Boston: Kể từ khi Ðức Hồng Y trở nên lận đận đến việc giáo sĩ lạm dục tính dục đã khiến Ngài phải từ chức hôm thứ Sáu 13/12/2002, Ðức Hồng Y Bernard F. Law tại Boston được coi là một vị có quyền thế và được kính trọng nhất trong hàng giám mục tại Hoa Kỳ qua những sự nghiệp ưu tú và xuất sắc của Ngài.
Đức Hồng Y Law sinh ra tại Torreon, tiểu bang Mexicô, là con trai độc nhất của Đại tá Không quân Law. Từ nhỏ đã hấp thụ nền giáo dục từ Bắc Mỹ, tới Nam Mỹ và tại quần đảo Virgin Islands và cuối cùng theo học tại đại học thời danh Harvard và thành đạt năm 1953 với văn bằng về lịch sử thời Trung Cổ.
Tiếp theo sau, Ngài theo đuổi lý tưởng làm linh mục và được thụ phong vào năm 1961, cũng từ đó ngài dấn thân mãnh liệt vào phong trào dân quyền và hoạt động tại tiểu bang Mississippi. Thời đó tên của Ngài bị vào sổ đen của những người muốn phân biệt da trắng da đen.
Nhưng tên tuổi của linh mục Law bắt đầu trở thành sáng giá và nổi danh từ năm 1968, khi ngài nhận công tác hoạt động trong Văn Phòng Đại Kết Liên Tôn của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Với công tác này ngài quen biết nhiều giám mục lãnh đạo và các nhân vật quốc gia khắp Hoa Kỳ.
Ngài được gọi làm giám mục của giáo phận Springfield-Cape Giradeaux bang Missouri vào năm 1973. Chính trong thời gian làm giám mục tại đây nên khi có biến cố di tản của người Việt Nam vào năm 1975 mà ngài trở thành nhân vật sáng chói vì những quan tâm của Ngài tới vấn đề di dân và di cư, vì khi đó có hơn 120 ngàn người Việt Nam di tảm tới trại tạm cư Ft. Chaffee, thuộc Arkansas cũng nằm trong ranh giới giáp phận của Ngài. Lúc đó một số linh mục Việt Nam du học tình nguyện đến giúp người tị nạn, trong đó có Linh mục Trần Công Nghị làm tuyên úy trưởng, linh mục Mai thanh Lương, linh mục Vũ Hân, linh mục Phạm văn Tuệ. Cuộc rước kiệu long trọng kính Đức Mẹ vào tháng 5, 1975 do linh mục Trần Công Nghị đã mời được Đức giám mục Law tới chủ sự. Cũng trong giai đoạn này mà giám mục Law đã quan tâm và bảo trợ tất cả tu sĩ Dòng Đồng Công về giáo phận của ngài và do duyên phận này mà Dòng Đồng Công từ đó được phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Có thề nói cuộc đời của hồng y Law lên như riều gắp gíó, lên mãi, và đến năm 1984 ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Boston. Ngài lập tức trở thành người được kính trọng và yêu chuộng nhất của Giáo Hội Hoa kỳ nói chung và vùng truyền thống Boston nói riêng.
Ngài là một phát ngôn viên lãnh đạo trong Giáo Hội trên những vấn đề từ dân quyền đến công lý quốc tế, từ phá thai đến nạn nghèo đói, từ quan hệ Công Giáo- Do Thái Giáo và nỗ lực đại kết, từ chiến tranh và hòa bình.
Chính Ngài đã đề nghị đến giáo lý công giáo hòan vũ, với bài nói chuyện trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục vào năm 1985 đánh dấu kỷ niệm 20 năm kết thúc Công Ðồng Chung Vaticanô II, đã đưa đến việc soạn thảo "Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo". Ðức Hồng Y Law cũng giám sát đết bản thảo đầu tiên phiên dịch bản Giáo Lý Công Giáo ra tiếng Anh, và vì dùng từ bao hàm nên Tòa Thánh đã từ chối và buộc phải dịch lại.
Vào năm 1984 trong cuộc chạy đua ghế tổng thống, trong đó bà Geraldine Ferraro ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân Chủ là người Công Giáo, Ðức Tổng Giám Mục Law và Ðức Tổng Giám Mục John J O'Connor tại Nữu Ước (sau này cả hai vị đều là Hồng Y) đã dẫn đầu lên án bà ủng hộ quyền phá thai của phụ nữa. Ngài gọi việc phá thai là "một vấn đề nguy kịch nghiêm trọng"
Trong khi Ngài vẫn thường xuyên chủ trương quyền được sống của đứa bé chưa được sinh ra, vào năm 1995 Ngài đã kêu gọi đình hoản các cuộc biểu tình tại các bệnh viện phá thai khi xảy ra vụ ông John C. Salvi đã bắn vào hai bệnh viện phá thai tại Boston đã khiến cho 2 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương.
