Vatican: Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và hầu hết các Đức Hồng Y trên toàn thế giới đã đến Roma để họp kín Công Nghị Hồng Y bàn thảo đến một số vấn đề điều hành và mục vụ bao gồm đến việc đối thoại với Hồi Giáo.
Đức Giáo Hoàng đã chủ sự ngày suy tư và cầu nguyện vào ngày 23/3, một ngày trước khi có buổi lễ trao mũ và sắc phong cho tân Hồng Y vào ngày 24/3. Buổi họp công nghị hồng y cũng có sự hiện diện của 15 Tân Hồng Y. Về phần Việt Nam có sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.
Không có chương trình nghị sự chính thức, thế nhưng trong phần khai mạc Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến 3 sự quan tâm đặc biệt để thảo luận đó là:
- Điều kiện của các vị giám mục từ nhiệm.
- Nghi vấn đưa ra do nhóm (Tổng Giám Mục Marcel) Lefebver và sự cải cách phục vụ bởi Công Đồng Vaticanô II.
- Những câu hỏi liên quan đến sự đối thoại giữa giáo hội và Hồi Giáo.
Đức Giáo Hoàng đã mời các vị hồng y đưa ra vấn đề của chính mình. Theo Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ cho biết, vì giới hạn về thời gian, sự nghèo đói toàn cầu là một đề tài đã đưa nhiều đến sự thảo luận.
Vào buổi Công Nghị vào ban sáng, nhiều vị hồng y đã nói về những cố công của Tòa Thánh hồi gần đây đối với những tín hữu đi theo cố Tổng Giám Mục Lefebvre. Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đã diễn tả một cách khái quát đến những nỗ lực của ngài, để mang những tín hữu theo Lefebvre trở về hiệp thông với giáo hội Công Giáo.
Những lời bình luận thay đổi khác nhau, một số vị đã đặt câu hỏi đến những điều kiện mà theo đó một sự hòa giải phải nên hay có thể xảy ra. Một số vị khác cũng đã câu hỏi liên quan đến sự thừa nhận cá nhân đối với Hội Thánh Piô X của nhóm người theo Lefebvre.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Theodore E. McCarrick tại Washington Hoa Kỳ cho biết rằng các hồng y thiên về sự hòa giải, thế nhưng không có sự đồng tâm nhất định đưa ra cho biết phải làm như thế nào. Cũng có một cảm nghĩ mạnh mẽ về sự thỏa thuận hồi gần đây phải mang đến sự thống nhất thực sự.
Đức Hồng Y McCarrick nói "Tất cả chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng chỉ có một đức tin và một giáo hội, và tất cả chúng tôi muốn tránh đến tình trạng hai giáo hội hai đức tin".
Đức Hồng Y Wilfrid F. Napier tại Durban Nam Phi cho biết rằng ngài không nghĩ Đức Giáo Hoàng muốn tìm câu trả lời "có hay không" từ các Đức Hồng Y đối với nhóm theo Lefebvre.
Đức Hồng Y Napier nói tình trạng những người theo Lefebvre quá khác biệt tại nhiều phần khác nhau trên thế giới, cho nên một cuộc điều tra kỷ lưỡng phải cần đến trước khi đi đến một giải quyết chung.
Một vấn đề mà Đức Giáo Hoàng đưa ra là trách nhiệm của giáo hội đối với các giám mục từ nhiệm.
Một vị hồng y đã giải thích cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ rằng ba công việc của giám mục, giảng dạy, thánh hóa và điều hành, và vấn đề đặt ra là những hồng ân như thế có thể xử dụng thế nào tốt đẹp nhất cho giáo hội, ngay cả đối với các vị giám mục từ nhiệm. Một vị hồng y cũng đề nghị là nâng tuổi xin từ nhiệm ngoài tuổi 75.
