VATICAN, ngày 6 tháng 9 năm 2006 (AFP) - Đức Thánh Cha Bênêđict XVI trở về thăm cố hương xứ Công giáo Bavaria của ngài lần thứ hai từ khi ngài lên Giáo Hoàng.
Một năm sau khi có Đại Hội Giới trẻ ở Cologne, Đức Giáo Hoàng trở vế thăm lại cố hương như một cuộc trở về nguồn. Ngày thứ bảy ngài đến Munich, nơi ngài đã là sinh viên rồi là Giám mục từ năm 1977 đến 1982, ngài dừng chân lại nơi sinh quán là làng Marktl-Am-Inn, gần biên giới nước Áo và sẽ cầu nguyện trong nhà thờ nơi ngài đã nhận lãnh phép rửa tội.
Ngài sẽ đến thăm người anh là Đức Ông Georg Ratzinger, rồi đến viếng nghĩa địa Ziegetzdorf, gần thành phố Ratisbone, nơi chị và cha mẹ của ngài đang an nghỉ ngàn thu.
Các cuộc viếng thăm sẽ ở trong địa bàn giữa Munich, Altotting và Ratisbone, nơi này Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ ngoài trơì như những buổi lễ được diễn ra dưới thời Đức Gioan Phao lồ II. Tuy vậy các cuộc lễ ngoài trời rất đơn sơ, vì ngài muốn trình bày như là người rao truyền một sứ mệnh tinh thần Kitô giáo để cảm hóa hơn là một nhà hùng biện lôi cuốn, thúc giục và khích lệ những đám đông. Lối trình bày và cách thức của ngài cũng rất được dân chúng mến mộ.
Tuy không dấn thân trực tiếp vào các vấn đề quốc tế như đấng tiền nhiệm, Đức Bênêđict XVI cũng lên tiếng trực tiếp về cuộc chiến ở Liban, và nhắc nhở là “hòa bình được xây dựng trước tiên là ở trong tâm hồn”.
“Chúng tôi không có sức mạnh về chính trị và chúng tôi cũng không muốn có một uy quyền về chính trị”, khi Đức Giáo Hoàng được ba đài Truyền Hình Đức phỏng vấn, đó cũng là các đề án ngài sẽ nói khi đến Bavaria. Trong cuộc phỏng vấn rất dài, Đức Bênêđict XVI đã tỏ ra lo ngại về “thế giới Tây Phương” đang bị ảnh hưởng một “làn sóng mới về tinh thần “Ánh Sáng” hay là một tinh thần “thế tục mới”, và làm cho đức tin trở nên khó khăn”.
Ngài đã nêu lên và bênh vực Kitô giáo và đạo Công giáo không chỉ là “những cấm đoán” nhưng là một sự “lựa chọn tích cực”.
Ở Tây Ban Nha, trong một cuộc thăm viếng ngắn ngũi ở Valence vào tháng bảy, ngài đã bảo vệ “hôn nhân là một cuộc phối hợp bất khả phân ly giữa người đàn ông và người đàn bà”, mà không bàn cải với chính phủ xã hội và thế tục của José Louis Rodriguez, một chính phủ đã ám ảnh Giáo Hội Công giáo Tây Ban Nha khi hợp thức hóa hôn nhân đồng tình luyến ái.
Tại nước Đức, Công giáo và Tin lành cùng có mối liên hệ mật thiết với Tòa Thánh Vatican, và chính quyền của xứ này không có những tranh chấp giữa các phe phái Công giáo và Tin Lành. Đức Bênêđict XVI sẽ gặp Tổng Thống Horst Kohler ở Munich, rồi gặp Ông Edmund Stoibermột chủ tịch bảo thủ của xứ Bavaria và cuối cùng là Thủ Tướng Angela Merkel, mà ngài vừa mới tiếp kiến riêng ở Castel Gandolfo, nhà nghỉ mát của các Giáo Hoàng.
Bà Angela Merkel là con của một mục sư Tin Lành tuy vậy bà đã đề cập đến việc bảo vệ nguồn gốc các giá trị Kiô giáo trong Hiến Chế tương lai của Liên Hiệp Âu châu. Đề tài này, Đức Bênêđict XVI sẽ lặp lại nhiều lần trong các bài diển văn hoặc trong các bài giảng của ngài trước khi đi thăm viếng Thổ Nhỉ Kỳ từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm nay, một xứ theo đạo Hồi và đang được các nước trong Liên Hiệp Âu Châu thảo luận về việc thâu nhận nước này làm thành viện.
Từ ngày lên ngôi Giáo Hoàng, đây là lần thư tư Đức Bênêđict XVI rời khỏi xứ Italy. Vì đã 79 tưổi chắc ngài cũng không thể đi thăm viếng được nhiều nơi như Đức Gioan Phao lồ II.
