Người tu sĩ - Tôi tớ của Thiên Chúa
Các ứng viên trứơc khi chính thức tận hiến đời mình cho Thiên Chúa luôn được xướng danh, và khi nghe đến tên mình được xướng gọi, ứng viên liền đáp trả: “Lạy Chúa, nầy con đây”. Đây là cử chỉ nhắc lại câu chuyện Thiên Chúa gọi Samuel (1 Sm 3, 1 – 19), việc nhắc lại nầy để xác định ý muốn của ứng viên là tận hiến đời mình, để trở thành dụng cụ cho Thiên Chúa, và cũng để xác định lại vị thế tương giao giữa ứng viên và Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa là người khởi xướng, và ứng viên là người đáp trả lại trong sự tự do hòan tòan. Sự đáp trả tự do đó được thể hiện trong việc tuyên khấn giữ đức vâng lời của ngừơi tu sĩ.
Công đồng Vat. II đã nói: “Nhờ khấn giữ đức vâng lời, các tu sĩ tận hiến ý muốn mình như của lễ bản thân dâng lên Thiên Chúa, nhờ đó họ được kết hợp với ý muốn cứu rỗi của Ngài cách kiên trì và chắc chắn hơn. Vậy, theo gương Chúa Kitô, Đấng đã đến để làm theo ý Chúa Cha (x. Ga 4, 34; 5, 30; Dt 10, 7; Tv 39,9) ‘tự nhận mình là tôi tớ’ (Pl 2, 7) và đã học tập đức vâng lời từ những điều phải chịu đựng (x Dt 5, 8), các tu sĩ được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, lấy đức tin tùng phục các vị bề trên, đại diện Thiên Chúa, và nhờ các ngài hứơng dẫn, họ phục vụ anh em trong Chúa Kitô, như chính Chúa Kitô vì tuân phục Chúa Cha đã phục vụ anh em và hiến mạng sống để cứu chuộc mọi người (x. Mat 20, 28; Ga 10, 14 – 18). Như thế họ được liên kết chặt chẽ hơn với sứ mệnh phục vụ của Giáo hội và nỗ lực đạt đến tuổi sung mãn của Đức Kitô (x. Eph 4, 13)” (PC 14).
Như vậy qua đức vâng lời, người tu sĩ trở thành một “tôi tớ của Thiên Chúa” để phục vụ cho thánh ý của Ngừơi trong chương trình cứu chuộc. “Tôi tớ của Thiên Chúa” không bao giờ được hiểu trong nghĩa tiêu cực, như là một ngừơi nô lệ, một đầy tớ. Bởi trong Thánh kinh danh xưng “tôi tớ của Thiên Chúa” là một tứơc hiệu vinh dự: Giavê đặt tên cho người được gọi vào cộng tác ý định của Ngừơi là “tôi tớ” (Điển ngữ Thánh Kinh Thần Học, do Giáo hoàng học viện Piô X Đà Lạt dịch, Nhà in Nguyễn Bá Tòng 1975, cuốn IV, tr. 267).Và Đức Giêsu như tôi tớ tuyệt hảo đựơc sai đến trong trần gian chu tất ý định cúu chuộc của Thiên Chúa qua việc tự hiến mạng sống mình trên Thập Giá làm giá cứu chuộc cho muôn ngừơi.
