Cầu nguyện có nghĩa là phó mình cho Chúa

VATICAN 8/1/2003 (Zenit. org). - Đây là một bản dịch bài suy niệm của Đức Gioan Phaolô II về Thánh vịnh 99 (100) được phát biểu trong buổi triều yết chung thứ Tư đầu năm 2003.
* * *

1. Trong bầu khí vui mừng và cử hành, kéo dài trong tuần cuối mùa Giáng sinh này, chúng ta muốn lấy lại việc suy niệm của chúng ta về phụng vụ kinh sáng. Hôm nay chúng ta suy tư về Thánh vịnh 99[100], vừa mới được công bố, Thánh vịnh này là một lời mời đầy vui tươi phải ngợi khen Chúa, vị mục tử của dân Người.

Bảy mệnh lệnh rải rác suốt bài sáng tác và dẫn cộng đồng tín hữu đến chỗ cử hành trong sự thờ phượng Thiên Chúa của tình yêu và của khế ước: hãy tung hô, hãy phụng thờ, hãy trình diện mình, hãy nhìn nhận, hãy vào cửa thánh điện, hãy cất tiếng ngợi khen, hãy chúc tụng. Người ta tưởng tới một cuộc rước phụng vụ, sắp sửa đi vào đền thờ Zion để thực hiện một nghi lễ tôn vinh Chúa (x. Tv. 14; 23; 94).

Trong bài Thánh vinh một số từ quyện vào nhau, tạo nên đặc tính biểu dương sự ràn buộc của khế ước hiện hữu giữa Thiên Chúa và dân Israel. Hơn hết, nẩy ra việc khẳng định của sự hoàn tòan thuộc vào Chúa: "ta thuộc về Người, ta là dân Người" (Tv. 99:3), một khẳng định đầy kiêu hãnh và đồng thời đầy khiêm tốn, vì rằng Israel trình diện mình là "đoàn chiên Người dẫn dắt" (ibid.)

Trong những bản văn khác chúng ta gặp sự biểu lộ của tương quan này: "Bởi chính Người là Thiên Chúa ta thờ" (x. Tv. 94[95]:7). Sau đó chúng ta gặp sự diễn tả về mối quan hệ của tình yêu, lòng "nhân hậu" và lòng "thành tín" này kết hợp với "tình thương" (x. Tv. 99[100]:5), mà trong bản gốc Hy bá được diễn đạt chính xác với những từ kểu mẫu của khế ước ràn buộc Israel với Thiên Chúa.

2. Những kết hợp của không gian và thời gian cũng được xét lại. Thật sự một bên toàn thể địa cầu xuất hiện trước chúng ta liên kết với dân cư của nó trong sự ngợi khen Chúa (x. câu 2) ; rồi sau đó chân trời thu giảm lại trong nơi thánh của Đền thờ Jerusalem, với những sân và cửa của nó, nơi cộng đồng tập hợp để cầu nguyện. Bên kia, có qui chiếu về thời gian, trong ba chiều kích cơ bản của nó: quá khứ của sự sáng tạo ("Chúa là Thượng đế, đấng tạo nên ta. "Câu 3), hiện tại của giao ước và của sự thờ phượng ("ta là dân Người, là đoàn chiên Người dẫn dắt, " (ibid.) và, sau cùng. tương lai trong đó lòng trung thành nhân hậu của Chúa trải dài mãi mãi, " mạc khải chính mình tồn tại "qua bao thế hệ" (câu 5).

3. Bây giờ chúng ta sẽ suy tư vắn tắt về bảy mệnh lệnh cấu tạo sự mời mọc dài phải ngợi khen Chúa và hầu như chiếm hết toàn diện Thánh vịnh (x. cầu-4), trong câu cuối cùng trước khi tìm thấy động lực tán dương Chúa, được chiêm ngắm trong căn tính thân mật và sâu xa của Người.

Tiếng gọi thứ nhất là sự tung hô vui vẻ, bao hàm toàn thể địa cầu trong bài ca ngợi khen đấng Sáng Tạo. Khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta cảm thấy mình hoà hợp với tất cả những kẻ cầu nguyện, tán dương một Chúa trong nhiều thứ tiếng và phương cách. Như ngôn sứ Malachi nói : " Quả thật, từ đông sang tây, danh Ta thật cao cả giữa chư dân; Và ở khắp nơi người ta dâng lễ hy sinh và lễ vật tinh tuyền kính Danh Ta; Bởi vì danh Ta thật cao cả giữa chư dân, Chúa các đạo binh phán" (1:11).

