LTS: Nguyên bản tiếng Anh bài viết của Cha Eugene Barrette, Dòng Đức Mẹ La Salette (M.S) có nhan đề: “Movie Programs Provide Eye-Opening Look At Life” đựng chứa nhiều ý nghĩa sâu sa, và được trích đăng trong tờ báo Công Giáo của Tổng Giáo Phận Atlanta, thuộc bang Georgia, là tờ The Georgia Bulletin, vào ngày 19 tháng 1 năm 2006 vừa qua.
Bản thân Cha là một linh mục vui tính và uyên bác, nhất là những Thánh Lễ Chủ Nhật mà Cha cử hành tại Giáo Xứ Thánh Tôma Tông Đồ, St. Thomas The Apostle Catholic Church, tại thành phố Smyrna, GA thường xen lẫn với rất nhiều tiếng cười vui nhộn, đạo đức. Xin trích dịch lại để chúng ta cùng tham khảo.
Tính cho đến giờ, đã là hai năm rồi, kể từ khi chúng tôi tại Giáo Xứ Thánh Tôma Tông Đồ ở thành phố Smyrna, bắt đầu loạt chương trình chiếu phim được gọi là “Hollywood Thánh Thiện” (Holy Hollywood). Tôi tin chắc rằng có một số người nghĩ rằng những cuốn phim đó chỉ thuần tuý có liên quan đến “các chủ đề tôn giáo” tức những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện hay những nhân vật có tiếng trong Thánh Kinh, hoặc là những vị thánh hay những người thánh thiện hay là những cuốn phim có lồng vào các vấn đề “Công Giáo” hoặc những cuốn phim lấy bối cảnh là Vaticăn, các Đức Giáo Hoàng hay những nhân vật anh tài Kitô Giáo mà thôi.
Một số cuốn phim có lẽ là thế. Chúng tôi đã cho trình chiếu những cuốn phim như: “Truyền Giáo” (The Mission), nói về các Cha thừa sai Dòng Tên tại Nam Mỹ; phim “Những Vị Thiên Thần Vui Nhộn” (Entertaining Angels) nói về Dorothy Day; phim “Mùa Hè Bị Đánh Cắp” (Stolen Summer) kể về một cậu bé Công Giáo tìm cách cứu người bạn Do Thái Giáo của cậu; phim “Bruce Almighty” một phim hài nói về một người có được sức mạnh vô song của Thiên Chúa trong vài ngày; phim “Phép Lạ Thứ Ba” (The Third Miracle) nói về một vị linh mục trong cơn khủng hoảng đức tin và ước mong của giáo xứ muốn tuyên bố một người phụ nữ ở địa phương trở thành một vị Thánh; và phim “Romero” nói về Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero của Tổng Giáo Phận El Salvador, người mạnh mẽ bảo vệ đàn chiên của Ngài, đặc biệt là những người nghèo và những người bị áp bức; và Ngài đã bị bắn chết khi đang cử hành Thánh Lễ.
Tháng 12 vừa qua với cuốn phim “Lời Thỉnh Cầu Thánh Lễ” (Mass Appeal) nói về vai trò mục vụ và rao giảng của vị linh mục giáo xứ và vấn đề một chàng thanh niên, với kinh nghiệm tình dục quá khứ, cảm thấy mình được mời gọi vào chức vị linh mục. Cuốn phim, được ra mắt vào năm 1984, và được dựa trên một vở kịch được trình diễn trước đó vài năm, trông có vẽ như sẽ là đề tài gây nhiều tranh cải trong các tiêu đề lớn của giới truyền thông báo chí ngày nay.
Tuy nhiên, không phải hầu hết những cuốn phim được trình chiếu trong chương trình này đều mang tính chất “tôn giáo”. Sự thật đó là, hàng loạt phim được trình chiếu này, đã được chiếu cho công chúng cách đây hơn 40 năm rồi. Khi còn là một sinh viên thần học tại Chủng Viện La Salette ở thành phố Ipswich, bang Massachusette, tôi phụ trách chương trình chiếu phim cho những người dân địa phương tại đó, gọi là “Những Gương Mặt của Con Người” (Faces of Man). Một trong những mục tiêu của tôi là giúp cho mọi người hiểu được rằng các cuốn phim không chỉ thuần tuý mang tính “giải trí” hay là một dạng “để thoát ly thực tế” (escapism). Mà trái lại, những cuốn phim đó có thể là một dụng cụ mạnh mẽ để giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt tâm linh.