Tìm lại trong CƯ chúng ta thấy hình ảnh dung mạo của các “tôi tớ Thiên Chúa” chính là những người được Chúa chọn gọi và giao cho một nhiệm vụ như Abraham (St 26, 24) Isaac (St 24, 14), Giacob (Xh 32, 13; Ez 37, 25), Môisen, vị trung gian của Giao ứơc (Xh 14, 31; Ds 12, 7; 1V 8, 56), Davit, hình bóng của Đấng Messia (2 Sm 7, 8; 1 V 8, 24 tt). Ngòai ra danh xưng “Tôi tớ Thiên Chúa cũng được dành cho các tiên tri có sứ mệnh duy trò giao ứơc (Elia: 1 V 18, 36; Am: 3, 7; Gier: 7, 25; 2 V 17, 23), cũng như cho các tư tế cử hành Phụng tự nâhn danh Dân tư tế (Tv 134, 1; Xh 19, 5tt) (Điển ngữ Thánh Kinh Thần Học, tr. 267)
Trong TƯ hình ảnh người “Tôi tớ Thiên Chúa” được tìm thấy nơi Đức Giêsu Kitô. Người lấy nhiệm vụ của ngừơi tôi tớ làm nhiệm vụ của mình: hiền lành và khiêm nhượng trong lòng (Mt 11, 29), loan báo ơn cứu độ cho ngừơi nghèo (x, Lc 4, 18tt); tuy là Chúa nhưng lại qúi gối rửa chân cho các môn đệ (Ga 13, 12 -15), Người đến như kẻ phục vụ (Lc 22, 27), và Ngừơi đã đi đến tận cùng của việc phục vụ là hiến dâng mạng sống mình để cứu chuộc cho nhân trần (Mc 10, 43 tt; Mt 20, 26 tt). Khi rao giảng về Chúa Giêsu với tước hiệu “Người tôi tớ”, các Tông đồ loan báo mầu nhiệm chết của Ngừơi (Cv 3, 13 tt; 4, 27tt), loan báo Người là nguốn mạch phúc lành và ánh sáng cho chư dân (Cv 3, 25 tt; 26, 23). Người là Con chiên bị sát tế cách bất công như người Tôi Tớ (Cv 8, 32tt). Đối với Matthêu, Đức Giêsu là Ngừơi Tôi Tớ rao giảng sự công chính cho chư dân và tên Ngừơi là niềm hy vọng của họ (Mt 12, 18 -21 – Is 42, 1 -4). Cuối cùng Thánh Phaolô đã tổng kết mầu nhiệm Đức Kitô trong hình ảnh của Người Tôi Tớ: Đức Giêsu đã vào trong vinh quang bằng cách mặc lấy thân phận Ngừơi Tôi Tớ và chết trên Thập giá để biểu lộ sự vâng lời Thiên Chúa Cha (Ph 2, 5 -11) (Điển ngữ Thánh Kinh Thần Học, tr.270 -271).
Như vậy với danh xưng “tôi tớ của Thiên Chúa”, ngừơi tu sĩ thực sự được Chúa tuyển chọn để thực thi Thánh ý của Ngừơi. Căn tính “ngừơi tôi tớ Thiên Chúa” được dệt nên bởi việc tận hiến đời mình trong sự vâng phục. Sự vâng phục ở đây không biến người tu sĩ trở thành tên nô lệ, sống cam chịu thi hành mệnh lệnh cách cưỡng bức, nhưng là hóan đổi nhân cách của ngừơi tu sĩ tới đỉnh trọn lành trong việc đón nhận ý định của Thiên Chúa cách tự do, “biểu lộ vẻ đẹp giải phóng của sự lệ thuộc như con cái chứ không phải như nô lệ, một sự lệ thuộc chất chứa tinh thần trách nhiệm và được sống động bởi một niềm tin tưởng hỗ tương, phản ánh ra lịch sử mối hoà hợp tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.” (Vita consecrata, số 21).
Sự vâng phục trong Đức tin không bao giờ hạn chế tự do hay cứơp lấy tự do của ngừơi tu sĩ, trái lại nó con đưa lại nhiều hoa trái tốt đẹp. Kết qủa của sự vâng phục là trở thành con cái của tự do, hậu qủa của sự bất tuân đưa tới sự chết. Chúng ta sẽ khám phá ra chân lý đó trong Kinh Thánh. Sách Sáng Thế đã trình bày cho chúng ta biết hậu qủa của sự chết, chính là sự bất tuân. Vì không tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, nguyên tổ đã rơi vào một thảm họa khôn lường: bị đặt dưới ách nô lệ của sự dữ, và phải chết muôn đời. Khi tỏ thái độ bất tuân Thiên Chúa, Nguyên tổ cứ tưởng mình được tự do, muốn làm gì thì làm, thế nhưng hậu qủa của sự bất tuân đó ngược lại với những gì mà Nguyên tổ mong đợi, thay vì có tự do, bây giờ con ngừơi rơi vào sự nô lệ cho sự dữ, cho những đam mê bất chính, cho dục vọng điên cuồng, làm nô lệ cho chính mình, và cùng là đón nhận cái chết bi thảm.
Sự sống đã dược tái thiết lập vì sự vâng lời của một người: “cũng như vì một ngừơi không vâng phục, muôn ngừơi hóa thành tội nhân, thì bởi một Đấng phục tòng khiến nhiều ngừơi sẽ trở nên chính trực” (Rm 5, 19). Chính sự vâng phục của Đức Kitô mang lại cho nhân lọai sự sống đời đới và giải phóng con ngừơi khỏi ách nô lệ của thần dữ, trả lại phẩm giá cho con người: sự tự do làm con cái Thiên Chúa.