Vào tháng Giêng/2002, mặc dầu các vụ xì căn đan về giáo sĩ lạm dụng tính dục xảy ra tại Boston, Ðức Hồng Y Bernard Law đã chủ tọa một cuộc hội thảo có tầm vóc quốc tế về chiều kích nhân bản của toàn cầu hóa. Cùng được sự bảo trợ của Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu, buổi thương thảo trong ba ngày đã qui tụ các viên chức hàng đầu trong Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, các nhà lãnh đạo kinh tế trong chính quyền, các lãnh đạo của các công ty, các giám mục từ các đại lục khác và các chủ tịch tổ chức cứu tế nhân đạo quốc tế.
Vào những năm qua, Ðức Hồng Y Law là một người dám mạnh dạn phê bình đến chính sách cấm vận của Hoa Kỳ với Cuba, và năm 2000 Ngài đã can đảm nghe những chỉ trích thậm tệ từ cộng đồng Cuba-Hoa Kỳ vì Ngài đã dám thách đố các thân nhân tại Florida là thân nhân của em bé sống sót Elian Gonzalez trên chiếc xuồng nhỏ vượt biên từ Cuba sang Hoa Kỳ, đang biểu tình vận động cho em ở lại Hoa Kỳ. Dẫn chứng đến "Sự ràng buộc tạo hóa giữa cha và con", Ðức Hồng Y nói "hãy dẹp đi trò huyên náo và hãy để cho em Elian về đoàn tụ với người cha". Em Elian Gonzalez được tìm thấy sống sót trên một chiếc xuồng nhỏ tại ngoài khơi, được người mẹ mang đi vượt biên nhưng người mẹ đã chết.
Ðức Hồng Y Bernard Law đã viếng thăm nhiều lần sang Cuba từ năm 1989 và năm 1990, Ngài đã gặp gỡ Tổng Thống Cuba Fidel Castro. Vào năm 1989 Ngài đã dẫn một phái đoàn 240 giáo dân tại Boston sang Cuba nhân chuyến tông du của Ðức Giáo Hoàng. Vào năm sau, Ngài nằm trong phái đoàn các Giám Mục Mỹ Châu đã gặp gỡ Tổng Thống Fidel Castro trong hơn 4 tiếng đồng hồ.
Ðức Hồng Y Bernard Law còn nổi bật là người kiên quyết chủ trương hòa bình tại Trung Ðông.
Khi Ðức Hồng Y từ chức vào ngày thứ Sáu 13/12/2002, Ngài được coi là giáo sĩ thâm niên trong phẩm trật Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, được thụ phong Hồng Y từ năm 1985. Việc từ chức của Ngài không ảnh hưởng đến các chức vụ với cương vị là Hồng Y. Ngài vẫn còn là thành viên trong nhiều Bộ của Tòa Thánh và vẫn có quyền bầu Giáo Hoàng trong cơ mật viện cho tới khi tròn 80 tuổi.
Ðức Hồng Y Bernard F. Law sinh ngày 4/11/1931 tại Rorrenon, Mexico, lúc đó ông Cố của Ngài phục vụ trong binh chủng Không Quân đang phục vụ tại nước này. Cậu Bernard Law theo học các trường ở Nữu Ước, Florida, Georgia và Barranquilla, Colombia và tốt nghiệp trường Trung Học Charlotte Amalie tại St Thomas, quần đảo Virgin.
Cậu Law tốt nghiệp từ Ðại Học nổi tiếng của Hoa Kỳ là Ðại Học Harvard tại Cambridge, Mass., trước khi đi tu vào Chủng Viện Thánh Giuse ở St Benedict, La., từ năm 1953-1955. Tốt nghiệp Học Viện Giáo Hoàng Josephinum tại Worthington, Ohio (1955-1961).
Ðược thụ phong Linh Mục tại Giáo Phận Natchez-Jackson (nay là Giáo Phận Jackson), Miss., vào năm 1961. Sau khi Cha Law làm Cha phụ tá Giáo Xứ trong 2 năm, Cha được bổ nhiệm làm chủ bút tờ báo Công Giáo của Giáo Phận "Mississippi Register". Trong khi giữ chức vụ này từ năm 1963-1968, Cha cũng giữ nhiều chức vụ khác trong giáo phận, như giám đốc văn phòng đời sống gia đình và cha linh hướng cho tiểu chủng viện của Giáo Phận.
Cha cũng là người tranh đấu cho dân quyền, Ngài tham gia Hội Ðồng Lãnh Ðạo Mississipi và Hội Ðồng liên hệ nhân bản Mississipi. Ngài đã bị hăm dọa tới tánh mạng vì vai trò chủ bút dám mạnh dạn lên tiếng trong tờ Mississipi Register.
Công việc tại Deep South về đại kết trong thập niên 60, Ngài đã được cả nước chú ý đến và năm 1968 Ngài nhận chức vụ giám đốc hành chính trong Ủy Ban đặc trách về Ðại Kết và Liên Tôn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, là chức vụ toàn quốc đầu tiên.