Đối với Hồi Giáo, Đức Hồng Y McCarrick cho biết bàn thảo về Hồi Giáo đã phản ảnh sự nhận thức chung rằng "một cách nào đó chúng ta phải liên hệ với Hồi Giáo, bởi vì nó như một thế lực chính trong thế giới".
"Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đã quan tâm đến Hồi Giáo cực đoan thù địch tới mọi tôn giáo khác. Đó là một quan tâm của tất cả chúng tôi và đã được nhiều người trong chúng tôi đưa ra".
Đức Hồng Y cho biết các vị tham dự lo lắng đến số phận các thành phần Kitô giáo thiểu số tại một số quốc gia Hồi Giáo.
Bằng chính những lời đưa ra trong Công Nghị, Đức Hồng Y McCarrick đã nhấn mạnh đến sự cần thiết khuyến khích đến các vị lãnh đạo Hồi Giáo trung hòa để "gióng lên tiếng nói và tuyến bố rằng Hồi Giáo vốn nhân nhượng và có thể làm việc với những người khác".
Một số vị khác nói rằng, trong khi đối thoại liên tôn thật sự là quan trọng, nhưng có lẽ còn quan trọng hơn trong lúc này là sự hợp tác thực tiễn với những người Hồi Giáo, đó là một dấu chỉ đối thoại trong thực hành.
Đức Hồng Y McCarrick cũng cho biết Đức Giáo Hoàng đã chăm chú lắng nghe cả hai buổi họp Công Nghị. Và cuối mỗi buổi họp, Đức Thánh Cha lấy mắt kiếng ngài ra và cùng lúc tóm tắt lại một cách chính xác và "siêu việt" đến những bàn thảo của các vị hồng y.
Đức Hồng Y bày tỏ Đức Thánh Cha tỏ ra hài lòng. Ngài rất cảm kích. Chúng tôi đã có được một vị giáo hoàng thông minh như thế".
Đức Hồng Y Edward M. Egan tại Nữu Ước diễn tả buổi Công Nghị có "giá trị và hữu ích".
"Đức Giáo Hoàng đã phát biểu, nhưng phần chính là để cho các hồng y đứng lên phát biểu". Các vị hồng y khác nói rằng có lúc Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích các vị hồng y từ những vùng địa lý khác nhau đứng lên phát biểu, hầu đảm bảo sao để không có một vùng nào đứng ngoài cuộc thảo luận.
Đức Hồng Y William H. Keeler nói rằng "Bầu khí thật hữu tình và cống hiến nhiều cơ hội để có sự tác động qua lại giữa các vị hồng y".
Buổi triệu tập công nghị lần đầu tiên này do sự chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Biển Đức cũng nhằm đưa ra một tín hiệu cho thấy vai trò cố vấn mạnh mẽ của các vị hồng y trên thế giới dưới triều tân giáo hoàng.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Angelo Sodano cũng là niên trưởng Hồng Y Đoàn đã ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha trong sự kiếm tìm lời khuyên của các vị hồng y trên "những thử thách mục vụ lớn lao vào lúc này".
"Sự triệu tập công nghị này tỏ cho chúng con thấy tầm quan trọng thế nào mà Đức Thánh Cha đã quy về cho Hồng Y Đoàn".
Trong phần đầu Công Nghị bao gồm đến 20 phút cầu nguyện đã được truyền thanh trực tiếp ra bên ngoài cho ký giả. Và sau phần tuyên bố của Đức Hồng Y nói đến một số phần chính cuộc bàn thảo do Đức Thánh Cha công bố, vừa khi Đức Giáo Hoàng bắt đầu phát biểu thì phần truyền thanh trực tiếp đã bị cắt.
Đối với nhiều vị hồng y cho biết, buổi Công Nghị là một sự đoàn tụ trong nhiều mặt, khi nhắc đến buổi công nghị vào tháng Tư năm ngoái mà các Đức Hồng Y đã gặp mặt trong nhiều ngày và rồi chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger là vị Giáo Hoàng tương lai đã chủ tọa.
