BẮC NINH -- Ngày 3.1.2007, bầu trời Bắc Ninh u ám, lất phất những hạt mưa rơi càng làm cho lòng người nặng thêm nỗi nhớ thương Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến.
Ngay từ sáng sớm các linh mục, tu sĩ nam nữ cùng hàng ngàn giáo dân từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã có mặt tại quảng trường giáo xứ Đại Lãm- quê hương Đức cố Giám mục- để chào đón và hiệp ý cùng Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản giáo phận Bắc Ninh, dâng Thánh lễ giỗ 100 ngày Đức cố Giám mục khả kính.
Đúng 9g10, các linh mục cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục. Các em thiếu nhi thành kính dâng tặng Đức Tổng những đóa hoa tươi thắm. Đức Tổng đã ân cần nắm tay và nói lời thăm hỏi, động viên bà Cố Đức cố Giám mục. Trong tiếng kèn đồng hùng tráng, Đức Tổng, các linh mục và cộng đoàn tiến vào nhà thờ giáo xứ.
Sau phút cầu nguyện trước Thánh Thể, Đức Tổng lên tiếng trước cộng đoàn, bày tỏ niềm vui mừng được gặp gỡ các linh mục, bà Cố và anh chị em giáo dân. Buổi gặp mặt đầy ý nghĩa trong ngày lễ giỗ vừa thể hiện truyền thống văn hóa và tinh thần đạo hiếu của người Việt Nam, vừa thể hiện niềm tin Công giáo cầu nguyện cho linh hồn người qua đời. Đức Tổng kêu gọi cộng đoàn cố gắng thực hiện khẩu hiệu của Đức cố Giám mục "Xin cho mọi người nên một". Chúng ta không chỉ hiệp nhất nên một trong ngôi nhà thờ, mà còn hiệp nhất nên một trong tinh thần cầu nguyện, trong sâu thẳm của đời sống đức tin. Nhân dịp này, Đức Tổng cũng chính thức công bố cha Giuse Trần Bá Hạnh làm linh mục chánh xứ mới của giáo xứ Đại Lãm; và ngài xin cộng đoàn luôn cầu nguyện cho cả cha xứ cũ lẫn cha xứ mới để các ngài chu toàn những sứ vụ Chúa và Giáo hội trao phó cho các linh mục trong nhiệm sở mới.
9g30 Thánh lễ giỗ trăm ngày Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến bắt đầu với những lời ca nhập lễ chan chứa tin yêu và phó thác: Chúa là gia nghiệp đời con... Vì ngoài Chúa ra con tìm đâu thấy hạnh phúc, vì ngoài Chúa ra con tìm đâu được niềm vui... Nhà thờ chật kín tín hữu và rất nhiều người đã phải đứng bên ngoài nhà thờ tham dự Thánh lễ.
Trong bài giảng, Đức Tổng đã liên tưởng hình ảnh Đức cố Giám mục với hình ảnh Chúa Giê-su: Chiên Thiên Chúa. Vì yêu thương, Chúa Giê-su đã gánh lấy tội loài người và chết cho nhân loại. Vì yêu thương, Đức cố Giám mục cũng đã gánh lấy những buồn vui, gian khó của giáo phận Bắc Ninh, và có thể nói ngài đã hi sinh cả cuộc đời vì giáo phận Bắc Ninh.
Cuối Thánh lễ, một vị đại diện cho gia đình Đức cố Giám mục và một vị đại diện cho giáo xứ lên bày tỏ niềm vui mừng và lòng biết ơn Đức Tổng, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cộng đoàn giáo dân đã về dâng lễ cầu nguyện cho Đức cố Giám mục.
Sau Thánh lễ, mọi người ra về chứ không ở lại ăn cỗ giỗ theo truyền thống thông thường của người Việt. Bởi vì, khi còn sống, Đức cố Giám mục luôn hô hào vận động mọi gia đình trong giáo phận thực hành tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu trong các việc ma chay cưới hỏi, để dùng tiền bạc dành cho con em đến trường học.
Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Tổng Giám mục:
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA (Ga 1, 29-34)
Thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu là: "Chiên Thiên Chúa". Có lẽ đối với chúng ta hình ảnh con chiên khá là xa lạ. Vì ta ít nuôi chiên. Nhưng đối với người Do Thái thì chiên là một con vật rất quen thuộc. Người Do Thái nuôi chiên cừu để lấy thịt ăn, lấy lông chiên làm quần áo.
