Vatican: Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã tấn phong 15 tân Hồng Y xuất xứ từ 11 quốc gia trên thế giới vào ngày thứ Sáu 24/3, cầu nguyện cho các ngài với phẩm phục đỏ mà các ngài giờ đây đang mặc sẽ linh ứng cho các các ngài đến "tình yêu tha thiết đối với Chúa Kitô, đối với giáo hội và cho tất cả nhân loại" nhiều hơn nữa.
Đức Giáo Hoàng đã nói với các tân hồng y là các ngài được kêu gọi để làm việc gần gũi với đức giáo hoàng "và điều này có nghĩa đối với anh em là một sự can dự đầy nhiệt huyết trong mầu nhiệm thánh giá khi anh em chia sẻ đến những sự đau khổ của Đức Kitô".
Một người với chức vụ cao nhất trong các tân hồng y, là cựu tổng giám mục tại San Francisco Hoa Kỳ nay là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y William J. Levanda người Hoa Kỳ là người đầu tiên lên nhận mũ và sắc phong hồng y. Tân Hồng Y Levanda cũng đã đại diện các tân hồng y ngõ lời lên Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y nói trong sự chấp nhận cương vị mới, các tân hồng y tái canh tân sự cam kết với "tất cả tình yêu và lòng trung thành vô điều kiện cho Đức Kitô là Thiên Chúa và cho người Kitô hữu"
"Tình yêu này dành cho Chúa Giêsu Kitô và giáo hội ngài, lòng trung thành này cho nhân loại với một lòng khao khát thiết tha đến chân lý, chúng con muốn đặt vào trong tay đức thánh cha" và cam kết với đức thánh cha "tình thương và lòng trung thành cống hiến không giới hạn hay dè dặt của chúng con, không hề có sự quan tâm cho chính mình hay đến chính đời sống chúng con".
Trong bài giảng trong buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã nói với toàn thể Hồng Y Đoàn hiện nay lên tới 193 vị, là đức thánh cha trông mong nơi các ngài "để loan báo cho thế giới rằng Thiên Chúa là tình yêu".
"Hãy đảm bảo rằng nguyên lý tình yêu sẽ trải rộng ra xa và rộng rãi và sẽ mang đến đời sống mới cho giáo hội".
Đức Hồng Y Sean P. O'Malley tại Tổng Giáo Phận Boston là vị thứ chín lên nhận mũ và sắc phong với phẩm phục đỏ tiến lên và quỳ trước Đức Giáo Hoàng. Theo sau ngài là Hồng Y Stanislaw Dziwisz tại Krakow Ba Lan, nguyên là vị thư ký riêng lâu năm của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y O'Malley đã có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc giải quyết tình trạng nạn lạm dụng tính dục của linh mục bất kỳ tại giáo phận nào nơi Ngài được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm đến. Việc được tiến chức hồng y cho Đức O'Malley đánh dấu một thời đại mới cho Tổng Giáo Phận Boston Hoa Kỳ.
Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công bố tên các Tân Hồng Y, các tín hữu và nhất là các đoàn hành hương từ các quốc gia của các tân hồng y đã vỗ tay nhiệt liệt và vẫy cờ của quốc gia mình.
Một trong số 15 vị tân Hồng Y được chú ý đến là đức Hồng Y Giuse Trần Minh Quân tại Giáo Phận Hồng Kông. Trong số hàng ngàn khách hành hường tại quảng trường Thánh Phêrô, có khoảng 300 người Công Giáo Trung Hoa đến từ khắp nơi trên thế giới bao gồm khoảng 100 linh mục tu sĩ nam nữ từ Trung Quốc đang tu học tại Roma. Riêng phái đoàn Hồng Kông gồm 141 người trong đó có người chị cả và người em gái út của tân Hồng Y Quân.
