“Trẻ con có quyền có một Gia Thất như Gia Thất Nadareth”



Bài diễn văn Đức benedict XVI đọc tối Thứ Bảy, ngày Vọng Cuộc Hợp Thế giới thứ năm các Gia đình:

Anh Chị Em thân mến,

Tôi rất vui mừng tham gia trong buổi hợp cầu nguyện này, nhằm cử hành với niềm vui lớn ân huệ của Chúa về gia đình. Tôi cảm thấy rất gần trong kinh nguyện với tất cả nhữrng ai mới kinh nghiệm tang thương của thành phố và rất gần trong hy vong của chúng ta vào Chúa Kitô Phục Sinh, niềm hy vọng cung cấp ánh sáng và sức mạnh cả trong những thời gian thê thảm nhân bản to lớn.

Liên kết cùng một đức tin trong Chúa kitô, chúng ta qui tụ tai đây từ nhiều phần thế giới như là một cộng đồng, với lòng biết ơn và niềm vui, minh chứng rằng những con người được dựng nên theo hình ảnh và giống Chúa trong tình yêu, và sự hoàn thiện nhân bản trọn vẹn chỉ đến khi chúng ta thành thật hiến mình cho những kẻ khác.

Gia đình là khung cảnh đặc biệt nơi mỗi người học cho và nhận tình yêu. Đó là lý do tại sao Giáo Hội luôn ao ước chứng tỏ quan tâm mục vụ của mình cho thực tại này, rất cơ bản vì con người

Đó là điều Giáo Hội dạy trong Huấn Quyền của mình: “Thiên Chúa, Đấng là tình yêu và đã tạo dựng người nam và người nữ vì tình yêu, đã gọi họ đến chỗ yêu. Bằng cách tạo dựng người nam và người nữ, Người đã kêu gọi họ đến một sự hiệp thông thân tình về sự sống và tình yêu trong hôn nhân. ‘Như vậy họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt’ (Mt 19:6)” (Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, Bản Tóm. 337)

Đó là chân lý Giáo Hội công bố không hề mõi mệt cho thế giới. Vị Tiền Nhiệm yêu quí của tôi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã nói rằng con người đã được dựng nên ‘theo hình ảnh và nên giống Chúa không những bởi hữu thể nhân loại của họ, nhưng cũng bởi sự hiệp thông nhân vị mà người nam và nữ đã hình thành ngay từ đầu. Họ đã trở nên hình ảnh Thiên Chúa, không phải trong sự đơn độc của họ cho bằng trong sự hiệp thông của họ” ( Giáo lý , 14 Nov. 1979).

The family is an intermediate institution between individuals and society, and nothing can completely take its place. The family is itself based primarily on a deep interpersonal relationship between husband and wife, sustained by affection and mutual understanding. To enable this, it receives abundant help from God in the sacrament of matrimony, which brings with it a true vocation to holiness.

Gia đình là một thể chế trung gian giữa những cá nhân và xã hội, và không gì có thể thay thế gia đình cách trọn vẹn. Gia đình tự nó dựa trước hết trong một sự tương quan liên vị giữa người chồng và người vợ, được nâng đỡ bởi tình yêu và sự hiểu biết lẫn nhau. Để có được điều này, gia đình nhận lãnh sự giúp đỡ dồi dào từ Thiên Chúa trong bì tích hôn nhân, môt bí tích mang theo nó một ơn gọi thật sự nên thánh.

Có phải con cái chúng ta có thể kinh nghiệm nhiều hơn sự hài hòa và tình yêu mến giữa cha mẹ chúng, hơn là sự bất hoà và sự xích mích, bởi vì tình yêu giữa cha và mẹ là một nguồn mạch an ninh lớn cho con cái và tình yêu đó dạy chúng vẻ đẹp của một tình yêu trung tín và bền vững.

