Gần đây, Đức Hồng Y Cupich của Chicago, người từ một giám mục của một giáo phận nhỏ xa xôi, được chính Đức Phanxicô đặt làm tổng giám mục Chicago, một giáo phận thuộc hàng lớn nhất ở Hoa Kỳ, và sau đó, được nâng lên hàng Hồng Y, lên tiếng cho rằng Đức Phanxicô đã đưa ra một “sự chuyển dịch mô hình” cho Đạo Công Giáo. Điều này khiến ký giả Edward Pentin của tờ National Catholic Register lục lại bài nói chuyện của Đức Hồng Y Joseph Ratziger năm 1989.
Trong bài nói chuyện với các giám mục Âu Châu nói trên, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, vị giáo hoàng tương lai, đã dự kiến nhiều thách đố mà Giáo Hội thời nay đang phải đương đầu, và đề nghị phương cách để hiểu được chúng và giải quyết chúng một cách có hiệu quả.
Trong bài nói chuyện tựa là “Các Khó Khăn Đang Đặt Ra Cho Đức Tin tại Âu Châu Thời Nay”, Đức Hồng Y Ratzinger trình bầy hàng loạt các chống đối chống lại giáo huấn và thực hành của Giáo Hội được “những người Công Giáo suy nghĩ cấp tiến” nhắc đi nhắc lại.
Chống đối đầu tiên là bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo. Sự chống đối này đặt việc kiểm soát sinh đẻ nhân tạo trên “cùng một bình diện luân lý với mọi loại phương kế ngăn ngừa việc thụ thai mà việc áp dụng chúng chỉ tùy thuộc quyết định của một mình ‘lương tâm’ cá nhân mà thôi”.
Chống đối thứ hai liên quan đến việc Giáo Hội “kỳ thị” đồng tính luyến ái, và việc xác quyết tiếp theo của những người Công Giáo suy nghĩ cấp tiến về “sự đồng giá trị luân lý của mọi hình thức sinh hoạt tính dục miễn là chúng được thúc đẩy bởi ‘tình yêu’ hay ít nhất không gây hại cho ai”. Và liên quan đến việc này, ngài đơn cử “việc chấp nhận cho người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích”, và sau cùng là “việc phong chức linh mục cho nữ giới”.
Đức Hồng Y Ratzinger cho rằng các chống đối trên tra vấn cả nền luân lý tính dục lẫn trật tự bí tích của Giáo Hội, nhưng “chúng được nối kết chặt chẽ với nhau” phát sinh từ “quan niệm đặc thù về quyền tự do của con người” và các khó khăn liên hệ tới “nền luân lý tính dục cổ truyền của Giáo Hội”.
Ngài nói rằng thời nay, con người cảm thấy họ “đã tiến tới chỗ chấp nhận tính dục của họ một cách đa dạng hóa và ít gò bó hơn” và do đó, họ yêu cầu phải duyệt lại các tiêu chuẩn, những tiêu chuẩn bị họ coi “không thể còn chấp nhận được nữa trong hoàn cảnh hiện nay, bất kể, trong các điều kiện lịch sử của quá khứ, chúng quan trọng đến bao nhiêu chăng nữa”.
Các qui tắc của lương tâm
Theo ngài, lối suy nghĩ trên muốn chứng minh rằng thời nay, “cuối cùng, chúng ta đã khám phá ra các quyền lợi và tự do lương tâm của mình” và chúng ta “không còn sẵn sàng bắt nó tùy thuộc một thẩm quyền nào ở bên ngoài nữa”.
Ngài nói thêm: đối với những người có các chủ trương như thế, “mối liên hệ nền tảng giữa đàn ông và đàn bà” phải được sắp xếp lại cách nào đó để “các hoài mong lỗi thời về vai trò” phải “được vượt qua và sự bình đẳng hoàn toàn về cơ hội phải được dành cho phụ nữ ở mọi bình diện và lãnh vực”.
Đức Hồng Y nói rằng sẽ là một điều gây ngạc nhiên khi Giáo Hội, vốn là một định chế bảo thủ, lại đi theo một ý thức hệ như thế. Và nếu quả tình đi theo như thế, thì Giáo Hội buộc phải “bỏ qua một bên việc dùng thần học biện minh cho các cấm kỵ xưa về xã hội, và dấu hiệu đúng lúc nhất và chủ yếu nhất của ý muốn đó trong lúc này sẽ là việc Giáo Hội bằng lòng phong chức linh mục cho nữ giới”.