Không những người Do Thái quen thuộc với hình ảnh con chiên mà còn quen thuộc cả ý nghĩa của hình ảnh con chiên nữa. Chiên hiền lành nên thường được dùng để chỉ những người tốt, người hiền lành, người ngây thơ trong trắng. Chiên thường được dùng trong nghi lễ tôn giáo. Người ta dâng con chiên lên Chúa để xin ơn tha tội. Đặc biệt trong lễ Vượt Qua, người ta sát tế con chiên để tưởng nhớ biến cố Chúa cứu người Do Thái thoát chết và thoát ách nô lệ Ai cập. Thuở ấy, người Do Thái bị người Ai cập bắt làm nô lệ. Chúa truyền cho người Do Thái giết thịt chiên, lấy máu bôi lên cửa nhà. Thiên thần Chúa đi qua. Nhà nào có dấu máu chiên sẽ được cứu thoát.
Hôm nay khi nghe thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa, người Do Thái hiểu ngay ý nghĩa. Chúa Giêsu hiền lành vô tội nhưng bị dẫn ra pháp trường như con chiên im lặng đứng trước người thợ xén lông. Chúa Giêsu là con chiên Vượt Qua, chịu chết cho ta được sống. Chúa gánh lấy tội lỗi nhân loại. Chúa dùng Máu Thánh đổ ra để rửa sạch tội nhân loại. Chúa thánh thiện không có tội gì. Nhưng đã chịu chết vì mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta. Là Chúa nhưng Chúa nhận lấy thân phận loài người, chia sẻ định mệnh của con người trở nên một với con người, chết thay cho loài người.
Suy niệm tới đây, tôi nhớ đến Đức Cha Cố Giuse Maria của chúng ta. Khi nhận chức giám mục, ngài nhận lấy giáo phận, nhận lấy tất cả mọi người chúng ta. Khi nhận giáo phận, Ngài chấp nhận tất cả những ưu điểm cũng như khuyết điểm, những nhân đức cũng như tội lỗi của mọi người. Ngài chung số phận với mọi người. Ngài gắn cuộc đời với giáo phận. Như thánh Phaolô đã nói: "Tôi đã trở thành nô lệ của mọi người. Trở nên Do Thái với người Do Thái… trở nên yếu với những người yếu. Tôi trở nên tất cả cho mọi người" (x.1Cr 9,19-22). Ngài vui cái vui của mọi người. Ngài đau nỗi đau của mọi người. Như thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: "Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên ?" (2Cr 11,28-29).
Đức Cha Cố Giuse Maria mang lấy thân phận của cả giáo phận. Giáo phận là gia đình của ngài. Mọi giáo dân là người thân của ngài. Công việc của giáo phận là công việc của ngài. Sức sống của giáo phận là sức sống của ngài. Ngài vui khi giáo phận có sự phát triển khởi sắc. Ngài mệt mỏi khi giáo phận thiếu sức sống. Ngài lo âu khi giáo phận thiếu thốn linh mục. Ngài đau buồn khi giáo phận gặp họan nạn. Thân xác ngài có hao mòn đi cũng là vì giáo phận. Sức khỏe ngài có suy kém đi cũng là vì giáo phận. Ngài hi sinh cuộc đời vì giáo phận.
Hôm nay ngài đã giã từ chúng ta được đúng 100 ngày. Nhưng hình ảnh của ngài vẫn còn tươi mới như hôm qua. Chúng ta thương nhớ người cha chung của giáo phận. Chúng ta biết ơn ngài đã hết lòng hi sinh cho giáo phận. Chúng ta cầu nguyện cho ngài với tâm tình hiếu thảo biết ơn. Yêu mến ngài chúng ta hãy thực hiện ước nguyện của ngài: "Xin cho mọi người nên một". Thương nhớ ngài chúng ta hãy noi gương ngài luôn quên mình vì lợi ích của giáo phận.
Lạy Chúa, xin thương linh hồn Đức Cha Cố Giuse Maria, người tôi tớ trung tín và tận tụy của Chúa. Amen.
Ngay từ sáng sớm các linh mục, tu sĩ nam nữ cùng hàng ngàn giáo dân từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã có mặt tại quảng trường giáo xứ Đại Lãm- quê hương Đức cố Giám mục- để chào đón và hiệp ý cùng Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt, Giám quản giáo phận Bắc Ninh, dâng Thánh lễ giỗ 100 ngày Đức cố Giám mục khả kính.
