Ý kiến độc giả: Trương Phú Thứ (truongphuthu@yahoo.com)
Tại sao lại phản ứng lệch lạc việc các Vị Giám Mục Việt Nam đi nước ngoài?
Mấy tháng qua, tôi cũng có theo dõi một cách rất hững hờ những bài báo hoặc các bài viết trên mạng lưới điện tóan về cái gọi là “cộng đồng công giáo Việt Nam ở hải ngọai chống báng hội đồng Giám Mục Việt Nam”. Tôi đã không lên tiếng như đã từng mau mắn phản ứng những bài báo đả kích và luận điệu bêu riếu các đấng bậc như đã từng làm trước đây.
Tôi chỉ là một tín hữu công giáo, cả đời chưa được ăn một bát cơm nhà Chúa và sống đạo rất nhếch nhác. Nhưng tôi có một niềm tin rất mãnh liệt nơi đấng Tạo Hóa và niềm tin đó đã được thể hiện nơi hội thánh Chúa trên trần gian. Tôi không mù quáng nhắm mắt tuân hành hoặc tin tưởng ngay cả những tín lý của đạo giáo mà tôi đã được lãnh nhận ân sủng và trưởng thành theo lời kinh tiếng hát với lòng cung kính.
Cách đây vài năm, tôi đã nhiều lần tự đặt ra câu hỏi về tín lý Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời. Đôi khi tôi mỉm cười vì một câu hỏi vui vui, ngay cả khi ngồi trong nhà thờ. Có lần tôi thắc mắc; “trên thiên đàng Đức Mẹ với thân xác của một người trần thế, những lúc cảm cúm nhức đầu sổ mũi thì vấn đề thuốc men chữa trị ra sao?”
Vào một buổi sáng sớm, quỳ thinh lặng ở góc cuối nhà thờ, tôi đã tìm ra được câu trả lời mà tôi tin rằng đó là một soi sáng từ Trời Cao. Câu trả lời rất dễ dàng và xác quyết mà sao tôi đã phải nhiều lần suy nghĩ vẩn vơ. Tôi tin rằng Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho tôi có một câu trả lời rất đơn giản nhưng lại rất khoa học: Tất cả những tài liệu lịch sử và các công cuộc khảo cổ của biết bao nhiêu người và qua bao nhiêu thế hệ, chưa có một tài liệu hoặc dấu chỉ nào nói đến sự chết của Đức Mẹ hoặc những di tích về nơi an táng cũng như bất kỳ vật thể nào liên quan đến cái chết của Đức Mẹ. Người ta đã tìm ra nơi táng xác Chúa, người ta đã tìm ra cây thập giá mà Chúa đã chịu chết nhưng người ta lại chưa tìm ra một dấu vết nào dù rất nhỏ bé về sự chết của Đức Mẹ. Đức Mẹ đã không chết nhưng được Chúa đưa về trời với thân xác của người trần thế. Từ khi được soi sáng như vậy, tôi vững tin nơi tín lý Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời, càng yêu mến Mẹ thiết tha và hết lòng trông cậy vào lòng Mẹ yêu thương săn sóc các con cái Mẹ.
Tôi kể ra câu chuyện trên để “làm quà” đối thọai với những người nông nổi, kiêu căng và rất ngu muội đang tìm mọi phương cách và thủ thuật để đánh phá giáo hội công giáo Việt Nam. Những người tự xưng là trí thức với đủ các chức danh bác sĩ, giáo sư … nhưng đầu óc tị hiềm chất chứa đầy thù hận đang gậm nhấm nền tảng của một Giáo Hội với xương máu của các thánh tử đạo và biết bao khổ nhục nhưng kiên cường của các đấng bậc và cộng đòan dân Chúa.
1- Thành phần chống đối
Đó là một nhóm người tuy nhỏ bé nhưng lại rất to tiếng. Họ dùng báo chí và hệ thống internet để loan tải những luận điệu láo lếu, đôi khi bịa đặt một cách ác độc. Rồi cứ người này email hay đồn thổi sang người khác... Những truyện xuyên tạc trắng trợn, thế nhưng hoặc vì muốn bỏ qua, hay không muốn dây mình với hủi, nên không cần lên tiếng, thì họ lại tưởng là họ đắc thắng. Điều họ xuyên tạc mãi và cứ lập đi lập lại rồi tưởng là sự thật!
Họ hoặc nhóm họ không đại diện cho bất cứ một hội đòan hay cộng đồng nào mà chỉ là những cá nhân bất mãn kinh niên, coi sự khích bác chống đối Giáo hội Công giáo Việt Nam và các vị lãnh đạo Giáo hội như là một khí cụ để cho những mục tiêu chính trị và những ham muốn cá nhân.
Mấy tháng trước đây, khi Đức Giám Mục Nguyễn văn Hòa đến thăm cộng đòan giáo dân Seattle, nhà thờ không còn một chỗ trống và nhiều người phải đứng ngòai nhà thờ. Chỉ đến lúc cuối thánh lễ mới có ba (03) người mặt mũi lơ láo mang tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị một tên công an bịt miệng ngay trong phiên xử ở tòa án đứng bên ngòai cửa ra vào chính của nhà thờ. Chẳng ai hỏi han ba người này lấy một câu nhưng họ lại hứng chịu những cái nhìn khinh khi của những người đến nhà thờ đón tiếp Đức Cha.