Cha Bernard Law trở về Giáo Phận Natchez-Jackson vào năm 1971 với chức vụ Tổng Ðại Diện của Giáo Phận. Vào ngày 22/10/ 1973, Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục cho Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Mo. Ngài đã được nổi tiếng và được lên tin tức hàng đầu trên báo chí vào năm 1975, giữa làn sóng người Việt tỵ nạn đặt chân tới Hoa Kỳ, Ðức Giám Mục Law đã thu xếp để định cử cho tất cả 166 Tu Sĩ và Chủng Sinh Dòng Ðồng Công. Ngài tỏ ra thương mến dân Việt Nam một cách đặc biệt không những tại Hải Ngoại nhưng còn ở quê nhà, vào năm 1991, Ðức Hồng Y Law đã viếng thăm Việt Nam và tại Hà Nội Ngài đã gặp Ðức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận (lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục).
Vào ngày 10/8/2002, Ðức Hồng Y Bernard Law đã đến tham dự và đi kiệu cùng với khoảng 60 000 giáo dân Việt Nam tham dự Ðại Hội Thánh Mẫu Dòng Ðồng Công được tổ chức hàng năm kéo dài trong 4 ngày. Tại đây Ðức Hồng Y đã tìm thấy sự yên hàn và thật thoải mái, dĩ nhiên với sự hiện diện của hàng chục ngàn giáo dân Việt Nam trên toàn quốc đổ về, không một tên Mỹ nào dám bén mãng đến biểu tình quấy phá.
Tiếp tục các công việc đại kết, Ngài đã thành lập Hội Ðồng Lãnh Ðạo Kitô Giáo Missouri. Ngài được bổ nhiệm làm thành viên trong Ủy Ban Thư Ký Cổ Võ Sự Hiệp Nhất Kitô Hữu (bây giờ là Hội Ðồng Giáo Hoàng) và phục vụ từ năm 1976-1981 với chức vụ cố vấn trong Ủy Ban Quan Hệ các Tôn Giáo với Do Thái. Ngài cũng là chủ tịch Ủy Ban Ðại Kết và Liên Tôn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1970.
Vào năm 1981, khi Bộ Giáo Lý Ðức Tin chuẩn y một chương trình đặc biệt chấp thuận vào hàng Linh Mục Công Giáo Hoa Kỳ. Các Linh Mục Episcopalian là giáo phái hệ Anh Giáo muốn trở thành Linh Mục Công Giáo, Ðức Giám Mục Law được bổ nhiệm trong đoàn đại biểu Vatican để mở chương trình giám sát. Trong chương trình đầu tiên đã có 64 Linh Mục Tin Lành Episcopalian được chuẩn nhận thành Linh Mục Công Giáo.
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục Boston vào tháng Giêng 1984 và tiến chức Hồng Y vào năm 1985.
Ngài làm chủ tịch Ủy Ban của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ đặc trách Nghiên Cứu Mục Vụ và Thực Hành vào giữa thập niên 1980, lúc đó Ủy Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu tường trình về Hội Tam Ðiểm, và đã đưa ra kết luận rằng "Những nguyên tắc và các nghi thức căn bản của Hội Tam Ðiểm hiện thân cho một tôn giáo và sự tham dự thực hành không phù hợp vớ đức tin và thực hành Kitô giáo".
Ðức Hồng Y Law cũng làm chủ tịch các Ủy Ban của Hội Ðồng Giám Mục về Chính Sách Quốc Ngoại, các hoạt động phò sự sống và Ngài đã phục vụ trong 12 năm với cương vị Chủ Tịch Ban Quản Trị Ðại Học Công Giáo Hoa Kỳ, một chức vụ mà Ðức Hồng Y đã từ chức hai ngày trước khi từ chức Tổng Giám Mục TGP Boston.
Ðối với Tòa Thánh Vatican, Ðức Hồng Y Bernard Law là thành viên trong Hội Ðồng các Hồng Y đặc trách Nghiên Cứu các Vấn Ðề Tổ Chức và Kinh Tế của Tòa Thánh, Bộ Giáo Hội Ðông Phương, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Bộ Giám Mục, Bộ Truyền Giáo, Bộ Giáo Sỹ, Bộ Giáo Dục Công Giáo, Bộ lo về Ðời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Ðồ, Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách Gia Ðình, Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách về Văn Hoá.
Kể từ khi Ngài được bổ nhiệm về Boston, Ngài đã nổi bật đến mục vụ cho người di dân và các dân tộc thiểu số. Cho dẫu giữa những áp lực yêu cầu Ngài từ chức vào mùa Xuân vừa qua, Ðức Hồng Y vẫn còn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ trong Cộng Ðồng Hispanic.
Ngài cũng là tiếng nói cho các vấn đề nội bộ trong nước, thường lãnh đạo các Giám Mục tại Massachusetts chống phá thai và án tử hình và phấn đấu để gia tăng các chương trình cho người nghèo và các thành phần cư dân dễ bị thương tổn. Vào năm 2001, Ðức Hồng Y Bernard Law đã phát động chương trình quyên góp 300 triệu Mỹ Kim được coi là một chương trình lớn nhất chưa từng có trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Sự suy thoái quyền hành và địa vị của Ðức Hồng Y Bernard Law do hai biến cố xảy ra tại Boston vào tháng Giêng 2002- Truy tố ông John Geoghan về tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, người được giữ thừa tác mục vụ trong ba thập niên và cuối cùng bị rút khỏi thừa tác vụ và huyền chức linh muc và trát tòa đòa đưa hồ sơ của Tổng Giáo Phận về ông Geohan ra báo chí.
