“Chúa đang sống và Người đi bên cạnh chúng ta trong cuộc sống. Đây là sứ vụ của các con! Hãy đi bày tỏ niềm hy vọng này.”
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Năm Đức Tin trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, hôm thứ tư ngày mùng 3 tháng 4 năm 2013. Hôm nay Ngài tiếp tục loạt bài về Kinh Tin Kính mà ĐTC Bênêđictô XVI đã bắt đầu.
* * *
Anh chị em thân mến,
Kính chào anh chị em,
Hôm nay chúng ta trở lại bài Giáo Lý về Năm Đức Tin. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta lặp lại cụm từ này: “Đến ngày thứ ba, Người sống lại, như lời Thánh Kinh.” Đây chính là biến cố mà chúng ta đang cử hành: Việc Phục Sinh của Chúa Giêsu, là trung tâm của sứ điệp Kitô giáo được vang vọng ngay từ thủa ban đầu và được truyền đạt đến chúng ta. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu thành Côrinthô: “Tôi đã truyền lại cho anh em… trước tiên điều mà tôi đã cũng nhận được là, Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta như Thánh Kinh, Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại theo như Thánh Kinh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai.” (1 Cor 15:3-5). Lời tuyên xưng đức tin ngắn này vừa công bố Mầu Nhiệm Phục Sinh, với cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh với Thánh Phêrô và Nhóm Mười Hai: cái chết và việc Phục Sinh của Chúa Giêsu là tâm điểm của niềm hy vọng của chúng ta. Nếu không có niềm tin vào cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu này, thì niềm hy vọng của chúng ta sẽ yếu ớt, và thậm chí sẽ không có hy vọng, và chính cái chết và việc Phục Sinh của Chúa Giêsu là tâm điểm của niềm hy vọng của chúng ta. Thánh Tông Đồ nói: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em sẽ ra vô ích và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi mình” (câu 17).
Tiếc thay, người ta thường cố gắng làm cho niềm tin vào việc Phục Sinh của Chúa Giêsu bị lu mờ, và những hồ nghi đã len lỏi vào ngay cả trong vòng các tín hữu. Một chút niềm tin đã bị “giảm thiểu”, như chúng ta nói; đó không phải là đức tin mạnh mẽ. Và sở dĩ có điều đó là do người ta suy đoán nông cạn, đôi khi vì thờ ơ, bận rộn với hàng ngàn những điều được coi là quan trọng hơn đức tin, hoặc bởi vì một cái nhìn hoàn toàn nhân bản (theo chiều ngang) về cuộc đời. Nhưng chính việc sống lại mở lòng chúng ta ra để đón nhận niềm hy vọng lớn nhất, bởi vì nó khai mở cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của thế giới ra cho tương lai vĩnh cửu của Thiên Chúa, cho hạnh phúc sung mãn, cho sự chắc chắn rằng sự dữ, tội lỗi và sự chết có thể bị đánh bại. Và điều này dẫn đến việc sống thực tại thường nhật một cách tin tưởng hơn, đối diện chúng với lòng can đảm và quyết tâm. Việc Phục Sinh của Đức Kitô soi chiếu một ánh sáng mới trên những thực tại thường nhật này. Việc Phục sinh của Đức Kitô là sức mạnh của chúng ta!