Sự vâng phục Kitô giáo đựơc thể hiện trên nền tảng tình yêu: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa” (Tv 40). Đó là điểm phân biệt giữa sự vâng phục của người nô lệ, ngừơi làm công và ngừơi con. Ngừơi nô lệ vâng phục vì sợ hãi, ngừơi làm công vâng phục vì bổn phận, còn ngừơi con vâng phục vì yêu. Đức Kitô cũng khẳng định: “ Lương thực của Thầy là làm theo ý muốn Đấng đã sai Thầy” (Ga 4, 34). Điều đó nói lên tình yêu thâm sâu của Con dành cho Cha: “Người là Đấng vâng phục tuyệt hảo, từ trời xuống không phải để làm theo ý mình, nhưng để làm theo ý Đấng sai phái Người (x. Ga 6,38; Dt 10,5.7). Người ký thác bản thân và hành động vào tay Chúa Cha (x. Lc 2,49). Bởi sự vâng phục thảo hiếu, Người chọn thân phận nô lệ : "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ [...], vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự" (Pl 2,7-8)” (Vita consecrata số 22).
Đức Vâng phục nơi ngừơi tu sĩ không là gì khác ngoài việc tái tạo lại hình ảnh Đức Kitô nơi chính bản thân mình, một Đức Kitô với danh hiệu là Tôi tớ, đến để làm theo ý Cha, đến để phục vụ. Chính trong đức vâng phục của ngừơi tu sĩ, ngừơi ta đọc được một tình yêu cao vời dành cho Thiên Chúa trong việc phục vụ cho chương trình cứu độ của Người. Phục vụ trong tình thần khiêm hạ như một một ngừơi tôi tớ. Người tu sĩ không mưu cầu thiện ích cho chính mình nhưng cho Thân thể Chúa Kitô mà mình là một phần chi thể của Thân thể nầy. Bởi vậy noi gương Đức Kitô, Đấng "đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng. Trong bữa ăn tối, Người đứng dậy [...] và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau" (Ga 13,1-2.4-5). Ngừơi tu sĩ thực hiện một đời sống yêu thương trao hiến, một cuộc đời phục vụ cụ thể và quảng đại. Khi muốn theo chân Thầy Chí Thánh, Đấng "đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ" (Mt 20,28),
Có hai yếu tố cấu tạo nên sự vâng phục của đời sống thánh hiến: tình yêu và lòng khiêm nhường. Chỉ có tình yêu mới mặc cho sự vâng phục yếu tố tự do, vì yêu mới tự nguyện thi hành ý chí của bề trên. Sự vâng phục đời thánh hiến không bao giờ là một cưỡng bức nhưng là một sự tự nguyện, điều đó thuộc về bản chất của tự do. Như vậy sự vâng phục của đời thánh hiến thể hiện tình yêu cá nhân hứơng tới cộng đoàn, sống cho cộng đòan và vì thiện ích của cộng đòan. Sự vâng phục cũng thể hiện ý chí của đời sống thánh hiến trong việc thi hành đức khiêm nhường. Khiêm nhường không là thái độ của ngừơi mặc cảm tự ti, nhu nhược, thiếu bản lĩnh, nhưng là hành vi của ngừơi khôn ngoan biết nhận ra chân lý và phục vụ cho chân lý. Những ai mặc lấy khiêm nhường trong giao tế, ngừơi đó đang tìm lợi ích cho tha nhân.
Đức vâng phục của đời thánh hiến hôm nay đang đối diện với nhiều thách đố trong một xã hội qúa đề cao tự do cá nhân và coi thường quyền bính. Thế hệ trẻ hôm nay không còn tôn trọng kỷ luật, coi đó như là một ràng buộc làm mất đi tự do. Con cái không còn muốn vâng phục cha mẹ, vì xem đó như một lệ thuộc làm mất đi phẩm giá, nhiều tu sĩ, nhiều tín hữu không còn muốn chấp nhận quyền bính trong Giáo hội vì đó như hàng rào ngăn cản tự do. Thật ra, đề cao tự do quả là một việc làm chính đáng, bởi ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho con ngừơi chính là sự tự do, tôn trong tự do là tôn trọng con người. Nhưng ai lại không thấy những bất công trầm trọng và cả những bạo hành khủng khiếp do việc sử dụng lệch lạc quyền tự do trong đời sống cá nhân và các dân tộc ?