Vào đầu tháng 12/2002, 2000 trang hồ sơ của Tổng Giáo Phận được công bố vào ngày 3/12 đó là phần đầu trong toàn bộ hồ sơ 11 000 trang có dính líu đến 60 linh mục tại Boston. Vào ngày hôm sau, Hội Ðồng Tài Chánh của Tổng Giáo Phận đã bỏ phiếu cho phép Ðức Hồng Y có thể nạp đơn theo Ðiều 11 Luật Phá Sản của Liên Bang.
Ðức Hồng Y Bernard Law đã âm thầm đến Vatican vào ngày mùng 7/12/2002, tham kiến với Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ và Bộ Giám Mục. Ngày 13/12/2002 Ðức Hồng Y triều yết Ðức Giáo Hoàng đệ đơn từ chức. Ðức Thánh Cha đau buồn chấp thuận cho Ðức Hồng Y ra đi và trong giây phút cảm động, Ðức Hồng Y Bernard Law nắm tay giã từ Ðức Thánh Cha.
Vào ngày 14/12/2002, nhân viên an ninh đã hộ tống đưa Ðức Hồng Y và thư ký riêng của Ðức Hồng Y là Cha John Connelly ra phi trường Quốc Tế Fiumicino đáp chuyến bay về phi trường Newark, New Jersey Hoa Kỳ. Trên chuyến bay Ðức Hồng Y đã nói với ký giả về vai trò tương lai của Ngài "Tôi thành thật không biết, tôi phải suy nghĩ và cầu nguyện .. Xét cho cùng tôi vẫn còn trẻ. Tôi sẽ cầu nguyện, suy nghĩ và hồi tưởng lại những gì đã xảy ra".
Ký giả đã đặt câu hỏi với Ngài về những cảm tưởng tiêu cực đối với báo chí hay các nhóm giáo dân hay linh mục đã lên tiếng phản đối trong cách hành xử của Ngài. Ðức Hồng Y nói: "Trong lòng tôi chẳng thù ghét bất kỳ ai. Tôi chủ bụng điều đó. Thật sự tôi nghĩ rằng những gì tôi làm là mang lại sự tốt đẹp nhất cho giáo hội và tôi từ chức cũng vì thế. Tôi thiết nghĩ tốt nhất là tôi trở về cách âm thầm".
Nhưng báo chí vẫn tiếp tục lèo lái công kích Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, với 325 linh mục lạm dụng tính dục trong tổng số 46000 (bốn mươi sáu ngàn) linh mục tại Hoa Kỳ (0.7%). Báo chí Hoa Kỳ vẫn lên trang nhất những tội xấu của các Linh Mục nhưng không hề đã động đến công việc tốt lành của 45675 vị còn lại. Trong khi tiền đề chình trên báo chí trong hai ngày qua là tin Ðức Hồng Y Law từ chức, họ lại còn chỉ trích là sao tờ báo Tương Lai (Avernire) bên Ý lại đăng tin Ðức Hồng Y Law trong trang 17.
Ðức Hồng Y không nói đến buổi triều yết với Ðức Giáo Hoàng rồi Ngài nói với ký giả "Tôi xin anh cầu nguyện cho tôi".
Ðức Hồng Y đã xuống phi trường Newark và tại đây Ngài đã đáp chuyến xe trở về Boston vào ngày Chúa Nhật 15/12. Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Giá Ðức Giám Mục Richard Lennon đã chủ sự Thánh Lễ, bên ngoài trời lạnh nhưng vẫn còn nhóm người ăn không ngồi rồi biểu tình hô hào trước mặt các Nữ Tu đi tham dự thánh lễ.
Luật sư chính của Tổng Giáo Phận cho biết trước đây là Tòa Tổng Giám Mục còn 25-45 triệu Mỹ Kim để bồi thường thiệt hại cho các người cáo. Trước tình hình hơn 400 đơn tố cáo với số tiền ước lượng đòi bồi thường của các luật sư nguyên đơn lên tới 100 triệu, Hội Ðồng Tài Chánh bỏ phiếu cho phép Ðức Hồng Y đệ đơn tuyên bố phá sản. Làn sóng biểu tình giận dữ càng nổi lên với khoảng 400 người trong tuần qua vì biết rằng một khi phá sản thì có kiện chẳng được xu teng nào. Trong tờ báo Boston Globe số ra ngày Chúa Nhật 15/12/2002 cho biết luật sư đã cho Tổng Giáo Phận biết là còn 90 triệu Mỹ Kim mà bảo hiểm có thể trả cho các người cáo.
Nhận được tin còn số tiền béo bổ to lớn như thế, Luật Sư bên kiện tỏ ra rộn rã vui mừng, luật sư Roderick MackLeish nói "Ðây là tin mừng, còn hơn phân nữa số tiền mà chúng tôi được biết lúc trước, keo này thì sẽ giúp giải quyết được những vụ kiện". Các luật sư bên kiện cũng tuyên bố là họ sẽ đưa thêm 50-60 hồ sơ kiện nữa.
