Phnom Penh 19/02/07 - Hãng tin tức Á Châu cho biết Cambodia có một trữ lượng dầu khí khổng lồ nằm ở ngoài khơi vịnh Thái Lan. Các công ty lớn về dầu khí trên thế giới đã bắt đầu xếp hàng nộp đơn xin khai thác. Tuy nhiên các chuyên gia đang thắc mắc liệu tài nguyên hiếm qúy này có đem lại lợi ích cho nhân dân Cambodia hay không vì Cambodia cũng có tình trạng tham nhũng không thua kém gì Việt Nam.
Hiện nay các công ty dầu khí của Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Malaysia, Singapore, Kuwait, Australia, và Pháp đã đến gõ cửa nhà cầm quyền Cambodia để xin khai thác dầu khí. Công ty dầu khí khổng lồ của Mỹ là Chevron đã khoan thử mấy mũi tại ngoài khơi vịnh Thái Lan và đã tìm thấy dầu ở 5 giếng.
Theo các cuộc nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới,Viện Đại Học Harvard và một số cơ quan đáng tin cậy khác thì trữ lượng dầu khí ở Cambodia có thể lên tới 2 tỷ thùng và 10 ngàn tỷ bộ (feet) khí đốit (10 trillion cubic feet)
Theo giá cả hiện nay, với trữ lượng dầu hoả này, hàng năm Cambodia có thể thu về khoàng 6 tỷ Mỹ Kim trong vòng 20 năm tới. Số tiền này vượt quá tổng sản lượng quốc gia hàng năm hiện nay của Cambodia là 5 tỷ Mỹ Kim.
Cambodia trước đây theo chế độ cộng sản là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Khoảng 40% trong số14 triệu người sống dưới mức nghèo đói với mức thu nhập chỉ được 50 xu Mỹ kim một ngày, chỉ 50% số học sinh được học hết bậc tiểu học, 30,000 thiếu nhi chết hàng năm vì không được chích ngừa. Cả nước mới có 50% dân chúng được dùng điện lực.
Các chuyên gia đang sợ Cambodia có dầu khí nhưng không biết lợi nhuận có mang lại phúc lợi cho nhân dân nước này không. Một bằng chứng cụ thể là Nigeria. từ năm 1970 hàng năm thu về một số tiền là 400 Tỷ Mỹ kim nhưng 70% dân chúng sống với $1 Mỹ kim mỗi ngày. Tiền dầu khí chạy vào túi một thiểu số tài phiệt bản xứ.
Với Trung Quốc, dầu khí của Cambodia rất quan trọng. Nước này đang có nhu cầu lớn về năng lượng. Họ phải nhập cảng từ xa và 80% số lượng dầu khí phải chuyên chở qua eo biển Malacca. Trung Quốc có thể đặt ống dẫn ống dầu từ Cambodia về Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc là nước từ xưa đến nay đỡ đầu cho Cambodia nên các quốc gia khác khó có thể tranh giành quyền lợi với Trung Quốc về vấn đề dầu khí
Theo dự liệu, Cambodia có thể khai thác dầu với số lượng lớn vào năm 2009. Hiện nay giữa Thái Lan và Cambodia vẫn đang có những tranh chấp về khu vực mỏ dầu. Cambodia muốn khai thác phải đạt được thỏa ước với Thái Lan và một khi kinh tế Cambodia khởi sắc, chắc chắn Việt Nam cũng được hưởng lây vì hai nước rất dễ giao thương kinh tế.
Hiện nay các công ty dầu khí của Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn, Malaysia, Singapore, Kuwait, Australia, và Pháp đã đến gõ cửa nhà cầm quyền Cambodia để xin khai thác dầu khí. Công ty dầu khí khổng lồ của Mỹ là Chevron đã khoan thử mấy mũi tại ngoài khơi vịnh Thái Lan và đã tìm thấy dầu ở 5 giếng.
Theo các cuộc nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới,Viện Đại Học Harvard và một số cơ quan đáng tin cậy khác thì trữ lượng dầu khí ở Cambodia có thể lên tới 2 tỷ thùng và 10 ngàn tỷ bộ (feet) khí đốit (10 trillion cubic feet)
Theo giá cả hiện nay, với trữ lượng dầu hoả này, hàng năm Cambodia có thể thu về khoàng 6 tỷ Mỹ Kim trong vòng 20 năm tới. Số tiền này vượt quá tổng sản lượng quốc gia hàng năm hiện nay của Cambodia là 5 tỷ Mỹ Kim.
Cambodia trước đây theo chế độ cộng sản là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới. Khoảng 40% trong số14 triệu người sống dưới mức nghèo đói với mức thu nhập chỉ được 50 xu Mỹ kim một ngày, chỉ 50% số học sinh được học hết bậc tiểu học, 30,000 thiếu nhi chết hàng năm vì không được chích ngừa. Cả nước mới có 50% dân chúng được dùng điện lực.
Các chuyên gia đang sợ Cambodia có dầu khí nhưng không biết lợi nhuận có mang lại phúc lợi cho nhân dân nước này không. Một bằng chứng cụ thể là Nigeria. từ năm 1970 hàng năm thu về một số tiền là 400 Tỷ Mỹ kim nhưng 70% dân chúng sống với $1 Mỹ kim mỗi ngày. Tiền dầu khí chạy vào túi một thiểu số tài phiệt bản xứ.
Với Trung Quốc, dầu khí của Cambodia rất quan trọng. Nước này đang có nhu cầu lớn về năng lượng. Họ phải nhập cảng từ xa và 80% số lượng dầu khí phải chuyên chở qua eo biển Malacca. Trung Quốc có thể đặt ống dẫn ống dầu từ Cambodia về Trung Quốc. Ngoài ra Trung Quốc là nước từ xưa đến nay đỡ đầu cho Cambodia nên các quốc gia khác khó có thể tranh giành quyền lợi với Trung Quốc về vấn đề dầu khí
Theo dự liệu, Cambodia có thể khai thác dầu với số lượng lớn vào năm 2009. Hiện nay giữa Thái Lan và Cambodia vẫn đang có những tranh chấp về khu vực mỏ dầu. Cambodia muốn khai thác phải đạt được thỏa ước với Thái Lan và một khi kinh tế Cambodia khởi sắc, chắc chắn Việt Nam cũng được hưởng lây vì hai nước rất dễ giao thương kinh tế.