Đức Hồng Y Javier Lozano Barragán, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Y Tế nhấn mạnh rằng giữa “sự thờ ơ luân lý lan rộng ngày nay”, Huấn Quyền của Đức Thánh Cha và các Đức Giám Mục “theo thánh ý Chúa soi sáng lương tâm con người. Đó là một giáo huấn sống động của Giáo Hội”.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị thế giới “Lương Tâm Kitô Giáo trong công cuộc Phò Quyền Sống” được tổ chức tại Rôma, Đức Hồng Y người Mễ Tây Cơ nhấn mạnh rằng “Trong thế giới ngày nay, người ta dễ rơi vào chủ nghĩa tương đối và chỉ có một lương tâm được soi sáng bởi sự thật mới tương hợp với phẩm giá con người”.
“Lương tâm không phải là cái gì đó, nhưng là ai đó theo đuổi sự thật phù hợp với luật được thiết lập bởi Tạo Hóa”. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng Giáo Hội phục vụ lương tâm cá nhân con người vì “Giáo Hội giúp bảo vệ lương tâm không theo đuổi bất cứ biến dạng luân lý”
“Trong thế giới ngày nay, người ta có khuynh hướng đề cao chủ nghĩa chủ quan tương đối phù hợp với khát vọng tự tôn của linh đạo-thần học tự nhiên. Khi đồng hóa lương tâm với một kiến thức hời hợt, người ta không giải phóng nó nhưng nô lệ nó”
Đức Hồng Y nhận định rằng: “Chân lý Kitô Giáo vượt trên mọi nền văn hóa nhưng không loại trừ. Trong thực tế, Kitô Giáo không phải là văn hóa Âu Châu cũng chẳng phải là Do Thái nhưng là điều vượt lên từ cả hai”.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị thế giới “Lương Tâm Kitô Giáo trong công cuộc Phò Quyền Sống” được tổ chức tại Rôma, Đức Hồng Y người Mễ Tây Cơ nhấn mạnh rằng “Trong thế giới ngày nay, người ta dễ rơi vào chủ nghĩa tương đối và chỉ có một lương tâm được soi sáng bởi sự thật mới tương hợp với phẩm giá con người”.
“Lương tâm không phải là cái gì đó, nhưng là ai đó theo đuổi sự thật phù hợp với luật được thiết lập bởi Tạo Hóa”. Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng Giáo Hội phục vụ lương tâm cá nhân con người vì “Giáo Hội giúp bảo vệ lương tâm không theo đuổi bất cứ biến dạng luân lý”
“Trong thế giới ngày nay, người ta có khuynh hướng đề cao chủ nghĩa chủ quan tương đối phù hợp với khát vọng tự tôn của linh đạo-thần học tự nhiên. Khi đồng hóa lương tâm với một kiến thức hời hợt, người ta không giải phóng nó nhưng nô lệ nó”
Đức Hồng Y nhận định rằng: “Chân lý Kitô Giáo vượt trên mọi nền văn hóa nhưng không loại trừ. Trong thực tế, Kitô Giáo không phải là văn hóa Âu Châu cũng chẳng phải là Do Thái nhưng là điều vượt lên từ cả hai”.