Đức Hồng Y Law sinh ra tại Torreon, tiểu bang Mexicô, là con trai độc nhất của Đại tá Không quân Law. Từ nhỏ đã hấp thụ nền giáo dục từ Bắc Mỹ, tới Nam Mỹ và tại quần đảo Virgin Islands và cuối cùng theo học tại đại học thời danh Harvard và thành đạt năm 1953 với văn bằng về lịch sử thời Trung Cổ.
Tiếp theo sau, Ngài theo đuổi lý tưởng làm linh mục và được thụ phong vào năm 1961, cũng từ đó ngài dấn thân mãnh liệt vào phong trào dân quyền và hoạt động tại tiểu bang Mississippi. Thời đó tên của Ngài bị vào sổ đen của những người muốn phân biệt da trắng da đen.
Nhưng tên tuổi của linh mục Law bắt đầu trở thành sáng giá và nổi danh từ năm 1968, khi ngài nhận công tác hoạt động trong Văn Phòng Đại Kết Liên Tôn của Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Với công tác này ngài quen biết nhiều giám mục lãnh đạo và các nhân vật quốc gia khắp Hoa Kỳ.
Ngài được gọi làm giám mục của giáo phận Springfield-Cape Giradeaux bang Missouri vào năm 1973. Chính trong thời gian làm giám mục tại đây nên khi có biến cố di tản của người Việt Nam vào năm 1975 mà ngài trở thành nhân vật sáng chói vì những quan tâm của Ngài tới vấn đề di dân và di cư, vì khi đó có hơn 120 ngàn người Việt Nam di tảm tới trại tạm cư Ft. Chaffee, thuộc Arkansas cũng nằm trong ranh giới giáp phận của Ngài. Lúc đó một số linh mục Việt Nam du học tình nguyện đến giúp người tị nạn, trong đó có Linh mục Trần Công Nghị làm tuyên úy trưởng, linh mục Mai thanh Lương, linh mục Vũ Hân, linh mục Phạm văn Tuệ. Cuộc rước kiệu long trọng kính Đức Mẹ vào tháng 5, 1975 do linh mục Trần Công Nghị đã mời được Đức giám mục Law tới chủ sự. Cũng trong giai đoạn này mà giám mục Law đã quan tâm và bảo trợ tất cả tu sĩ Dòng Đồng Công về giáo phận của ngài và do duyên phận này mà Dòng Đồng Công từ đó được phát triển mạnh mẽ cho tới ngày nay.
Có thề nói cuộc đời của hồng y Law lên như riều gắp gíó, lên mãi, và đến năm 1984 ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Boston. Ngài lập tức trở thành người được kính trọng và yêu chuộng nhất của Giáo Hội Hoa kỳ nói chung và vùng truyền thống Boston nói riêng.
Ngài là một phát ngôn viên lãnh đạo trong Giáo Hội trên những vấn đề từ dân quyền đến công lý quốc tế, từ phá thai đến nạn nghèo đói, từ quan hệ Công Giáo- Do Thái Giáo và nỗ lực đại kết, từ chiến tranh và hòa bình.
Chính Ngài đã đề nghị đến giáo lý công giáo hòan vũ, với bài nói chuyện trong Thượng Hội Ðồng Giám Mục vào năm 1985 đánh dấu kỷ niệm 20 năm kết thúc Công Ðồng Chung Vaticanô II, đã đưa đến việc soạn thảo "Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo". Ðức Hồng Y Law cũng giám sát đết bản thảo đầu tiên phiên dịch bản Giáo Lý Công Giáo ra tiếng Anh, và vì dùng từ bao hàm nên Tòa Thánh đã từ chối và buộc phải dịch lại.
Vào năm 1984 trong cuộc chạy đua ghế tổng thống, trong đó bà Geraldine Ferraro ứng cử viên phó tổng thống đảng Dân Chủ là người Công Giáo, Ðức Tổng Giám Mục Law và Ðức Tổng Giám Mục John J O'Connor tại Nữu Ước (sau này cả hai vị đều là Hồng Y) đã dẫn đầu lên án bà ủng hộ quyền phá thai của phụ nữa. Ngài gọi việc phá thai là "một vấn đề nguy kịch nghiêm trọng"
Trong khi Ngài vẫn thường xuyên chủ trương quyền được sống của đứa bé chưa được sinh ra, vào năm 1995 Ngài đã kêu gọi đình hoản các cuộc biểu tình tại các bệnh viện phá thai khi xảy ra vụ ông John C. Salvi đã bắn vào hai bệnh viện phá thai tại Boston đã khiến cho 2 người thiệt mạng và 5 người khác bị thương.
Vào tháng Giêng/2002, mặc dầu các vụ xì căn đan về giáo sĩ lạm dụng tính dục xảy ra tại Boston, Ðức Hồng Y Bernard Law đã chủ tọa một cuộc hội thảo có tầm vóc quốc tế về chiều kích nhân bản của toàn cầu hóa. Cùng được sự bảo trợ của Hội Ðồng Giám Mục Mỹ Châu, buổi thương thảo trong ba ngày đã qui tụ các viên chức hàng đầu trong Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế, các nhà lãnh đạo kinh tế trong chính quyền, các lãnh đạo của các công ty, các giám mục từ các đại lục khác và các chủ tịch tổ chức cứu tế nhân đạo quốc tế.