Một cuốn phim hay chính là một dạng nghệ thuật, cũng giống như một chương trình văn học, kịch nghệ hay các chương trình truyền hình hay có thể giúp chúng ta lĩnh hội được những kinh nghiệm quý giá. Chúng giúp chúng ta “hiểu được hoàn cảnh của những người khác” hay nói cách khác “giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn” về thới giới và con người chung quanh chúng ta.
Đây đúng là một lợi ích lớn trong việc giúp chúng ta biết sống đúng với một trong những mệnh lệnh chính của Tin Mừng chính là “hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con.” Và một trong những cách để chúng ta hiện thực hóa điều này chính là thể hiện lòng trắc ẩn “để cùng đau khổ” như Chúa Kitô là Đấng hay động lòng trắc ẩn.
Một cảm nghiệm mạnh mẽ về một cuốn phim có thể làm thức tỉnh và làm tăng sự nhạy cảm của chúng ta đối với cái khát và cái đói của nhân loại, cảm nhận về sự trần truồng của họ, cảnh tù túng mà họ đang sống, sự mất phương hướng và những nổi sợ hãi của họ, với mặc cảm là những kẻ lạ trong một đất nước hoàn toàn mới lạ, những bực tức và lo âu khi bệnh hoạn, việc trở nên già nua.
Chúng ta cần để cho trái tim và tâm trí của ta hướng đến những hiện thực này nếu chúng ta thật sự muốn chu toàn “những điều mà Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta,” nếu chúng ta muốn sống đúng thật sự theo “tinh thần của Phúc Âm.” Khía cạnh tinh thần hay tâm linh này chính là những gì được phơi bày ra vào Ngày Cánh Chung mà Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết qua Sách Máthêu 25:32-36.
Một cuốn phim hay cho phép chúng ta:
- Đến được những nơi mà chúng ta chưa từng đến, và sẽ không bao giờ có thể đến;
- Có được những nhận thức, hiểu được những cảm nghĩ, những cuộc vật lộn; những niềm vui, những niềm hy vọng, những giấc mơ, sự can đảm, những mong ước và những chọn lựa anh dũng của những người khác giới, khác tuổi tác, khác chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, tầng lớp xã hội và giai đoạn lịch sử;
- Cận kề hay thậm chí nhảy vào cùng với một ai đó đang phải vật lộn với cái chết, với sự nghiện ngập, với thành kiến, với sự áp bức, với sự mất mát tất cả những gì mà họ quý mến, tin tưởng qua cơn bạo động của chiến tranh hay thiên tai;
- Gần như có cảm giác, có thể nếm, ngửi, những mùi vị của cuộc sống nơi những khu rừng rậm Mỹ Châu La Tinh, những căn nhà ổ chuột tại Ấn Độ, những vùng ngoại ô của một thị trấn tại Hoa Kỳ, môi trường công ty, đại học, nhà máy, bệnh viện, nông trại, thế giới tu hành, hay những vùng tươi đẹp và ấm áp trên thế giới vốn mang lại sự bình yên, sự tĩnh mịch và những điều kiện để thúc đẩy sự lớn mạnh hay sự phát triển về mặt tâm linh;
- Được mời gọi và chào đón vào những kinh nghiệm mới với biết bao sự tưởng tượng, mang tính nghệ thuật cao của người viết truyện phim mà đạo diễn tạo ra.
Thì những kinh nghiệm và hiểu biết như vậy có thể mở rộng tâm hồn và đời sống tâm linh của chúng ta. Chúng giống như nguồn cung cấp đầy đủ hơi thở cho chúng ta. Chúng khuyến khích và làm phấn chấn chúng ta lên. Chúng cung cấp thêm nhiều dây đàn vào khí cụ mà Thiên Chúa muốn khải lên điệu nhạc về từng mục đích và ý nghĩ riêng của chúng ta.
