SINH THÁI HỌC TÂM HỒN: Cái gì làm cho ô uế?
ROMA -- Bài giải thích của Cha Capuchin Raniero Cantalamessa về những bài đọc phụng vụ Chúa nhật XXII tuần này như sau:
Cái gì làm cho con người ô uế?
Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật này (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23), Chúa Giêsu cắt tận gốc khuynh hướng coi trọng những cử chỉ và những nghi thức bên ngoài hơn là những khuynh hướng trong lòng, sự ước muốn xem ra tốt hơn là có thật, nói tóm, tính giả hình và sự vụ hình thức.
Nhưng hôm nay chúng ta có thể rút từ trang Tin Mừng này một bài học không những thuộc trật tư cá nhân mà còn xã hội và tập thể. Sự bóp méo mà Chúa Giêsu công kích, là coi trọng sự sạch sẻ bên ngoài hơn là sự thanh sạch trong lòng, ngày nay được diễn đạt trong một phạm vi thế giới.
Người ta quá chú trọng về sự lây nhiễm bề ngoài và thể lý do bầu khí, nước uống, lỗ hỏng trong lớp khí ozone; ngược lại, hầu như thinh lặng tuyệt đối về sự dơ nhớp nội tâm và luân lý.
Chúng ta phẫn nộ khi thấy những con chim biển dưới nước nổi lên mình đầy những vết dầu lửa, mình phủ đầy chất nhựa và không thể bay, nhưng chúng ta không tỏ cũng một sự quan tâm đối với con cái chúng ta, bị bẩn và bị kiệt sức trong tuổi trẻ vì chiếc áo choàng đồi trụy đã trải dài tới mọi phương diện sự sống.
Chúng ta nên rõ ràng hơn: Đây không phải là một vấn đề đối nghịch hai loại ô nhiễm. Cuộc tranh đấu chống sự ô nhiễm thể lý và sư lo lắng về vệ sinh, là một dấu phát triển và văn minh không nên bỏ bất cứ giá nào. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói với chúng ta, trong dịp này, chúng ta rửa tay, rửa chén và tất cả những gì còn lại thì chưa đủ, điều này không đi tới gốc rễ vấn đề.
Vậy Chúa Giêsu phát động chương trình sinh thái học của tâm hồn. Chúng ta xem một số việc “làm ô uế” Chúa Giêsu đã kể ra : sự vu khống với tật xấu liên hệ nói những sự dữ về người anh em mình.
Chúng ta thật sự muốn thực hiện nhiệm vụ chữa lành tâm hồn chúng ta không? Nếu vậy, chúng ta phải dốc toàn lực chiến đấu chống thói quen nói tầm phào, phê phán, phàn nàn những kẻ vắng mặt, đưa ra những phán đoán nhặm lẹ. Đó là một chất độc hầu như khó mà vô hiệu hoá một khi nó đã lan tràn.
Lần kia một người nữ đến xưng tội với Thánh Philip Neri, cáo mình đã nói xấu về một số người. Vị thánh đã giải tội cho bà, nhưng ra cho bà một việc đền tội kỳ lạ. Ngài dạy bà về nhà, bắt một con gà con và trở lại gặp ngài, nhưng lúc đi đàng thì nhổ lông nó. Khi bà trở lại gặp ngài, ngài nói với bà: “Bây giờ bà hãy về nhà và nhặt từng cái lông bà đã bỏ rớt dọc đàng lúc bà đến đây.”
“Không thể được!” người nữ đó than. “Trong lúc đó, gió đã thổi tung lông tứ phía. “ Đó là điểm Thánh Philip muốn làm.
“ Bây giờ bà thấy—ngài nói—không thể thu hồi sự phàn nàn và vu cáo một khi chúng đã ra khỏi miệng.”
ROMA -- Bài giải thích của Cha Capuchin Raniero Cantalamessa về những bài đọc phụng vụ Chúa nhật XXII tuần này như sau:
Cái gì làm cho con người ô uế?
Trong đoạn Tin Mừng Chúa Nhật này (Mc 7:1-8, 14-15, 21-23), Chúa Giêsu cắt tận gốc khuynh hướng coi trọng những cử chỉ và những nghi thức bên ngoài hơn là những khuynh hướng trong lòng, sự ước muốn xem ra tốt hơn là có thật, nói tóm, tính giả hình và sự vụ hình thức.
Nhưng hôm nay chúng ta có thể rút từ trang Tin Mừng này một bài học không những thuộc trật tư cá nhân mà còn xã hội và tập thể. Sự bóp méo mà Chúa Giêsu công kích, là coi trọng sự sạch sẻ bên ngoài hơn là sự thanh sạch trong lòng, ngày nay được diễn đạt trong một phạm vi thế giới.
Người ta quá chú trọng về sự lây nhiễm bề ngoài và thể lý do bầu khí, nước uống, lỗ hỏng trong lớp khí ozone; ngược lại, hầu như thinh lặng tuyệt đối về sự dơ nhớp nội tâm và luân lý.
Chúng ta phẫn nộ khi thấy những con chim biển dưới nước nổi lên mình đầy những vết dầu lửa, mình phủ đầy chất nhựa và không thể bay, nhưng chúng ta không tỏ cũng một sự quan tâm đối với con cái chúng ta, bị bẩn và bị kiệt sức trong tuổi trẻ vì chiếc áo choàng đồi trụy đã trải dài tới mọi phương diện sự sống.
Chúng ta nên rõ ràng hơn: Đây không phải là một vấn đề đối nghịch hai loại ô nhiễm. Cuộc tranh đấu chống sự ô nhiễm thể lý và sư lo lắng về vệ sinh, là một dấu phát triển và văn minh không nên bỏ bất cứ giá nào. Tuy nhiên, Chúa Giêsu nói với chúng ta, trong dịp này, chúng ta rửa tay, rửa chén và tất cả những gì còn lại thì chưa đủ, điều này không đi tới gốc rễ vấn đề.
Vậy Chúa Giêsu phát động chương trình sinh thái học của tâm hồn. Chúng ta xem một số việc “làm ô uế” Chúa Giêsu đã kể ra : sự vu khống với tật xấu liên hệ nói những sự dữ về người anh em mình.
Chúng ta thật sự muốn thực hiện nhiệm vụ chữa lành tâm hồn chúng ta không? Nếu vậy, chúng ta phải dốc toàn lực chiến đấu chống thói quen nói tầm phào, phê phán, phàn nàn những kẻ vắng mặt, đưa ra những phán đoán nhặm lẹ. Đó là một chất độc hầu như khó mà vô hiệu hoá một khi nó đã lan tràn.
Lần kia một người nữ đến xưng tội với Thánh Philip Neri, cáo mình đã nói xấu về một số người. Vị thánh đã giải tội cho bà, nhưng ra cho bà một việc đền tội kỳ lạ. Ngài dạy bà về nhà, bắt một con gà con và trở lại gặp ngài, nhưng lúc đi đàng thì nhổ lông nó. Khi bà trở lại gặp ngài, ngài nói với bà: “Bây giờ bà hãy về nhà và nhặt từng cái lông bà đã bỏ rớt dọc đàng lúc bà đến đây.”
“Không thể được!” người nữ đó than. “Trong lúc đó, gió đã thổi tung lông tứ phía. “ Đó là điểm Thánh Philip muốn làm.
“ Bây giờ bà thấy—ngài nói—không thể thu hồi sự phàn nàn và vu cáo một khi chúng đã ra khỏi miệng.”