Vào những năm qua, Ðức Hồng Y Law là một người dám mạnh dạn phê bình đến chính sách cấm vận của Hoa Kỳ với Cuba, và năm 2000 Ngài đã can đảm nghe những chỉ trích thậm tệ từ cộng đồng Cuba-Hoa Kỳ vì Ngài đã dám thách đố các thân nhân tại Florida là thân nhân của em bé sống sót Elian Gonzalez trên chiếc xuồng nhỏ vượt biên từ Cuba sang Hoa Kỳ, đang biểu tình vận động cho em ở lại Hoa Kỳ. Dẫn chứng đến "Sự ràng buộc tạo hóa giữa cha và con", Ðức Hồng Y nói "hãy dẹp đi trò huyên náo và hãy để cho em Elian về đoàn tụ với người cha". Em Elian Gonzalez được tìm thấy sống sót trên một chiếc xuồng nhỏ tại ngoài khơi, được người mẹ mang đi vượt biên nhưng người mẹ đã chết.
Ðức Hồng Y Bernard Law đã viếng thăm nhiều lần sang Cuba từ năm 1989 và năm 1990, Ngài đã gặp gỡ Tổng Thống Cuba Fidel Castro. Vào năm 1989 Ngài đã dẫn một phái đoàn 240 giáo dân tại Boston sang Cuba nhân chuyến tông du của Ðức Giáo Hoàng. Vào năm sau, Ngài nằm trong phái đoàn các Giám Mục Mỹ Châu đã gặp gỡ Tổng Thống Fidel Castro trong hơn 4 tiếng đồng hồ.
Ðức Hồng Y Bernard Law còn nổi bật là người kiên quyết chủ trương hòa bình tại Trung Ðông.
Khi Ðức Hồng Y từ chức vào ngày thứ Sáu 13/12/2002, Ngài được coi là giáo sĩ thâm niên trong phẩm trật Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, được thụ phong Hồng Y từ năm 1985. Việc từ chức của Ngài không ảnh hưởng đến các chức vụ với cương vị là Hồng Y. Ngài vẫn còn là thành viên trong nhiều Bộ của Tòa Thánh và vẫn có quyền bầu Giáo Hoàng trong cơ mật viện cho tới khi tròn 80 tuổi.
Ðức Hồng Y Bernard F. Law sinh ngày 4/11/1931 tại Rorrenon, Mexico, lúc đó ông Cố của Ngài phục vụ trong binh chủng Không Quân đang phục vụ tại nước này. Cậu Bernard Law theo học các trường ở Nữu Ước, Florida, Georgia và Barranquilla, Colombia và tốt nghiệp trường Trung Học Charlotte Amalie tại St Thomas, quần đảo Virgin.
Cậu Law tốt nghiệp từ Ðại Học nổi tiếng của Hoa Kỳ là Ðại Học Harvard tại Cambridge, Mass., trước khi đi tu vào Chủng Viện Thánh Giuse ở St Benedict, La., từ năm 1953-1955. Tốt nghiệp Học Viện Giáo Hoàng Josephinum tại Worthington, Ohio (1955-1961).
Ðược thụ phong Linh Mục tại Giáo Phận Natchez-Jackson (nay là Giáo Phận Jackson), Miss., vào năm 1961. Sau khi Cha Law làm Cha phụ tá Giáo Xứ trong 2 năm, Cha được bổ nhiệm làm chủ bút tờ báo Công Giáo của Giáo Phận "Mississippi Register". Trong khi giữ chức vụ này từ năm 1963-1968, Cha cũng giữ nhiều chức vụ khác trong giáo phận, như giám đốc văn phòng đời sống gia đình và cha linh hướng cho tiểu chủng viện của Giáo Phận.
Cha cũng là người tranh đấu cho dân quyền, Ngài tham gia Hội Ðồng Lãnh Ðạo Mississipi và Hội Ðồng liên hệ nhân bản Mississipi. Ngài đã bị hăm dọa tới tánh mạng vì vai trò chủ bút dám mạnh dạn lên tiếng trong tờ Mississipi Register.
Công việc tại Deep South về đại kết trong thập niên 60, Ngài đã được cả nước chú ý đến và năm 1968 Ngài nhận chức vụ giám đốc hành chính trong Ủy Ban đặc trách về Ðại Kết và Liên Tôn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, là chức vụ toàn quốc đầu tiên.
Cha Bernard Law trở về Giáo Phận Natchez-Jackson vào năm 1971 với chức vụ Tổng Ðại Diện của Giáo Phận. Vào ngày 22/10/ 1973, Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI đã bổ nhiệm ngài làm Giám Mục cho Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Mo. Ngài đã được nổi tiếng và được lên tin tức hàng đầu trên báo chí vào năm 1975, giữa làn sóng người Việt tỵ nạn đặt chân tới Hoa Kỳ, Ðức Giám Mục Law đã thu xếp để định cử cho tất cả 166 Tu Sĩ và Chủng Sinh Dòng Ðồng Công. Ngài tỏ ra thương mến dân Việt Nam một cách đặc biệt không những tại Hải Ngoại nhưng còn ở quê nhà, vào năm 1991, Ðức Hồng Y Law đã viếng thăm Việt Nam và tại Hà Nội Ngài đã gặp Ðức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận (lúc bấy giờ là Tổng Giám Mục).