Vì những điều này mà chương trình “Hollywood Thánh Thiện” của chúng tôi dùng những cuốn phim nói về chiều kích tâm linh nhân loại và làm thế nào mà Thiên Chúa thổi phồng vào tâm linh đó, ngay cả khi cuốn phim đó không có bất kỳ ngôn ngữ tôn giáo hay tâm linh nào. Một điểm tiến bộ chính trong đức tin và sự phát triển tâm linh của chúng ta là khi chúng ta dám bóc và vứt bỏ đi lớp vỏ bề mặt của những gì mà những người khác nhìn thấy như “con người,” mang tính tục trần hay thậm chí lổ mãng, thô thiển, và chúng ta bắt đầu nhận thức “tính thiêng liêng” vốn thật sự được hiện thể trong cuộc sống thường ngày.
Chúng tôi chọn những cuốn phim nhằm giúp chúng tôi nhận biết các khuôn mặt và những nơi chốn mà ơn huệ của Thiên Chúa đang hoạt động và diễn ra hay những khúc mắc cá nhân và xã hội nào nhận được quyền năng biến đổi của Thiên Chúa trong cuộc sống. Ở bất cứ nơi nào có sự hoán chuyển về một cuộc sống biết cho đi, thì Chúa Thánh Thần đang hoạt động tại đó.
Sau đây là một vài cuốn phim mà chúng tôi đã sử dụng và một số khía cạnh sâu sa của chúng:
Phim “Cuộc Sống Tươi Đẹp” (Life is Beautiful), nói về sự khải hoàn của đời sống tâm linh con người ngay giữa lúc diễn ra cuộc Diệt Chủng (Holocaust); tình yêu cao cả của người làm cha/mẹ; Phục Sinh chế ngự Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Phim “Những Gì Đến Trong Giấc Mơ” (What Dreams May Come), nói về những viển ảnh về một cuộc sống đời sau; tình yêu thì mạnh mẽ hơn cả cái chết; sức mạnh trên con cái do con người và những phẩm chất được cha mẹ khâm phục.
Phim “Chúng Ta Cùng Nhảy Nhé” (Shall We Dance), nói về nhu cầu tìm kiếm “cuộc sống” khi cuộc sống của người đó trông có vẽ như “không còn sinh khí” (lifeless) nữa; tầm quan trọng của việc chia sẽ những định hướng mới của cuộc sống với những người mà chúng ta yêu mến hay gắn bó; làm thế nào mà những con người khác nhau có thể thành lập một cộng đoàn.
Phim “Spanglish”, nói về những giá trị trống rỗng (vacuous) của một số tầng lớp trong xã hội; những thành kiến về chủng tộc và sự vô ý thức của xã hội; sự ích kỷ của người mẹ và tính lẳng lơ của người con, tương phản với sự hy sinh anh dủng và bền chí của người mẹ.
Phim “Người Leo Cá Voi” (The Whale Rider) kể về kinh nghiệm của một nền văn hóa hoàn toàn rất xa lạ đối với chúng ta; cuộc tìm kiếm anh dũng và hồ hởi về thách đố của một cô gái trẻ về một nền văn hóa và truyền thống, vốn có thành kiến gay gắt chống lại những người phụ nữ.
Phim “Những Vùng Đất Âm U” (Shadowlands), là một câu chuyện của C.S. Lewis; làm thế nào mà tình yêu con người có thể mang đến một ý nghĩa mới và nhân tính thật sự vào một cuộc sống tận hiến thành công cao độ về mặt tri thức lẫn những theo đuổi thần học.
Phim “Những Lời Bàn Tán của Các Thiên Thần” (Rumors of Angels), nói về một người thanh niên trẻ tuổi học cách thức đối phó với sự chết, sự thông thái được người phụ nữ lớn tuổi truyền lại cho người thanh niên; nhu cầu cho các bậc làm cha/mẹ phải gần gũi và nhạy cảm với các con của họ khi một người mẹ hay người cha qua đời; sự tiếp tục hiện diện bởi những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta.
