Campuchia: Đại hội Giới trẻ Thế giới là sự thánh hiến chúng tôi trong đức tin
Rome - "Đối với chúng tôi, chuyến đi này tượng trưng cho một sự thánh hiến, thánh hiến cuộc đời chúng tôi nhân danh đức tin Kitô giáo”, Sophal, người phụ trách mục vụ giới trẻ của giáo phận Phnom Penh, nói. Anh sẽ tham gia phái đoàn đại biểu Campuchia tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid từ ngày 16 đến ngày 21-8.
Phnom Penh và Madrid xa cách nhau mười ngàn km, và chuyến đi dài này sẽ cho phép phái đoàn giới trẻ Campuchia –gồm 31 người, trong đó có 28 thanh niên và ba vị hướng dẫn – ghé Roma vài ngày. Đức Cha Olivier Michel Marie Schmitthaeusler, vị đại diện tông tòa Phnom Penh, là một trong các thành viên của phái đoàn.
Đối với hầu hết các người trẻ này, đây là Đại hội Giới trẻ Thế giới đầu tiên mà họ tham dự và là lần đầu tiên họ đi ra nước ngoài, là một cơ hội đuy nhất, và là một đặc ân và trách nhiệm, bởi vì ở Campuchia, Giáo Hội vẫn còn rất trẻ, chưa sẵn sàng để phát triển.
Sophal, 28 tuổi, là người phụ trách mục vụ giới trẻ của giáo phận Phnom Penh. Trong vài tháng qua, anh đã chuẩn bị phái đoàn, chăm lo tất cả các khía cạnh kỹ thuật của chuyến đi, từ việc lựa chọn người tham gia phái đoàn đến việc gây quỹ. Như là một phần của chuyến đi, anh đã mở ba cuộc gặp gỡ để giúp thanh niên làm quen với nhau.
Đại hội Giới trẻ Thế giới Madrid là đại hội anh tham dự lần thứ hai, sau Đại hội Giới trẻ Thế giới Cologne năm 2005. Anh nói: “ "Thật khó để đánh giá một kinh nghiệm như thế. Ở Đức, nơi có chủ đề "Chúng tôi đến để thờ lạy Ngài" (Mt 2,2), tôi đã học được rằng tôi đã phải dựa cuộc sống của tôi vào Chúa Giêsu Kitô. Ở đó, tôi đặt ra các quy tắc cho cuộc sống của tôi, và tôi hy vọng rằng ở Madrid, tôi có thể khẳng định sự lựa chọn suốt đời này".
Đối với anh, ba khía cạnh "thực tiễn” làm cho kinh nghiệm của anh trở nên độc đáo là: gây quỹ, qui tụ (nhân danh Giáo Hội Campuchia) cac thanh niên từ nhiều giáo phận xa xôi, và xin Giáo Hội chăm sóc họ.
Saroeun cũng 28 tuổi. Anh thuộc giáo phận Phnom Penh, và đây là lần đầu anh tham dự một Đại hội Giới trẻ Thế giới. Anh nói: “Khi tôi biết mình được chọn, tôi rất vui sướng nhưng lo sợ. Tôi sẽ gặp gỡ các người trẻ ở Madrid, họ có truyền thống Kitô giáo lâu đời, trong khi tại Campuchia, thế hệ trẻ chỉ mới xây dựng lại cuộc hành trình đức tin, vốn vẫn còn rất yếu".
Người thanh niên này cho biết trong các tháng qua anhđọc và học hỏi rất nhiều. Anh phát biểu: “Tôi muốn gặp gỡ những người trong độ tuổi của tôi, xem cách họ sống, cách họ trình bày đức tin và cách họ đối mặt với cuộc sống hàng ngày. Ở nước tôi, chúng tôi phải đối phó với rất nhiều khó khăn hàng ngày, và tương tác với xã hội xung quanh, và xử lý nói chung với cuộc sống. Tôi thường bị chỉ trích về đức tin mà tôi sống, bởi vì trong một cách nào đó, tôi không tôn trọng văn hóa Phật giáo của đất nước tôi. . . . Thật ra có những thời điểm tôi nản lòng, bởi vì tôi muốn sống kinh nghiệm này để tìm ra sức mạnh mới".