Tiếp đến dịp Đức Cha Nguyễn Chí Linh dâng thánh lễ với giáo dân tại San José, dân chúng tham dự thánh lễ một cách rất đông đảo và nhiệt tình. Cha con gặp mặt vui mừng. Sau lễ đức cha ra cuối nhà thờ chào hỏi, thế là cũng có ba (03) người đàn bà đến hạch hỏi Đức Cha, những người đàn bà này lạ là người ở đâu tới, lạ hoắc, họ có bao giờ đi lễ ở nhà thờ này đâu!. Mấy người trong Ban chấp hành thấy vậy đưa đức cha vào trong nhà thờ. Chỉ có thế, nhưng được một số người viết báo nói đủ thứ truyện bịa đặt và còn nói thêm rằng: đức cha Linh tới xin tiền và chỉ có một người cho tiền! Đức cha nào có đứng xin tiền đâu, các vị trong Ban Đại Diện và Ban Trật Tự cầm giỏ trong nhà thờ và thu tiền những người hảo tâm muốn đống góp cho giáo phận Thanh Hóa. Biết bao nhiêu người đã tự nguyện dâng cúng cho công việc chung xây một Nhà Truyền Thống Thanh Hóa. Cuộc quyên giáo rất thành công.
Gần đây nhất là việc Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu giáo phận Đà Nẵng đã tỗ chức bữa cơm hằng năm gây qũy giúp cho Ơn Thiên Triệu của giáo phận Đà Nẵng, nhân dịp này có Đức cha Châu Ngọc Tri đến tham dự. Số người tham dự là khoảng 450 người, cha con đang gặp gỡ vui vẻ, thì có ông già 77 tuổi lên xin phát biểu và đặt những câu hỏi về chính trị. Vì là cuộc họp thân hữu vui vẻ chứ không phải là diển đàn chính trị, các người tham dự rất sửng sốt và giận dữ vì ông này phát biểu không phải chỗ... Họ lên tiếng la lối đòi kéo ông ta ra khỏi nhà hàng, một số anh em trong ban trật tự đã đưa ông ra ngoài. Thế mà cũng có người viết là ông già này bị "hành hung". Sau đó đức cha Tri có nói rằng: giá cứ để ông ta nói và hỏi, tôi sẵn sàng trả lời chứ có gì đâu!
Những người này là ai? Có ai dám cả quyết rằng đó là những người Việt tỵ nạn cộng sản hay là những tín hữu công giáo. Ở Hoa Kỳ ai cũng có thể mang một tấm bảng ra ngòai đường đòi Tổng Thống Bush từ chức và lên án nặng nề chính sách của Mỹ ở Iraq nhưng có ai đảm bảo rằng những người này đã làm công việc ấy vì một ý chí xây dựng hay lại chỉ là những tức tối cá nhân và rất có thể họ đã được thuê mướn để làm chuyện đó.
Nói rằng cộng đồng các tín hữu công giáo Việt Nam ở hải ngọai chống báng hội đồng giám mục Việt Nam thì thật là một sai lầm to lớn. Một nhóm vài chục cá nhân kiêu căng tự phụ và đầu óc hẹp hòi hòan tòan không có một chút ảnh hưởng nào đối với cộng đồng tín hữu và không người nào muốn biết mặt mũi họ là ai. Chuyện bất mãn, đả kích, chống đối thì ở đâu cũng có và ở trên tất cả mọi lãnh vực. Trong gia đình, ngòai xã hội, chỗ nào có con người là chỗ đó phải có những vui buồn của trần gian. Có đồng thuận và phản kháng, có ủng hộ và chống đối. May mắn thay những người viết bài trên báo hay trên internet với những lý luận hàm hồ và kiểu cách viết lách rất nhiều khi cay cú độc ác chỉ là một số người đếm trên đầu ngón tay không đáng kể và không đáng nói tới. Tuyệt đại đa số các tín hữu công giáo Việt Nam ở hải ngọai luôn mến thương và gắn bó với giáo hội quê nhà và cũng luôn một lòng kính trọng và vâng phục các đấng bậc của giáo hội. Các vị giám mục, linh mục tu sĩ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đều được đón tiếp một cách trọng vọng. Nếu các ngài bị xua đuổi thì chắc không còn ai muốn trở lại đây để tự chuốc lấy nhục nhã. Các vị giám mục cũng nhìn thấy thực trạng là như vậy cho nên nếu công tác mục vụ đòi hỏi các ngài vẫn lên đường đi Mỹ mà chẳng có gì ngại ngùng.
2- Mục tiêu chống đối
Không phải là đến lúc tấm hình linh mục Nguyễn văn Lý bị một tên công an bịt miệng trong phiên xử ngay tại tòa án thì mới châm ngòi cho một số người ở Mỹ chống báng hàng giáo phẩm nơi quê nhà. Những “nhà chống đối” này đã có hẳn một tờ báo phát động một cung cách chống báng từ lâu rồi. Họ ngồi ở Santa Ana, ở San Diego, ở Boston, ở Houston,… là nơi mà quyền tự do của con người được triệt để tôn trọng rồi đòi hỏi các vị giám mục đang sống dưới sự kềm kẹp của bọn cộng sản phải nói hoặc làm theo ý họ, theo “cao kiến” của họ.
a- Tại sao hội đồng Giám Mục Việt Nam lại giữ im lặng trong vụ linh mục Nguyễn Văn Lý?