“Đức vâng phục đặc thù của đời thánh hiến là một lời đáp ứng hữu hiệu cho tình trạng trên. Đức vâng phục tu trì giới thiệu một cách thật hùng hồn việc Đức Ki-tô vâng phục Chúa Cha như một gương mẫu điển hình, và khởi đi từ mầu nhiệm Đức Ki-tô, đức vâng phục tu trì minh chứng rằng vâng phục và tự do không mâu thuẫn với nhau. Thật vậy, thái độ của Chúa Con biểu lộ cho thấy mầu nhiệm tự do của con người là một con đường vâng phục ý Chúa Cha, và mầu nhiệm vâng phục là một con đường để dần dần chinh phục sự tự do chân chính. Người tận hiến muốn diễn tả mầu nhiệm đó qua lời khấn tuân phục. Như thế người tận hiến muốn cho thấy họ ý thức mối tương quan nghĩa tử, từ đó họ đón nhận ý Chúa Cha làm lương thực hằng ngày (x. Ga 4,34), làm đá tảng vững chắc, làm niềm vui, làm thuẫn đỡ, và nơi trú ẩn cho họ (x. Tv 18 (17),3). Người tận hiến cho thấy họ lớn lên trong chân lý toàn diện về con người của họ, họ được gắn liền với nguồn mạch hiện hữu của họ và công bố sứ điệp đầy an ủi này : "Kẻ yêu luật Chúa hưởng an bình thư thái, chẳng còn lo gặp chướng ngại nào" (Tv 119 (118),165).” (Vita Consecrata số 91)
Để đức vâng phục thực sự định rõ căn tính tôi tớ nơi ngừơi tu sĩ của Thiên Chúa, cần phải phát huy cộng đòan tu trì trở thành một công đoàn yêu thương đích thật. “Trong đời sống cộng đoàn, người ta phải xác tín rằng sự hiệp thông huynh đệ không chỉ là một phương tiện giúp thi hành một sứ mạng nào đó, mà còn là nơi Thiên Chúa ngự, nơi mà người ta có thể kinh nghiệm được sự hiện diện bí nhiệm của Chúa phục sinh (x. Mt 18,20). Điều này được thực hiện nhờ tình yêu hỗ tương của các phần tử trong cộng đoàn, tình yêu được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Thánh thể, được thanh luyện nhờ bí tích Hoà giải, được nâng đỡ nhờ lời nguyện xin ơn hiệp nhất, là một ân huệ Thánh Thần ban cho những ai biết sẵn sàng lắng nghe Tin Mừng với lòng vâng phục. Chính Thánh Thần là Đấng dẫn đưa tâm hồn vào trong sự hiệp thông với Chúa Cha và với Con của Chúa Cha là Đức Giê-su Ki-tô (x. 1 Ga 1,3), sự hiệp thông này là nguồn mạch của đời sống huynh đệ. Nhờ Thánh Thần, các cộng đoàn sống đời thánh hiến được hướng dẫn trong nỗ lực chu toàn sứ mạng của họ, là phục vụ Giáo Hội và toàn thể nhân loại theo linh ứng nguyên thuỷ của mình.” (Vita consecrata, số 42)
Tông huấn Vita consecrata tái khẳng định tầm quan trọng của những vị bề trên trong nhà dòng đối với đời sống thiêng liêng cũng như đối với sứ vụ. Nhưng việc thể hiện quyền bính luôn được tỏ bày trong mối hiệp thông huynh đệ, nhằm thiện ích của cộng đòan. Tông huấn chỉ rõ mặc dầu chủ nghĩa cá nhân đang làm khuynh đảo của thế hệ hôm nay, nhưng phải tái khẳng định tầm quan trọng nhiệm vụ của những người lãnh đạo các cộng đòan dòng tu. Nhiệm vụ nầy rất cần thiết để củng cố sự hiệp thông huynh đệ, và đừng để cho lời khấn vâng phục trở nên vô nghĩa. Các vị bề trên thể hiện quyền bính trong tinh thần đối thọai để đưa các thành viên trong cộng đòan vào trong tiến trình quyết định. Tông huấnc cũng nhắc lại, thẩm quyền quyết định cuối cùng luôn thuộc về bề trên (x. số 43).