Nhưng chân lý đức tin về việc Phục Sinh của Đức Kitô được truyền lại cho chúng ta thế nào? Có hai loại bằng chứng trong Tân Ước, một số dưới hình thức tuyên xưng đức tin, nghĩa là, những công thức tổng hợp biểu thị trọng tâm của đức tin; ngoài ra là những bằng chứng khác dưới hình thức tường thuật về việc Phục Sinh và về các biến cố liên quan đến nó. Trước hết: hình thức tuyên xưng đức tin chẳng hạn, là điều mà chúng ta vừa nghe, hoặc những điều trong Thư gửi tín hữu Rôma, ở đó Thánh Phaolô viết: “Thực ra, nếu anh em dùng miệng mà tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa, và tin trong lòng rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì anh em sẽ được cứu độ.” (10:9). Từ những bước đầu tiên của Hội Thánh, đức tin vào mầu nhiệm cái chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu là điều rất kiên định và rõ ràng. Tuy nhiên, hôm nay tôi muốn suy niệm về hình thức thứ hai, về bằng chứng dưới hình thức tường thuật mà chúng ta thấy trong các sách Tin Mừng. Trước hết, chúng ta ghi nhận rằng các nhân chứng đầu tiên cho biến cố này là các phụ nữ. Ngay từ tảng sáng, các bà đã đi đến mồ để ướp xác Chúa Giêsu, và tìm thấy dấu chỉ đầu tiên: ngôi mộ trống (x. Mc 16:1). Tiếp theo là cuộc gặp gỡ với một Sứ Giả của Thiên Chúa là vị đã tuyên bố: Đức Giêsu Thánh Nadarét, Đấng Chịu Đóng Đinh, Người không có ở đây, Người đã sống lại (xem cc. 5-6.). Các phụ nữ được thúc đẩy bởi tình yêu và biết chấp nhận lời loan báo này bằng đức tin: các bà tin, và lập tức thông truyền nó, các bà không giữ cho mình, mà thông truyền tin ấy.
Niềm vui của việc biết rằng Chúa Giêsu còn sống, niềm hy vọng tràn đầy tâm hồn chúng ta, là điều không thể giữ nổi. Điều này cũng cần được thực hiện trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được niềm vui được làm Kitô hữu! Chúng ta tin vào Chúa Phục Sinh là Đấng đã chiến thắng sự dữ và sự chết! Chúng ta hãy can đảm “đi ra” để đem niềm vui và ánh sáng này đến tất cả mọi nơi trong cuộc sống chúng ta! Việc Phục Sinh của Đức Kitô là sự chắc chắn vĩ đại nhất của chúng ta, là kho tàng quý giá nhất của chúng ta! Làm sao mà chúng ta không chia sẻ với những người khác kho tàng này, sự chắc chắn này? Nó không chỉ dành riêng cho chúng ta, nó phải được thông truyền, phải được trao ban cho những người khác, phải được chia sẻ với những người khác. Đó chính là chứng từ của chúng ta.
Có một yếu tố khác. Trong những tuyên xưng đức tin của Tân Ước, chỉ những người nam, các Tông Đồ, được nhắc đến như những chứng nhân của việc Phục Sinh, chứ không phải các phụ nữ. Sở dĩ có điều này là bởi vì theo Luật Do Thái thời đó, phụ nữ và trẻ em không thể là những nhân chứng xác thực, đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong các Tin Mừng, các phụ nữ đóng một vai trò chính và cơ bản. Ở đây chúng ta có thể nắm được một yếu tố ủng hộ tính cách lịch sử của việc Phục Sinh: nếu nó là một biến cố bịa đặt, thì trong bối cảnh của thời đại ấy, nó đã không được kết nối với lời chứng của các phụ nữ. Thay vào đó, các Thánh Ký chỉ đơn thuần tường thuật những gì đã xảy ra: các phụ nữ là những nhân chứng đầu tiên. Điều này nói lên rằng Thiên Chúa không chọn lưa theo những tiêu chuẩn của loài người: những nhân chứng đầu tiên của việc Giáng Sinh của Chúa Giêsu là các mục đồng, những người đơn sơ và khiêm nhường; những nhân chứng đầu tiên của việc Phục Sinh là các phụ nữ. Và điều này tuyệt đẹp. Theo một mức độ nào đó thì đây là sứ vụ của các phụ nữ: của các bà mẹ, các phụ nữ! Làm chứng cho con cái và cháu chắt của họ rằng Chúa Giêsu đang sống, Người là Đấng Hằng Sống, là Đấng đã sống lại. Hỡi các bà mẹ và các phụ nữ, hãy tiến lên với chứng từ này!