Trong buổi lễ đến phần lời nguyện giáo dân, cũng có một lời cầu nguyện đặc biệt bằng tiếng Trung Hoa., cầu "cho tất cả những ai vẫn còn chịu đau khổ vì đức tin Kitô của họ -- cầu xin để họ sẽ cảm nghiệm sự chắc chắn tình hiệp thông với toàn thể giáo hội và một ngày nào nó họ sẽ gặt hái trong niềm vui mà họ đã gieo trồng trong sự kiên nhẫn và trong tình yêu qua nhiều năm dài".
Nhớ lại lời của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano từng tuyên bố trước đây, nếu Trung Hoa đồng ý bang giao với Tòa Thánh Vatican, thì tòa thánh sẽ dời Tòa Sứ Thần từ Đài Loan đến Trung Hoa, "không phải ngày mai nhưng nội đêm nay". Nhưng lời của vị Hồng Y Sodano cần phải xét lại khi Đức Biển Đức XVI đã công bố tân Hồng Y Giuse Trần Minh Quân tại Hồng Kông, ngài được coi là một cái gai không đội trời chung đối với đảng cộng sản Trung Quốc.
Một hình ảnh hết sức cảm động trong ngày lễ tấn phong là vị tân Hồng Y cao niên nhất đã 87 tuổi, Đức Hồng Y Peter Poreku Dery, vị Tổng Giám Mục từ nhiệm ở Tamal tại Ghana, phải ngồi trên chiếc xe lăn và được khiêng lên khỏi các bậc thềm tại Quảng Trường để nhận mũ và sắc phong từ tay giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đứng lên để đội mũ và nựng má ngài hồi lâu tỏ lòng cảm phục và trìu mến trong lúc trao hôn bình an.
Một vị tân Hồng Y cuối cùng lên nhận mũ là vị linh mục nổi danh Dòng Tên tại Pháp, Đức Hồng Y Albert Vanhoye, là một học giả uyên thâm về Kinh Thánh, từng là thành viên trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Thư Ký của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh. Đây là một vị duy nhất trong số 15 tân Hồng Y lần này là linh mục không phải là giám mục.
Phát biểu với tờ báo "Tương Lai" (Avvenire), khi Cha Dòng Tên Vanhoye nhận được một cú điện thoại từ Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano vài ngày trước khi Đức Giáo Hoàng công bố danh sách tân hồng Y. Cha Vanhoye đã tái xanh mặt mày và "tôi tự hỏi, tại sao các ngài lại tìm kiếm tôi? Hay là tôi đã viết những gì sai lầm trong bài viết của tôi?"
Khi được báo tin là Đức Giáo Hoàng Biển Đức liệt kê ngài vào hồng y đoàn, không phải là gọi lên để quở trách, thì Cha Vanhoye "như từ trời rơi xuống, tôi đã không thể tin nổi".
Trong 15 vị tân hồng y, 3 vị đã ngoài 80 tuổi không được bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện, nhưng xét vì các ngài đã nổi bật trong sự nhiệt thành hy sinh đóng góp cho Giáo Hội đó là đức Tổng Giám Mục người Ý Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, 80 tuổi giám quản Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành tại Roma, Đức Tổng Giám Mục Peter Poreku Dery tại Tamale 87 tuổi, và linh mục Dòng Tên người Pháp Albert Vanhoye 82 tuổi.
Tính về mặt địa dư, số hồng y đã gia tăng tại Hoa Kỳ với số cao nhất trong lịch sử là 13 vị và tại Âu Châu với 8 trong số 15 tân Hồng Y là thuộc Châu Âu. Như thế nâng tổng số các vị hồng y tại Âu Châu trong cử tri đoàn trong Cơ Mật Viện lên đến đúng 60 vị (50%).
Nhưng một điều đáng chú ý trong số 15 tân Hồng Y là 3 vị Hồng Y đến từ Châu Á và không có vị nào từ Châu Phi, và giáo triều Vatican coi Châu Á như là một biên giới mới để truyền bá Tin Mừng.