Phim “Những Con Sư Tử Củ Rích” (Secondhand Lions) nói lên niềm vui nhìn thấy sự ảnh hưởng của hai người đàn ông kỳ dị, với những câu chuyện về những cuộc viễn chinh xưa, có một cậu bé con với người mẹ nghèo túng và đi lang thang đã “bỏ mặc” những “ông chú” này; một người đàn bà bị dính và một ông bị nghiện ngập.
Phim “Các Buổi Thứ Ba với Morrie” (Tuesdays with Morrie), là một câu chuyện có thật rất xúc động cho thấy sự thông thái qua những khía cạnh quan trọng của cuộc sống từ người đàn ông sắp qua đời.
Những giáo xứ khác dùng các cuốn phim để khơi mào những cuộc thảo luận và đào sâu thêm các giá trị và đức tin. Một trong những giáo xứ đó chính là Giáo Xứ Thánh Oliver Plunkett tại thành phố Snellville, GA. Họ đang sử dụng sách có 3 phần: “Ánh Sáng, Máy Ảnh và ….Đức Tin! Phần Hướng Dẫn Thánh Kinh Cho Người Thích Xem Phim” do tác giả Peter Maline, MSC, và Rose Pacatte, FSP. Những cuốn sách này có một phần chú thích về cuốn phim dành cho mỗi ngày Chủ Nhật trong chu kỳ 3-năm phụng vụ, cung cấp một bảng toát yếu, phần bình luận, một cuộc đối thoại với Phúc Âm, những cảnh và chủ đề chính, những câu hỏi và những chia sẽ dành để suy niệm và đối thoại. Những cuốn sách được nhà Sách Phaolô, thuộc Dòng các Nữ Tu Phaolô xuất bản.
Kể từ những năm của thập niên 1960, Giáo Hội đã cho thấy có sự thay đổi về thái độ từ những ngày mà hầu hết các bài viết của Giáo Hội về các phim ảnh, là do Đạo Binh Đứng Đắn (Legion of Decency) hướng dẫn, chủ yếu cảnh cáo cho chúng ta biết về những cuốn phim cần phải tránh xem. Giờ đây càng ngày càng có nhiều sự cảm nhận của giới truyền thông và mặc cho có rất nhiều sự lạm dụng của giới truyền thông, những ích lợi to lớn của nó giúp chúng ta khám phá và hiểu biết về thế giới một cách sâu sắc hơn nữa.
“Hollywood Thánh Thiện” chính một chương trình với hy vọng giúp chúng ta nâng cao hơn nữa về một “viễn ảnh thánh,” một viễn ảnh mà chúng ta có thể nắm bắt một chút, một chút một về sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống nhân loại. Những cuốn phim mang chiều kích nhân loại có thể giúp chúng ta biết nhận thức một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn cái hay chung quanh chúng ta, vốn có thể làm giảm đi sự sợ hãi của chúng ta, và cho phép chúng ta luôn cảm thấy được nhìn nhận, đón chào và yêu thương, trong tình nhân loại do chính Thiên Chúa dựng nên. Một vài tiếng đồng hồ cùng nhau xem những cuốn phim này có thể giúp chúng ta cảm nhận “như là đang ở nhà” ngay trong một thế giới vật lộn, u ám, rạn nứt, và tươi đẹp mà Thiên Chúa đã trao ban.
Lời của Thiên Chúa bị nứt rạn theo nhiều cách. Những bài giảng được đưa ra tại những nơi mà chúng ta không ngờ đến.
“Ta đói-các con đã đáp lại và cho Ta ăn, uống;” và cứ như thế cứ tiếp diễn mãi.
Trong một phòng tối với những hình ảnh lập lòe, lung linh, những phép lạ nho nhỏ bắt đầu xảy ra. Ah, niềm vui được có cặp mắt và đôi tay, với những trái tim rộng mở để biết đón nhận một cách rộng lớn hơn, với khả năng phản hồi một cách mạnh mẽ hơn.
Và cử động đầu tiên về tinh thần của Phúc Âm bắt đầu xảy ra. Chúng ta ngày càng ý thức và chú ý đến những nhu cầu bên ngoài chúng ta. Chúng ta không còn sợ hãi nữa. Và chúng ta sẽ nói lên lời “Xin Vâng” đối với Thiên Chúa, được che dấu trong nhiều cách ngạc nhiên khác nhau và chung quanh chúng ta.
