Tin Huế, Việt Nam (17/05/2006) - Ủy Ban Tu Sĩ trực thuộc Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, đứng đầu là Ðức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, Giám mục Giáo phận Bùi Chu, vừa có chuyến viếng thăm mục vụ giới Liên Tu Sĩ Huế.
Ngoài Ðức Cha Chủ Tịch Ủy Ban, trong đoàn còn có Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Ðệ, Giám mục Phụ tá Giáo phận Bùi Chu, Thư ký của Ủy Ban này, và Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Bình, đặc trách Liên Tu Sĩ của Giáo phận Bùi Chu.
Chuyến viếng thăm gói trọn trong nửa ngày 17/5/2006, với các nội dung gặp gỡ chào mừng, báo cáo tình hình Giới Liên Tu Sĩ tại Huế, giải đáp một vài trăn trở thắc mắc của các Tu sĩ tại Huế và nghe huấn từ của các Ðức Cha cũng như những đường hướng của Ủy Ban.
Từ sáng sớm, khoảng 400 Tu Sĩ từ mọi cộng đoàn dòng tu ở xứ sở Cố Ðô Huế, đã tề tựu về Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận để sẵn sàng đón chờ phái đoàn. Giờ khắc đến, cả Hội Trường hướng về phía cuối để chào mừng Ðức Tổng Têphanô Nguyễn Như Thể của Huế và Phái Ðoàn đang tiến lên trên khán đài, các tràng pháo tay liên hồi và tiếng hát "Hoan hô chào mừng" trang trọng vang lên.
Sau đó, cả Hội Trường cùng xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên mỗi người để bắt đầu vào chương trình của buổi gặp gỡ. Cha Bề Trên Gioankim Hồ Quang Tâm, Ðặc trách Liên Tu Sĩ Huế, trình bày một cách khái quát về các hoạt động, những khó khăn và thách thức mà các Tu Sĩ đã và đang gặp phải trong đời sống và công việc phục vụ của mình. Rồi ngài cũng nêu lên hiện tình về từng hội dòng tại Huế, khởi đầu từ dòng Mến Thánh Giá là hội dòng xuất hiện đầu tiên tại Huế, những năm sau đó các hội dòng lần lượt được thành lập và tồn tại cho đến hôm nay, mặc dù có những thử thách mà ngày nay còn một số dòng chưa vượt qua được do hoàn cảnh xã hội và thời cuộc chiến tranh.
Trong phần huấn từ của Ðức Cha Chủ Tịch, ngài nói với các Tu sĩ rằng: "Chúng ta đang phục vụ một cách tích cực cho vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn, không chỉ về phần thiêng liêng nhưng cả tinh thần và vật chất nữa".
Ðức Cha Chủ Tịch diễn giải về sự tương quan giữa đấng bản quyền địa phương, tức là giữa các Ðức Giám mục với dòng tu. Ngài cũng khích lệ sự liên đới giữa các dòng tu với các linh mục triều và những người lãnh đạo Giáo xứ, đồng thời tìm ra sự quân bình cần thiết để phục vụ Giáo Hội địa phương. Ngài còn nói "mỗi Tu Sĩ chúng ta là men để làm bánh cho người đời ăn".
Về vấn đề liên hệ giữa các hội dòng với đấng bản quyền địa phương, Ðức Cha Tiệm khuyên cả hai bên nên "ngồi xuống để bàn bạc về những sáng kiến tông đồ trong việc phục vụ, và sáng kiến đó phải mang tính cộng đoàn và trung thành với đoàn sủng của đấng sáng lập, nhưng cho phép trung thành có sự sáng tạo". Ngài nói: "Chứng tá mạnh hơn lý thuyết, lý thuyết thì thao thao bất tuyệt và dài dòng, còn chứng tá có tác dụng rất mạnh, chứng tá âm thầm sẽ là quà tặng của Chúa Thánh Thần ban cho Hội Thánh qua khuôn mặt của người tu sĩ. Trong hoạt động, đòi hỏi chúng ta là chứng tá âm thầm, đòi hỏi chúng ta phải chiêm niệm và cầu nguyện, cho dù Anh Chị Em tuổi cao và già yếu".