Đây không phải là lần đầu tiên cha Lý bị bọn cộng sản bỏ tù. Những lần trước cha Lý phải vào tù thì không thấy những “nhà chống đối” lên tiếng! Tại sao lần này họ lại làm to chuyện và đổ dầu lửa lên hội đồng Giám Mục Việt Nam. Những chuyên viên đánh phá này chắc hẳn phải có lý do và mục tiêu riêng của họ. Cha Lý ngòai chức danh của một linh mục còn là một công dân. Cha Lý có quyền xiển dương quan điểm chính trị cũng như những phản kháng đối với nhà cầm quyền công sản, và bất cứ người công dân nào cũng có quyền làm như vậy. Vấn đề ở đây là sống ở dưới một chế độ độc tài sắt máu cộng sản thì cái gọi là quyền tự do ngôn luộn hay chọn lựa chính kiến chỉ có trên giấy tờ mà thôi. Cha Lý đã bị bỏ tù vì dám hành xử quyền công dân được vẽ ra để trang trí cho chế độ. Cha Lý đã hành động trên tư cách của một công dân chứ không phải với chức danh của một linh mục. Tuy nhiên chiếc áo chùng thâm của cha Lý cũng có phần nào tác động đến những họat động chánh trị của cá nhân cha. Các vị giám mục chắc hẳn cũng không ăn ngon ngủ yên khi nhìn một người anh em bị còng tay tống vào nhà tù. Các ngài có đủ thông minh và sáng suốt để đối phó với những gì cần phải làm và phải nói. Làm và nói trong một thái độ cẩn trọng và khôn ngoan. Một vị giám mục có thể có những sai lầm và yếu kém nhưng cả một hội đồng giám mục chẳng lẽ lại không có được một quyết định khôn ngoan và sáng suốt hay sao?! Đức Giáo Hòang John Paul II đã không có những câu tuyên bố nẩy lửa đao to búa lớn nhưng bàn tay của Ngài đã xô đẩy cả khối cộng sản xuống bùn đen. Ngài là một nhân tố chính đã mang tự do và dân chủ đến cho các quốc gia cộng sản Đông Âu và đế quốc Liên Sô. Các vị giám mục Việt nam cũng vậy. Các ngài không có bổn phận và trách vụ phải khai báo những gì đã và đang làm cho cha Lý. Các ngài yêu thương và săn sóc cha Lý hơn bất cứ một con chiên nào. Cha Lý cũng chưa hề có một lời nói hay hành động nào phiền trách các ngài. Những lời cáo buộc nhiều khi rất xấc xược của các “nhà chống đối” đã được đáp ứng bằng một thái độ khinh khi của cộng đồng công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ.
b- Vụ đập phá tượng Đức Mẹ ở Ninh Bình.
Tín hữu công giáo ai mà chẳng đau lòng khi nhìn thấy tượng Đức Mẹ bị một bọn côn đồ đập phá. Mấy đứa cán bộ ngu dốt cấp xã trong một lúc rượu chè say sưa đã có những hành động cực kỳ khốn nạn. Đó không phải là một chủ trương hay đường lối của nhà nước và bọn vô lại này cũng đã không nhận chỉ thị hay mệnh lệnh nào để làm cái công việc đốn mạt đó. Ngay sau khi sự việc xẩy ra nhà cầm quyền địa phương đã chính thức công khai xin lỗi, chịu hòan tòan chi phí để tu sửa lại và có những biện pháp kỷ luật tối đa đối với bọn tội phạm. Mặc dù chế độ cộng sản Hà Nội luôn coi đạo công giáo là một “thế lực thù nghịch” nhưng cung cách giải quyết sự việc đáng tiếc này phải được đánh giá là họ có thiện chí và đã được chấp nhận. Đặt trường hợp vụ đập phá tượng Đức Mẹ này là do một đường lối của nhà nước hay chỉ thị của cấp trên thì ắt hẳn phải xẩy ra ở nhiều nơi và trong nhiều thời gian khác nhau. Hàng trăm ngàn cha ông chúng ta đã chịu chết vì đức tin, chẳng lẽ con cháu lại hèn hạ đến độ im lặng cam chịu cảnh bách hại này sao. Các vị giám mục Việt Nam được ví như những người nông dân hiền lành đang phải ăn cùng mâm ngủ cùng giường với một bọn cướp. Mỗi lời nói và hành động làm cho bọn cướp hung dữ hơn chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn và những người nông dân hiền lành này và con cháu của họ sẽ trực tiếp nhận lãnh những hậu quả tai hại. Chúng ta không khiếp nhược hay qụy lụy xin xỏ ân huệ nhưng chúng ta phải “gặp thời thế, thế thời phải thế” mà hành xử cho khôn ngoan và sáng suốt. Bọn cộng sản thừa biết sức mạnh của giáo hội công giáo đặc biệt là giáo hội công giáo Việt Nam. Sự việc đau buồn đã được giải quyết một cách êm ả tốt đẹp thì cớ gì mà phải làm to chuyện để tự mình chuốc lấy những phiền tóai.
c- Việc các vị giám mục đi nước ngòai.
Các “nhà chống đối” đã có những bài thơ, bài báo nhạo báng các đấng bậc chỉ lo đi ra nước ngòai mà chẳng lo gì đến mục vụ hay các công việc bác ái. Các giám mục đi ra nước ngòai trong nhiều trường hợp với những mục tiêu và điều kiện khác nhau. Điều chắc chắn là các ngài không đi ra nước ngòai để du hí hay đi ngửa tay xin xỏ. Các ngài đi ra nước ngòai có thể do lời mời của một tổ chức, một hiệp hội hay một cá nhân nào đó hoặc là một nhu cầu cần thiết mang lại những lợi ích cho giáo hội quê nhà. Nhân tiện chuyến đi các ngài cũng muốn có cơ hội gặp gỡ các cộng đồng dân Chúa nơi quê người. Gặp nhau nơi đất lạ, tình nghĩa cha con lại càng đậm đà thắm thiết hơn. Các vị giám mục đến Hoa Kỳ từ Việt Nam đã được đón tiếp thân thương nồng hậu. Cũng có một vài trường hợp đáng tiếc xẩy ra nhưng chẳng có gì đáng kể. Vài ba người cầm cái bảng chống đối đi lơ ngơ ngòai thánh đường có đến cả ngàn người đang chia sẻ tâm tình yêu thương với vị chủ chăn thì có gì phải nói đến.