Bản thân Cha là một linh mục vui tính và uyên bác, nhất là những Thánh Lễ Chủ Nhật mà Cha cử hành tại Giáo Xứ Thánh Tôma Tông Đồ, St. Thomas The Apostle Catholic Church, tại thành phố Smyrna, GA thường xen lẫn với rất nhiều tiếng cười vui nhộn, đạo đức. Xin trích dịch lại để chúng ta cùng tham khảo.
Tính cho đến giờ, đã là hai năm rồi, kể từ khi chúng tôi tại Giáo Xứ Thánh Tôma Tông Đồ ở thành phố Smyrna, bắt đầu loạt chương trình chiếu phim được gọi là “Hollywood Thánh Thiện” (Holy Hollywood). Tôi tin chắc rằng có một số người nghĩ rằng những cuốn phim đó chỉ thuần tuý có liên quan đến “các chủ đề tôn giáo” tức những câu chuyện có liên quan đến các sự kiện hay những nhân vật có tiếng trong Thánh Kinh, hoặc là những vị thánh hay những người thánh thiện hay là những cuốn phim có lồng vào các vấn đề “Công Giáo” hoặc những cuốn phim lấy bối cảnh là Vaticăn, các Đức Giáo Hoàng hay những nhân vật anh tài Kitô Giáo mà thôi.
Một số cuốn phim có lẽ là thế. Chúng tôi đã cho trình chiếu những cuốn phim như: “Truyền Giáo” (The Mission), nói về các Cha thừa sai Dòng Tên tại Nam Mỹ; phim “Những Vị Thiên Thần Vui Nhộn” (Entertaining Angels) nói về Dorothy Day; phim “Mùa Hè Bị Đánh Cắp” (Stolen Summer) kể về một cậu bé Công Giáo tìm cách cứu người bạn Do Thái Giáo của cậu; phim “Bruce Almighty” một phim hài nói về một người có được sức mạnh vô song của Thiên Chúa trong vài ngày; phim “Phép Lạ Thứ Ba” (The Third Miracle) nói về một vị linh mục trong cơn khủng hoảng đức tin và ước mong của giáo xứ muốn tuyên bố một người phụ nữ ở địa phương trở thành một vị Thánh; và phim “Romero” nói về Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero của Tổng Giáo Phận El Salvador, người mạnh mẽ bảo vệ đàn chiên của Ngài, đặc biệt là những người nghèo và những người bị áp bức; và Ngài đã bị bắn chết khi đang cử hành Thánh Lễ.
Tháng 12 vừa qua với cuốn phim “Lời Thỉnh Cầu Thánh Lễ” (Mass Appeal) nói về vai trò mục vụ và rao giảng của vị linh mục giáo xứ và vấn đề một chàng thanh niên, với kinh nghiệm tình dục quá khứ, cảm thấy mình được mời gọi vào chức vị linh mục. Cuốn phim, được ra mắt vào năm 1984, và được dựa trên một vở kịch được trình diễn trước đó vài năm, trông có vẽ như sẽ là đề tài gây nhiều tranh cải trong các tiêu đề lớn của giới truyền thông báo chí ngày nay.
Tuy nhiên, không phải hầu hết những cuốn phim được trình chiếu trong chương trình này đều mang tính chất “tôn giáo”. Sự thật đó là, hàng loạt phim được trình chiếu này, đã được chiếu cho công chúng cách đây hơn 40 năm rồi. Khi còn là một sinh viên thần học tại Chủng Viện La Salette ở thành phố Ipswich, bang Massachusette, tôi phụ trách chương trình chiếu phim cho những người dân địa phương tại đó, gọi là “Những Gương Mặt của Con Người” (Faces of Man). Một trong những mục tiêu của tôi là giúp cho mọi người hiểu được rằng các cuốn phim không chỉ thuần tuý mang tính “giải trí” hay là một dạng “để thoát ly thực tế” (escapism). Mà trái lại, những cuốn phim đó có thể là một dụng cụ mạnh mẽ để giúp chúng ta trưởng thành hơn về mặt tâm linh.