Sau đó, vị giáo hoàng tương lai đề cập tới chính gốc rễ của lối suy nghĩ cấp tiến và nhận định rằng các ý niệm chủ chốt của lối suy nghĩ này chính là các chữ “lương tâm” và “tự do”, những chữ vốn giả thiết “đem đến một thứ hào quang cho luân lý”, nhưng thực ra chúng đã “bác bỏ tính toàn vẹn của luân lý” và “đơn giản hóa một lương tâm lỏng lẻo”.
Ngài nhấn mạnh: lương tâm không còn được hiểu như một nhận thức phát sinh từ “1 hình thức hiểu biết cao hơn”, nhưng đúng hơn là “quyền tự quyết của cá nhân”: mỗi người tự quyết định cho chính mình “điều gì hợp luân trong một hoàn cảnh nhất định”.
Ngoài ra, Đức Hồng Y cho rằng ý niệm “qui tắc” (norms) hay “luật luân lý” đã mặc lấy “các bóng mờ tiêu cực của một cường độ đen tối” và dù “qui luật bên ngoài có thể cung cấp cho ta các mô thức hướng dẫn”, nhưng với một tư tưởng gia Công Giáo cấp tiến, không một trường hợp nào ta nên dùng nó làm “trọng tài tối hậu cho bổn phận của mình”.
Đức Hồng Y Ratzinger cho hay các thay đổi về phương thức như trên được mô tả là “giải phóng” nhưng thực ra, chỉ dẫn đến chỗ đánh mất sự dị biệt hóa giữa các phái tính, bị xô xuống nhanh hơn bởi việc tách biệt giữa tính dục và sinh sản, một việc tách biệt do thuốc viên ngừa thai dẫn khởi đầu tiên và đem tới cao điểm với việc có thể “ ‘tạo’ ra những hữu thể nhân bản trong phòng thí nghiệm”.
Ngài nói thêm: điều trên dẫn tới chỗ coi là “không quan trọng” các dị biệt giữa đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái cũng như các liên hệ ngoài hôn nhân khác - một “viễn kiến cách mạng” nấp phía sau hàng loạt các chống đối chống lại giáo huấn của Giáo Hội vốn đã có từ thuở ban đầu.
Ngài nói như một “tiên tri” rằng “Chắc chắn đây sẽ là một trong các thách đố chính đối với việc suy tư nhân học trong những năm sắp đến”. Ngài cho rằng cần phải cần mẫn biện phân giữa hai điều: điều chống lại viễn kiến của đức tin về con người và điều chỉ “sửa đổi một cách đáng kể các ý niệm cổ truyền”.
Hít vào làn gió thay đổi mô thức
Sau đó, Đức Hồng Y đề cập đến việc các Kitô hữu đã chấp nhận ra sao lối suy nghĩ trên và kết luận điều này hệ ở sự “thay đổi sâu rộng ‘các mô thức’”, một việc xem ra có giá trị khi loại bỏ các mô thức cũ. Nhiều Kitô hữu đang “hít vào” bầu khí ấy, một bầu khí bề ngoài khá hấp dẫn.
Ngài đặt câu hỏi: “ai lại không ủng hộ lương tâm và tự do, và chống lại óc vụ luật và trói buộc? Ai lại muốn bị đặt vào thế phải bảo vệ các cấm kỵ? Nếu các câu hỏi được lên khuôn cách này, thì đức tin do Huấn Quyền công bố đã bị lèo lái vào một vị trí vô vọng mất rồi. Nó sẽ tự động sụp đổ vì đánh mất tính hợp lý của nó theo các mẫu mực suy nghĩ của thế giới hiện đại, và sẽ bị những người cấp tiến đương thời coi như một điều đã bị thay thế từ lâu”.
Để đáp lại điều trên một cách hữu hiệu, Đức Hồng Y Ratzinger cổ vũ việc phát biểu “luận lý học đức tin trong sự toàn vẹn của nó, trong lương tri và tính hợp lý trong quan điểm của nó về thực tại và đời sống”.