4. Đoạn tới một số tiếng gọi có bản chất phụng vụ và nghi lễ: "phụng thờ, " "trình diện mình, " và " vào cửa" Thánh điện. Đó là những lời, cũng ám chỉ những buổi triều yết nhà vua, diễn tả những cử chỉ khác nhau mà người tín hữu bày tỏ khi đi vào trong cung thánh thành Zion để tham dự sự cầu nguyện chung. Sau bài ca vũ trụ, phụng vụ được cử hành bởi dân Chúa, "chiên trong cánh đồng của Người, " "giữa hết mọi dân tộc, các người sẻ là sở hữu riêng của ta" (Xh 19: 5).

Lời mời "đi vào cửa với sự tạ ơn" và " với những bài ca ngợi khen" nhắc chúng ta nhớ một đoạn trong những "Mầu nhiệm" của Thánh Ambroise, trong đó những kẻ lãnh bí tích rửa tội được diễn tả như đến bàn thờ: "Người được thanh tẩy tói bàn thờ Chúa Kitô, nói: ' Con sẽ bước tới bàn thờ Thiên Chúa, tới gặp Thiên Chúa nguồn vui của lòng con' (Tv 42[43]:4). Thật vậy, từ bỏ những bổng lộc của sự lầm lạc đã ăn sâu, người ta được đổi mới trong tuồi xụân như một con phụng hoàng hối hả đi dự tiệc thiên quốc này. Họ đến, và này, thấy bàn thánh được chuẩn bị thích hợp, họ la lên : "Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì, trong đồng cỏ xanh tươi Người cho tôi nằm nghỉ. Người đưa tôi tới giòng nước trong lành và bổ sức cho tôi')(Tv22:1-2)" (" Opere Dogmatiche III. "[Domatic Works III], SAEMO 17, pp. 158-159).

5. Những mệnh lệnh khác, rải rác trong Thánh vịnh, tái-đề nghị các thái độ tôn giáo cơ bản của con người cầu nguyện: nhìn nhận, ngợi khen, chúc tụng. Động từ nhìn nhận diễn tả nội dung của sự xưng đức tin vào một Chúa. Trên thật tế, chúng ta phải công bố chỉ một mình "Đức Chúa là Chúa" (Tv 99[100]:3), bằng cách loại bỏ tất cả việc thờ ngẫu tượng, và mọi sự kiêu căng và quyền phép nhân bản chống lại Người.

Đối tượng của những động từ khác, tức là ngợi khen và chúc tụng, cũng là "tên" của Chúa (x. c. 4), tức là bản thân Người, sự hiện diện hiệu nghiệm và cứu rỗi của Người.

Trong ánh sáng này Thánh vịnh trong phần cuối dẫn tới một sự biểu dương Chúa cách long trọng, đó là một kiểu xưng đức tin. Chúa là Đấng tốt lành và sự trung thực của Người không bao giờ bỏ chúng ta. Bởi vì Người luôn luôn sẵn sàng nâng đỡ chúng ta với tình yêu thương xót của Người. Với niềm tin cậy này, người cầu nguyện phó mình trong cái ôm của Chúa: "Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết mấy ;" Tác giả Thánh vịnh nói nơi khác; "hạnh phúc thay kẻ ẩn náu bên Người" (Tv 33[34]:9, xem 1 Phêrô 2:3).

Cuối buổi triều yết chung, Đức Giáo hoàng nói tóm nhu sau bằng tiếng Anh


Trong niềm vui mùa Giáng sinh này, chúng ta chiêm niệm Thánh vịnh 99. Thánh vịnh này kêu gọi người tín hữu đi vào trong những cửa của Chúa, chúc lành tên Người và hoan nghênh Người qua việc tthờ phượng và ngợi khen. Thánh vịnh này là một sự cử hành khế ước của Chúa, hiểu như một dấu của sự tương quan yêu thương, trong đó "lòng thương xót" và "lòng trung tín" kết nối với "sự tốt lành" (x. Tv 99:5). Thánh vịnh này khẳng định tư cách thành viên của chúng ta trong gia đình Chúa: "ta thuộc về Người, ta là dân Người" (Tv 99:3). Như vậy Thánh vịnh trở thành một sự xưng đức tin, trong đó chúng ta công bố Chúa là Đấng tốt lành và Người sẽ không bao giờ bỏ chúng ta. Người luôn luôn ở đó để nâng đỡ chúng ta với tình yêu thương xót của Người. Trong đức tin này, chúng ta phó thác hoàn toàn chúng ta cho lòng thương xót đầy yêu đương của Người.

Tôi gởi một lời chào nồng nhiệt tới những người hành hương nói tiếng Anh, kể cả các nhóm đến từ Đan mạch, New Zealand và Hiệp chúng quốc châu Mỹ. Trên tất cả các anh chị em và gia đình anh chị em, tôi cầu khẩn ân sủng và hoà bình của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Chúc Năm Mới Hạnh phúc!