Một cuốn phim hay chính là một dạng nghệ thuật, cũng giống như một chương trình văn học, kịch nghệ hay các chương trình truyền hình hay có thể giúp chúng ta lĩnh hội được những kinh nghiệm quý giá. Chúng giúp chúng ta “hiểu được hoàn cảnh của những người khác” hay nói cách khác “giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn” về thới giới và con người chung quanh chúng ta.
Đây đúng là một lợi ích lớn trong việc giúp chúng ta biết sống đúng với một trong những mệnh lệnh chính của Tin Mừng chính là “hãy yêu thương nhau như Ta đã yêu thương các con.” Và một trong những cách để chúng ta hiện thực hóa điều này chính là thể hiện lòng trắc ẩn “để cùng đau khổ” như Chúa Kitô là Đấng hay động lòng trắc ẩn.
Một cảm nghiệm mạnh mẽ về một cuốn phim có thể làm thức tỉnh và làm tăng sự nhạy cảm của chúng ta đối với cái khát và cái đói của nhân loại, cảm nhận về sự trần truồng của họ, cảnh tù túng mà họ đang sống, sự mất phương hướng và những nổi sợ hãi của họ, với mặc cảm là những kẻ lạ trong một đất nước hoàn toàn mới lạ, những bực tức và lo âu khi bệnh hoạn, việc trở nên già nua.
Chúng ta cần để cho trái tim và tâm trí của ta hướng đến những hiện thực này nếu chúng ta thật sự muốn chu toàn “những điều mà Chúa Giêsu muốn nơi chúng ta,” nếu chúng ta muốn sống đúng thật sự theo “tinh thần của Phúc Âm.” Khía cạnh tinh thần hay tâm linh này chính là những gì được phơi bày ra vào Ngày Cánh Chung mà Chúa Giêsu đã cho chúng ta biết qua Sách Máthêu 25:32-36.
Một cuốn phim hay cho phép chúng ta:
- Đến được những nơi mà chúng ta chưa từng đến, và sẽ không bao giờ có thể đến;
- Có được những nhận thức, hiểu được những cảm nghĩ, những cuộc vật lộn; những niềm vui, những niềm hy vọng, những giấc mơ, sự can đảm, những mong ước và những chọn lựa anh dũng của những người khác giới, khác tuổi tác, khác chủng tộc, văn hóa, tôn giáo, tầng lớp xã hội và giai đoạn lịch sử;
- Cận kề hay thậm chí nhảy vào cùng với một ai đó đang phải vật lộn với cái chết, với sự nghiện ngập, với thành kiến, với sự áp bức, với sự mất mát tất cả những gì mà họ quý mến, tin tưởng qua cơn bạo động của chiến tranh hay thiên tai;
- Gần như có cảm giác, có thể nếm, ngửi, những mùi vị của cuộc sống nơi những khu rừng rậm Mỹ Châu La Tinh, những căn nhà ổ chuột tại Ấn Độ, những vùng ngoại ô của một thị trấn tại Hoa Kỳ, môi trường công ty, đại học, nhà máy, bệnh viện, nông trại, thế giới tu hành, hay những vùng tươi đẹp và ấm áp trên thế giới vốn mang lại sự bình yên, sự tĩnh mịch và những điều kiện để thúc đẩy sự lớn mạnh hay sự phát triển về mặt tâm linh;
- Được mời gọi và chào đón vào những kinh nghiệm mới với biết bao sự tưởng tượng, mang tính nghệ thuật cao của người viết truyện phim mà đạo diễn tạo ra.
Thì những kinh nghiệm và hiểu biết như vậy có thể mở rộng tâm hồn và đời sống tâm linh của chúng ta. Chúng giống như nguồn cung cấp đầy đủ hơi thở cho chúng ta. Chúng khuyến khích và làm phấn chấn chúng ta lên. Chúng cung cấp thêm nhiều dây đàn vào khí cụ mà Thiên Chúa muốn khải lên điệu nhạc về từng mục đích và ý nghĩ riêng của chúng ta.