Nói về việc một số linh mục sang Mỹ để xin tiền xây nhà thờ và làm các công tác từ thiện thì chúng ta cũng nên có một thái độ cởi mở và bao dung. Đại đa số các tín hữu trong nước vẫn bữa đói bữa no, thiếu trước hụt sau thì cho dù có lòng đến mấy thì khả năng dâng cúng rất hạn chế. Trong khi đó thì bất cứ một giáo dân nào ở hải ngọai cũng có khả năng đóng góp và nhiều người mong có dịp được đóng góp để thể hiện lòng yêu thương với giáo hội nghèo khó nơi quê nhà. Trên Vietcatholic cứ mỗi vài tuần tôi lại thấy có một nhà thờ mới hay được xây dựng lại. Tôi thật hết sức vui mừng vì thấy được đức tin của người công giáo Việt Nam đã thể hiện một cách mãnh liệt trong việc xây dựng nhà Chúa. Sức mạnh của đức tin và sự kết hợp gắn bó của cộng đồng dân Chúa chính là những ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ đó. Có người than phiền rằng giáo hội chỉ lo xây cất nhà thờ mà không lý gì đến những công việc từ thiện bác ái. Đó là một phán đóan rất hàm hồ và sai lầm. Mặc dù bị nhà cầm quyền cộng sản hạn chế và làm khó dễ đủ điều nhưng giáo hội nơi quê nhà tuy rất khó nghèo cũng đã và đang có những cơ sở và chương trình giúp đỡ những người họan nạn một cách tích cực. Những trại phong cùi, viện dưỡng lão, cô nhi viện, các cơ sở y tế được điều hành bởi các vị nữ tu âm thầm và nhẫn nhục mà sao chẳng thấy ai nói tới. Nhưng người ta lại dám xỏ xiên ác mồm ác miệng rằng Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn sang Hoa Kỳ xin tiền để xây dựng một bệnh viện phục vụ các cán bộ cao cấp! Ôi lương tâm con người! Ôi trí thức khoa bảng! Những con rắn độc mù lòa!
Hãy nhìn vào thực trạng tập thể Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày nay: Đây là một lực lượng có tổ chức, có sứ mạnh, có ảnh hưởng và luôn luôn hết lòng với Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Với một tập thể có cả trên 150 Cộng Đoàn, bao gồm hơn 700 linh mục, cả ngàn nam nữ tu sĩ, và đông đảo số giáo dân, đa số họ đã chứng tỏ cho người Hoa Kỳ thấy và cảm nghiệm được đức tin kiên cường và sự gắn bó của họ đối với quê hương Việt Nam thân yêu.
Có người nêu câu hỏi tại sao trước những tấn công của một số những thành phần chống đối Giáo hội mà tập thể này không lên tiếng bênh vực? Có những người nói với chúng tôi, hơi đâu mà đi trả lời mấy người xuyên tạc này! Cũng có người nói, không trả lời không phải là vì sợ hay là hèn nhát, mà thấy rằng những thái độ của số người chống đối đó quá nông nổi, lập luận một chiều, không đáng trả lời, hoặc là chưa đến lúc trả lời. Vì nếu có trả lời cho nhóm người này họ lại tưởng lả họ "quan trọng", như thế bỏ qua đi là hơn.
Tập thể này từ trước đến nay đã thực thi biết bao nhiêu công tác ích lợi cho Giáo Hội Việt Nam và Quê hương, qua các chương trình bác ái, từ thiện, cứu trợ, trùng tu, xây cất, và còn biết bao hy sinh khác về thời giờ, tài năng và sức lực cũng như lời cầu nguyện cho quê nhà.
Người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ luôn luôn mến yêu, bảo vệ, tôn trọng và hợp nhất với các vị chủ chăn Việt Nam. Họ chân nhận rằng các Giám mục là những người nối vị các Thánh Tông Đồ, được Chúa trao quyền hành và được Thánh Thần ban sức mạnh để hướng dẫn Giáo hội Chúa, nên người Công giáo Việt nam dù bất cứ ở đâu vẫn luôn luôn tín nhiệm và một lòng một ý với đường lối của các vị chủ chăn. Chỉ có những người tự kiêu tự đại khoe rằng: xưa kia mình có thời đã học chung với cả 10 vị giám mục Việt Nam (có nghĩa là mình cũng tài ba và thế giá đấy) thì mình có quyền dậy dỗ các giám mục! Ôi những kẻ đã không được dậy dỗ đến nơi đến chốn mới có thể mở miệng nói ra những lời như vậy! Có những kẻ còn dùng những danh từ hạ cấp để nói về các vị giám mục của mình! Thương thay cho những người mà trình độ hành xử và nói năng như vậy.
Nếu những người hay to tiếng lên án các giám mục và hàng lãnh đạo Giáo hội Việt Nam mà họ có cơ hội tới những nơi đông người, tỉ dụ như tại Ngày Thánh Mẫu 2007 vừa qua, họ sẽ thấy được giáo dân Công giáo Việt Nam yêu thương và kính trọng các vị chủ chăn của mình như thế nào. Cà trên 60.000 người Công giáo Việt Nam về Carthage để tôn vinh Đức Maria và để gặp gỡ nhau, để chia vui sẻ buồn và cũng là dịp để nối kết tình thân ái và hiệp nhất với Giáo hội Quê hương. Dịp này cũng có Đức cha Châu Ngọc Tri của giáo phận Đà Nẵng sang giảng thuyết và chia sẻ kinh nghiệm với những người con xa nhà. Dịp này cũng có sự tham dự của chừng 60 linh mục đến từ Việt Nam. Chắc hẳn các “nhà chống đối” không dám mon men vào những chỗ đông người như vậy để mà “dậy dỗ” hàng giáo sĩ và giáo dân Công giáo phải làm gì đâu! Giả như họ làm như vậy, chắc chắn họ được đáp ứng bằng một thái độ khinh khi của cộng đồng công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ. Nói như vậy để hiểu rằng, những người đang chống đối Giáo hội và dậy dỗ Giáo hội chỉ là thành phần thật nhỏ nhoi thiểu số, chỉ chuyên đánh võ miệng, khua chiêng múa trống, không làm nên được tích sự gì đâu!
Tôi còn muốn viết nữa nhưng chắc không khỏi bị chụp cho một cái nón cối và thù óan với dăm bẩy người. Vậy xin tạm ngừng nơi đây với lời cầu xin thiết tha “đem yêu thương vào nơi óan thù”.