Đối với Thiên Chúa, chính con tim mới đáng kể, chúng ta mở lòng ra cho cho sự hiện diện của Ngài như thế nào, nếu chúng ta như những trẻ em đầy tín thác. Nhưng điều này cũng làm cho chúng ta suy nghĩ về cách thế mà các phụ nữ trong Hội Thánh và trong hành trình đức tin, đã có và ngày nay có một vai trò đặc biệt trong việc mở cửa cho Chúa, bằng cách đi theo Người và thông truyền Dung Nhan của Người, bởi vì cái nhìn đức tin luôn luôn cần cái nhìn tình yêu đơn sơ và sâu sắc. Các Tông Đồ và các môn đệ thấy khó (mà) tin (vào việc Phục Sinh). Còn các phụ nữ thì không. Thánh Phêrô chạy đến ngôi mộ, nhưng ngừng lại ở ngôi mộ trống; Thánh Thôma phải chạm vào các vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu với hai bàn tay của mình. Trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta cũng thế, thật là quan trọng khi biết và cảm thấy rằng Thiên Chúa yêu thương mình, đừng sợ yêu: đức tin được tuyên xưng bằng miệng và bằng con tim, bằng những lời nói và bằng tình yêu.
Sau những lần hiện ra với các phụ nữ, thì Chúa cũng hiện ra với những người khác: Chúa Giêsu hiện diện một cách mới mẻ: Người là Đấng Chịu Đóng Đinh, nhưng thân xác Người được vinh hiển; Người đã không trở về cuộc sống trần thế, nhưng đã trở lại trong một điều kiện mới. Lúc đầu họ không nhận Người, và chỉ qua những lời nói và cử chỉ của Người mà đôi mắt của họ được mở ra: cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh biến đổi, ban một sức mạnh mới cho đức tin, một nền tảng không thể lay chuyển nổi. Đối với chúng ta cũng có nhiều dấu chỉ mà Đấng Phục Sinh làm cho chúng ta nhận ra Người: Thánh Kinh, Thánh Thể và các bí tích khác, đức bác ái, những cử chỉ ấy của tình yêu mang lại một tia sáng của Đấng Phục Sinh. Chúng ta hãy để cho mình được soi sáng bởi việc Phục Sinh của Đức Kitô, hãy để cho mình được biến đổi bởi quyền năng của Người, để rồi qua chúng ta, trong thế gian, những dấu chỉ của sự chết nhường chỗ cho những dấu chỉ của sự sống.
Tôi thấy có rất nhiều người trẻ ở quảng trường. Kìa họ ở đó! Với các con cha nói: các con hãy nói lên sự chắc chắn này: Chúa đang sống và Người đi bên cạnh chúng ta trong cuộc sống. Đây là sứ vụ của các con! Hãy đi bày tỏ niềm hy vọng này. Hãy cột chặt vào neo hy vọng này: cái neo này là cái neo ở trên trời; hãy giữ chặt dây, hãy cột chặt vào neo và nói lên niềm hy vọng. Các con, những nhân chứng của Chúa Giêsu, hãy đi nói lên lời chứng rằng Chúa Giêsu đang sống và điều này sẽ cho chúng ta niềm hy vọng, sẽ đem lại hy vọng cho thế giới này là thế giới đã một phần nào đó trở nên già nua vì chiến tranh, sự dữ và tội lỗi. Hỡi người trẻ, hãy tiến lên!
http://giaoly.org/vn/
Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý thứ nhất của ĐTC Phanxicô về Năm Đức Tin trong buổi Triều Yết Chung tại Quảng trường Thánh Phêrô, hôm thứ tư ngày mùng 3 tháng 4 năm 2013. Hôm nay Ngài tiếp tục loạt bài về Kinh Tin Kính mà ĐTC Bênêđictô XVI đã bắt đầu.