Ngài cũng nhấn mạnh đến việc cần phải hiểu “mô thức” cách mạng mới mẻ này đã bước vào hiện hữu và việc nó chịu thay đổi ra sao trong ba lãnh vực: việc hoàn toàn biến mất học lý thần học về sáng thế vốn có liên hệ với việc hạ bệ siêu hình học; việc con người “bị giam cầm trong thực nghiệm giới (empirical) nghĩa là nhận thức chỉ dựa vào giác quan, một việc dẫn đến sự kiện “làm suy yếu Kitô Học” và chủ yếu là thiếu niềm tin vào thần tính của Chúa Kitô; và cuối cùng là việc đánh mất niềm tin vào Tứ Chung, và sự kiện này là niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu “ít khi còn đóng được vai trò nào trong các bài giảng thời nay”.
Điều trên dẫn tới việc “Nước Thiên Chúa” gần như “được thay thế hoàn toàn” bằng “Không Tưởng về một thế giới tương lai tốt đẹp hơn”, nhưng đây chỉ là một mơ ước “không đủ”. Đúng hơn, nó rất nguy hiểm, “khi kiểu nói thế giới tốt đẹp hơn ấy nổi bật trong kinh nguyện và các bài giảng và vô tình thế chỗ cho đức tin làm thuốc trấn an”.
Đức Hồng Y Ratzinger kết luận bằng cách nói rằng ngài không muốn tỏ ra quá tiêu cực, nhưng đúng hơn, ngài muốn trình bầy “các trở ngại đối với đức tin trong bối cảnh Âu Châu’ và khảo sát “các động lực sâu xa nhất gây ra các khó khăn cá thể dưới các hình thức luôn luôn thay đổi”.
Ngài khuyên: “Chỉ bằng cách học hỏi để hiểu rằng nét căn bản của cuộc sống hiện đại là từ chối không nhìn nhận đức tin trước khi thảo luận mọi nội dung của nó, ta mới có khả năng giành lại sáng kiến thay vì chỉ đơn giản trả lời các câu hỏi được nêu ra”.
Ngài nói thêm: “Chỉ lúc đó, ta mới có thể tỏ lộ đức tin như một giải pháp thay thế mà thế giới hằng mong chờ sau sự thất bại của các thử nghiệm cấp tiến và Mácxít. Đây là thách đố của thời nay đối với Kitô Giáo, và trách nhiệm lớn lao của chúng ta lúc này trong tư cách Kitô hữu hệ ở chỗ đó”.
Kỳ sau: Nguyên Văn Bài Nói Chuyện của Đức Hồng Y Ratzinger năm 1989
Trong bài nói chuyện với các giám mục Âu Châu nói trên, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, vị giáo hoàng tương lai, đã dự kiến nhiều thách đố mà Giáo Hội thời nay đang phải đương đầu, và đề nghị phương cách để hiểu được chúng và giải quyết chúng một cách có hiệu quả.
Trong bài nói chuyện tựa là “Các Khó Khăn Đang Đặt Ra Cho Đức Tin tại Âu Châu Thời Nay”, Đức Hồng Y Ratzinger trình bầy hàng loạt các chống đối chống lại giáo huấn và thực hành của Giáo Hội được “những người Công Giáo suy nghĩ cấp tiến” nhắc đi nhắc lại.
Chống đối đầu tiên là bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội về ngừa thai nhân tạo. Sự chống đối này đặt việc kiểm soát sinh đẻ nhân tạo trên “cùng một bình diện luân lý với mọi loại phương kế ngăn ngừa việc thụ thai mà việc áp dụng chúng chỉ tùy thuộc quyết định của một mình ‘lương tâm’ cá nhân mà thôi”.
Chống đối thứ hai liên quan đến việc Giáo Hội “kỳ thị” đồng tính luyến ái, và việc xác quyết tiếp theo của những người Công Giáo suy nghĩ cấp tiến về “sự đồng giá trị luân lý của mọi hình thức sinh hoạt tính dục miễn là chúng được thúc đẩy bởi ‘tình yêu’ hay ít nhất không gây hại cho ai”. Và liên quan đến việc này, ngài đơn cử “việc chấp nhận cho người ly dị tái hôn được lãnh nhận các bí tích”, và sau cùng là “việc phong chức linh mục cho nữ giới”.
Đức Hồng Y Ratzinger cho rằng các chống đối trên tra vấn cả nền luân lý tính dục lẫn trật tự bí tích của Giáo Hội, nhưng “chúng được nối kết chặt chẽ với nhau” phát sinh từ “quan niệm đặc thù về quyền tự do của con người” và các khó khăn liên hệ tới “nền luân lý tính dục cổ truyền của Giáo Hội”.
