ROME (Zenit.org).-Cha Raniero Cantalamessa dòng Capuchin, cha giảng Phủ Giáo Hoàng, giải thích về những bài đọc từ phụng vụ Chúa Nhật tuần này.
* * *
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy
Lễ Trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Sáng Thế 14:18-20; 1 Côrintô11: 23-26; Luca 9; 11b-17
Trong bài đọc thứ hai ngày lễ này, Thánh Phaolô giới thiệu chúng ta tường thuật xưa nhất chúng ta có về sự thành lập Thánh Thể, được viết không quá 20 năm sau sự kiện. Chúng ta hãy cố gắng tìm thấy một điều gì mới mẻ trong mầu nhiệm Thánh Thể, bằng cách sử dụng quan điểm kính nhớ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Trí nhớ là một trong những năng lực mầu nhiệm nhất và cao cả nhất của tâm trí con người. Tất cả mọi sự đã thấy, đã nghe và đã làm từ tuổi bé thơ đều được lưu trữ trong dạ to lớn này, sẵn sàng thức tỉnh và nhảy múa ra ánh sáng hoặc do một sự thúc đẩy bên ngoài hoặc do chính ý muốn chúng ta.
Không có trí nhớ chúng ta sẽ không còn là chúng ta nữa, chúng ta sẽ mất căn tính chúng ta. Những kẻ bị mất trí nhớ hoàn toàn, đi lang thang trong các nẻo đường, không biết tên mình là gì và đang sống ở đâu.
Trí nhớ, một khi nó trở lại trong tâm trí, có năng lực gây xúc tác toàn thế giới nội tại chúng ta và hướng mọi sự tới mục tiêu của nó, cách riêng nếu điều này không phải là một sự hay một sự kiện, nhưng là một con người sống động.
Khi một bà mẹ nhớ con mình, đã sinh cách đây ít ngày và bị bỏ ở nhà, tất cả mọi sự trong bà đều nhớ về đứa bé của bà, một cử động của tình yêu nẩy lên từ những chiều sâu mẫu tử và có lẽ làm cho bà chảy nước mắt.
Không hẳn chỉ một người có trí nhớ; những nhóm người—gia đình, bộ tộc, quốc gia—cũng có một trí nhớ tập thể. Tài sản của một dân tộc không phải được đo lường bởi những dự trữ vàng lưu giữ trong những hầm két, nhưng đúng hơn bởi bao nhiêu trí nhớ nó lưu giữ trong ý thức tập thể của nó. Chính sự chia sẻ của nhiều trí nhớ hàn gắn sự hiệp nhất của một nhóm. Muốn giữ những trí nhớ đó sống động, những trí nhớ đó được nối kết với một nơi, một ngày lễ.
Người Mỹ có ngày Tưởng Niệm (Memorial Day), trong ngày đó họ nhớ đến những kẻ đã nằm xuống trong tất cả các trận chiến; người Ấn Độ có Đài Kỷ Niệm Gandhi, một công viên xanh tại Tân Đề Li được dùng để nhắc nhở quốc gia nhớ ông là ai và ông đã làm gì. Chúng ta người Ý cũng có những kỷ niệm của chúng ta: Những ngày nghỉ dân sự nhắc đến những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử mới đây của chúng ta, và những con đường, những quảng trường và những phi cảng được tôn vinh cho những nhân vật nổi bật nhất.
Bối cảnh nhân bản rất phong phú này liên can với trí nhớ, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thánh Thể là gì đối với dân Kitô hữu. Đó là một kỷ niệm bởi vì Thánh Thể nhắc lại biến cố, mà toàn thể nhân loại bây giờ mang nợ biến cố ấy sự sống của mình như nhân loại được cứu chuộc: sự chết của Chúa.
Nhưng Thánh Thể có một cái gì phân biệt với mọi kỷ niệm khác. Đó vừa là kỷ niệm vừa là sự hiện diện, cả khi ẩn giấu đưới những hình bánh và rượu. Ngày Kỷ Niệm không thể mang những kẻ đã chết trở lại sự sống , Đài Kỷ Niệm Gandhi không thể làm cho Gandhi sống lại. Tuy nhiên, theo một nghĩa nào đó, kỷ niệm Thánh Thể, theo đức tin người Kitô hữu, làm điều này liên quan với Chúa Kitô.
Nhưng cùng với tất cả những sự tốt lành mà chúng ta đã nói về kỷ niệm, chúng ta phải nhắc tới một nguy hiểm gắn liền với kỷ niệm đó. Sự kỷ niệm có thể dễ dàng biến thành một nỗi luyến tiếc vô ích và làm tê liệt. Điều này xảy ra khi một người trở thành tù nhân của những kỷ niệm của mình và kết thúc bằng cách sống trong quá khứ.
Trên thực tế, kỷ niệm Thánh Thể không thuộc vào loại kỷ niệm này. Ngược lại, kỷ niệm Thánh Thể đưa chúng ta tiến lên; sau khi truyền phép dân chúng nói: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi Chúa đến.”
Một điệp ca được gán cho Thánh Tôma Aquinas (“O sacrum convivium-Ớ Tiệc chí Thánh) định nghĩa Thánh Thể như bữa tiệc thánh trong đó “Chúa Kitô được rước, kỷ niệm thương khó của Người được cử hành, linh hồn được đầy ân sủng, và chúng ta được ban cho bảo chứng vinh quang tương lai.”