Anh chị em thân mến,
Kính chào anh chị em,
Hôm nay chúng ta trở lại bài Giáo Lý về Năm Đức Tin. Trong Kinh Tin Kính, chúng ta lặp lại cụm từ này: “Đến ngày thứ ba, Người sống lại, như lời Thánh Kinh.” Đây chính là biến cố mà chúng ta đang cử hành: Việc Phục Sinh của Chúa Giêsu, là trung tâm của sứ điệp Kitô giáo được vang vọng ngay từ thủa ban đầu và được truyền đạt đến chúng ta. Thánh Phaolô viết cho các tín hữu thành Côrinthô: “Tôi đã truyền lại cho anh em… trước tiên điều mà tôi đã cũng nhận được là, Đức Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta như Thánh Kinh, Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã sống lại theo như Thánh Kinh. Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai.” (1 Cor 15:3-5). Lời tuyên xưng đức tin ngắn này vừa công bố Mầu Nhiệm Phục Sinh, với cuộc hiện ra đầu tiên của Đức Kitô Phục Sinh với Thánh Phêrô và Nhóm Mười Hai: cái chết và việc Phục Sinh của Chúa Giêsu là tâm điểm của niềm hy vọng của chúng ta. Nếu không có niềm tin vào cái chết và sự sống lại của Chúa Giêsu này, thì niềm hy vọng của chúng ta sẽ yếu ớt, và thậm chí sẽ không có hy vọng, và chính cái chết và việc Phục Sinh của Chúa Giêsu là tâm điểm của niềm hy vọng của chúng ta. Thánh Tông Đồ nói: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em sẽ ra vô ích và anh em vẫn còn sống trong tội lỗi mình” (câu 17).
Tiếc thay, người ta thường cố gắng làm cho niềm tin vào việc Phục Sinh của Chúa Giêsu bị lu mờ, và những hồ nghi đã len lỏi vào ngay cả trong vòng các tín hữu. Một chút niềm tin đã bị “giảm thiểu”, như chúng ta nói; đó không phải là đức tin mạnh mẽ. Và sở dĩ có điều đó là do người ta suy đoán nông cạn, đôi khi vì thờ ơ, bận rộn với hàng ngàn những điều được coi là quan trọng hơn đức tin, hoặc bởi vì một cái nhìn hoàn toàn nhân bản (theo chiều ngang) về cuộc đời. Nhưng chính việc sống lại mở lòng chúng ta ra để đón nhận niềm hy vọng lớn nhất, bởi vì nó khai mở cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của thế giới ra cho tương lai vĩnh cửu của Thiên Chúa, cho hạnh phúc sung mãn, cho sự chắc chắn rằng sự dữ, tội lỗi và sự chết có thể bị đánh bại. Và điều này dẫn đến việc sống thực tại thường nhật một cách tin tưởng hơn, đối diện chúng với lòng can đảm và quyết tâm. Việc Phục Sinh của Đức Kitô soi chiếu một ánh sáng mới trên những thực tại thường nhật này. Việc Phục sinh của Đức Kitô là sức mạnh của chúng ta!