Tại sao lại phản ứng lệch lạc việc các Vị Giám Mục Việt Nam đi nước ngoài?
Mấy tháng qua, tôi cũng có theo dõi một cách rất hững hờ những bài báo hoặc các bài viết trên mạng lưới điện tóan về cái gọi là “cộng đồng công giáo Việt Nam ở hải ngọai chống báng hội đồng Giám Mục Việt Nam”. Tôi đã không lên tiếng như đã từng mau mắn phản ứng những bài báo đả kích và luận điệu bêu riếu các đấng bậc như đã từng làm trước đây.
Tôi chỉ là một tín hữu công giáo, cả đời chưa được ăn một bát cơm nhà Chúa và sống đạo rất nhếch nhác. Nhưng tôi có một niềm tin rất mãnh liệt nơi đấng Tạo Hóa và niềm tin đó đã được thể hiện nơi hội thánh Chúa trên trần gian. Tôi không mù quáng nhắm mắt tuân hành hoặc tin tưởng ngay cả những tín lý của đạo giáo mà tôi đã được lãnh nhận ân sủng và trưởng thành theo lời kinh tiếng hát với lòng cung kính.
Cách đây vài năm, tôi đã nhiều lần tự đặt ra câu hỏi về tín lý Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời. Đôi khi tôi mỉm cười vì một câu hỏi vui vui, ngay cả khi ngồi trong nhà thờ. Có lần tôi thắc mắc; “trên thiên đàng Đức Mẹ với thân xác của một người trần thế, những lúc cảm cúm nhức đầu sổ mũi thì vấn đề thuốc men chữa trị ra sao?”
Vào một buổi sáng sớm, quỳ thinh lặng ở góc cuối nhà thờ, tôi đã tìm ra được câu trả lời mà tôi tin rằng đó là một soi sáng từ Trời Cao. Câu trả lời rất dễ dàng và xác quyết mà sao tôi đã phải nhiều lần suy nghĩ vẩn vơ. Tôi tin rằng Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho tôi có một câu trả lời rất đơn giản nhưng lại rất khoa học: Tất cả những tài liệu lịch sử và các công cuộc khảo cổ của biết bao nhiêu người và qua bao nhiêu thế hệ, chưa có một tài liệu hoặc dấu chỉ nào nói đến sự chết của Đức Mẹ hoặc những di tích về nơi an táng cũng như bất kỳ vật thể nào liên quan đến cái chết của Đức Mẹ. Người ta đã tìm ra nơi táng xác Chúa, người ta đã tìm ra cây thập giá mà Chúa đã chịu chết nhưng người ta lại chưa tìm ra một dấu vết nào dù rất nhỏ bé về sự chết của Đức Mẹ. Đức Mẹ đã không chết nhưng được Chúa đưa về trời với thân xác của người trần thế. Từ khi được soi sáng như vậy, tôi vững tin nơi tín lý Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời, càng yêu mến Mẹ thiết tha và hết lòng trông cậy vào lòng Mẹ yêu thương săn sóc các con cái Mẹ.
Tôi kể ra câu chuyện trên để “làm quà” đối thọai với những người nông nổi, kiêu căng và rất ngu muội đang tìm mọi phương cách và thủ thuật để đánh phá giáo hội công giáo Việt Nam. Những người tự xưng là trí thức với đủ các chức danh bác sĩ, giáo sư … nhưng đầu óc tị hiềm chất chứa đầy thù hận đang gậm nhấm nền tảng của một Giáo Hội với xương máu của các thánh tử đạo và biết bao khổ nhục nhưng kiên cường của các đấng bậc và cộng đòan dân Chúa.
1- Thành phần chống đối
Đó là một nhóm người tuy nhỏ bé nhưng lại rất to tiếng. Họ dùng báo chí và hệ thống internet để loan tải những luận điệu láo lếu, đôi khi bịa đặt một cách ác độc. Rồi cứ người này email hay đồn thổi sang người khác... Những truyện xuyên tạc trắng trợn, thế nhưng hoặc vì muốn bỏ qua, hay không muốn dây mình với hủi, nên không cần lên tiếng, thì họ lại tưởng là họ đắc thắng. Điều họ xuyên tạc mãi và cứ lập đi lập lại rồi tưởng là sự thật!
Họ hoặc nhóm họ không đại diện cho bất cứ một hội đòan hay cộng đồng nào mà chỉ là những cá nhân bất mãn kinh niên, coi sự khích bác chống đối Giáo hội Công giáo Việt Nam và các vị lãnh đạo Giáo hội như là một khí cụ để cho những mục tiêu chính trị và những ham muốn cá nhân.
Mấy tháng trước đây, khi Đức Giám Mục Nguyễn văn Hòa đến thăm cộng đòan giáo dân Seattle, nhà thờ không còn một chỗ trống và nhiều người phải đứng ngòai nhà thờ. Chỉ đến lúc cuối thánh lễ mới có ba (03) người mặt mũi lơ láo mang tấm hình linh mục Nguyễn Văn Lý bị một tên công an bịt miệng ngay trong phiên xử ở tòa án đứng bên ngòai cửa ra vào chính của nhà thờ. Chẳng ai hỏi han ba người này lấy một câu nhưng họ lại hứng chịu những cái nhìn khinh khi của những người đến nhà thờ đón tiếp Đức Cha.
Tiếp đến dịp Đức Cha Nguyễn Chí Linh dâng thánh lễ với giáo dân tại San José, dân chúng tham dự thánh lễ một cách rất đông đảo và nhiệt tình. Cha con gặp mặt vui mừng. Sau lễ đức cha ra cuối nhà thờ chào hỏi, thế là cũng có ba (03) người đàn bà đến hạch hỏi Đức Cha, những người đàn bà này lạ là người ở đâu tới, lạ hoắc, họ có bao giờ đi lễ ở nhà thờ này đâu!. Mấy người trong Ban chấp hành thấy vậy đưa đức cha vào trong nhà thờ. Chỉ có thế, nhưng được một số người viết báo nói đủ thứ truyện bịa đặt và còn nói thêm rằng: đức cha Linh tới xin tiền và chỉ có một người cho tiền! Đức cha nào có đứng xin tiền đâu, các vị trong Ban Đại Diện và Ban Trật Tự cầm giỏ trong nhà thờ và thu tiền những người hảo tâm muốn đống góp cho giáo phận Thanh Hóa. Biết bao nhiêu người đã tự nguyện dâng cúng cho công việc chung xây một Nhà Truyền Thống Thanh Hóa. Cuộc quyên giáo rất thành công.
