Trong niềm hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo của nước láng giềng, đặc biệt cùng kết hiệp với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mà Đức Thánh Cha sẽ gởi lá thư mục vụ riêng tới Giáo Dân Công Giáo Trung Quốc trong mùa Phục Sinh năm nay 2007. Sau đây là bài thứ 7 trong loạt tài liệu về Giáo Hội Trung Quốc.
Bắc Kinh: Chính sách một con tại Trung Quốc đã bắt đầu cách đây gần 30 năm, nó vẫn còn là một thử thách lớn về mặt mục vụ và đã cướp mất đi ơn gọi dâng hiến.
Theo Giám Mục Phó Paul Pei Junmin tại Liêu Ninh cho biết, trong quá khứ giáo phận thường có 20 bạn trẻ nam nữ gia nhập chủng viện và tu viện mỗi năm, nhưng nó đã thay đổi vì chính sách một con và “ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất”.
“Ở đây Giáo Hội tại Trung Quốc rất ư là truyền thống và bảo thủ. Thật rất khó khăn để hòa hợp luật nhà nước và giáo huấn” Công Giáo, nhất là khi người ta mất đi công ăn việc làm vì có thêm đứa con thứ hai.
Ông Jean-Paul Wiest, một nhà xã hội học và là giảng sư tại Đại Học Bắc Kinh nói rằng tình huống càng trở nên khó khăn khi các linh mục cố vấn về mặt tinh thần cho các đôi vợ chồng trẻ.
“Các linh mục có thể nói, ‘đó là luật’, nhưng các ngài cũng có thể nói “tùy theo lương tâm của con, con phải quyết định đến những gì con làm”.
Một giảng sư tại đại học cũng có người chồng giảng dạy tại đại học cho biết rằng “nếu chúng tôi có thêm một đứa con, chúng tôi sẽ bị mất việc”. Thế những bà giảng sư này nói thêm rằng tại Bắc Kinh, chính sách một con chỉ áp dụng cho những người như chúng tôi là giảng viên đại học và những người làm việc cho nhà nước. Còn những người làm việc cho các công ty nước ngoài thì học không bị mất việc khi có đứa con thứ hai, nhưng bị nhà nước bắt đóng phạt tiền một món tiền rất lớn.
Chính sách một con được áp dụng vào thập niên 1970 để kềm chế dân số. Vào năm 1978, Trung Quốc có tỉ số dân lên đến 959 triệu người và tỉ số gia tăng trong thời điểm đó là 1.5%, tỉ số đã giảm đi so với thập niên 1960 là 2.3%. Vào năm 2006, dân số Trung Quốc là 1.3 tỉ người với mức độ gia tăng chỉ còn có 0.6% kéo dài trong vòng 10 năm.
Theo ước đoán về Trung Quốc của Văn Phòng Điều Tra Dân Số tại Hoa Kỳ cho biết tỉ số dân gia tăng trong thập niên 2030-2040 tại Trung Quốc sẽ là 0%.
Qua dòng thời gian, chính sách một con cũng nới lỏng tại một số nơi, thí dụ như tại nông thôn, cặp vợ chồng có thể có thêm đứa con nếu đứa con đầu là con gái.
Chính sách một con hiện nay được áp dụng triệt để tại cấp tỉnh, và thay đổi tùy theo nơi. Thí dụ tại một số nơi cho phép nếu một trong hai cha mẹ là người con duy nhất trong một gia đình thì có thể có thêm đứa con thứ hai. Riêng tại tỉnh Hà Bắc với dân số hiện nay là 100 triệu dân cho nên đã không cho phép đến những ngoại lệ.
Chính sách một con cũng còn được theo dõi tuy theo các viên chức chính quyền địa phương. Thí dụ tại những vùng mà đa số dân theo đạo Kitô Giáo và nếu ông xã trưởng lại là người Công Giáo thì ông ta cứ vờ đi coi như là chính sách này không bị áp dụng.
Một người làm việc cho nhà thờ nói rằng đôi khi sinh ra đứa con thứ hai hay thứ ba thì bị phạt tiền và không cho đăng ký nhập hộ khẩu, cho nên sau này bé trai hay bé gái ấy không được cắp sách đến trường, và đó là hậu quả của nó.
Đức Giám Mục Jin Peixian tại Liêu Ninh đã nhìn thấy thử thách lớn nhất cho giáo phận ngài là ơn gọi dâng hiến. Số trẻ em sinh ra đã “giảm đi trong những năm gần đây. Đức Cha nói tại những giáo xứ lớn thường có 500 tới 600 nghi thức Rửa Tội hàng năm, nhưng bây giờ xuống chỉ còn khoảng 100.
Linh Mục Giuse Xia Qingtian, Cha Giám Học tại Chủng Viện Thẩm Xương, nói việc thiếu giảm ơn gọi là do chính sách một con. Để đối phó với chiều hướng này, giáo phận đã gởi các linh mục xuống các giáo xứ để cổ võ ơn gọi. Thêm vào đó, vào mùa Hè vừa qua có khoảng 30 ban trẻ đã tham dự một trại hè ơn gọi.