Đúng 9g10, các linh mục cùng toàn thể cộng đoàn dân Chúa hân hoan chào đón Đức Tổng Giám mục. Các em thiếu nhi thành kính dâng tặng Đức Tổng những đóa hoa tươi thắm. Đức Tổng đã ân cần nắm tay và nói lời thăm hỏi, động viên bà Cố Đức cố Giám mục. Trong tiếng kèn đồng hùng tráng, Đức Tổng, các linh mục và cộng đoàn tiến vào nhà thờ giáo xứ.
Sau phút cầu nguyện trước Thánh Thể, Đức Tổng lên tiếng trước cộng đoàn, bày tỏ niềm vui mừng được gặp gỡ các linh mục, bà Cố và anh chị em giáo dân. Buổi gặp mặt đầy ý nghĩa trong ngày lễ giỗ vừa thể hiện truyền thống văn hóa và tinh thần đạo hiếu của người Việt Nam, vừa thể hiện niềm tin Công giáo cầu nguyện cho linh hồn người qua đời. Đức Tổng kêu gọi cộng đoàn cố gắng thực hiện khẩu hiệu của Đức cố Giám mục "Xin cho mọi người nên một". Chúng ta không chỉ hiệp nhất nên một trong ngôi nhà thờ, mà còn hiệp nhất nên một trong tinh thần cầu nguyện, trong sâu thẳm của đời sống đức tin. Nhân dịp này, Đức Tổng cũng chính thức công bố cha Giuse Trần Bá Hạnh làm linh mục chánh xứ mới của giáo xứ Đại Lãm; và ngài xin cộng đoàn luôn cầu nguyện cho cả cha xứ cũ lẫn cha xứ mới để các ngài chu toàn những sứ vụ Chúa và Giáo hội trao phó cho các linh mục trong nhiệm sở mới.
9g30 Thánh lễ giỗ trăm ngày Đức cố Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến bắt đầu với những lời ca nhập lễ chan chứa tin yêu và phó thác: Chúa là gia nghiệp đời con... Vì ngoài Chúa ra con tìm đâu thấy hạnh phúc, vì ngoài Chúa ra con tìm đâu được niềm vui... Nhà thờ chật kín tín hữu và rất nhiều người đã phải đứng bên ngoài nhà thờ tham dự Thánh lễ.
Trong bài giảng, Đức Tổng đã liên tưởng hình ảnh Đức cố Giám mục với hình ảnh Chúa Giê-su: Chiên Thiên Chúa. Vì yêu thương, Chúa Giê-su đã gánh lấy tội loài người và chết cho nhân loại. Vì yêu thương, Đức cố Giám mục cũng đã gánh lấy những buồn vui, gian khó của giáo phận Bắc Ninh, và có thể nói ngài đã hi sinh cả cuộc đời vì giáo phận Bắc Ninh.
Cuối Thánh lễ, một vị đại diện cho gia đình Đức cố Giám mục và một vị đại diện cho giáo xứ lên bày tỏ niềm vui mừng và lòng biết ơn Đức Tổng, các linh mục, nam nữ tu sĩ và cộng đoàn giáo dân đã về dâng lễ cầu nguyện cho Đức cố Giám mục.
Sau Thánh lễ, mọi người ra về chứ không ở lại ăn cỗ giỗ theo truyền thống thông thường của người Việt. Bởi vì, khi còn sống, Đức cố Giám mục luôn hô hào vận động mọi gia đình trong giáo phận thực hành tiết kiệm, giảm bớt chi tiêu trong các việc ma chay cưới hỏi, để dùng tiền bạc dành cho con em đến trường học.
Sau đây là toàn văn bài giảng của Đức Tổng Giám mục:
ĐÂY CHIÊN THIÊN CHÚA (Ga 1, 29-34)
Thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu là: "Chiên Thiên Chúa". Có lẽ đối với chúng ta hình ảnh con chiên khá là xa lạ. Vì ta ít nuôi chiên. Nhưng đối với người Do Thái thì chiên là một con vật rất quen thuộc. Người Do Thái nuôi chiên cừu để lấy thịt ăn, lấy lông chiên làm quần áo.