Vào lúc 9 giờ sáng khi các vị hồng y đi vào phòng họp, mỗi vị được phát cho một tập màu xanh trong đó có cuốn sách cầu nguyện, một cuốn sổ ghi chép, và những tờ đơn để xin được phát biểu và 2 danh sách các vị hồng y, một danh sách theo mẫu tự abc, còn một danh sách được xếp theo phẩm trật.
Đức Giáo Hoàng đã ngồi đối diện với các vị Hồng Y, cùng phía trên bục có ba vị trách nhiệm trong Hồng Y Đoàn là Đức Hồng Y Sodano, niên trưởng; Đức Hồng Y Roger Etchegaray, phó niên trưởng; và Đức Tổng Giám Mục Francesco Monterisi, vị thư ký.
Đức Tổng Giám Mục Monterisi đã cắt nghĩa một số thực hành: chỗ nào để vặn nút để nghe phiên dịch ra bốn ngôn ngữ: Anh Văn, Pháp Văn, Italia và Tây Ban Nha, làm thế nào để yêu cầu để có micrôphôn mà phát biểu và làm sao để vặn cho âm thanh lớn lên nơi hệ thống chỗ mình ngồi.
Ở phía trên tường chỗ bục ngồi của Đức Giáo Hoàng là tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và trên tượng Đức Mẹ là một cây thánh giá thật lớn. Hai bên có hai màng hình chiếu lên vị nào đứng lên phát biểu để cho mọi người theo dõi.
Mỗi vị hồng y được phát biểu trong vòng 4 phút, nếu lâu hơn chuông sẽ reo lên và micrôphône sẽ bị cúp. Buổi Công Nghị vào ban chiều thư giản hơn được phép nói lâu hơn một chút.
Trong buổi Công Nghị lần này nhiều vị hồng y cũng trông chờ Đức Giáo Hoàng nói đến sự cải tổ trong Giáo Triều Roma, nhưng sự việc đã không diễn ra và được bàn tới.
Đức Giáo Hoàng đã chủ sự ngày suy tư và cầu nguyện vào ngày 23/3, một ngày trước khi có buổi lễ trao mũ và sắc phong cho tân Hồng Y vào ngày 24/3. Buổi họp công nghị hồng y cũng có sự hiện diện của 15 Tân Hồng Y. Về phần Việt Nam có sự hiện diện của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn.
Không có chương trình nghị sự chính thức, thế nhưng trong phần khai mạc Đức Giáo Hoàng đã nhắc đến 3 sự quan tâm đặc biệt để thảo luận đó là:
- Điều kiện của các vị giám mục từ nhiệm.
- Nghi vấn đưa ra do nhóm (Tổng Giám Mục Marcel) Lefebver và sự cải cách phục vụ bởi Công Đồng Vaticanô II.
- Những câu hỏi liên quan đến sự đối thoại giữa giáo hội và Hồi Giáo.
Đức Giáo Hoàng đã mời các vị hồng y đưa ra vấn đề của chính mình. Theo Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ cho biết, vì giới hạn về thời gian, sự nghèo đói toàn cầu là một đề tài đã đưa nhiều đến sự thảo luận.
Vào buổi Công Nghị vào ban sáng, nhiều vị hồng y đã nói về những cố công của Tòa Thánh hồi gần đây đối với những tín hữu đi theo cố Tổng Giám Mục Lefebvre. Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ đã diễn tả một cách khái quát đến những nỗ lực của ngài, để mang những tín hữu theo Lefebvre trở về hiệp thông với giáo hội Công Giáo.
Những lời bình luận thay đổi khác nhau, một số vị đã đặt câu hỏi đến những điều kiện mà theo đó một sự hòa giải phải nên hay có thể xảy ra. Một số vị khác cũng đã câu hỏi liên quan đến sự thừa nhận cá nhân đối với Hội Thánh Piô X của nhóm người theo Lefebvre.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ, Đức Hồng Y Theodore E. McCarrick tại Washington Hoa Kỳ cho biết rằng các hồng y thiên về sự hòa giải, thế nhưng không có sự đồng tâm nhất định đưa ra cho biết phải làm như thế nào. Cũng có một cảm nghĩ mạnh mẽ về sự thỏa thuận hồi gần đây phải mang đến sự thống nhất thực sự.