Gia đình là một sự thiện cần thiết cho người ta, một nền móng cần thiết cho xã hội và một kho tàng lớn và suốt đời cho các đôi. Gia đình là một sự thiện độc nhất cho con cái, những kẻ được hiểu là hoa quả của tình yêu, của sự hiến mình hoàn toàn và quảng đại của cha mẹ chúng. Việc công bố sự thật toàn diện về gia đình, dựa trên hôn nhân như là một Giáo Hội tại gia và là một cung thánh sự sống, là một trách nhiệm thuộc mọi người.

Cha và mẹ đã nói một tiếng “vâng”đầy đủ trước mặt Chúa, tiếng vâng đó làm nên nền tảng của bí tích liên kết họ với nhau. Cũng vậy, muốn cho tương quan nội tại của gia đình được tron vẹn, họ cũng cần nói một tiếng “vâng” khi chấp nhận con cái mà họ đã sinh ra hay dưỡng nuôi, và mỗi đứa con đó có nhân cách và đặc tính của riêng mình.

Nhờ vậy, con cái sẽ lớn lên trong một bầu khí chấp nhận và yêu thương, và khi đến sự trưởng thành đầy đủ, lại sẽ muốn nói tiếng “vâng” về phần mình cho những kẻ đã ban sự sống cho mình.

Những thách đố của xã hội ngày nay, được đánh dấu bởi những sức lục ly tâm thường phát sinh trong những khung cảnh thành phố, làm cho điều này nên cần thiết là bảo đảm rằng các gia đình không cảm thấy đơn độc. Một gia đình nhỏ có thể gặp những ngăn trở khó khăn khi nó bị cô lập khỏi những bà con và bạn hữu.

Cộng đồng giáo hội do đó có trách nhiệm cống hiến sự nâng đỡ, sự khích lệ và lương thực thiêng liêng có thể tăng cường sự cố kết gia đình, cách riêng trong những giờ thử thách và khó khăn. Ở đây các giáo xứ có một vai trò quan trọng phải đóng, như những hiệp hội giáo hội làm, những hiệp hội được kêu gọi hợp tác như những màn lưới nâng đỡ và như một tay giúp đỡ cho sự lớn mạnh của các gia đình trong đức tin.

Chúa Kitô đã chỉ cho chúng ta điều luôn là nguồn mạch tối cao của sự sống chúng ta và như vậy của các sự sống gia đình: “Đây là điều răn của Thầy, anh em hãy yêu thương nhau, như thầy đã yêu thương anh em. Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15: 12-13)

Tình yêu của chính Thiên Chúa đã đỗ ra trên chúng ta trong bí tích rửa tội. Dĩ nhiên, các gia đình được kêu gọi cảm nghiiệm cũng một loại tình yêu đó, vì Chúa có thể làm cho chúng ta, qua tình yêu nhân bản của chúng ta, nên nhạy cảm, yêu đương và thương xót như Chúa Kitô.

Cúng với sự đi qua trong đức tin và tình yêu của Chúa, một trong những trách nhiệm lớn nhất của các gia đình là đào tạo những con người tự do và trách nhiệm. Vì lẽ này cha mẹ cần từ từ ban cho con cái mình quyền tự do lớn hơn, đang khi trong một thời gian nào đó vẫn là những kẻ bảo quản quyền tự do đó.

Nếu con cái thấy rằng cha mẹ chúng—và, cách chung chung hơn, tất cả những kẻ trưởng thành xung quanh chúng—sống với niềm vui và lòng nhiệt tình, mặc dầu mọi sự khó khăn, thì chính chúng sẽ phát triển “niềm vui sống” sâu xa này có thể giúp chúng vượt qua cách khôn ngoan những ngăn trở và những vấn đề không thể tránh vì là thành phần của sự sống. Hơn nữa, khi các gia đình không sống khép kín, thì con cái hiểu rằng mọi người đếu đáng yêu, và có một tình huynh đệ cơ bản, phổ quát bao hàm tất cả hữu thể nhân bản.