Đức Ông Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ
* * *
Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy
Lễ Trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Sáng Thế 14:18-20; 1 Côrintô11: 23-26; Luca 9; 11b-17
Trong bài đọc thứ hai ngày lễ này, Thánh Phaolô giới thiệu chúng ta tường thuật xưa nhất chúng ta có về sự thành lập Thánh Thể, được viết không quá 20 năm sau sự kiện. Chúng ta hãy cố gắng tìm thấy một điều gì mới mẻ trong mầu nhiệm Thánh Thể, bằng cách sử dụng quan điểm kính nhớ: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”
Trí nhớ là một trong những năng lực mầu nhiệm nhất và cao cả nhất của tâm trí con người. Tất cả mọi sự đã thấy, đã nghe và đã làm từ tuổi bé thơ đều được lưu trữ trong dạ to lớn này, sẵn sàng thức tỉnh và nhảy múa ra ánh sáng hoặc do một sự thúc đẩy bên ngoài hoặc do chính ý muốn chúng ta.
Không có trí nhớ chúng ta sẽ không còn là chúng ta nữa, chúng ta sẽ mất căn tính chúng ta. Những kẻ bị mất trí nhớ hoàn toàn, đi lang thang trong các nẻo đường, không biết tên mình là gì và đang sống ở đâu.
Trí nhớ, một khi nó trở lại trong tâm trí, có năng lực gây xúc tác toàn thế giới nội tại chúng ta và hướng mọi sự tới mục tiêu của nó, cách riêng nếu điều này không phải là một sự hay một sự kiện, nhưng là một con người sống động.
Khi một bà mẹ nhớ con mình, đã sinh cách đây ít ngày và bị bỏ ở nhà, tất cả mọi sự trong bà đều nhớ về đứa bé của bà, một cử động của tình yêu nẩy lên từ những chiều sâu mẫu tử và có lẽ làm cho bà chảy nước mắt.
Không hẳn chỉ một người có trí nhớ; những nhóm người—gia đình, bộ tộc, quốc gia—cũng có một trí nhớ tập thể. Tài sản của một dân tộc không phải được đo lường bởi những dự trữ vàng lưu giữ trong những hầm két, nhưng đúng hơn bởi bao nhiêu trí nhớ nó lưu giữ trong ý thức tập thể của nó. Chính sự chia sẻ của nhiều trí nhớ hàn gắn sự hiệp nhất của một nhóm. Muốn giữ những trí nhớ đó sống động, những trí nhớ đó được nối kết với một nơi, một ngày lễ.
Người Mỹ có ngày Tưởng Niệm (Memorial Day), trong ngày đó họ nhớ đến những kẻ đã nằm xuống trong tất cả các trận chiến; người Ấn Độ có Đài Kỷ Niệm Gandhi, một công viên xanh tại Tân Đề Li được dùng để nhắc nhở quốc gia nhớ ông là ai và ông đã làm gì. Chúng ta người Ý cũng có những kỷ niệm của chúng ta: Những ngày nghỉ dân sự nhắc đến những biến cố quan trọng nhất trong lịch sử mới đây của chúng ta, và những con đường, những quảng trường và những phi cảng được tôn vinh cho những nhân vật nổi bật nhất.
Bối cảnh nhân bản rất phong phú này liên can với trí nhớ, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn Thánh Thể là gì đối với dân Kitô hữu. Đó là một kỷ niệm bởi vì Thánh Thể nhắc lại biến cố, mà toàn thể nhân loại bây giờ mang nợ biến cố ấy sự sống của mình như nhân loại được cứu chuộc: sự chết của Chúa.
Nhưng Thánh Thể có một cái gì phân biệt với mọi kỷ niệm khác. Đó vừa là kỷ niệm vừa là sự hiện diện, cả khi ẩn giấu đưới những hình bánh và rượu. Ngày Kỷ Niệm không thể mang những kẻ đã chết trở lại sự sống , Đài Kỷ Niệm Gandhi không thể làm cho Gandhi sống lại. Tuy nhiên, theo một nghĩa nào đó, kỷ niệm Thánh Thể, theo đức tin người Kitô hữu, làm điều này liên quan với Chúa Kitô.
Nhưng cùng với tất cả những sự tốt lành mà chúng ta đã nói về kỷ niệm, chúng ta phải nhắc tới một nguy hiểm gắn liền với kỷ niệm đó. Sự kỷ niệm có thể dễ dàng biến thành một nỗi luyến tiếc vô ích và làm tê liệt. Điều này xảy ra khi một người trở thành tù nhân của những kỷ niệm của mình và kết thúc bằng cách sống trong quá khứ.
Trên thực tế, kỷ niệm Thánh Thể không thuộc vào loại kỷ niệm này. Ngược lại, kỷ niệm Thánh Thể đưa chúng ta tiến lên; sau khi truyền phép dân chúng nói: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho đến khi Chúa đến.”
Một điệp ca được gán cho Thánh Tôma Aquinas (“O sacrum convivium-Ớ Tiệc chí Thánh) định nghĩa Thánh Thể như bữa tiệc thánh trong đó “Chúa Kitô được rước, kỷ niệm thương khó của Người được cử hành, linh hồn được đầy ân sủng, và chúng ta được ban cho bảo chứng vinh quang tương lai.”
Đức Ông Nguyễn Quang Sách chuyển ngữ