Năm1975, khi Pol Pot thiết lập chế độ của ông và áp đặt chủ nghĩa vô thần tại Campuchia, các Kitô hữu (và tất cả các tín hữu tôn giáo khác) đã trở thành nạn nhân của một làn sóng bức hại chưa từng có. Trong một vài năm, Giáo hội Campuchia đã bị giải tán, nơi thờ phượng bị phá hủy và các linh mục bị sát hại, bị chết vì thiếu thốn mọi thứ, hoặc làm việc cho đến chết trong các trại lao động cưỡng bức. Mọi nhà truyền giáo đều bị trục xuất. Chỉ đến năm 1990 chính quyền Campuchia cho phép Giáo Hội hoạt động trở lại.
Tại Roma, giới trẻ Campuchia sẽ có một bài học quan trọng từ chuyến thăm đến các Vương cung thánh đường thánh Phêrô và thánh Phaolô, và hang toại đạo của thánh Callisto. Saroeun cho biết: “Được xem thấy các nơi này và nghe câu chuyện về cuộc bách hại đạo và các vị tử đạo đầu tiên, tôi nhận ra rằng Kitô giáo đã chịu nhiều đau khổ biết bao. Khi tôi trở lại Campuchia, tôi hy vọng tôi có thể làm chứng cho những gì tôi đã học được, và giúp Giáo Hội phát triển".
Đối với thanh nữ Sokhoeun, 22 tuổi, chuyến đi này sẽ là "một món quà quý giá của Chúa, một cái gì đó thật tuyệt vời". Trong tất cả những người tham gia, có lẽ cô là người vui mừng nhất.
Cô là một trong bốn người được chọn từ giáo phận Kompong Chan, và là người duy nhất từ tỉnh của cô.
Khi chuẩn bị cho chuyến đi, cô đã xem rất nhiều hình ảnh và hình chiếu của các Đại hội Giới trẻ Thế giới trước đây. Cô nói: ”Lúc đầu, việc nhìn thấy quá đông nhiều người làm tôi sợ. Nhưng tôi cũng ấn tượng bởi cách thức mọi người qui tụ lại với nhau”.
Cô nói thêm: “Tôi muốn sống kinh nghiệm này với sự đơn sơ, nụ cười trên khuôn mặt, và cố gắng tận hưởng mọi thứ mà tôi sẽ được đem đến cho. Việc gặp gỡ các người trẻ khác trong một vài ngày đã gây ra một cái gì đó mới trong tôi, một sự hiểu biết sâu hơn về đức tin của tôi, với một mong muốn trở về trên con đường này ở đất nước tôi". (AsiaNews 12-8-2011)
Phạm Kim An
Phnom Penh và Madrid xa cách nhau mười ngàn km, và chuyến đi dài này sẽ cho phép phái đoàn giới trẻ Campuchia –gồm 31 người, trong đó có 28 thanh niên và ba vị hướng dẫn – ghé Roma vài ngày. Đức Cha Olivier Michel Marie Schmitthaeusler, vị đại diện tông tòa Phnom Penh, là một trong các thành viên của phái đoàn.
Đối với hầu hết các người trẻ này, đây là Đại hội Giới trẻ Thế giới đầu tiên mà họ tham dự và là lần đầu tiên họ đi ra nước ngoài, là một cơ hội đuy nhất, và là một đặc ân và trách nhiệm, bởi vì ở Campuchia, Giáo Hội vẫn còn rất trẻ, chưa sẵn sàng để phát triển.
Sophal, 28 tuổi, là người phụ trách mục vụ giới trẻ của giáo phận Phnom Penh. Trong vài tháng qua, anh đã chuẩn bị phái đoàn, chăm lo tất cả các khía cạnh kỹ thuật của chuyến đi, từ việc lựa chọn người tham gia phái đoàn đến việc gây quỹ. Như là một phần của chuyến đi, anh đã mở ba cuộc gặp gỡ để giúp thanh niên làm quen với nhau.
Đại hội Giới trẻ Thế giới Madrid là đại hội anh tham dự lần thứ hai, sau Đại hội Giới trẻ Thế giới Cologne năm 2005. Anh nói: “ "Thật khó để đánh giá một kinh nghiệm như thế. Ở Đức, nơi có chủ đề "Chúng tôi đến để thờ lạy Ngài" (Mt 2,2), tôi đã học được rằng tôi đã phải dựa cuộc sống của tôi vào Chúa Giêsu Kitô. Ở đó, tôi đặt ra các quy tắc cho cuộc sống của tôi, và tôi hy vọng rằng ở Madrid, tôi có thể khẳng định sự lựa chọn suốt đời này".