Ngài nói rằng thời nay, con người cảm thấy họ “đã tiến tới chỗ chấp nhận tính dục của họ một cách đa dạng hóa và ít gò bó hơn” và do đó, họ yêu cầu phải duyệt lại các tiêu chuẩn, những tiêu chuẩn bị họ coi “không thể còn chấp nhận được nữa trong hoàn cảnh hiện nay, bất kể, trong các điều kiện lịch sử của quá khứ, chúng quan trọng đến bao nhiêu chăng nữa”.
Các qui tắc của lương tâm
Theo ngài, lối suy nghĩ trên muốn chứng minh rằng thời nay, “cuối cùng, chúng ta đã khám phá ra các quyền lợi và tự do lương tâm của mình” và chúng ta “không còn sẵn sàng bắt nó tùy thuộc một thẩm quyền nào ở bên ngoài nữa”.
Ngài nói thêm: đối với những người có các chủ trương như thế, “mối liên hệ nền tảng giữa đàn ông và đàn bà” phải được sắp xếp lại cách nào đó để “các hoài mong lỗi thời về vai trò” phải “được vượt qua và sự bình đẳng hoàn toàn về cơ hội phải được dành cho phụ nữ ở mọi bình diện và lãnh vực”.
Đức Hồng Y nói rằng sẽ là một điều gây ngạc nhiên khi Giáo Hội, vốn là một định chế bảo thủ, lại đi theo một ý thức hệ như thế. Và nếu quả tình đi theo như thế, thì Giáo Hội buộc phải “bỏ qua một bên việc dùng thần học biện minh cho các cấm kỵ xưa về xã hội, và dấu hiệu đúng lúc nhất và chủ yếu nhất của ý muốn đó trong lúc này sẽ là việc Giáo Hội bằng lòng phong chức linh mục cho nữ giới”.
Sau đó, vị giáo hoàng tương lai đề cập tới chính gốc rễ của lối suy nghĩ cấp tiến và nhận định rằng các ý niệm chủ chốt của lối suy nghĩ này chính là các chữ “lương tâm” và “tự do”, những chữ vốn giả thiết “đem đến một thứ hào quang cho luân lý”, nhưng thực ra chúng đã “bác bỏ tính toàn vẹn của luân lý” và “đơn giản hóa một lương tâm lỏng lẻo”.
Ngài nhấn mạnh: lương tâm không còn được hiểu như một nhận thức phát sinh từ “1 hình thức hiểu biết cao hơn”, nhưng đúng hơn là “quyền tự quyết của cá nhân”: mỗi người tự quyết định cho chính mình “điều gì hợp luân trong một hoàn cảnh nhất định”.
Ngoài ra, Đức Hồng Y cho rằng ý niệm “qui tắc” (norms) hay “luật luân lý” đã mặc lấy “các bóng mờ tiêu cực của một cường độ đen tối” và dù “qui luật bên ngoài có thể cung cấp cho ta các mô thức hướng dẫn”, nhưng với một tư tưởng gia Công Giáo cấp tiến, không một trường hợp nào ta nên dùng nó làm “trọng tài tối hậu cho bổn phận của mình”.
Đức Hồng Y Ratzinger cho hay các thay đổi về phương thức như trên được mô tả là “giải phóng” nhưng thực ra, chỉ dẫn đến chỗ đánh mất sự dị biệt hóa giữa các phái tính, bị xô xuống nhanh hơn bởi việc tách biệt giữa tính dục và sinh sản, một việc tách biệt do thuốc viên ngừa thai dẫn khởi đầu tiên và đem tới cao điểm với việc có thể “ ‘tạo’ ra những hữu thể nhân bản trong phòng thí nghiệm”.
Ngài nói thêm: điều trên dẫn tới chỗ coi là “không quan trọng” các dị biệt giữa đồng tính luyến ái và dị tính luyến ái cũng như các liên hệ ngoài hôn nhân khác - một “viễn kiến cách mạng” nấp phía sau hàng loạt các chống đối chống lại giáo huấn của Giáo Hội vốn đã có từ thuở ban đầu.