Vào ngày 10/8/2002, Ðức Hồng Y Bernard Law đã đến tham dự và đi kiệu cùng với khoảng 60 000 giáo dân Việt Nam tham dự Ðại Hội Thánh Mẫu Dòng Ðồng Công được tổ chức hàng năm kéo dài trong 4 ngày. Tại đây Ðức Hồng Y đã tìm thấy sự yên hàn và thật thoải mái, dĩ nhiên với sự hiện diện của hàng chục ngàn giáo dân Việt Nam trên toàn quốc đổ về, không một tên Mỹ nào dám bén mãng đến biểu tình quấy phá.
Tiếp tục các công việc đại kết, Ngài đã thành lập Hội Ðồng Lãnh Ðạo Kitô Giáo Missouri. Ngài được bổ nhiệm làm thành viên trong Ủy Ban Thư Ký Cổ Võ Sự Hiệp Nhất Kitô Hữu (bây giờ là Hội Ðồng Giáo Hoàng) và phục vụ từ năm 1976-1981 với chức vụ cố vấn trong Ủy Ban Quan Hệ các Tôn Giáo với Do Thái. Ngài cũng là chủ tịch Ủy Ban Ðại Kết và Liên Tôn của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ vào cuối thập niên 1970.
Vào năm 1981, khi Bộ Giáo Lý Ðức Tin chuẩn y một chương trình đặc biệt chấp thuận vào hàng Linh Mục Công Giáo Hoa Kỳ. Các Linh Mục Episcopalian là giáo phái hệ Anh Giáo muốn trở thành Linh Mục Công Giáo, Ðức Giám Mục Law được bổ nhiệm trong đoàn đại biểu Vatican để mở chương trình giám sát. Trong chương trình đầu tiên đã có 64 Linh Mục Tin Lành Episcopalian được chuẩn nhận thành Linh Mục Công Giáo.
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Tổng Giám Mục Boston vào tháng Giêng 1984 và tiến chức Hồng Y vào năm 1985.
Ngài làm chủ tịch Ủy Ban của Hội Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ đặc trách Nghiên Cứu Mục Vụ và Thực Hành vào giữa thập niên 1980, lúc đó Ủy Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu tường trình về Hội Tam Ðiểm, và đã đưa ra kết luận rằng "Những nguyên tắc và các nghi thức căn bản của Hội Tam Ðiểm hiện thân cho một tôn giáo và sự tham dự thực hành không phù hợp vớ đức tin và thực hành Kitô giáo".
Ðức Hồng Y Law cũng làm chủ tịch các Ủy Ban của Hội Ðồng Giám Mục về Chính Sách Quốc Ngoại, các hoạt động phò sự sống và Ngài đã phục vụ trong 12 năm với cương vị Chủ Tịch Ban Quản Trị Ðại Học Công Giáo Hoa Kỳ, một chức vụ mà Ðức Hồng Y đã từ chức hai ngày trước khi từ chức Tổng Giám Mục TGP Boston.
Ðối với Tòa Thánh Vatican, Ðức Hồng Y Bernard Law là thành viên trong Hội Ðồng các Hồng Y đặc trách Nghiên Cứu các Vấn Ðề Tổ Chức và Kinh Tế của Tòa Thánh, Bộ Giáo Hội Ðông Phương, Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích, Bộ Giám Mục, Bộ Truyền Giáo, Bộ Giáo Sỹ, Bộ Giáo Dục Công Giáo, Bộ lo về Ðời Sống Thánh Hiến và các Hiệp Hội Tông Ðồ, Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách Gia Ðình, Hội Ðồng Giáo Hoàng đặc trách về Văn Hoá.
Kể từ khi Ngài được bổ nhiệm về Boston, Ngài đã nổi bật đến mục vụ cho người di dân và các dân tộc thiểu số. Cho dẫu giữa những áp lực yêu cầu Ngài từ chức vào mùa Xuân vừa qua, Ðức Hồng Y vẫn còn được sự hậu thuẫn mạnh mẽ trong Cộng Ðồng Hispanic.
Ngài cũng là tiếng nói cho các vấn đề nội bộ trong nước, thường lãnh đạo các Giám Mục tại Massachusetts chống phá thai và án tử hình và phấn đấu để gia tăng các chương trình cho người nghèo và các thành phần cư dân dễ bị thương tổn. Vào năm 2001, Ðức Hồng Y Bernard Law đã phát động chương trình quyên góp 300 triệu Mỹ Kim được coi là một chương trình lớn nhất chưa từng có trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.
Sự suy thoái quyền hành và địa vị của Ðức Hồng Y Bernard Law do hai biến cố xảy ra tại Boston vào tháng Giêng 2002- Truy tố ông John Geoghan về tội lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, người được giữ thừa tác mục vụ trong ba thập niên và cuối cùng bị rút khỏi thừa tác vụ và huyền chức linh muc và trát tòa đòa đưa hồ sơ của Tổng Giáo Phận về ông Geohan ra báo chí.