Ciuộc Hợp Thê Giới thứ Năm mời gọi chúng ta suy tư về một chủ đề quan trọng cách riêng, một chủ đề đầy trách nhiệm lớn: sự thông truyền đức tin trong gia đình. Chủ đề này được diễn tả đẹp trong sách giáo Lý Giáo Hội Công Giáo: “Như mẹ dạy con nói, để nhờ đó con được hiểu biết và trao đổi với người khác, Hội thánh, Mẹ chúng ta, dạy chúng ta nói ngôn ngữ đức tin nhằm giúp chúng ta hiểu biết và sống đức tin” ( So 171)

Điều này được diễn tả cách biểu trưng trong phụng vụ rửa tội: với sự đưa tay cầm đèn thắp sáng, cha mẹ được làm thành phần của mầu nhiệm sự sống mới như là con cái Chúa, sự sống mới đã được ban cho các con trai và con gái của mình trong nước rửa tội.

Việc truyền lại đức tin cho con cái, với sự giúp đỡ của các cá nhân và các thể chế trong giáo xứ, trường học hay các hiệp hội Công Giáo, là một trách nhiệm cha mẹ không thể bỏ qua, coi thường hay là giao phó hết cho những kẻ khác.

Gia đình Kitô hữu được gọi là giáo hội tại gia bởi vì gia đình bày tỏ và sống bản tánh công cộng và gia đình của Giáo Hội như là gia đình của Thiên Chúa. Mỗi một người trong gia đình, tùy theo vai trò của mình, thực thi chức linh mục rửa tội và góp phần biến gia đình thành một cộng đồng ân sủng và cầu nguyện, một trường học các nhân đức nhân bản và Kitô hữu, và là nơi mà đức tin được công bố đầu tiên cho con cái” (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, Bản Tóm, 350).

Và điều hơn nữa: “ Cha mẹ, với tư cách tham gia trong chức làm cha của Thiên Chúa, có trách nhiệm đầu tiên đối với việc giáo dục con cái mình và là những sứ giả đầu tiên về đức tin cho con cái. Cha mẹ có nhiệm vụ yêu và tôn trọng con cái mình như những nhân vị và những người con Thiên Chúa…cách riêng, cha mẹ có sứ vụ giáo dục con cái mình trong đức tin Kitô hữu” ( ibid. 460).

Ngôn ngữ đức tin được học trong gia đình nơi đức tin này lớn mạnh và được tăng cường qua sự cầu nguyện và thực hành Kitô hữu. Khi đọc trong sánh Đệ-Nhị-Luật, chúng ta nghe kinh thường lập đi lập lại bởi Dân Ưu Tuyển, kinh “Schema Israel,” mà chính Chúa Giêsu đã học và đọc trong nhà người tại Nadareth.

Chính Người muốn qui chiếu về đó trong đời sống công khai của Người, như chúng ta thầy trong Tin Mừng Marc (12: 29). Đó là đức tin của Giáo Hội, được sinh ra bởi tình yêu của Chúa đến qua các gia đình anh chị em. Sự sống đức tin này cho đầy đủ, trong tất cả sự mới mẻ đáng kinh ngạc của đức tin, là một ân huệ lớn. Dầu sao đi nữa, trong những lúc này khi Chúa xem ra ẩn mặt, sự tin có thể khó và cần cố gắng nhiều.

Cuộc hợp này cống hiến một sự thúc đẩy mới để công bố Tin Mừng của gia đình, tái khẳng định sức mạnh và căn tính của gia đình được xây dựng trên hôn nhân và mở ra cho ân huệ quảng đại của sự sống, nơi các em nhỏ được đồng hành trong sự phát triển thể xác và thiêng liêng của chúng.

Đó là con đường tốt nhất ngăn chận một chủ nghĩa khoái lac đã lan rộng qui những tương quan nhân bản về tính tầm thường và làm cho những tương quan ấy mất giá trị đích thực và vẻ đẹp của chúng. Sự cổ võ những giá trị hôn nhân không hệ tại cách thế kinh nghiệm đầy đủ hạnh phúc mà người nam và người nữ gặp được trong tình yêu hỗ tương của họ.

