gia của cộng đồng người Việt tại Thái Lan cho biết: "Ngắm Nguyện” là một kiểu thực hành độc đáo của người Công Giáo Việt Nam để trình thuật lại Cuộc Thương Khó của Đức Giêsu Kitô qua việc diễn ngâm các bài suy niệm.
Cha Đức nói rằng những bài suy niệm được gọi là "Ngắm” (hoặc “Ngẫm”, “Gẫm”) này miêu tả sự đau khổ của Chúa Giêsu. Được biên soạn để giúp mọi người cảm nghiệm sâu sắc hơn về nỗi đau đớn và thương cảm của Chúa Kitô trong cuộc Khổ nạn, các bài Ngắm Nguyện này được chuyển thể từ những khúc dân ca truyền thống, kết hợp với những lời cầu nguyện của những nhà truyền giáo sơ khai đến Việt Nam hồi đầu thế kỷ 16-17.
Có tổng cộng 15 bài Ngắm trình thuật lại nỗi thống khổ mà Chúa Giêsu phải trải qua từ khi Ngài bị bắt, bị đưa ra xét xử và bị đóng đinh tại Golgotha.
Hình thức Ngắm Nguyện này khác với các chặng Đàng Thánh Giá, vì chúng tập trung chủ yếu vào những gì xảy ra trong phiên tòa của Chúa Giêsu trước Phongxiô Philatô và trên Thập giá tại Đồi Canvê, còn Đàng Thánh Giá thì lại tập trung phần lớn vào những gì xảy ra giữa hai sự kiện này.
Bắt đầu bằng việc kể về sự phản bội của Giuđa đối với Chúa Giêsu, và kết thúc khi Chúa Giêsu bị ngọn giáo đâm vào cạnh sườn. Buổi Ngắm Nguyện giúp những ai tham dự được đắm chìm vào cuộc Khổ nạn của Chúa Kitô.
Việc diễn ngâm này có giai điệu du dương, rất phù hợp với bản chất mang âm thanh của tiếng Việt. Vì để kể lại nỗi đau và sự thống khổ của Chúa Kitô, cung bậc của Ngắm Nguyện vô cùng u uất, có thể đẩy mạnh cảm xúc và thường khiến người nghe phải rơi nước mắt.
Trong buổi Ngắm Nguyện, người lĩnh xướng phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, đó là các dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu lặng hoặc các dấu câu khác. Nếu người lĩnh xướng gặp tên của Chúa Giêsu trong văn bản thì phải cúi đầu.
Các buổi Ngắm Nguyện – có thể là toàn bộ hay chỉ một phần nhỏ – được nhiều nhà thờ Việt Nam cử hành mỗi ngày trong suốt Mùa Chay, ngay sau Thánh lễ hoặc là một buổi phụng vụ riêng biệt.
Buổi Ngắm Nguyện khai mạc bằng lời cầu nguyện chung của Giáo Hội, tiếp đó là bước vào diễn ngâm. Giữa các bài Ngắm, cộng đoàn sẽ đọc một Kinh Lạy Cha và 10 Kinh Kính Mừng. Vào Thứ Sáu Tuần Thánh, phụng vụ kết thúc bằng một bài Ai Ca và những lời cầu nguyện khác. Một buổi Ngắm Nguyện có thể mất hơn hai giờ mới xong.
Việc Ngắm Nguyện không đi kèm theo bất kỳ nhạc cụ nào. Người Công Giáo Việt Nam rất tôn trọng truyền thống này, xem nó như là hình thức phụng vụ lẫn nghệ thuật. Trong Mùa Chay, nhiều giáo xứ tổ chức các cuộc thi về Ngắm, chỉ có những người lĩnh xướng dày dạn kinh nghiệm nhất mới dám tham dự.
Theo đó, người lên ngắm thường đứng hoặc quỳ trước bàn thờ với quyển sách đặt trước mặt. Ở hai bên sẽ có người theo dõi bài ngắm. Nếu người lĩnh xướng ngắm sai ngữ điệu, thẩm phán sẽ báo bằng một dụng cụ bằng gỗ trắc. Nếu người này sai ba lần thì phải rời khỏi cuộc thi và một người khác sẽ lên ngắm lại bài đó.
"Ngắm Nguyện đã thể hiện sự thích ứng sáng tạo về linh thánh và phụng vụ của Giáo Hội trong bối cảnh bản xứ", Cha Đức nói. "Và đây cũng là sự cộng tác tuyệt vời giữa những nhà thừa sai đến Việt Nam và các tín hữu bản xứ trong việc sáng tạo ra một truyền thống Mùa Chay đã có từ mấy thế kỷ qua".
Các nhà thừa sai Âu Châu thường theo các thương gia trên những chuyến tàu biển đi phát kiến vùng đất mới, họ đã đưa đức tin Công Giáo đến Việt Nam vào năm 1533. Vào cuối thế kỷ 16, sự xuất hiện của nhiều giáo sĩ Dòng Tên, Dòng Đa Minh, Dòng Phanxicô và Hội Thừa sai Paris đã khuếch trương nỗ lực truyền giáo ở Phương Đông.
Các nhà thừa sai đã giảng dạy về lẽ thật trong đức tin Công Giáo cho các giáo lý viên người Việt bản xứ, họ vốn là những người có nguồn gốc từ các tôn giáo và truyền thống văn hoá khác nhau.
Sau đó, các giáo lý viên này lại dạy cho người dân bản xứ những câu kinh Kitô giáo, bằng cách sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống, thông qua các văn bản diễn ngâm tôn giáo, thường được sử dụng trong các ngôi đền chùa; hoặc qua các bài dân ca thờ phượng.
Trong những thế kỷ trước, những bài Ngắm Nguyện Công Giáo này được viết bằng chữ Nôm, là kiểu văn tự dựa theo chữ Trung Hoa. Tuy nhiên, từ thế kỷ 20, các bài Ngắm Nguyện được in bằng chữ Latinh "Quốc Ngữ" làm cho chúng dễ đọc hơn.
Mỗi giáo phận có các bản văn Ngắm riêng, có chút khác biệt trong ngôn từ, phù hợp với phương ngữ của họ. Ngoài những khác biệt này, các bản văn Ngắm cũng đã trải qua một số chỉnh lý trong những thập kỷ gần đây.
Cha Đức giải thích rằng các văn bản Ngắm Nguyện chủ yếu là những bài bài văn đơn sơ, thậm chí có một số chỗ mang ngôn từ trần tục, “để làm sao cho giới bình dân có thể hiểu được”.
Truyền thống Ngắm Nguyện hiện diện khắp Việt Nam, cũng như tại các cộng đồng di dân ở Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan và một số nước khác.
Hiện có hơn 5,5 triệu người Công Giáo ở Việt Nam. Trong những thế kỷ qua, Kitô hữu tại đây đã bị bách hại. Năm 1988, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho 117 vị tử đạo ở Việt Nam, bao gồm cả giáo sĩ và giáo dân. (CNA)
Chân Phương