Sau cuộc hành trình ở Thổ Nhỉ Kỳ, một cuộc thăm viếng khác được dự định vào mùa xuân 2007 là xứ Ba Tây trong Đại Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ 5 của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh (Celam).(theo Báo La Croix)
Một năm sau khi có Đại Hội Giới trẻ ở Cologne, Đức Giáo Hoàng trở vế thăm lại cố hương như một cuộc trở về nguồn. Ngày thứ bảy ngài đến Munich, nơi ngài đã là sinh viên rồi là Giám mục từ năm 1977 đến 1982, ngài dừng chân lại nơi sinh quán là làng Marktl-Am-Inn, gần biên giới nước Áo và sẽ cầu nguyện trong nhà thờ nơi ngài đã nhận lãnh phép rửa tội.
Ngài sẽ đến thăm người anh là Đức Ông Georg Ratzinger, rồi đến viếng nghĩa địa Ziegetzdorf, gần thành phố Ratisbone, nơi chị và cha mẹ của ngài đang an nghỉ ngàn thu.
Các cuộc viếng thăm sẽ ở trong địa bàn giữa Munich, Altotting và Ratisbone, nơi này Đức Thánh Cha sẽ dâng lễ ngoài trơì như những buổi lễ được diễn ra dưới thời Đức Gioan Phao lồ II. Tuy vậy các cuộc lễ ngoài trời rất đơn sơ, vì ngài muốn trình bày như là người rao truyền một sứ mệnh tinh thần Kitô giáo để cảm hóa hơn là một nhà hùng biện lôi cuốn, thúc giục và khích lệ những đám đông. Lối trình bày và cách thức của ngài cũng rất được dân chúng mến mộ.
Tuy không dấn thân trực tiếp vào các vấn đề quốc tế như đấng tiền nhiệm, Đức Bênêđict XVI cũng lên tiếng trực tiếp về cuộc chiến ở Liban, và nhắc nhở là “hòa bình được xây dựng trước tiên là ở trong tâm hồn”.
“Chúng tôi không có sức mạnh về chính trị và chúng tôi cũng không muốn có một uy quyền về chính trị”, khi Đức Giáo Hoàng được ba đài Truyền Hình Đức phỏng vấn, đó cũng là các đề án ngài sẽ nói khi đến Bavaria. Trong cuộc phỏng vấn rất dài, Đức Bênêđict XVI đã tỏ ra lo ngại về “thế giới Tây Phương” đang bị ảnh hưởng một “làn sóng mới về tinh thần “Ánh Sáng” hay là một tinh thần “thế tục mới”, và làm cho đức tin trở nên khó khăn”.
Ngài đã nêu lên và bênh vực Kitô giáo và đạo Công giáo không chỉ là “những cấm đoán” nhưng là một sự “lựa chọn tích cực”.
Ở Tây Ban Nha, trong một cuộc thăm viếng ngắn ngũi ở Valence vào tháng bảy, ngài đã bảo vệ “hôn nhân là một cuộc phối hợp bất khả phân ly giữa người đàn ông và người đàn bà”, mà không bàn cải với chính phủ xã hội và thế tục của José Louis Rodriguez, một chính phủ đã ám ảnh Giáo Hội Công giáo Tây Ban Nha khi hợp thức hóa hôn nhân đồng tình luyến ái.
Tại nước Đức, Công giáo và Tin lành cùng có mối liên hệ mật thiết với Tòa Thánh Vatican, và chính quyền của xứ này không có những tranh chấp giữa các phe phái Công giáo và Tin Lành. Đức Bênêđict XVI sẽ gặp Tổng Thống Horst Kohler ở Munich, rồi gặp Ông Edmund Stoibermột chủ tịch bảo thủ của xứ Bavaria và cuối cùng là Thủ Tướng Angela Merkel, mà ngài vừa mới tiếp kiến riêng ở Castel Gandolfo, nhà nghỉ mát của các Giáo Hoàng.
Bà Angela Merkel là con của một mục sư Tin Lành tuy vậy bà đã đề cập đến việc bảo vệ nguồn gốc các giá trị Kiô giáo trong Hiến Chế tương lai của Liên Hiệp Âu châu. Đề tài này, Đức Bênêđict XVI sẽ lặp lại nhiều lần trong các bài diển văn hoặc trong các bài giảng của ngài trước khi đi thăm viếng Thổ Nhỉ Kỳ từ ngày 28 đến 30 tháng 11 năm nay, một xứ theo đạo Hồi và đang được các nước trong Liên Hiệp Âu Châu thảo luận về việc thâu nhận nước này làm thành viện.
Từ ngày lên ngôi Giáo Hoàng, đây là lần thư tư Đức Bênêđict XVI rời khỏi xứ Italy. Vì đã 79 tưổi chắc ngài cũng không thể đi thăm viếng được nhiều nơi như Đức Gioan Phao lồ II.
Sau cuộc hành trình ở Thổ Nhỉ Kỳ, một cuộc thăm viếng khác được dự định vào mùa xuân 2007 là xứ Ba Tây trong Đại Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ 5 của Hội Đồng Giám Mục Mỹ Châu La Tinh (Celam).(theo Báo La Croix)