Trong dịp này, các Tu Sĩ đặt ra một số câu hỏi cho các Ðức Cha, họ thắc mắc về những vấn đề huấn luyện đào tạo và những thách đố của thời đại ngày nay đang phần nào ảnh hưởng đến đời sống Tu Sĩ và công việc của họ.
Ðức Cha Chủ Tịch nói với các Tu Sĩ rằng: Trong thời gian đặc trách Uỷ ban Tu Sĩ, ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào luyện. "Nếu được đào luyện 1 cách chắc chắn thì sẽ phục vụ có hiệu quả và đem lại lợi ích cho đối tượng mình phục vụ. Phải có những người chuyên môn hiểu biết nhiều để về phục vụ và dạy lại cho cộng đoàn mình". Ngài nói thêm rằng: thế hệ trẻ mong muốn nơi Bề trên mình hai chữ "yêu mến", chứ ko đòi hỏi cần phải có bằng cấp chuyên môn gì. "Ngoài một chút kiến thức nào đó, chúng ta phải đáp ứng bằng lòng yêu mến".
Theo Ðức Cha Thư ký Phêrô Nguyễn Văn Ðệ thì giới trẻ mong muốn được cảm thông, được đồng hành, được hướng dẫn; họ mong những người huấn luyện vừa là cha, là mẹ, là thầy và là bạn của họ. Bởi vì giới trẻ ngày nay đã trưởng thành, được học hành đủ kiến thức rồi, có hiểu biết rồi, nên phải đồng hành chứ đừng nên huấn luyện theo kiểu bề trên với bề dưới.
Cách đặc biệt, các Ðức Cha khuyên các nhà huấn luyện khi đào tạo một tập thể có cả người Kinh và người dân tộc thiểu số thì phải hoà mình với các em dân tộc, nâng tầm hiểu biết và trình độ của họ lên, kính trọng và ưu tiên giúp đỡ họ vì người Kinh phần nào đó hơn người dân tộc ở nhiều phương diện.
Ðức Tổng Giám mục của Huế nói với các Tu Sĩ rằng: "Người giáo dân ngày nay muốn các Tu Sĩ khi làm việc và khi phục vụ phải mang tính cách của một người nhà tu, phải tìm hiểu về họ, giúp họ trình bày với cha sở những trăn trở của họ vì họ mộ mến và gần gũi các Tu Sĩ nhiều hơn, nhất là nữ tu.
Ðức Cha Thư ký nói về vấn đề Tập vụ của các dòng tu. Tập vụ là thời gian 1 năm sau năm tập ngặt, hoặc 2 năm sau khi khấn lần đầu và trước khi khấn trọn. Ðây là thời gian trong tiến trình huấn luyện đào tạo, và là thời gian thử thách thêm để nhà dòng nhìn nhận mà đánh giá đương sự đúng hơn, trước khi đương sự khấn lần đầu hoặc khấn trọn. Ngài khuyên ban huấn luyện nên xem lại chương trình của thời gian tập vụ đó để điều chỉnh cho thích hợp và đúng theo giáo luật chỉ dẫn cho các dòng, nhất là dòng nữ.
Ðức Cha Ðệ còn nhắc nhở các Tu sĩ rằng: Các Giáo xứ thường muốn xin các Tu sĩ có khả năng giúp họ về các công việc như dạy giáo lý, phụ trách các đoàn hội, dạy đàn hát và dạy múa cho giới trẻ, đó là những yêu sách hợp lý của họ. Vậy Ban huấn luyện trong các hội dòng phải lo đào tạo các Tu sĩ có đủ một khả năng nào đó để đáp ứng nhu cầu này. Ðồng thời khi gửi về giáo xứ hoặc nơi mục vụ nào đó thì nên có những hợp đồng thoả thuận rõ ràng giữa nhà dòng với cha xứ hoặc ban hành giáo để thuận lợi hơn trong công việc.
Trong lời đúc kết, Ðức cha Chủ Tịch nói với Ðức Tổng và cộng đoàn rằng: "Cuộc gặp gỡ thật tuyệt vời, mặc dù chỉ là một buổi gặp gỡ để nắm bắt một số tình hình các sinh hoạt của Liên Tu Sĩ Huế. Chúng con chỉ là những gạch nối, còn giữa đấng bản quyền với các Tu sĩ mới luôn cần phải có mối liên hệ mật thiết".