Đức Hồng Y McCarrick nói "Tất cả chúng tôi cảm thấy chắc chắn rằng chỉ có một đức tin và một giáo hội, và tất cả chúng tôi muốn tránh đến tình trạng hai giáo hội hai đức tin".
Đức Hồng Y Wilfrid F. Napier tại Durban Nam Phi cho biết rằng ngài không nghĩ Đức Giáo Hoàng muốn tìm câu trả lời "có hay không" từ các Đức Hồng Y đối với nhóm theo Lefebvre.
Đức Hồng Y Napier nói tình trạng những người theo Lefebvre quá khác biệt tại nhiều phần khác nhau trên thế giới, cho nên một cuộc điều tra kỷ lưỡng phải cần đến trước khi đi đến một giải quyết chung.
Một vấn đề mà Đức Giáo Hoàng đưa ra là trách nhiệm của giáo hội đối với các giám mục từ nhiệm.
Một vị hồng y đã giải thích cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ rằng ba công việc của giám mục, giảng dạy, thánh hóa và điều hành, và vấn đề đặt ra là những hồng ân như thế có thể xử dụng thế nào tốt đẹp nhất cho giáo hội, ngay cả đối với các vị giám mục từ nhiệm. Một vị hồng y cũng đề nghị là nâng tuổi xin từ nhiệm ngoài tuổi 75.
Đối với Hồi Giáo, Đức Hồng Y McCarrick cho biết bàn thảo về Hồi Giáo đã phản ảnh sự nhận thức chung rằng "một cách nào đó chúng ta phải liên hệ với Hồi Giáo, bởi vì nó như một thế lực chính trong thế giới".
"Tôi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng đã quan tâm đến Hồi Giáo cực đoan thù địch tới mọi tôn giáo khác. Đó là một quan tâm của tất cả chúng tôi và đã được nhiều người trong chúng tôi đưa ra".
Đức Hồng Y cho biết các vị tham dự lo lắng đến số phận các thành phần Kitô giáo thiểu số tại một số quốc gia Hồi Giáo.
Bằng chính những lời đưa ra trong Công Nghị, Đức Hồng Y McCarrick đã nhấn mạnh đến sự cần thiết khuyến khích đến các vị lãnh đạo Hồi Giáo trung hòa để "gióng lên tiếng nói và tuyến bố rằng Hồi Giáo vốn nhân nhượng và có thể làm việc với những người khác".
Một số vị khác nói rằng, trong khi đối thoại liên tôn thật sự là quan trọng, nhưng có lẽ còn quan trọng hơn trong lúc này là sự hợp tác thực tiễn với những người Hồi Giáo, đó là một dấu chỉ đối thoại trong thực hành.
Đức Hồng Y McCarrick cũng cho biết Đức Giáo Hoàng đã chăm chú lắng nghe cả hai buổi họp Công Nghị. Và cuối mỗi buổi họp, Đức Thánh Cha lấy mắt kiếng ngài ra và cùng lúc tóm tắt lại một cách chính xác và "siêu việt" đến những bàn thảo của các vị hồng y.
Đức Hồng Y bày tỏ Đức Thánh Cha tỏ ra hài lòng. Ngài rất cảm kích. Chúng tôi đã có được một vị giáo hoàng thông minh như thế".
Đức Hồng Y Edward M. Egan tại Nữu Ước diễn tả buổi Công Nghị có "giá trị và hữu ích".