Đức Giáo Hoàng đã nói với các tân hồng y là các ngài được kêu gọi để làm việc gần gũi với đức giáo hoàng "và điều này có nghĩa đối với anh em là một sự can dự đầy nhiệt huyết trong mầu nhiệm thánh giá khi anh em chia sẻ đến những sự đau khổ của Đức Kitô".
Một người với chức vụ cao nhất trong các tân hồng y, là cựu tổng giám mục tại San Francisco Hoa Kỳ nay là Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Hồng Y William J. Levanda người Hoa Kỳ là người đầu tiên lên nhận mũ và sắc phong hồng y. Tân Hồng Y Levanda cũng đã đại diện các tân hồng y ngõ lời lên Đức Thánh Cha.
Đức Hồng Y nói trong sự chấp nhận cương vị mới, các tân hồng y tái canh tân sự cam kết với "tất cả tình yêu và lòng trung thành vô điều kiện cho Đức Kitô là Thiên Chúa và cho người Kitô hữu"
"Tình yêu này dành cho Chúa Giêsu Kitô và giáo hội ngài, lòng trung thành này cho nhân loại với một lòng khao khát thiết tha đến chân lý, chúng con muốn đặt vào trong tay đức thánh cha" và cam kết với đức thánh cha "tình thương và lòng trung thành cống hiến không giới hạn hay dè dặt của chúng con, không hề có sự quan tâm cho chính mình hay đến chính đời sống chúng con".
Trong bài giảng trong buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã nói với toàn thể Hồng Y Đoàn hiện nay lên tới 193 vị, là đức thánh cha trông mong nơi các ngài "để loan báo cho thế giới rằng Thiên Chúa là tình yêu".
"Hãy đảm bảo rằng nguyên lý tình yêu sẽ trải rộng ra xa và rộng rãi và sẽ mang đến đời sống mới cho giáo hội".
Đức Hồng Y Sean P. O'Malley tại Tổng Giáo Phận Boston là vị thứ chín lên nhận mũ và sắc phong với phẩm phục đỏ tiến lên và quỳ trước Đức Giáo Hoàng. Theo sau ngài là Hồng Y Stanislaw Dziwisz tại Krakow Ba Lan, nguyên là vị thư ký riêng lâu năm của cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Đức Hồng Y O'Malley đã có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc giải quyết tình trạng nạn lạm dụng tính dục của linh mục bất kỳ tại giáo phận nào nơi Ngài được Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm đến. Việc được tiến chức hồng y cho Đức O'Malley đánh dấu một thời đại mới cho Tổng Giáo Phận Boston Hoa Kỳ.
Khi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI công bố tên các Tân Hồng Y, các tín hữu và nhất là các đoàn hành hương từ các quốc gia của các tân hồng y đã vỗ tay nhiệt liệt và vẫy cờ của quốc gia mình.
Một trong số 15 vị tân Hồng Y được chú ý đến là đức Hồng Y Giuse Trần Minh Quân tại Giáo Phận Hồng Kông. Trong số hàng ngàn khách hành hường tại quảng trường Thánh Phêrô, có khoảng 300 người Công Giáo Trung Hoa đến từ khắp nơi trên thế giới bao gồm khoảng 100 linh mục tu sĩ nam nữ từ Trung Quốc đang tu học tại Roma. Riêng phái đoàn Hồng Kông gồm 141 người trong đó có người chị cả và người em gái út của tân Hồng Y Quân.
Trong buổi lễ đến phần lời nguyện giáo dân, cũng có một lời cầu nguyện đặc biệt bằng tiếng Trung Hoa., cầu "cho tất cả những ai vẫn còn chịu đau khổ vì đức tin Kitô của họ -- cầu xin để họ sẽ cảm nghiệm sự chắc chắn tình hiệp thông với toàn thể giáo hội và một ngày nào nó họ sẽ gặt hái trong niềm vui mà họ đã gieo trồng trong sự kiên nhẫn và trong tình yêu qua nhiều năm dài".