Gần đây nhất là việc Hội Bảo Trợ Ơn Thiên Triệu giáo phận Đà Nẵng đã tỗ chức bữa cơm hằng năm gây qũy giúp cho Ơn Thiên Triệu của giáo phận Đà Nẵng, nhân dịp này có Đức cha Châu Ngọc Tri đến tham dự. Số người tham dự là khoảng 450 người, cha con đang gặp gỡ vui vẻ, thì có ông già 77 tuổi lên xin phát biểu và đặt những câu hỏi về chính trị. Vì là cuộc họp thân hữu vui vẻ chứ không phải là diển đàn chính trị, các người tham dự rất sửng sốt và giận dữ vì ông này phát biểu không phải chỗ... Họ lên tiếng la lối đòi kéo ông ta ra khỏi nhà hàng, một số anh em trong ban trật tự đã đưa ông ra ngoài. Thế mà cũng có người viết là ông già này bị "hành hung". Sau đó đức cha Tri có nói rằng: giá cứ để ông ta nói và hỏi, tôi sẵn sàng trả lời chứ có gì đâu!
Những người này là ai? Có ai dám cả quyết rằng đó là những người Việt tỵ nạn cộng sản hay là những tín hữu công giáo. Ở Hoa Kỳ ai cũng có thể mang một tấm bảng ra ngòai đường đòi Tổng Thống Bush từ chức và lên án nặng nề chính sách của Mỹ ở Iraq nhưng có ai đảm bảo rằng những người này đã làm công việc ấy vì một ý chí xây dựng hay lại chỉ là những tức tối cá nhân và rất có thể họ đã được thuê mướn để làm chuyện đó.
Nói rằng cộng đồng các tín hữu công giáo Việt Nam ở hải ngọai chống báng hội đồng giám mục Việt Nam thì thật là một sai lầm to lớn. Một nhóm vài chục cá nhân kiêu căng tự phụ và đầu óc hẹp hòi hòan tòan không có một chút ảnh hưởng nào đối với cộng đồng tín hữu và không người nào muốn biết mặt mũi họ là ai. Chuyện bất mãn, đả kích, chống đối thì ở đâu cũng có và ở trên tất cả mọi lãnh vực. Trong gia đình, ngòai xã hội, chỗ nào có con người là chỗ đó phải có những vui buồn của trần gian. Có đồng thuận và phản kháng, có ủng hộ và chống đối. May mắn thay những người viết bài trên báo hay trên internet với những lý luận hàm hồ và kiểu cách viết lách rất nhiều khi cay cú độc ác chỉ là một số người đếm trên đầu ngón tay không đáng kể và không đáng nói tới. Tuyệt đại đa số các tín hữu công giáo Việt Nam ở hải ngọai luôn mến thương và gắn bó với giáo hội quê nhà và cũng luôn một lòng kính trọng và vâng phục các đấng bậc của giáo hội. Các vị giám mục, linh mục tu sĩ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ đều được đón tiếp một cách trọng vọng. Nếu các ngài bị xua đuổi thì chắc không còn ai muốn trở lại đây để tự chuốc lấy nhục nhã. Các vị giám mục cũng nhìn thấy thực trạng là như vậy cho nên nếu công tác mục vụ đòi hỏi các ngài vẫn lên đường đi Mỹ mà chẳng có gì ngại ngùng.
2- Mục tiêu chống đối
Không phải là đến lúc tấm hình linh mục Nguyễn văn Lý bị một tên công an bịt miệng trong phiên xử ngay tại tòa án thì mới châm ngòi cho một số người ở Mỹ chống báng hàng giáo phẩm nơi quê nhà. Những “nhà chống đối” này đã có hẳn một tờ báo phát động một cung cách chống báng từ lâu rồi. Họ ngồi ở Santa Ana, ở San Diego, ở Boston, ở Houston,… là nơi mà quyền tự do của con người được triệt để tôn trọng rồi đòi hỏi các vị giám mục đang sống dưới sự kềm kẹp của bọn cộng sản phải nói hoặc làm theo ý họ, theo “cao kiến” của họ.
a- Tại sao hội đồng Giám Mục Việt Nam lại giữ im lặng trong vụ linh mục Nguyễn Văn Lý?