Nhưng chân lý đức tin về việc Phục Sinh của Đức Kitô được truyền lại cho chúng ta thế nào? Có hai loại bằng chứng trong Tân Ước, một số dưới hình thức tuyên xưng đức tin, nghĩa là, những công thức tổng hợp biểu thị trọng tâm của đức tin; ngoài ra là những bằng chứng khác dưới hình thức tường thuật về việc Phục Sinh và về các biến cố liên quan đến nó. Trước hết: hình thức tuyên xưng đức tin chẳng hạn, là điều mà chúng ta vừa nghe, hoặc những điều trong Thư gửi tín hữu Rôma, ở đó Thánh Phaolô viết: “Thực ra, nếu anh em dùng miệng mà tuyên xưng Chúa Giêsu là Chúa, và tin trong lòng rằng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại từ cõi chết, thì anh em sẽ được cứu độ.” (10:9). Từ những bước đầu tiên của Hội Thánh, đức tin vào mầu nhiệm cái chết và Phục Sinh của Chúa Giêsu là điều rất kiên định và rõ ràng. Tuy nhiên, hôm nay tôi muốn suy niệm về hình thức thứ hai, về bằng chứng dưới hình thức tường thuật mà chúng ta thấy trong các sách Tin Mừng. Trước hết, chúng ta ghi nhận rằng các nhân chứng đầu tiên cho biến cố này là các phụ nữ. Ngay từ tảng sáng, các bà đã đi đến mồ để ướp xác Chúa Giêsu, và tìm thấy dấu chỉ đầu tiên: ngôi mộ trống (x. Mc 16:1). Tiếp theo là cuộc gặp gỡ với một Sứ Giả của Thiên Chúa là vị đã tuyên bố: Đức Giêsu Thánh Nadarét, Đấng Chịu Đóng Đinh, Người không có ở đây, Người đã sống lại (xem cc. 5-6.). Các phụ nữ được thúc đẩy bởi tình yêu và biết chấp nhận lời loan báo này bằng đức tin: các bà tin, và lập tức thông truyền nó, các bà không giữ cho mình, mà thông truyền tin ấy.
Niềm vui của việc biết rằng Chúa Giêsu còn sống, niềm hy vọng tràn đầy tâm hồn chúng ta, là điều không thể giữ nổi. Điều này cũng cần được thực hiện trong đời sống của chúng ta. Chúng ta cảm nghiệm được niềm vui được làm Kitô hữu! Chúng ta tin vào Chúa Phục Sinh là Đấng đã chiến thắng sự dữ và sự chết! Chúng ta hãy can đảm “đi ra” để đem niềm vui và ánh sáng này đến tất cả mọi nơi trong cuộc sống chúng ta! Việc Phục Sinh của Đức Kitô là sự chắc chắn vĩ đại nhất của chúng ta, là kho tàng quý giá nhất của chúng ta! Làm sao mà chúng ta không chia sẻ với những người khác kho tàng này, sự chắc chắn này? Nó không chỉ dành riêng cho chúng ta, nó phải được thông truyền, phải được trao ban cho những người khác, phải được chia sẻ với những người khác. Đó chính là chứng từ của chúng ta.
Có một yếu tố khác. Trong những tuyên xưng đức tin của Tân Ước, chỉ những người nam, các Tông Đồ, được nhắc đến như những chứng nhân của việc Phục Sinh, chứ không phải các phụ nữ. Sở dĩ có điều này là bởi vì theo Luật Do Thái thời đó, phụ nữ và trẻ em không thể là những nhân chứng xác thực, đáng tin cậy. Tuy nhiên, trong các Tin Mừng, các phụ nữ đóng một vai trò chính và cơ bản. Ở đây chúng ta có thể nắm được một yếu tố ủng hộ tính cách lịch sử của việc Phục Sinh: nếu nó là một biến cố bịa đặt, thì trong bối cảnh của thời đại ấy, nó đã không được kết nối với lời chứng của các phụ nữ. Thay vào đó, các Thánh Ký chỉ đơn thuần tường thuật những gì đã xảy ra: các phụ nữ là những nhân chứng đầu tiên. Điều này nói lên rằng Thiên Chúa không chọn lưa theo những tiêu chuẩn của loài người: những nhân chứng đầu tiên của việc Giáng Sinh của Chúa Giêsu là các mục đồng, những người đơn sơ và khiêm nhường; những nhân chứng đầu tiên của việc Phục Sinh là các phụ nữ. Và điều này tuyệt đẹp. Theo một mức độ nào đó thì đây là sứ vụ của các phụ nữ: của các bà mẹ, các phụ nữ! Làm chứng cho con cái và cháu chắt của họ rằng Chúa Giêsu đang sống, Người là Đấng Hằng Sống, là Đấng đã sống lại. Hỡi các bà mẹ và các phụ nữ, hãy tiến lên với chứng từ này!