Nhớ lại lời của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano từng tuyên bố trước đây, nếu Trung Hoa đồng ý bang giao với Tòa Thánh Vatican, thì tòa thánh sẽ dời Tòa Sứ Thần từ Đài Loan đến Trung Hoa, "không phải ngày mai nhưng nội đêm nay". Nhưng lời của vị Hồng Y Sodano cần phải xét lại khi Đức Biển Đức XVI đã công bố tân Hồng Y Giuse Trần Minh Quân tại Hồng Kông, ngài được coi là một cái gai không đội trời chung đối với đảng cộng sản Trung Quốc.
Một hình ảnh hết sức cảm động trong ngày lễ tấn phong là vị tân Hồng Y cao niên nhất đã 87 tuổi, Đức Hồng Y Peter Poreku Dery, vị Tổng Giám Mục từ nhiệm ở Tamal tại Ghana, phải ngồi trên chiếc xe lăn và được khiêng lên khỏi các bậc thềm tại Quảng Trường để nhận mũ và sắc phong từ tay giáo hoàng. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã đứng lên để đội mũ và nựng má ngài hồi lâu tỏ lòng cảm phục và trìu mến trong lúc trao hôn bình an.
Một vị tân Hồng Y cuối cùng lên nhận mũ là vị linh mục nổi danh Dòng Tên tại Pháp, Đức Hồng Y Albert Vanhoye, là một học giả uyên thâm về Kinh Thánh, từng là thành viên trong Bộ Giáo Lý Đức Tin, là Thư Ký của Ủy Ban Giáo Hoàng về Kinh Thánh. Đây là một vị duy nhất trong số 15 tân Hồng Y lần này là linh mục không phải là giám mục.
Phát biểu với tờ báo "Tương Lai" (Avvenire), khi Cha Dòng Tên Vanhoye nhận được một cú điện thoại từ Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Angelo Sodano vài ngày trước khi Đức Giáo Hoàng công bố danh sách tân hồng Y. Cha Vanhoye đã tái xanh mặt mày và "tôi tự hỏi, tại sao các ngài lại tìm kiếm tôi? Hay là tôi đã viết những gì sai lầm trong bài viết của tôi?"
Khi được báo tin là Đức Giáo Hoàng Biển Đức liệt kê ngài vào hồng y đoàn, không phải là gọi lên để quở trách, thì Cha Vanhoye "như từ trời rơi xuống, tôi đã không thể tin nổi".
Trong 15 vị tân hồng y, 3 vị đã ngoài 80 tuổi không được bầu Giáo Hoàng trong Cơ Mật Viện, nhưng xét vì các ngài đã nổi bật trong sự nhiệt thành hy sinh đóng góp cho Giáo Hội đó là đức Tổng Giám Mục người Ý Andrea Cordero Lanza di Montezemolo, 80 tuổi giám quản Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành tại Roma, Đức Tổng Giám Mục Peter Poreku Dery tại Tamale 87 tuổi, và linh mục Dòng Tên người Pháp Albert Vanhoye 82 tuổi.
Tính về mặt địa dư, số hồng y đã gia tăng tại Hoa Kỳ với số cao nhất trong lịch sử là 13 vị và tại Âu Châu với 8 trong số 15 tân Hồng Y là thuộc Châu Âu. Như thế nâng tổng số các vị hồng y tại Âu Châu trong cử tri đoàn trong Cơ Mật Viện lên đến đúng 60 vị (50%).
Nhưng một điều đáng chú ý trong số 15 tân Hồng Y là 3 vị Hồng Y đến từ Châu Á và không có vị nào từ Châu Phi, và giáo triều Vatican coi Châu Á như là một biên giới mới để truyền bá Tin Mừng.