Đây không phải là lần đầu tiên cha Lý bị bọn cộng sản bỏ tù. Những lần trước cha Lý phải vào tù thì không thấy những “nhà chống đối” lên tiếng! Tại sao lần này họ lại làm to chuyện và đổ dầu lửa lên hội đồng Giám Mục Việt Nam. Những chuyên viên đánh phá này chắc hẳn phải có lý do và mục tiêu riêng của họ. Cha Lý ngòai chức danh của một linh mục còn là một công dân. Cha Lý có quyền xiển dương quan điểm chính trị cũng như những phản kháng đối với nhà cầm quyền công sản, và bất cứ người công dân nào cũng có quyền làm như vậy. Vấn đề ở đây là sống ở dưới một chế độ độc tài sắt máu cộng sản thì cái gọi là quyền tự do ngôn luộn hay chọn lựa chính kiến chỉ có trên giấy tờ mà thôi. Cha Lý đã bị bỏ tù vì dám hành xử quyền công dân được vẽ ra để trang trí cho chế độ. Cha Lý đã hành động trên tư cách của một công dân chứ không phải với chức danh của một linh mục. Tuy nhiên chiếc áo chùng thâm của cha Lý cũng có phần nào tác động đến những họat động chánh trị của cá nhân cha. Các vị giám mục chắc hẳn cũng không ăn ngon ngủ yên khi nhìn một người anh em bị còng tay tống vào nhà tù. Các ngài có đủ thông minh và sáng suốt để đối phó với những gì cần phải làm và phải nói. Làm và nói trong một thái độ cẩn trọng và khôn ngoan. Một vị giám mục có thể có những sai lầm và yếu kém nhưng cả một hội đồng giám mục chẳng lẽ lại không có được một quyết định khôn ngoan và sáng suốt hay sao?! Đức Giáo Hòang John Paul II đã không có những câu tuyên bố nẩy lửa đao to búa lớn nhưng bàn tay của Ngài đã xô đẩy cả khối cộng sản xuống bùn đen. Ngài là một nhân tố chính đã mang tự do và dân chủ đến cho các quốc gia cộng sản Đông Âu và đế quốc Liên Sô. Các vị giám mục Việt nam cũng vậy. Các ngài không có bổn phận và trách vụ phải khai báo những gì đã và đang làm cho cha Lý. Các ngài yêu thương và săn sóc cha Lý hơn bất cứ một con chiên nào. Cha Lý cũng chưa hề có một lời nói hay hành động nào phiền trách các ngài. Những lời cáo buộc nhiều khi rất xấc xược của các “nhà chống đối” đã được đáp ứng bằng một thái độ khinh khi của cộng đồng công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ.
b- Vụ đập phá tượng Đức Mẹ ở Ninh Bình.
Tín hữu công giáo ai mà chẳng đau lòng khi nhìn thấy tượng Đức Mẹ bị một bọn côn đồ đập phá. Mấy đứa cán bộ ngu dốt cấp xã trong một lúc rượu chè say sưa đã có những hành động cực kỳ khốn nạn. Đó không phải là một chủ trương hay đường lối của nhà nước và bọn vô lại này cũng đã không nhận chỉ thị hay mệnh lệnh nào để làm cái công việc đốn mạt đó. Ngay sau khi sự việc xẩy ra nhà cầm quyền địa phương đã chính thức công khai xin lỗi, chịu hòan tòan chi phí để tu sửa lại và có những biện pháp kỷ luật tối đa đối với bọn tội phạm. Mặc dù chế độ cộng sản Hà Nội luôn coi đạo công giáo là một “thế lực thù nghịch” nhưng cung cách giải quyết sự việc đáng tiếc này phải được đánh giá là họ có thiện chí và đã được chấp nhận. Đặt trường hợp vụ đập phá tượng Đức Mẹ này là do một đường lối của nhà nước hay chỉ thị của cấp trên thì ắt hẳn phải xẩy ra ở nhiều nơi và trong nhiều thời gian khác nhau. Hàng trăm ngàn cha ông chúng ta đã chịu chết vì đức tin, chẳng lẽ con cháu lại hèn hạ đến độ im lặng cam chịu cảnh bách hại này sao. Các vị giám mục Việt Nam được ví như những người nông dân hiền lành đang phải ăn cùng mâm ngủ cùng giường với một bọn cướp. Mỗi lời nói và hành động làm cho bọn cướp hung dữ hơn chỉ làm cho tình trạng tồi tệ hơn và những người nông dân hiền lành này và con cháu của họ sẽ trực tiếp nhận lãnh những hậu quả tai hại. Chúng ta không khiếp nhược hay qụy lụy xin xỏ ân huệ nhưng chúng ta phải “gặp thời thế, thế thời phải thế” mà hành xử cho khôn ngoan và sáng suốt. Bọn cộng sản thừa biết sức mạnh của giáo hội công giáo đặc biệt là giáo hội công giáo Việt Nam. Sự việc đau buồn đã được giải quyết một cách êm ả tốt đẹp thì cớ gì mà phải làm to chuyện để tự mình chuốc lấy những phiền tóai.
c- Việc các vị giám mục đi nước ngòai.
Các “nhà chống đối” đã có những bài thơ, bài báo nhạo báng các đấng bậc chỉ lo đi ra nước ngòai mà chẳng lo gì đến mục vụ hay các công việc bác ái. Các giám mục đi ra nước ngòai trong nhiều trường hợp với những mục tiêu và điều kiện khác nhau. Điều chắc chắn là các ngài không đi ra nước ngòai để du hí hay đi ngửa tay xin xỏ. Các ngài đi ra nước ngòai có thể do lời mời của một tổ chức, một hiệp hội hay một cá nhân nào đó hoặc là một nhu cầu cần thiết mang lại những lợi ích cho giáo hội quê nhà. Nhân tiện chuyến đi các ngài cũng muốn có cơ hội gặp gỡ các cộng đồng dân Chúa nơi quê người. Gặp nhau nơi đất lạ, tình nghĩa cha con lại càng đậm đà thắm thiết hơn. Các vị giám mục đến Hoa Kỳ từ Việt Nam đã được đón tiếp thân thương nồng hậu. Cũng có một vài trường hợp đáng tiếc xẩy ra nhưng chẳng có gì đáng kể. Vài ba người cầm cái bảng chống đối đi lơ ngơ ngòai thánh đường có đến cả ngàn người đang chia sẻ tâm tình yêu thương với vị chủ chăn thì có gì phải nói đến.