Nhân dịp này Ðức Tổng Thể cho biết: Dư luận Thế giới đang xôn xao về tác phẩm "Mật mã Da vinci". Ðây là một cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim và sắp được trình chiếu. Nó có tác hại rất lớn, nhất là đối với giới trẻ. Nó đặt ra 3 vấn đề nóng mà Giáo Hội đang phải đương đầu, đó là: Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, ơn gọi tu trì và tận hiến, và nữ quyền trong Giáo Hội. Trong lịch sử Giáo Hội đã có nhiều lần bị phá hoại với nhiều cách thế khác nhau. Ðức Cha khuyên các Tu sĩ sẵn sàng đối phó với vấn đề này bằng cách vững tin, cầu nguyện và dùng kiến thức giáo lý vững chắc của mình để mà giải thích khi có người thắc mắc, nhất là giới trẻ.
Cha Ðặc trách Liên Tu Sĩ đáp lại lời huấn từ của các Ðức Cha: "Chúng con như nắng hạn lâu ngày nay gặp mưa. Qua huấn từ của các Ðức Cha, chúng con được học hỏi nhiều, và đây là dịp để chúng con nhìn nhận lại đời sống và công việc phục vụ của chúng con".
Tất cả cùng hát vang bài hát "Trở nên mọi sự cho mọi người" để cùng xác quyết những huấn từ mà họ vừa lắng nghe. Các Ðức Cha và mọi người, mỗi người một hộp cơm, cùng nhau ăn bữa trưa xong rồi chia tay nhau trong niềm vui và hy vọng.
Theo cha đặc trách Goankim Hồ Quang Tâm, Tổng giáo phận Huế hiện có dòng Mến Thánh Giá, dòng Phaolô, dòng Lasan, dòng Kín, dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, dòng Thánh Tâm, dòng Con Ðức Mẹ Ði Viếng, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Biển Ðức Thiên An, dòng Tiểu Muội, và Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đang hoạt động trong các môi trường Giáo Hội và xã hội. Ngài cũng cho biết đây là lần đâu tiên Giới Liên Tu Sĩ Huế đón chào Ðức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Tu Sĩ và Phái Ðoàn đến viếng thăm mục vụ.
Ngoài Ðức Cha Chủ Tịch Ủy Ban, trong đoàn còn có Ðức Cha Phêrô Nguyễn Văn Ðệ, Giám mục Phụ tá Giáo phận Bùi Chu, Thư ký của Ủy Ban này, và Linh mục Phaolô Nguyễn Thanh Bình, đặc trách Liên Tu Sĩ của Giáo phận Bùi Chu.
Chuyến viếng thăm gói trọn trong nửa ngày 17/5/2006, với các nội dung gặp gỡ chào mừng, báo cáo tình hình Giới Liên Tu Sĩ tại Huế, giải đáp một vài trăn trở thắc mắc của các Tu sĩ tại Huế và nghe huấn từ của các Ðức Cha cũng như những đường hướng của Ủy Ban.
Từ sáng sớm, khoảng 400 Tu Sĩ từ mọi cộng đoàn dòng tu ở xứ sở Cố Ðô Huế, đã tề tựu về Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận để sẵn sàng đón chờ phái đoàn. Giờ khắc đến, cả Hội Trường hướng về phía cuối để chào mừng Ðức Tổng Têphanô Nguyễn Như Thể của Huế và Phái Ðoàn đang tiến lên trên khán đài, các tràng pháo tay liên hồi và tiếng hát "Hoan hô chào mừng" trang trọng vang lên.
Sau đó, cả Hội Trường cùng xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên mỗi người để bắt đầu vào chương trình của buổi gặp gỡ. Cha Bề Trên Gioankim Hồ Quang Tâm, Ðặc trách Liên Tu Sĩ Huế, trình bày một cách khái quát về các hoạt động, những khó khăn và thách thức mà các Tu Sĩ đã và đang gặp phải trong đời sống và công việc phục vụ của mình. Rồi ngài cũng nêu lên hiện tình về từng hội dòng tại Huế, khởi đầu từ dòng Mến Thánh Giá là hội dòng xuất hiện đầu tiên tại Huế, những năm sau đó các hội dòng lần lượt được thành lập và tồn tại cho đến hôm nay, mặc dù có những thử thách mà ngày nay còn một số dòng chưa vượt qua được do hoàn cảnh xã hội và thời cuộc chiến tranh.