Không những người Do Thái quen thuộc với hình ảnh con chiên mà còn quen thuộc cả ý nghĩa của hình ảnh con chiên nữa. Chiên hiền lành nên thường được dùng để chỉ những người tốt, người hiền lành, người ngây thơ trong trắng. Chiên thường được dùng trong nghi lễ tôn giáo. Người ta dâng con chiên lên Chúa để xin ơn tha tội. Đặc biệt trong lễ Vượt Qua, người ta sát tế con chiên để tưởng nhớ biến cố Chúa cứu người Do Thái thoát chết và thoát ách nô lệ Ai cập. Thuở ấy, người Do Thái bị người Ai cập bắt làm nô lệ. Chúa truyền cho người Do Thái giết thịt chiên, lấy máu bôi lên cửa nhà. Thiên thần Chúa đi qua. Nhà nào có dấu máu chiên sẽ được cứu thoát.
Hôm nay khi nghe thánh Gioan Baotixita giới thiệu Chúa Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa, người Do Thái hiểu ngay ý nghĩa. Chúa Giêsu hiền lành vô tội nhưng bị dẫn ra pháp trường như con chiên im lặng đứng trước người thợ xén lông. Chúa Giêsu là con chiên Vượt Qua, chịu chết cho ta được sống. Chúa gánh lấy tội lỗi nhân loại. Chúa dùng Máu Thánh đổ ra để rửa sạch tội nhân loại. Chúa thánh thiện không có tội gì. Nhưng đã chịu chết vì mang lấy tất cả tội lỗi của chúng ta. Là Chúa nhưng Chúa nhận lấy thân phận loài người, chia sẻ định mệnh của con người trở nên một với con người, chết thay cho loài người.
Suy niệm tới đây, tôi nhớ đến Đức Cha Cố Giuse Maria của chúng ta. Khi nhận chức giám mục, ngài nhận lấy giáo phận, nhận lấy tất cả mọi người chúng ta. Khi nhận giáo phận, Ngài chấp nhận tất cả những ưu điểm cũng như khuyết điểm, những nhân đức cũng như tội lỗi của mọi người. Ngài chung số phận với mọi người. Ngài gắn cuộc đời với giáo phận. Như thánh Phaolô đã nói: "Tôi đã trở thành nô lệ của mọi người. Trở nên Do Thái với người Do Thái… trở nên yếu với những người yếu. Tôi trở nên tất cả cho mọi người" (x.1Cr 9,19-22). Ngài vui cái vui của mọi người. Ngài đau nỗi đau của mọi người. Như thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: "Không kể các điều khác, còn có nỗi ray rứt hằng ngày của tôi là mối bận tâm lo cho tất cả các Hội Thánh ! Có ai yếu đuối mà tôi lại không cảm thấy mình yếu đuối ? Có ai vấp ngã mà tôi lại không cảm thấy lòng sôi lên ?" (2Cr 11,28-29).
Đức Cha Cố Giuse Maria mang lấy thân phận của cả giáo phận. Giáo phận là gia đình của ngài. Mọi giáo dân là người thân của ngài. Công việc của giáo phận là công việc của ngài. Sức sống của giáo phận là sức sống của ngài. Ngài vui khi giáo phận có sự phát triển khởi sắc. Ngài mệt mỏi khi giáo phận thiếu sức sống. Ngài lo âu khi giáo phận thiếu thốn linh mục. Ngài đau buồn khi giáo phận gặp họan nạn. Thân xác ngài có hao mòn đi cũng là vì giáo phận. Sức khỏe ngài có suy kém đi cũng là vì giáo phận. Ngài hi sinh cuộc đời vì giáo phận.
Hôm nay ngài đã giã từ chúng ta được đúng 100 ngày. Nhưng hình ảnh của ngài vẫn còn tươi mới như hôm qua. Chúng ta thương nhớ người cha chung của giáo phận. Chúng ta biết ơn ngài đã hết lòng hi sinh cho giáo phận. Chúng ta cầu nguyện cho ngài với tâm tình hiếu thảo biết ơn. Yêu mến ngài chúng ta hãy thực hiện ước nguyện của ngài: "Xin cho mọi người nên một". Thương nhớ ngài chúng ta hãy noi gương ngài luôn quên mình vì lợi ích của giáo phận.
Lạy Chúa, xin thương linh hồn Đức Cha Cố Giuse Maria, người tôi tớ trung tín và tận tụy của Chúa. Amen.