Đối với Thiên Chúa, chính con tim mới đáng kể, chúng ta mở lòng ra cho cho sự hiện diện của Ngài như thế nào, nếu chúng ta như những trẻ em đầy tín thác. Nhưng điều này cũng làm cho chúng ta suy nghĩ về cách thế mà các phụ nữ trong Hội Thánh và trong hành trình đức tin, đã có và ngày nay có một vai trò đặc biệt trong việc mở cửa cho Chúa, bằng cách đi theo Người và thông truyền Dung Nhan của Người, bởi vì cái nhìn đức tin luôn luôn cần cái nhìn tình yêu đơn sơ và sâu sắc. Các Tông Đồ và các môn đệ thấy khó (mà) tin (vào việc Phục Sinh). Còn các phụ nữ thì không. Thánh Phêrô chạy đến ngôi mộ, nhưng ngừng lại ở ngôi mộ trống; Thánh Thôma phải chạm vào các vết thương trên thân thể của Chúa Giêsu với hai bàn tay của mình. Trong cuộc hành trình đức tin của chúng ta cũng thế, thật là quan trọng khi biết và cảm thấy rằng Thiên Chúa yêu thương mình, đừng sợ yêu: đức tin được tuyên xưng bằng miệng và bằng con tim, bằng những lời nói và bằng tình yêu.
Sau những lần hiện ra với các phụ nữ, thì Chúa cũng hiện ra với những người khác: Chúa Giêsu hiện diện một cách mới mẻ: Người là Đấng Chịu Đóng Đinh, nhưng thân xác Người được vinh hiển; Người đã không trở về cuộc sống trần thế, nhưng đã trở lại trong một điều kiện mới. Lúc đầu họ không nhận Người, và chỉ qua những lời nói và cử chỉ của Người mà đôi mắt của họ được mở ra: cuộc gặp gỡ Chúa Phục Sinh biến đổi, ban một sức mạnh mới cho đức tin, một nền tảng không thể lay chuyển nổi. Đối với chúng ta cũng có nhiều dấu chỉ mà Đấng Phục Sinh làm cho chúng ta nhận ra Người: Thánh Kinh, Thánh Thể và các bí tích khác, đức bác ái, những cử chỉ ấy của tình yêu mang lại một tia sáng của Đấng Phục Sinh. Chúng ta hãy để cho mình được soi sáng bởi việc Phục Sinh của Đức Kitô, hãy để cho mình được biến đổi bởi quyền năng của Người, để rồi qua chúng ta, trong thế gian, những dấu chỉ của sự chết nhường chỗ cho những dấu chỉ của sự sống.
Tôi thấy có rất nhiều người trẻ ở quảng trường. Kìa họ ở đó! Với các con cha nói: các con hãy nói lên sự chắc chắn này: Chúa đang sống và Người đi bên cạnh chúng ta trong cuộc sống. Đây là sứ vụ của các con! Hãy đi bày tỏ niềm hy vọng này. Hãy cột chặt vào neo hy vọng này: cái neo này là cái neo ở trên trời; hãy giữ chặt dây, hãy cột chặt vào neo và nói lên niềm hy vọng. Các con, những nhân chứng của Chúa Giêsu, hãy đi nói lên lời chứng rằng Chúa Giêsu đang sống và điều này sẽ cho chúng ta niềm hy vọng, sẽ đem lại hy vọng cho thế giới này là thế giới đã một phần nào đó trở nên già nua vì chiến tranh, sự dữ và tội lỗi. Hỡi người trẻ, hãy tiến lên!
http://giaoly.org/vn/