Kinh Tin Kính
ROME - Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Sau cột báo của chúng tôi về sự Xưng Đức tin (27.6.2006) một số độc giả hỏi có được phép bỏ kinh Tin Kính trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng, chăng?
Theo Qui Chế Tổng Quát của sách Lễ Roma:
”67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập hợp đáp lại Lời Chúa, được loan bào trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể,
”68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng. Cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể
”Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.
“Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau.
Như vậy không có dự liệu được bỏ kinh Tin kính khi bắt bụôc và không linh mục nào có quyền làm như vậy.
Tuiy nhiên, có những lúc các sách phụng vụ chỉ rõ có thể bỏ kinh Tin Kính, như trong Thánh lễ có rửa tội, phong chức hay là khấn dòng
Những độc giả khác hỏi có nên bỏ hay thêm những bản văn khác, như khi nói “cho chúng ta” thay vì “cho chúng ta những người nam.”
Như vậy không ai có thể mạo muội đón trước Giáo Hội về những công thức thich hợp phải sử dụng trong Thánh Lễ mặc dầu Giáo Hội có thể luôn cải tiến một bản dịch đã được chấp thuận. Ngoại việc thiếu tin tưởng và vâng phục được bộc lộ bởi những sự bỏ thể ấy, cũng có nguy cơ gieo những tư tưởng lầm lạc trong các tín hữu.
Như một độc giả New York chứng minh một cách thuyết phục: “’Us’ là một từ ngữ tương đối. Nó có thể chỉ chúng ta hiện diện trong nhà thờ; chúng ta, nhưng thành phần của giáo xứ, giáo phận, xứ sở; chúng ta người Công Giáo; chúng ta những kẻ được chọn—hãy sử dụng trí tưởng tượng của anh. Nó có thể được giải thích như biểu thị bè rối Jansenist.”
Cả những thay đổi bề ngoài vô hại có thể có những hâu quả có ảnh hưởng rộng rãi và các linh mục, và cách riêng các giám mục, phải vững mạnh và tỉnh thức trong việc bảo toàn đức tin.
Nhiều độc giả hỏi buộc đọc kinh Tin Kính nào
Nói chung phải dùng Kinh Tin Kính Niceno. Sách Lễ Roma mới cũng cho lựa chọn là thỉnh thoảng thay thế Kinh Tin Kính Niceno bằng Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cách riêng trong những mùa như mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Một số xứ đã được phép luôn sử dụng kinh Tín kính các Tông Đồ. Nhiều giám mục từ đó đã than phiền sự lựa chọn này bởi vì nó làm cho các tín hữu mất đi một trong các kho tàng của Giáo Hội; các ngài đã khuyên trở về với sự xử dụng cả hai bản.
Trong Chúa Nhật Phục Sinh kinh Tin Kính thường được thay thế bằng sự lập lại những lời hứa rửa tội.
ROME - Giải đáp của Cha Edward McNamara, giáo sự phụng vụ tại đại học Regina Apostolorum.
Sau cột báo của chúng tôi về sự Xưng Đức tin (27.6.2006) một số độc giả hỏi có được phép bỏ kinh Tin Kính trong các ngày Chúa Nhật và Lễ trọng, chăng?
Theo Qui Chế Tổng Quát của sách Lễ Roma:
”67. Kinh Tin Kính, cũng gọi là lời tuyên xưng đức tin, nhằm làm cho giáo dân tập hợp đáp lại Lời Chúa, được loan bào trong các bài đọc và giải thích trong bài diễn giảng, đồng thời khi đọc qui luật đức tin theo công thức chấp thuận dùng trong phụng vụ, họ nhớ lại và tuyên xưng những mầu nhiệm chính của đức tin trước khi bắt đầu cử hành Thánh Thể,
”68. Kinh Tin Kính phải do vị tư tế hát hay đọc chung với giáo dân vào các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng. Cũng có thể đọc trong những lễ đặc biệt khá trọng thể
”Nếu hát, thì vị tư tế hay, tùy nghi, một ca viên, hay ca đoàn xướng, rồi mọi người cùng hát tiếp hay dân chúng và ca đoàn hát luân phiên.
“Nếu không hát, thì mọi người cùng đọc hay chia làm hai đối đáp nhau.
Như vậy không có dự liệu được bỏ kinh Tin kính khi bắt bụôc và không linh mục nào có quyền làm như vậy.
Tuiy nhiên, có những lúc các sách phụng vụ chỉ rõ có thể bỏ kinh Tin Kính, như trong Thánh lễ có rửa tội, phong chức hay là khấn dòng
Những độc giả khác hỏi có nên bỏ hay thêm những bản văn khác, như khi nói “cho chúng ta” thay vì “cho chúng ta những người nam.”
Như vậy không ai có thể mạo muội đón trước Giáo Hội về những công thức thich hợp phải sử dụng trong Thánh Lễ mặc dầu Giáo Hội có thể luôn cải tiến một bản dịch đã được chấp thuận. Ngoại việc thiếu tin tưởng và vâng phục được bộc lộ bởi những sự bỏ thể ấy, cũng có nguy cơ gieo những tư tưởng lầm lạc trong các tín hữu.
Như một độc giả New York chứng minh một cách thuyết phục: “’Us’ là một từ ngữ tương đối. Nó có thể chỉ chúng ta hiện diện trong nhà thờ; chúng ta, nhưng thành phần của giáo xứ, giáo phận, xứ sở; chúng ta người Công Giáo; chúng ta những kẻ được chọn—hãy sử dụng trí tưởng tượng của anh. Nó có thể được giải thích như biểu thị bè rối Jansenist.”
Cả những thay đổi bề ngoài vô hại có thể có những hâu quả có ảnh hưởng rộng rãi và các linh mục, và cách riêng các giám mục, phải vững mạnh và tỉnh thức trong việc bảo toàn đức tin.
Nhiều độc giả hỏi buộc đọc kinh Tin Kính nào
Nói chung phải dùng Kinh Tin Kính Niceno. Sách Lễ Roma mới cũng cho lựa chọn là thỉnh thoảng thay thế Kinh Tin Kính Niceno bằng Kinh Tin Kính các Tông Đồ, cách riêng trong những mùa như mùa Chay và mùa Phục Sinh.
Một số xứ đã được phép luôn sử dụng kinh Tín kính các Tông Đồ. Nhiều giám mục từ đó đã than phiền sự lựa chọn này bởi vì nó làm cho các tín hữu mất đi một trong các kho tàng của Giáo Hội; các ngài đã khuyên trở về với sự xử dụng cả hai bản.
Trong Chúa Nhật Phục Sinh kinh Tin Kính thường được thay thế bằng sự lập lại những lời hứa rửa tội.