Các ứng viên trứơc khi chính thức tận hiến đời mình cho Thiên Chúa luôn được xướng danh, và khi nghe đến tên mình được xướng gọi, ứng viên liền đáp trả: “Lạy Chúa, nầy con đây”. Đây là cử chỉ nhắc lại câu chuyện Thiên Chúa gọi Samuel (1 Sm 3, 1 – 19), việc nhắc lại nầy để xác định ý muốn của ứng viên là tận hiến đời mình, để trở thành dụng cụ cho Thiên Chúa, và cũng để xác định lại vị thế tương giao giữa ứng viên và Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa là người khởi xướng, và ứng viên là người đáp trả lại trong sự tự do hòan tòan. Sự đáp trả tự do đó được thể hiện trong việc tuyên khấn giữ đức vâng lời của ngừơi tu sĩ.
Công đồng Vat. II đã nói: “Nhờ khấn giữ đức vâng lời, các tu sĩ tận hiến ý muốn mình như của lễ bản thân dâng lên Thiên Chúa, nhờ đó họ được kết hợp với ý muốn cứu rỗi của Ngài cách kiên trì và chắc chắn hơn. Vậy, theo gương Chúa Kitô, Đấng đã đến để làm theo ý Chúa Cha (x. Ga 4, 34; 5, 30; Dt 10, 7; Tv 39,9) ‘tự nhận mình là tôi tớ’ (Pl 2, 7) và đã học tập đức vâng lời từ những điều phải chịu đựng (x Dt 5, 8), các tu sĩ được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, lấy đức tin tùng phục các vị bề trên, đại diện Thiên Chúa, và nhờ các ngài hứơng dẫn, họ phục vụ anh em trong Chúa Kitô, như chính Chúa Kitô vì tuân phục Chúa Cha đã phục vụ anh em và hiến mạng sống để cứu chuộc mọi người (x. Mat 20, 28; Ga 10, 14 – 18). Như thế họ được liên kết chặt chẽ hơn với sứ mệnh phục vụ của Giáo hội và nỗ lực đạt đến tuổi sung mãn của Đức Kitô (x. Eph 4, 13)” (PC 14).
Như vậy qua đức vâng lời, người tu sĩ trở thành một “tôi tớ của Thiên Chúa” để phục vụ cho thánh ý của Ngừơi trong chương trình cứu chuộc. “Tôi tớ của Thiên Chúa” không bao giờ được hiểu trong nghĩa tiêu cực, như là một ngừơi nô lệ, một đầy tớ. Bởi trong Thánh kinh danh xưng “tôi tớ của Thiên Chúa” là một tứơc hiệu vinh dự: Giavê đặt tên cho người được gọi vào cộng tác ý định của Ngừơi là “tôi tớ” (Điển ngữ Thánh Kinh Thần Học, do Giáo hoàng học viện Piô X Đà Lạt dịch, Nhà in Nguyễn Bá Tòng 1975, cuốn IV, tr. 267).Và Đức Giêsu như tôi tớ tuyệt hảo đựơc sai đến trong trần gian chu tất ý định cúu chuộc của Thiên Chúa qua việc tự hiến mạng sống mình trên Thập Giá làm giá cứu chuộc cho muôn ngừơi.