Nói về việc một số linh mục sang Mỹ để xin tiền xây nhà thờ và làm các công tác từ thiện thì chúng ta cũng nên có một thái độ cởi mở và bao dung. Đại đa số các tín hữu trong nước vẫn bữa đói bữa no, thiếu trước hụt sau thì cho dù có lòng đến mấy thì khả năng dâng cúng rất hạn chế. Trong khi đó thì bất cứ một giáo dân nào ở hải ngọai cũng có khả năng đóng góp và nhiều người mong có dịp được đóng góp để thể hiện lòng yêu thương với giáo hội nghèo khó nơi quê nhà. Trên Vietcatholic cứ mỗi vài tuần tôi lại thấy có một nhà thờ mới hay được xây dựng lại. Tôi thật hết sức vui mừng vì thấy được đức tin của người công giáo Việt Nam đã thể hiện một cách mãnh liệt trong việc xây dựng nhà Chúa. Sức mạnh của đức tin và sự kết hợp gắn bó của cộng đồng dân Chúa chính là những ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ đó. Có người than phiền rằng giáo hội chỉ lo xây cất nhà thờ mà không lý gì đến những công việc từ thiện bác ái. Đó là một phán đóan rất hàm hồ và sai lầm. Mặc dù bị nhà cầm quyền cộng sản hạn chế và làm khó dễ đủ điều nhưng giáo hội nơi quê nhà tuy rất khó nghèo cũng đã và đang có những cơ sở và chương trình giúp đỡ những người họan nạn một cách tích cực. Những trại phong cùi, viện dưỡng lão, cô nhi viện, các cơ sở y tế được điều hành bởi các vị nữ tu âm thầm và nhẫn nhục mà sao chẳng thấy ai nói tới. Nhưng người ta lại dám xỏ xiên ác mồm ác miệng rằng Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn sang Hoa Kỳ xin tiền để xây dựng một bệnh viện phục vụ các cán bộ cao cấp! Ôi lương tâm con người! Ôi trí thức khoa bảng! Những con rắn độc mù lòa!
Hãy nhìn vào thực trạng tập thể Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ ngày nay: Đây là một lực lượng có tổ chức, có sứ mạnh, có ảnh hưởng và luôn luôn hết lòng với Giáo hội và Quê hương Việt Nam. Với một tập thể có cả trên 150 Cộng Đoàn, bao gồm hơn 700 linh mục, cả ngàn nam nữ tu sĩ, và đông đảo số giáo dân, đa số họ đã chứng tỏ cho người Hoa Kỳ thấy và cảm nghiệm được đức tin kiên cường và sự gắn bó của họ đối với quê hương Việt Nam thân yêu.
Có người nêu câu hỏi tại sao trước những tấn công của một số những thành phần chống đối Giáo hội mà tập thể này không lên tiếng bênh vực? Có những người nói với chúng tôi, hơi đâu mà đi trả lời mấy người xuyên tạc này! Cũng có người nói, không trả lời không phải là vì sợ hay là hèn nhát, mà thấy rằng những thái độ của số người chống đối đó quá nông nổi, lập luận một chiều, không đáng trả lời, hoặc là chưa đến lúc trả lời. Vì nếu có trả lời cho nhóm người này họ lại tưởng lả họ "quan trọng", như thế bỏ qua đi là hơn.
Tập thể này từ trước đến nay đã thực thi biết bao nhiêu công tác ích lợi cho Giáo Hội Việt Nam và Quê hương, qua các chương trình bác ái, từ thiện, cứu trợ, trùng tu, xây cất, và còn biết bao hy sinh khác về thời giờ, tài năng và sức lực cũng như lời cầu nguyện cho quê nhà.
Người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ luôn luôn mến yêu, bảo vệ, tôn trọng và hợp nhất với các vị chủ chăn Việt Nam. Họ chân nhận rằng các Giám mục là những người nối vị các Thánh Tông Đồ, được Chúa trao quyền hành và được Thánh Thần ban sức mạnh để hướng dẫn Giáo hội Chúa, nên người Công giáo Việt nam dù bất cứ ở đâu vẫn luôn luôn tín nhiệm và một lòng một ý với đường lối của các vị chủ chăn. Chỉ có những người tự kiêu tự đại khoe rằng: xưa kia mình có thời đã học chung với cả 10 vị giám mục Việt Nam (có nghĩa là mình cũng tài ba và thế giá đấy) thì mình có quyền dậy dỗ các giám mục! Ôi những kẻ đã không được dậy dỗ đến nơi đến chốn mới có thể mở miệng nói ra những lời như vậy! Có những kẻ còn dùng những danh từ hạ cấp để nói về các vị giám mục của mình! Thương thay cho những người mà trình độ hành xử và nói năng như vậy.
Nếu những người hay to tiếng lên án các giám mục và hàng lãnh đạo Giáo hội Việt Nam mà họ có cơ hội tới những nơi đông người, tỉ dụ như tại Ngày Thánh Mẫu 2007 vừa qua, họ sẽ thấy được giáo dân Công giáo Việt Nam yêu thương và kính trọng các vị chủ chăn của mình như thế nào. Cà trên 60.000 người Công giáo Việt Nam về Carthage để tôn vinh Đức Maria và để gặp gỡ nhau, để chia vui sẻ buồn và cũng là dịp để nối kết tình thân ái và hiệp nhất với Giáo hội Quê hương. Dịp này cũng có Đức cha Châu Ngọc Tri của giáo phận Đà Nẵng sang giảng thuyết và chia sẻ kinh nghiệm với những người con xa nhà. Dịp này cũng có sự tham dự của chừng 60 linh mục đến từ Việt Nam. Chắc hẳn các “nhà chống đối” không dám mon men vào những chỗ đông người như vậy để mà “dậy dỗ” hàng giáo sĩ và giáo dân Công giáo phải làm gì đâu! Giả như họ làm như vậy, chắc chắn họ được đáp ứng bằng một thái độ khinh khi của cộng đồng công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ. Nói như vậy để hiểu rằng, những người đang chống đối Giáo hội và dậy dỗ Giáo hội chỉ là thành phần thật nhỏ nhoi thiểu số, chỉ chuyên đánh võ miệng, khua chiêng múa trống, không làm nên được tích sự gì đâu!
Tôi còn muốn viết nữa nhưng chắc không khỏi bị chụp cho một cái nón cối và thù óan với dăm bẩy người. Vậy xin tạm ngừng nơi đây với lời cầu xin thiết tha “đem yêu thương vào nơi óan thù”.