Trong giáo phận có hơn 40 giáo xứ, Cha Qingtian than phiền “rất nhiều, rất nhiều” giáo xứ không có linh mục.
Bắc Kinh: Chính sách một con tại Trung Quốc đã bắt đầu cách đây gần 30 năm, nó vẫn còn là một thử thách lớn về mặt mục vụ và đã cướp mất đi ơn gọi dâng hiến.
Theo Giám Mục Phó Paul Pei Junmin tại Liêu Ninh cho biết, trong quá khứ giáo phận thường có 20 bạn trẻ nam nữ gia nhập chủng viện và tu viện mỗi năm, nhưng nó đã thay đổi vì chính sách một con và “ảnh hưởng của chủ nghĩa vật chất”.
“Ở đây Giáo Hội tại Trung Quốc rất ư là truyền thống và bảo thủ. Thật rất khó khăn để hòa hợp luật nhà nước và giáo huấn” Công Giáo, nhất là khi người ta mất đi công ăn việc làm vì có thêm đứa con thứ hai.
Ông Jean-Paul Wiest, một nhà xã hội học và là giảng sư tại Đại Học Bắc Kinh nói rằng tình huống càng trở nên khó khăn khi các linh mục cố vấn về mặt tinh thần cho các đôi vợ chồng trẻ.
“Các linh mục có thể nói, ‘đó là luật’, nhưng các ngài cũng có thể nói “tùy theo lương tâm của con, con phải quyết định đến những gì con làm”.
Một giảng sư tại đại học cũng có người chồng giảng dạy tại đại học cho biết rằng “nếu chúng tôi có thêm một đứa con, chúng tôi sẽ bị mất việc”. Thế những bà giảng sư này nói thêm rằng tại Bắc Kinh, chính sách một con chỉ áp dụng cho những người như chúng tôi là giảng viên đại học và những người làm việc cho nhà nước. Còn những người làm việc cho các công ty nước ngoài thì học không bị mất việc khi có đứa con thứ hai, nhưng bị nhà nước bắt đóng phạt tiền một món tiền rất lớn.
Chính sách một con được áp dụng vào thập niên 1970 để kềm chế dân số. Vào năm 1978, Trung Quốc có tỉ số dân lên đến 959 triệu người và tỉ số gia tăng trong thời điểm đó là 1.5%, tỉ số đã giảm đi so với thập niên 1960 là 2.3%. Vào năm 2006, dân số Trung Quốc là 1.3 tỉ người với mức độ gia tăng chỉ còn có 0.6% kéo dài trong vòng 10 năm.
Theo ước đoán về Trung Quốc của Văn Phòng Điều Tra Dân Số tại Hoa Kỳ cho biết tỉ số dân gia tăng trong thập niên 2030-2040 tại Trung Quốc sẽ là 0%.
Qua dòng thời gian, chính sách một con cũng nới lỏng tại một số nơi, thí dụ như tại nông thôn, cặp vợ chồng có thể có thêm đứa con nếu đứa con đầu là con gái.
Chính sách một con hiện nay được áp dụng triệt để tại cấp tỉnh, và thay đổi tùy theo nơi. Thí dụ tại một số nơi cho phép nếu một trong hai cha mẹ là người con duy nhất trong một gia đình thì có thể có thêm đứa con thứ hai. Riêng tại tỉnh Hà Bắc với dân số hiện nay là 100 triệu dân cho nên đã không cho phép đến những ngoại lệ.
Chính sách một con cũng còn được theo dõi tuy theo các viên chức chính quyền địa phương. Thí dụ tại những vùng mà đa số dân theo đạo Kitô Giáo và nếu ông xã trưởng lại là người Công Giáo thì ông ta cứ vờ đi coi như là chính sách này không bị áp dụng.
Một người làm việc cho nhà thờ nói rằng đôi khi sinh ra đứa con thứ hai hay thứ ba thì bị phạt tiền và không cho đăng ký nhập hộ khẩu, cho nên sau này bé trai hay bé gái ấy không được cắp sách đến trường, và đó là hậu quả của nó.
Đức Giám Mục Jin Peixian tại Liêu Ninh đã nhìn thấy thử thách lớn nhất cho giáo phận ngài là ơn gọi dâng hiến. Số trẻ em sinh ra đã “giảm đi trong những năm gần đây. Đức Cha nói tại những giáo xứ lớn thường có 500 tới 600 nghi thức Rửa Tội hàng năm, nhưng bây giờ xuống chỉ còn khoảng 100.
Linh Mục Giuse Xia Qingtian, Cha Giám Học tại Chủng Viện Thẩm Xương, nói việc thiếu giảm ơn gọi là do chính sách một con. Để đối phó với chiều hướng này, giáo phận đã gởi các linh mục xuống các giáo xứ để cổ võ ơn gọi. Thêm vào đó, vào mùa Hè vừa qua có khoảng 30 ban trẻ đã tham dự một trại hè ơn gọi.
Trong giáo phận có hơn 40 giáo xứ, Cha Qingtian than phiền “rất nhiều, rất nhiều” giáo xứ không có linh mục.