Tìm lại trong CƯ chúng ta thấy hình ảnh dung mạo của các “tôi tớ Thiên Chúa” chính là những người được Chúa chọn gọi và giao cho một nhiệm vụ như Abraham (St 26, 24) Isaac (St 24, 14), Giacob (Xh 32, 13; Ez 37, 25), Môisen, vị trung gian của Giao ứơc (Xh 14, 31; Ds 12, 7; 1V 8, 56), Davit, hình bóng của Đấng Messia (2 Sm 7, 8; 1 V 8, 24 tt). Ngòai ra danh xưng “Tôi tớ Thiên Chúa cũng được dành cho các tiên tri có sứ mệnh duy trò giao ứơc (Elia: 1 V 18, 36; Am: 3, 7; Gier: 7, 25; 2 V 17, 23), cũng như cho các tư tế cử hành Phụng tự nâhn danh Dân tư tế (Tv 134, 1; Xh 19, 5tt) (Điển ngữ Thánh Kinh Thần Học, tr. 267)
Trong TƯ hình ảnh người “Tôi tớ Thiên Chúa” được tìm thấy nơi Đức Giêsu Kitô. Người lấy nhiệm vụ của ngừơi tôi tớ làm nhiệm vụ của mình: hiền lành và khiêm nhượng trong lòng (Mt 11, 29), loan báo ơn cứu độ cho ngừơi nghèo (x, Lc 4, 18tt); tuy là Chúa nhưng lại qúi gối rửa chân cho các môn đệ (Ga 13, 12 -15), Người đến như kẻ phục vụ (Lc 22, 27), và Ngừơi đã đi đến tận cùng của việc phục vụ là hiến dâng mạng sống mình để cứu chuộc cho nhân trần (Mc 10, 43 tt; Mt 20, 26 tt). Khi rao giảng về Chúa Giêsu với tước hiệu “Người tôi tớ”, các Tông đồ loan báo mầu nhiệm chết của Ngừơi (Cv 3, 13 tt; 4, 27tt), loan báo Người là nguốn mạch phúc lành và ánh sáng cho chư dân (Cv 3, 25 tt; 26, 23). Người là Con chiên bị sát tế cách bất công như người Tôi Tớ (Cv 8, 32tt). Đối với Matthêu, Đức Giêsu là Ngừơi Tôi Tớ rao giảng sự công chính cho chư dân và tên Ngừơi là niềm hy vọng của họ (Mt 12, 18 -21 – Is 42, 1 -4). Cuối cùng Thánh Phaolô đã tổng kết mầu nhiệm Đức Kitô trong hình ảnh của Người Tôi Tớ: Đức Giêsu đã vào trong vinh quang bằng cách mặc lấy thân phận Ngừơi Tôi Tớ và chết trên Thập giá để biểu lộ sự vâng lời Thiên Chúa Cha (Ph 2, 5 -11) (Điển ngữ Thánh Kinh Thần Học, tr.270 -271).
Như vậy với danh xưng “tôi tớ của Thiên Chúa”, ngừơi tu sĩ thực sự được Chúa tuyển chọn để thực thi Thánh ý của Ngừơi. Căn tính “ngừơi tôi tớ Thiên Chúa” được dệt nên bởi việc tận hiến đời mình trong sự vâng phục. Sự vâng phục ở đây không biến người tu sĩ trở thành tên nô lệ, sống cam chịu thi hành mệnh lệnh cách cưỡng bức, nhưng là hóan đổi nhân cách của ngừơi tu sĩ tới đỉnh trọn lành trong việc đón nhận ý định của Thiên Chúa cách tự do, “biểu lộ vẻ đẹp giải phóng của sự lệ thuộc như con cái chứ không phải như nô lệ, một sự lệ thuộc chất chứa tinh thần trách nhiệm và được sống động bởi một niềm tin tưởng hỗ tương, phản ánh ra lịch sử mối hoà hợp tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.” (Vita consecrata, số 21).
Sự vâng phục trong Đức tin không bao giờ hạn chế tự do hay cứơp lấy tự do của ngừơi tu sĩ, trái lại nó con đưa lại nhiều hoa trái tốt đẹp. Kết qủa của sự vâng phục là trở thành con cái của tự do, hậu qủa của sự bất tuân đưa tới sự chết. Chúng ta sẽ khám phá ra chân lý đó trong Kinh Thánh. Sách Sáng Thế đã trình bày cho chúng ta biết hậu qủa của sự chết, chính là sự bất tuân. Vì không tuân giữ lệnh truyền của Thiên Chúa, nguyên tổ đã rơi vào một thảm họa khôn lường: bị đặt dưới ách nô lệ của sự dữ, và phải chết muôn đời. Khi tỏ thái độ bất tuân Thiên Chúa, Nguyên tổ cứ tưởng mình được tự do, muốn làm gì thì làm, thế nhưng hậu qủa của sự bất tuân đó ngược lại với những gì mà Nguyên tổ mong đợi, thay vì có tự do, bây giờ con ngừơi rơi vào sự nô lệ cho sự dữ, cho những đam mê bất chính, cho dục vọng điên cuồng, làm nô lệ cho chính mình, và cùng là đón nhận cái chết bi thảm.
Sự sống đã dược tái thiết lập vì sự vâng lời của một người: “cũng như vì một ngừơi không vâng phục, muôn ngừơi hóa thành tội nhân, thì bởi một Đấng phục tòng khiến nhiều ngừơi sẽ trở nên chính trực” (Rm 5, 19). Chính sự vâng phục của Đức Kitô mang lại cho nhân lọai sự sống đời đới và giải phóng con ngừơi khỏi ách nô lệ của thần dữ, trả lại phẩm giá cho con người: sự tự do làm con cái Thiên Chúa.