Đức tin và đạo đức học Kitô hữu không có nghĩa là dập tắt tình yêu, nhưng làm cho tình yêu lành mạnh hơn, hùng vĩ hơn và thật tự do hơn. Tình yêu nhân bản cần được thanh lưyện và trưởng thành` nếu nó phải thực sự là nhân bản và là nguyên lý của một niềm vui thật và bền vững (x. Phát biểu tại Vương Cunh Thanh Gioan lateran, June 5, 2006).

Và như vậy tôi mời những nhà lãnh đạo chánh quyền và những nhà lập pháp suy tư về những phúc lợi mà các gia thất trong bình an và hài hoà bảo đảm cho những cá nhân và gia đình, trung tâm đau thần kinh của xã hội, như Tòa Thánh đã khẳng định trong Hiến Chương các Quyền của Gia Đình.

Mục đích của luật là sự thiện nguyên vẹn của con người, để đáp ứng với những nhu cầu và những ước vọng của con người. Sụ thiện này là một sự giúp đỡ có ý nghĩa cho xã hội, xã hội không thể thiếu nó, và thiện ích này là một bảo quản và một sự thanh luyện cho dân chúng.

Gia đình cũng là một trường học cho phép những người nam người nữ phát triển cho tới mức độ trọn hảo nhân tính của họ. Sự cảm nghiệm được cha mẹ yêu đương giúp con cái ý thức về giá trị của chúng như con cái.

Con cái cần được giáo dục trong đức tin, được yêu và được bảo vệ. Cùng với quyền cơ bản của chúng là được sinh ra và được giáo dục trong đức tin, con cái cũng có quyền có một gia thất lấy gia thất Nadareth làm mẫu cho mình, và được che chở khỏi mọi nguy hiểm và đe dọa.

Bây giờ tôi muốn nói một lời với các ông bà, là những người rất quan trọng cho mọi gia đình. Các ông bà có thể là—rất thường là như vậy—những kẻ bảo hiểm của tình yêu và sự nhân hậu mà mọi người cần cho và nhận. Các ông bà cống hiến cho các cháu nhỏ viễn ảnh của thời gian, các ngài là kỷ niệm và sự phong phú các gia đình. Không thể nào các ngài bị loại khỏi phạm vi gia đình. Các ngài là một kho tàng mà các thế hệ trẻ không thể từ chối, cách riêng khi các ngài minh chứng cho đức tin của các ngài lúc sắp chết.

Bây giờ tôi muốn đọc một phần kinh anh chị em đã đọc để xin cho sự thành công Cuộc Hợp Thế Giới Gia Đình này:

Ôi lạy Chúa, Đấng trong Thánh Gia Thất
Đã để lại cho chúng con một mẫu tuyệt hảo đời sống gia đình
Đã sống trong đức tin và đức vâng phục theo ý muốn của Chúa,
Xin giúp chúng con nên những gương đức tin và tình yêu đối với các điều răn của Chúa.
Xin giúp chúng con trong sứ vụ truyền thông đức tin mà chúng con đã nhận lãnh từ cha mẹ chúng con.

Xin mở lòng con cái chúng con
sao cho hột giống đức tin, chúng đã nhận lãnh trong bí tích rửa tội, sẽ phát triển trong chúng.
Xin tăng cường đức tin của giới trẻ chúng con,
hầu chúng có thể phát triển trong sự hiểu biết Chúa Giêsu.

Xin Chúa tăng triển tình yêu và sự trung thành trong tất cả hôn nhân,
Cách riêng những hôn nhân đang trải qua những thời gian đau khổ hay là khó khăn
Kết hợp với Thánh Giuse và Đức Maria,
Chúng con xin điều này nhờ Đức Giêsu Kitô Con Chúa, Chúa chúng con. Amen.

+ Benedictô XVI