Trong phần huấn từ của Ðức Cha Chủ Tịch, ngài nói với các Tu sĩ rằng: "Chúng ta đang phục vụ một cách tích cực cho vinh quang Thiên Chúa và phần rỗi các linh hồn, không chỉ về phần thiêng liêng nhưng cả tinh thần và vật chất nữa".
Ðức Cha Chủ Tịch diễn giải về sự tương quan giữa đấng bản quyền địa phương, tức là giữa các Ðức Giám mục với dòng tu. Ngài cũng khích lệ sự liên đới giữa các dòng tu với các linh mục triều và những người lãnh đạo Giáo xứ, đồng thời tìm ra sự quân bình cần thiết để phục vụ Giáo Hội địa phương. Ngài còn nói "mỗi Tu Sĩ chúng ta là men để làm bánh cho người đời ăn".
Về vấn đề liên hệ giữa các hội dòng với đấng bản quyền địa phương, Ðức Cha Tiệm khuyên cả hai bên nên "ngồi xuống để bàn bạc về những sáng kiến tông đồ trong việc phục vụ, và sáng kiến đó phải mang tính cộng đoàn và trung thành với đoàn sủng của đấng sáng lập, nhưng cho phép trung thành có sự sáng tạo". Ngài nói: "Chứng tá mạnh hơn lý thuyết, lý thuyết thì thao thao bất tuyệt và dài dòng, còn chứng tá có tác dụng rất mạnh, chứng tá âm thầm sẽ là quà tặng của Chúa Thánh Thần ban cho Hội Thánh qua khuôn mặt của người tu sĩ. Trong hoạt động, đòi hỏi chúng ta là chứng tá âm thầm, đòi hỏi chúng ta phải chiêm niệm và cầu nguyện, cho dù Anh Chị Em tuổi cao và già yếu".
Trong dịp này, các Tu Sĩ đặt ra một số câu hỏi cho các Ðức Cha, họ thắc mắc về những vấn đề huấn luyện đào tạo và những thách đố của thời đại ngày nay đang phần nào ảnh hưởng đến đời sống Tu Sĩ và công việc của họ.
Ðức Cha Chủ Tịch nói với các Tu Sĩ rằng: Trong thời gian đặc trách Uỷ ban Tu Sĩ, ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề đào luyện. "Nếu được đào luyện 1 cách chắc chắn thì sẽ phục vụ có hiệu quả và đem lại lợi ích cho đối tượng mình phục vụ. Phải có những người chuyên môn hiểu biết nhiều để về phục vụ và dạy lại cho cộng đoàn mình". Ngài nói thêm rằng: thế hệ trẻ mong muốn nơi Bề trên mình hai chữ "yêu mến", chứ ko đòi hỏi cần phải có bằng cấp chuyên môn gì. "Ngoài một chút kiến thức nào đó, chúng ta phải đáp ứng bằng lòng yêu mến".
Theo Ðức Cha Thư ký Phêrô Nguyễn Văn Ðệ thì giới trẻ mong muốn được cảm thông, được đồng hành, được hướng dẫn; họ mong những người huấn luyện vừa là cha, là mẹ, là thầy và là bạn của họ. Bởi vì giới trẻ ngày nay đã trưởng thành, được học hành đủ kiến thức rồi, có hiểu biết rồi, nên phải đồng hành chứ đừng nên huấn luyện theo kiểu bề trên với bề dưới.
Cách đặc biệt, các Ðức Cha khuyên các nhà huấn luyện khi đào tạo một tập thể có cả người Kinh và người dân tộc thiểu số thì phải hoà mình với các em dân tộc, nâng tầm hiểu biết và trình độ của họ lên, kính trọng và ưu tiên giúp đỡ họ vì người Kinh phần nào đó hơn người dân tộc ở nhiều phương diện.
Ðức Tổng Giám mục của Huế nói với các Tu Sĩ rằng: "Người giáo dân ngày nay muốn các Tu Sĩ khi làm việc và khi phục vụ phải mang tính cách của một người nhà tu, phải tìm hiểu về họ, giúp họ trình bày với cha sở những trăn trở của họ vì họ mộ mến và gần gũi các Tu Sĩ nhiều hơn, nhất là nữ tu.