Đối với anh, ba khía cạnh "thực tiễn” làm cho kinh nghiệm của anh trở nên độc đáo là: gây quỹ, qui tụ (nhân danh Giáo Hội Campuchia) cac thanh niên từ nhiều giáo phận xa xôi, và xin Giáo Hội chăm sóc họ.
Saroeun cũng 28 tuổi. Anh thuộc giáo phận Phnom Penh, và đây là lần đầu anh tham dự một Đại hội Giới trẻ Thế giới. Anh nói: “Khi tôi biết mình được chọn, tôi rất vui sướng nhưng lo sợ. Tôi sẽ gặp gỡ các người trẻ ở Madrid, họ có truyền thống Kitô giáo lâu đời, trong khi tại Campuchia, thế hệ trẻ chỉ mới xây dựng lại cuộc hành trình đức tin, vốn vẫn còn rất yếu".
Người thanh niên này cho biết trong các tháng qua anhđọc và học hỏi rất nhiều. Anh phát biểu: “Tôi muốn gặp gỡ những người trong độ tuổi của tôi, xem cách họ sống, cách họ trình bày đức tin và cách họ đối mặt với cuộc sống hàng ngày. Ở nước tôi, chúng tôi phải đối phó với rất nhiều khó khăn hàng ngày, và tương tác với xã hội xung quanh, và xử lý nói chung với cuộc sống. Tôi thường bị chỉ trích về đức tin mà tôi sống, bởi vì trong một cách nào đó, tôi không tôn trọng văn hóa Phật giáo của đất nước tôi. . . . Thật ra có những thời điểm tôi nản lòng, bởi vì tôi muốn sống kinh nghiệm này để tìm ra sức mạnh mới".
Năm1975, khi Pol Pot thiết lập chế độ của ông và áp đặt chủ nghĩa vô thần tại Campuchia, các Kitô hữu (và tất cả các tín hữu tôn giáo khác) đã trở thành nạn nhân của một làn sóng bức hại chưa từng có. Trong một vài năm, Giáo hội Campuchia đã bị giải tán, nơi thờ phượng bị phá hủy và các linh mục bị sát hại, bị chết vì thiếu thốn mọi thứ, hoặc làm việc cho đến chết trong các trại lao động cưỡng bức. Mọi nhà truyền giáo đều bị trục xuất. Chỉ đến năm 1990 chính quyền Campuchia cho phép Giáo Hội hoạt động trở lại.
Tại Roma, giới trẻ Campuchia sẽ có một bài học quan trọng từ chuyến thăm đến các Vương cung thánh đường thánh Phêrô và thánh Phaolô, và hang toại đạo của thánh Callisto. Saroeun cho biết: “Được xem thấy các nơi này và nghe câu chuyện về cuộc bách hại đạo và các vị tử đạo đầu tiên, tôi nhận ra rằng Kitô giáo đã chịu nhiều đau khổ biết bao. Khi tôi trở lại Campuchia, tôi hy vọng tôi có thể làm chứng cho những gì tôi đã học được, và giúp Giáo Hội phát triển".
Đối với thanh nữ Sokhoeun, 22 tuổi, chuyến đi này sẽ là "một món quà quý giá của Chúa, một cái gì đó thật tuyệt vời". Trong tất cả những người tham gia, có lẽ cô là người vui mừng nhất.
Cô là một trong bốn người được chọn từ giáo phận Kompong Chan, và là người duy nhất từ tỉnh của cô.
Khi chuẩn bị cho chuyến đi, cô đã xem rất nhiều hình ảnh và hình chiếu của các Đại hội Giới trẻ Thế giới trước đây. Cô nói: ”Lúc đầu, việc nhìn thấy quá đông nhiều người làm tôi sợ. Nhưng tôi cũng ấn tượng bởi cách thức mọi người qui tụ lại với nhau”.
Cô nói thêm: “Tôi muốn sống kinh nghiệm này với sự đơn sơ, nụ cười trên khuôn mặt, và cố gắng tận hưởng mọi thứ mà tôi sẽ được đem đến cho. Việc gặp gỡ các người trẻ khác trong một vài ngày đã gây ra một cái gì đó mới trong tôi, một sự hiểu biết sâu hơn về đức tin của tôi, với một mong muốn trở về trên con đường này ở đất nước tôi". (AsiaNews 12-8-2011)
Phạm Kim An