Sự vâng phục Kitô giáo đựơc thể hiện trên nền tảng tình yêu: “nầy con xin đến để thực thi ý Chúa” (Tv 40). Đó là điểm phân biệt giữa sự vâng phục của người nô lệ, ngừơi làm công và ngừơi con. Ngừơi nô lệ vâng phục vì sợ hãi, ngừơi làm công vâng phục vì bổn phận, còn ngừơi con vâng phục vì yêu. Đức Kitô cũng khẳng định: “ Lương thực của Thầy là làm theo ý muốn Đấng đã sai Thầy” (Ga 4, 34). Điều đó nói lên tình yêu thâm sâu của Con dành cho Cha: “Người là Đấng vâng phục tuyệt hảo, từ trời xuống không phải để làm theo ý mình, nhưng để làm theo ý Đấng sai phái Người (x. Ga 6,38; Dt 10,5.7). Người ký thác bản thân và hành động vào tay Chúa Cha (x. Lc 2,49). Bởi sự vâng phục thảo hiếu, Người chọn thân phận nô lệ : "Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ [...], vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự" (Pl 2,7-8)” (Vita consecrata số 22).
Đức Vâng phục nơi ngừơi tu sĩ không là gì khác ngoài việc tái tạo lại hình ảnh Đức Kitô nơi chính bản thân mình, một Đức Kitô với danh hiệu là Tôi tớ, đến để làm theo ý Cha, đến để phục vụ. Chính trong đức vâng phục của ngừơi tu sĩ, ngừơi ta đọc được một tình yêu cao vời dành cho Thiên Chúa trong việc phục vụ cho chương trình cứu độ của Người. Phục vụ trong tình thần khiêm hạ như một một ngừơi tôi tớ. Người tu sĩ không mưu cầu thiện ích cho chính mình nhưng cho Thân thể Chúa Kitô mà mình là một phần chi thể của Thân thể nầy. Bởi vậy noi gương Đức Kitô, Đấng "đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian và Người yêu thương họ đến cùng. Trong bữa ăn tối, Người đứng dậy [...] và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau" (Ga 13,1-2.4-5). Ngừơi tu sĩ thực hiện một đời sống yêu thương trao hiến, một cuộc đời phục vụ cụ thể và quảng đại. Khi muốn theo chân Thầy Chí Thánh, Đấng "đã đến không phải để được phục vụ nhưng để phục vụ" (Mt 20,28),
Có hai yếu tố cấu tạo nên sự vâng phục của đời sống thánh hiến: tình yêu và lòng khiêm nhường. Chỉ có tình yêu mới mặc cho sự vâng phục yếu tố tự do, vì yêu mới tự nguyện thi hành ý chí của bề trên. Sự vâng phục đời thánh hiến không bao giờ là một cưỡng bức nhưng là một sự tự nguyện, điều đó thuộc về bản chất của tự do. Như vậy sự vâng phục của đời thánh hiến thể hiện tình yêu cá nhân hứơng tới cộng đoàn, sống cho cộng đòan và vì thiện ích của cộng đòan. Sự vâng phục cũng thể hiện ý chí của đời sống thánh hiến trong việc thi hành đức khiêm nhường. Khiêm nhường không là thái độ của ngừơi mặc cảm tự ti, nhu nhược, thiếu bản lĩnh, nhưng là hành vi của ngừơi khôn ngoan biết nhận ra chân lý và phục vụ cho chân lý. Những ai mặc lấy khiêm nhường trong giao tế, ngừơi đó đang tìm lợi ích cho tha nhân.
Đức vâng phục của đời thánh hiến hôm nay đang đối diện với nhiều thách đố trong một xã hội qúa đề cao tự do cá nhân và coi thường quyền bính. Thế hệ trẻ hôm nay không còn tôn trọng kỷ luật, coi đó như là một ràng buộc làm mất đi tự do. Con cái không còn muốn vâng phục cha mẹ, vì xem đó như một lệ thuộc làm mất đi phẩm giá, nhiều tu sĩ, nhiều tín hữu không còn muốn chấp nhận quyền bính trong Giáo hội vì đó như hàng rào ngăn cản tự do. Thật ra, đề cao tự do quả là một việc làm chính đáng, bởi ân huệ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho con ngừơi chính là sự tự do, tôn trong tự do là tôn trọng con người. Nhưng ai lại không thấy những bất công trầm trọng và cả những bạo hành khủng khiếp do việc sử dụng lệch lạc quyền tự do trong đời sống cá nhân và các dân tộc ?