Ðức Cha Thư ký nói về vấn đề Tập vụ của các dòng tu. Tập vụ là thời gian 1 năm sau năm tập ngặt, hoặc 2 năm sau khi khấn lần đầu và trước khi khấn trọn. Ðây là thời gian trong tiến trình huấn luyện đào tạo, và là thời gian thử thách thêm để nhà dòng nhìn nhận mà đánh giá đương sự đúng hơn, trước khi đương sự khấn lần đầu hoặc khấn trọn. Ngài khuyên ban huấn luyện nên xem lại chương trình của thời gian tập vụ đó để điều chỉnh cho thích hợp và đúng theo giáo luật chỉ dẫn cho các dòng, nhất là dòng nữ.
Ðức Cha Ðệ còn nhắc nhở các Tu sĩ rằng: Các Giáo xứ thường muốn xin các Tu sĩ có khả năng giúp họ về các công việc như dạy giáo lý, phụ trách các đoàn hội, dạy đàn hát và dạy múa cho giới trẻ, đó là những yêu sách hợp lý của họ. Vậy Ban huấn luyện trong các hội dòng phải lo đào tạo các Tu sĩ có đủ một khả năng nào đó để đáp ứng nhu cầu này. Ðồng thời khi gửi về giáo xứ hoặc nơi mục vụ nào đó thì nên có những hợp đồng thoả thuận rõ ràng giữa nhà dòng với cha xứ hoặc ban hành giáo để thuận lợi hơn trong công việc.
Trong lời đúc kết, Ðức cha Chủ Tịch nói với Ðức Tổng và cộng đoàn rằng: "Cuộc gặp gỡ thật tuyệt vời, mặc dù chỉ là một buổi gặp gỡ để nắm bắt một số tình hình các sinh hoạt của Liên Tu Sĩ Huế. Chúng con chỉ là những gạch nối, còn giữa đấng bản quyền với các Tu sĩ mới luôn cần phải có mối liên hệ mật thiết".
Nhân dịp này Ðức Tổng Thể cho biết: Dư luận Thế giới đang xôn xao về tác phẩm "Mật mã Da vinci". Ðây là một cuốn tiểu thuyết được dựng thành phim và sắp được trình chiếu. Nó có tác hại rất lớn, nhất là đối với giới trẻ. Nó đặt ra 3 vấn đề nóng mà Giáo Hội đang phải đương đầu, đó là: Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô, ơn gọi tu trì và tận hiến, và nữ quyền trong Giáo Hội. Trong lịch sử Giáo Hội đã có nhiều lần bị phá hoại với nhiều cách thế khác nhau. Ðức Cha khuyên các Tu sĩ sẵn sàng đối phó với vấn đề này bằng cách vững tin, cầu nguyện và dùng kiến thức giáo lý vững chắc của mình để mà giải thích khi có người thắc mắc, nhất là giới trẻ.
Cha Ðặc trách Liên Tu Sĩ đáp lại lời huấn từ của các Ðức Cha: "Chúng con như nắng hạn lâu ngày nay gặp mưa. Qua huấn từ của các Ðức Cha, chúng con được học hỏi nhiều, và đây là dịp để chúng con nhìn nhận lại đời sống và công việc phục vụ của chúng con".
Tất cả cùng hát vang bài hát "Trở nên mọi sự cho mọi người" để cùng xác quyết những huấn từ mà họ vừa lắng nghe. Các Ðức Cha và mọi người, mỗi người một hộp cơm, cùng nhau ăn bữa trưa xong rồi chia tay nhau trong niềm vui và hy vọng.
Theo cha đặc trách Goankim Hồ Quang Tâm, Tổng giáo phận Huế hiện có dòng Mến Thánh Giá, dòng Phaolô, dòng Lasan, dòng Kín, dòng Con Ðức Mẹ Vô Nhiễm, dòng Thánh Tâm, dòng Con Ðức Mẹ Ði Viếng, dòng Chúa Cứu Thế, dòng Biển Ðức Thiên An, dòng Tiểu Muội, và Tu hội Thánh Tâm Chúa Giêsu đang hoạt động trong các môi trường Giáo Hội và xã hội. Ngài cũng cho biết đây là lần đâu tiên Giới Liên Tu Sĩ Huế đón chào Ðức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Tu Sĩ và Phái Ðoàn đến viếng thăm mục vụ.