Ngài nói như một “tiên tri” rằng “Chắc chắn đây sẽ là một trong các thách đố chính đối với việc suy tư nhân học trong những năm sắp đến”. Ngài cho rằng cần phải cần mẫn biện phân giữa hai điều: điều chống lại viễn kiến của đức tin về con người và điều chỉ “sửa đổi một cách đáng kể các ý niệm cổ truyền”.
Hít vào làn gió thay đổi mô thức
Sau đó, Đức Hồng Y đề cập đến việc các Kitô hữu đã chấp nhận ra sao lối suy nghĩ trên và kết luận điều này hệ ở sự “thay đổi sâu rộng ‘các mô thức’”, một việc xem ra có giá trị khi loại bỏ các mô thức cũ. Nhiều Kitô hữu đang “hít vào” bầu khí ấy, một bầu khí bề ngoài khá hấp dẫn.
Ngài đặt câu hỏi: “ai lại không ủng hộ lương tâm và tự do, và chống lại óc vụ luật và trói buộc? Ai lại muốn bị đặt vào thế phải bảo vệ các cấm kỵ? Nếu các câu hỏi được lên khuôn cách này, thì đức tin do Huấn Quyền công bố đã bị lèo lái vào một vị trí vô vọng mất rồi. Nó sẽ tự động sụp đổ vì đánh mất tính hợp lý của nó theo các mẫu mực suy nghĩ của thế giới hiện đại, và sẽ bị những người cấp tiến đương thời coi như một điều đã bị thay thế từ lâu”.
Để đáp lại điều trên một cách hữu hiệu, Đức Hồng Y Ratzinger cổ vũ việc phát biểu “luận lý học đức tin trong sự toàn vẹn của nó, trong lương tri và tính hợp lý trong quan điểm của nó về thực tại và đời sống”.
Ngài cũng nhấn mạnh đến việc cần phải hiểu “mô thức” cách mạng mới mẻ này đã bước vào hiện hữu và việc nó chịu thay đổi ra sao trong ba lãnh vực: việc hoàn toàn biến mất học lý thần học về sáng thế vốn có liên hệ với việc hạ bệ siêu hình học; việc con người “bị giam cầm trong thực nghiệm giới (empirical) nghĩa là nhận thức chỉ dựa vào giác quan, một việc dẫn đến sự kiện “làm suy yếu Kitô Học” và chủ yếu là thiếu niềm tin vào thần tính của Chúa Kitô; và cuối cùng là việc đánh mất niềm tin vào Tứ Chung, và sự kiện này là niềm tin vào cuộc sống vĩnh cửu “ít khi còn đóng được vai trò nào trong các bài giảng thời nay”.
Điều trên dẫn tới việc “Nước Thiên Chúa” gần như “được thay thế hoàn toàn” bằng “Không Tưởng về một thế giới tương lai tốt đẹp hơn”, nhưng đây chỉ là một mơ ước “không đủ”. Đúng hơn, nó rất nguy hiểm, “khi kiểu nói thế giới tốt đẹp hơn ấy nổi bật trong kinh nguyện và các bài giảng và vô tình thế chỗ cho đức tin làm thuốc trấn an”.
Đức Hồng Y Ratzinger kết luận bằng cách nói rằng ngài không muốn tỏ ra quá tiêu cực, nhưng đúng hơn, ngài muốn trình bầy “các trở ngại đối với đức tin trong bối cảnh Âu Châu’ và khảo sát “các động lực sâu xa nhất gây ra các khó khăn cá thể dưới các hình thức luôn luôn thay đổi”.
Ngài khuyên: “Chỉ bằng cách học hỏi để hiểu rằng nét căn bản của cuộc sống hiện đại là từ chối không nhìn nhận đức tin trước khi thảo luận mọi nội dung của nó, ta mới có khả năng giành lại sáng kiến thay vì chỉ đơn giản trả lời các câu hỏi được nêu ra”.
Ngài nói thêm: “Chỉ lúc đó, ta mới có thể tỏ lộ đức tin như một giải pháp thay thế mà thế giới hằng mong chờ sau sự thất bại của các thử nghiệm cấp tiến và Mácxít. Đây là thách đố của thời nay đối với Kitô Giáo, và trách nhiệm lớn lao của chúng ta lúc này trong tư cách Kitô hữu hệ ở chỗ đó”.
Kỳ sau: Nguyên Văn Bài Nói Chuyện của Đức Hồng Y Ratzinger năm 1989