“Đức vâng phục đặc thù của đời thánh hiến là một lời đáp ứng hữu hiệu cho tình trạng trên. Đức vâng phục tu trì giới thiệu một cách thật hùng hồn việc Đức Ki-tô vâng phục Chúa Cha như một gương mẫu điển hình, và khởi đi từ mầu nhiệm Đức Ki-tô, đức vâng phục tu trì minh chứng rằng vâng phục và tự do không mâu thuẫn với nhau. Thật vậy, thái độ của Chúa Con biểu lộ cho thấy mầu nhiệm tự do của con người là một con đường vâng phục ý Chúa Cha, và mầu nhiệm vâng phục là một con đường để dần dần chinh phục sự tự do chân chính. Người tận hiến muốn diễn tả mầu nhiệm đó qua lời khấn tuân phục. Như thế người tận hiến muốn cho thấy họ ý thức mối tương quan nghĩa tử, từ đó họ đón nhận ý Chúa Cha làm lương thực hằng ngày (x. Ga 4,34), làm đá tảng vững chắc, làm niềm vui, làm thuẫn đỡ, và nơi trú ẩn cho họ (x. Tv 18 (17),3). Người tận hiến cho thấy họ lớn lên trong chân lý toàn diện về con người của họ, họ được gắn liền với nguồn mạch hiện hữu của họ và công bố sứ điệp đầy an ủi này : "Kẻ yêu luật Chúa hưởng an bình thư thái, chẳng còn lo gặp chướng ngại nào" (Tv 119 (118),165).” (Vita Consecrata số 91)
Để đức vâng phục thực sự định rõ căn tính tôi tớ nơi ngừơi tu sĩ của Thiên Chúa, cần phải phát huy cộng đòan tu trì trở thành một công đoàn yêu thương đích thật. “Trong đời sống cộng đoàn, người ta phải xác tín rằng sự hiệp thông huynh đệ không chỉ là một phương tiện giúp thi hành một sứ mạng nào đó, mà còn là nơi Thiên Chúa ngự, nơi mà người ta có thể kinh nghiệm được sự hiện diện bí nhiệm của Chúa phục sinh (x. Mt 18,20). Điều này được thực hiện nhờ tình yêu hỗ tương của các phần tử trong cộng đoàn, tình yêu được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa và Thánh thể, được thanh luyện nhờ bí tích Hoà giải, được nâng đỡ nhờ lời nguyện xin ơn hiệp nhất, là một ân huệ Thánh Thần ban cho những ai biết sẵn sàng lắng nghe Tin Mừng với lòng vâng phục. Chính Thánh Thần là Đấng dẫn đưa tâm hồn vào trong sự hiệp thông với Chúa Cha và với Con của Chúa Cha là Đức Giê-su Ki-tô (x. 1 Ga 1,3), sự hiệp thông này là nguồn mạch của đời sống huynh đệ. Nhờ Thánh Thần, các cộng đoàn sống đời thánh hiến được hướng dẫn trong nỗ lực chu toàn sứ mạng của họ, là phục vụ Giáo Hội và toàn thể nhân loại theo linh ứng nguyên thuỷ của mình.” (Vita consecrata, số 42)
Tông huấn Vita consecrata tái khẳng định tầm quan trọng của những vị bề trên trong nhà dòng đối với đời sống thiêng liêng cũng như đối với sứ vụ. Nhưng việc thể hiện quyền bính luôn được tỏ bày trong mối hiệp thông huynh đệ, nhằm thiện ích của cộng đòan. Tông huấn chỉ rõ mặc dầu chủ nghĩa cá nhân đang làm khuynh đảo của thế hệ hôm nay, nhưng phải tái khẳng định tầm quan trọng nhiệm vụ của những người lãnh đạo các cộng đòan dòng tu. Nhiệm vụ nầy rất cần thiết để củng cố sự hiệp thông huynh đệ, và đừng để cho lời khấn vâng phục trở nên vô nghĩa. Các vị bề trên thể hiện quyền bính trong tinh thần đối thọai để đưa các thành viên trong cộng đòan vào trong tiến trình quyết định. Tông huấnc cũng nhắc lại, thẩm quyền quyết định cuối cùng luôn thuộc về bề trên (x. số 43).