Vào đầu tháng 12/2002, 2000 trang hồ sơ của Tổng Giáo Phận được công bố vào ngày 3/12 đó là phần đầu trong toàn bộ hồ sơ 11 000 trang có dính líu đến 60 linh mục tại Boston. Vào ngày hôm sau, Hội Ðồng Tài Chánh của Tổng Giáo Phận đã bỏ phiếu cho phép Ðức Hồng Y có thể nạp đơn theo Ðiều 11 Luật Phá Sản của Liên Bang.
Ðức Hồng Y Bernard Law đã âm thầm đến Vatican vào ngày mùng 7/12/2002, tham kiến với Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ và Bộ Giám Mục. Ngày 13/12/2002 Ðức Hồng Y triều yết Ðức Giáo Hoàng đệ đơn từ chức. Ðức Thánh Cha đau buồn chấp thuận cho Ðức Hồng Y ra đi và trong giây phút cảm động, Ðức Hồng Y Bernard Law nắm tay giã từ Ðức Thánh Cha.
Vào ngày 14/12/2002, nhân viên an ninh đã hộ tống đưa Ðức Hồng Y và thư ký riêng của Ðức Hồng Y là Cha John Connelly ra phi trường Quốc Tế Fiumicino đáp chuyến bay về phi trường Newark, New Jersey Hoa Kỳ. Trên chuyến bay Ðức Hồng Y đã nói với ký giả về vai trò tương lai của Ngài "Tôi thành thật không biết, tôi phải suy nghĩ và cầu nguyện .. Xét cho cùng tôi vẫn còn trẻ. Tôi sẽ cầu nguyện, suy nghĩ và hồi tưởng lại những gì đã xảy ra".
Ký giả đã đặt câu hỏi với Ngài về những cảm tưởng tiêu cực đối với báo chí hay các nhóm giáo dân hay linh mục đã lên tiếng phản đối trong cách hành xử của Ngài. Ðức Hồng Y nói: "Trong lòng tôi chẳng thù ghét bất kỳ ai. Tôi chủ bụng điều đó. Thật sự tôi nghĩ rằng những gì tôi làm là mang lại sự tốt đẹp nhất cho giáo hội và tôi từ chức cũng vì thế. Tôi thiết nghĩ tốt nhất là tôi trở về cách âm thầm".
Nhưng báo chí vẫn tiếp tục lèo lái công kích Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, với 325 linh mục lạm dụng tính dục trong tổng số 46000 (bốn mươi sáu ngàn) linh mục tại Hoa Kỳ (0.7%). Báo chí Hoa Kỳ vẫn lên trang nhất những tội xấu của các Linh Mục nhưng không hề đã động đến công việc tốt lành của 45675 vị còn lại. Trong khi tiền đề chình trên báo chí trong hai ngày qua là tin Ðức Hồng Y Law từ chức, họ lại còn chỉ trích là sao tờ báo Tương Lai (Avernire) bên Ý lại đăng tin Ðức Hồng Y Law trong trang 17.
Ðức Hồng Y không nói đến buổi triều yết với Ðức Giáo Hoàng rồi Ngài nói với ký giả "Tôi xin anh cầu nguyện cho tôi".
Ðức Hồng Y đã xuống phi trường Newark và tại đây Ngài đã đáp chuyến xe trở về Boston vào ngày Chúa Nhật 15/12. Tại Nhà Thờ Chánh Tòa Thánh Giá Ðức Giám Mục Richard Lennon đã chủ sự Thánh Lễ, bên ngoài trời lạnh nhưng vẫn còn nhóm người ăn không ngồi rồi biểu tình hô hào trước mặt các Nữ Tu đi tham dự thánh lễ.
Luật sư chính của Tổng Giáo Phận cho biết trước đây là Tòa Tổng Giám Mục còn 25-45 triệu Mỹ Kim để bồi thường thiệt hại cho các người cáo. Trước tình hình hơn 400 đơn tố cáo với số tiền ước lượng đòi bồi thường của các luật sư nguyên đơn lên tới 100 triệu, Hội Ðồng Tài Chánh bỏ phiếu cho phép Ðức Hồng Y đệ đơn tuyên bố phá sản. Làn sóng biểu tình giận dữ càng nổi lên với khoảng 400 người trong tuần qua vì biết rằng một khi phá sản thì có kiện chẳng được xu teng nào. Trong tờ báo Boston Globe số ra ngày Chúa Nhật 15/12/2002 cho biết luật sư đã cho Tổng Giáo Phận biết là còn 90 triệu Mỹ Kim mà bảo hiểm có thể trả cho các người cáo.
Nhận được tin còn số tiền béo bổ to lớn như thế, Luật Sư bên kiện tỏ ra rộn rã vui mừng, luật sư Roderick MackLeish nói "Ðây là tin mừng, còn hơn phân nữa số tiền mà chúng tôi được biết lúc trước, keo này thì sẽ giúp giải quyết được những vụ kiện". Các luật sư bên kiện cũng tuyên bố là họ sẽ đưa thêm 50-60 hồ sơ kiện nữa.