Vì những điều này mà chương trình “Hollywood Thánh Thiện” của chúng tôi dùng những cuốn phim nói về chiều kích tâm linh nhân loại và làm thế nào mà Thiên Chúa thổi phồng vào tâm linh đó, ngay cả khi cuốn phim đó không có bất kỳ ngôn ngữ tôn giáo hay tâm linh nào. Một điểm tiến bộ chính trong đức tin và sự phát triển tâm linh của chúng ta là khi chúng ta dám bóc và vứt bỏ đi lớp vỏ bề mặt của những gì mà những người khác nhìn thấy như “con người,” mang tính tục trần hay thậm chí lổ mãng, thô thiển, và chúng ta bắt đầu nhận thức “tính thiêng liêng” vốn thật sự được hiện thể trong cuộc sống thường ngày.
Chúng tôi chọn những cuốn phim nhằm giúp chúng tôi nhận biết các khuôn mặt và những nơi chốn mà ơn huệ của Thiên Chúa đang hoạt động và diễn ra hay những khúc mắc cá nhân và xã hội nào nhận được quyền năng biến đổi của Thiên Chúa trong cuộc sống. Ở bất cứ nơi nào có sự hoán chuyển về một cuộc sống biết cho đi, thì Chúa Thánh Thần đang hoạt động tại đó.
Sau đây là một vài cuốn phim mà chúng tôi đã sử dụng và một số khía cạnh sâu sa của chúng:
Phim “Cuộc Sống Tươi Đẹp” (Life is Beautiful), nói về sự khải hoàn của đời sống tâm linh con người ngay giữa lúc diễn ra cuộc Diệt Chủng (Holocaust); tình yêu cao cả của người làm cha/mẹ; Phục Sinh chế ngự Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh.
Phim “Những Gì Đến Trong Giấc Mơ” (What Dreams May Come), nói về những viển ảnh về một cuộc sống đời sau; tình yêu thì mạnh mẽ hơn cả cái chết; sức mạnh trên con cái do con người và những phẩm chất được cha mẹ khâm phục.
Phim “Chúng Ta Cùng Nhảy Nhé” (Shall We Dance), nói về nhu cầu tìm kiếm “cuộc sống” khi cuộc sống của người đó trông có vẽ như “không còn sinh khí” (lifeless) nữa; tầm quan trọng của việc chia sẽ những định hướng mới của cuộc sống với những người mà chúng ta yêu mến hay gắn bó; làm thế nào mà những con người khác nhau có thể thành lập một cộng đoàn.
Phim “Spanglish”, nói về những giá trị trống rỗng (vacuous) của một số tầng lớp trong xã hội; những thành kiến về chủng tộc và sự vô ý thức của xã hội; sự ích kỷ của người mẹ và tính lẳng lơ của người con, tương phản với sự hy sinh anh dủng và bền chí của người mẹ.
Phim “Người Leo Cá Voi” (The Whale Rider) kể về kinh nghiệm của một nền văn hóa hoàn toàn rất xa lạ đối với chúng ta; cuộc tìm kiếm anh dũng và hồ hởi về thách đố của một cô gái trẻ về một nền văn hóa và truyền thống, vốn có thành kiến gay gắt chống lại những người phụ nữ.
Phim “Những Vùng Đất Âm U” (Shadowlands), là một câu chuyện của C.S. Lewis; làm thế nào mà tình yêu con người có thể mang đến một ý nghĩa mới và nhân tính thật sự vào một cuộc sống tận hiến thành công cao độ về mặt tri thức lẫn những theo đuổi thần học.
Phim “Những Lời Bàn Tán của Các Thiên Thần” (Rumors of Angels), nói về một người thanh niên trẻ tuổi học cách thức đối phó với sự chết, sự thông thái được người phụ nữ lớn tuổi truyền lại cho người thanh niên; nhu cầu cho các bậc làm cha/mẹ phải gần gũi và nhạy cảm với các con của họ khi một người mẹ hay người cha qua đời; sự tiếp tục hiện diện bởi những người thân yêu đã ra đi trước chúng ta.
Phim “Những Con Sư Tử Củ Rích” (Secondhand Lions) nói lên niềm vui nhìn thấy sự ảnh hưởng của hai người đàn ông kỳ dị, với những câu chuyện về những cuộc viễn chinh xưa, có một cậu bé con với người mẹ nghèo túng và đi lang thang đã “bỏ mặc” những “ông chú” này; một người đàn bà bị dính và một ông bị nghiện ngập.