"Đức Giáo Hoàng đã phát biểu, nhưng phần chính là để cho các hồng y đứng lên phát biểu". Các vị hồng y khác nói rằng có lúc Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích các vị hồng y từ những vùng địa lý khác nhau đứng lên phát biểu, hầu đảm bảo sao để không có một vùng nào đứng ngoài cuộc thảo luận.
Đức Hồng Y William H. Keeler nói rằng "Bầu khí thật hữu tình và cống hiến nhiều cơ hội để có sự tác động qua lại giữa các vị hồng y".
Buổi triệu tập công nghị lần đầu tiên này do sự chỉ thị của Đức Giáo Hoàng Biển Đức cũng nhằm đưa ra một tín hiệu cho thấy vai trò cố vấn mạnh mẽ của các vị hồng y trên thế giới dưới triều tân giáo hoàng.
Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Angelo Sodano cũng là niên trưởng Hồng Y Đoàn đã ngỏ lời cám ơn Đức Thánh Cha trong sự kiếm tìm lời khuyên của các vị hồng y trên "những thử thách mục vụ lớn lao vào lúc này".
"Sự triệu tập công nghị này tỏ cho chúng con thấy tầm quan trọng thế nào mà Đức Thánh Cha đã quy về cho Hồng Y Đoàn".
Trong phần đầu Công Nghị bao gồm đến 20 phút cầu nguyện đã được truyền thanh trực tiếp ra bên ngoài cho ký giả. Và sau phần tuyên bố của Đức Hồng Y nói đến một số phần chính cuộc bàn thảo do Đức Thánh Cha công bố, vừa khi Đức Giáo Hoàng bắt đầu phát biểu thì phần truyền thanh trực tiếp đã bị cắt.
Đối với nhiều vị hồng y cho biết, buổi Công Nghị là một sự đoàn tụ trong nhiều mặt, khi nhắc đến buổi công nghị vào tháng Tư năm ngoái mà các Đức Hồng Y đã gặp mặt trong nhiều ngày và rồi chính Đức Hồng Y Joseph Ratzinger là vị Giáo Hoàng tương lai đã chủ tọa.
Vào lúc 9 giờ sáng khi các vị hồng y đi vào phòng họp, mỗi vị được phát cho một tập màu xanh trong đó có cuốn sách cầu nguyện, một cuốn sổ ghi chép, và những tờ đơn để xin được phát biểu và 2 danh sách các vị hồng y, một danh sách theo mẫu tự abc, còn một danh sách được xếp theo phẩm trật.
Đức Giáo Hoàng đã ngồi đối diện với các vị Hồng Y, cùng phía trên bục có ba vị trách nhiệm trong Hồng Y Đoàn là Đức Hồng Y Sodano, niên trưởng; Đức Hồng Y Roger Etchegaray, phó niên trưởng; và Đức Tổng Giám Mục Francesco Monterisi, vị thư ký.
Đức Tổng Giám Mục Monterisi đã cắt nghĩa một số thực hành: chỗ nào để vặn nút để nghe phiên dịch ra bốn ngôn ngữ: Anh Văn, Pháp Văn, Italia và Tây Ban Nha, làm thế nào để yêu cầu để có micrôphôn mà phát biểu và làm sao để vặn cho âm thanh lớn lên nơi hệ thống chỗ mình ngồi.
Ở phía trên tường chỗ bục ngồi của Đức Giáo Hoàng là tượng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và trên tượng Đức Mẹ là một cây thánh giá thật lớn. Hai bên có hai màng hình chiếu lên vị nào đứng lên phát biểu để cho mọi người theo dõi.
Mỗi vị hồng y được phát biểu trong vòng 4 phút, nếu lâu hơn chuông sẽ reo lên và micrôphône sẽ bị cúp. Buổi Công Nghị vào ban chiều thư giản hơn được phép nói lâu hơn một chút.
Trong buổi Công Nghị lần này nhiều vị hồng y cũng trông chờ Đức Giáo Hoàng nói đến sự cải tổ trong Giáo Triều Roma, nhưng sự việc đã không diễn ra và được bàn tới.