Phim “Các Buổi Thứ Ba với Morrie” (Tuesdays with Morrie), là một câu chuyện có thật rất xúc động cho thấy sự thông thái qua những khía cạnh quan trọng của cuộc sống từ người đàn ông sắp qua đời.
Những giáo xứ khác dùng các cuốn phim để khơi mào những cuộc thảo luận và đào sâu thêm các giá trị và đức tin. Một trong những giáo xứ đó chính là Giáo Xứ Thánh Oliver Plunkett tại thành phố Snellville, GA. Họ đang sử dụng sách có 3 phần: “Ánh Sáng, Máy Ảnh và ….Đức Tin! Phần Hướng Dẫn Thánh Kinh Cho Người Thích Xem Phim” do tác giả Peter Maline, MSC, và Rose Pacatte, FSP. Những cuốn sách này có một phần chú thích về cuốn phim dành cho mỗi ngày Chủ Nhật trong chu kỳ 3-năm phụng vụ, cung cấp một bảng toát yếu, phần bình luận, một cuộc đối thoại với Phúc Âm, những cảnh và chủ đề chính, những câu hỏi và những chia sẽ dành để suy niệm và đối thoại. Những cuốn sách được nhà Sách Phaolô, thuộc Dòng các Nữ Tu Phaolô xuất bản.
Kể từ những năm của thập niên 1960, Giáo Hội đã cho thấy có sự thay đổi về thái độ từ những ngày mà hầu hết các bài viết của Giáo Hội về các phim ảnh, là do Đạo Binh Đứng Đắn (Legion of Decency) hướng dẫn, chủ yếu cảnh cáo cho chúng ta biết về những cuốn phim cần phải tránh xem. Giờ đây càng ngày càng có nhiều sự cảm nhận của giới truyền thông và mặc cho có rất nhiều sự lạm dụng của giới truyền thông, những ích lợi to lớn của nó giúp chúng ta khám phá và hiểu biết về thế giới một cách sâu sắc hơn nữa.
“Hollywood Thánh Thiện” chính một chương trình với hy vọng giúp chúng ta nâng cao hơn nữa về một “viễn ảnh thánh,” một viễn ảnh mà chúng ta có thể nắm bắt một chút, một chút một về sự hiện diện của Thiên Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống nhân loại. Những cuốn phim mang chiều kích nhân loại có thể giúp chúng ta biết nhận thức một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn cái hay chung quanh chúng ta, vốn có thể làm giảm đi sự sợ hãi của chúng ta, và cho phép chúng ta luôn cảm thấy được nhìn nhận, đón chào và yêu thương, trong tình nhân loại do chính Thiên Chúa dựng nên. Một vài tiếng đồng hồ cùng nhau xem những cuốn phim này có thể giúp chúng ta cảm nhận “như là đang ở nhà” ngay trong một thế giới vật lộn, u ám, rạn nứt, và tươi đẹp mà Thiên Chúa đã trao ban.
Lời của Thiên Chúa bị nứt rạn theo nhiều cách. Những bài giảng được đưa ra tại những nơi mà chúng ta không ngờ đến.
“Ta đói-các con đã đáp lại và cho Ta ăn, uống;” và cứ như thế cứ tiếp diễn mãi.
Trong một phòng tối với những hình ảnh lập lòe, lung linh, những phép lạ nho nhỏ bắt đầu xảy ra. Ah, niềm vui được có cặp mắt và đôi tay, với những trái tim rộng mở để biết đón nhận một cách rộng lớn hơn, với khả năng phản hồi một cách mạnh mẽ hơn.
Và cử động đầu tiên về tinh thần của Phúc Âm bắt đầu xảy ra. Chúng ta ngày càng ý thức và chú ý đến những nhu cầu bên ngoài chúng ta. Chúng ta không còn sợ hãi nữa. Và chúng ta sẽ nói lên lời “Xin Vâng” đối với Thiên Chúa, được che dấu trong nhiều cách ngạc nhiên khác nhau và chung quanh chúng ta.