Bài giảng của Đức Hồng Y Maccô Cé
VATICAN (ZENIT.org).- Chúa Giêsu phục sinh lèo lái con thuyền Giáo Hội, dầu khi gặp những khó khăn trong việc công bố Tinh Mừng và trong giờ thử thách, hồng y Maccô Cé có nhận xét trong những bài suy gẫm của ngài về Tin Mừng thánh Maccô, Đài Phát Thanh Vatican trích dẫn những điều chủ yếu của những bài suy gẫm sáng thứ Tư 8/3
Những dụ ngôn hạt giống
Đức Hồng Y Cé sáng thứ Tư đã đề cập những chủ đề những khó khăn mà bao hàm trong việc công bố Tin Mừng, và sự can đảm của đức tin vào Thiên Chúa trong những cơn thử thách mà Giáo Hội và các thừa tác viên của mình phải trải qua.
Ngài cũng khơi lên những thiên kiến của sự ác ý hay là của sự dửng dưng, bằng cách nhắc lại rằng trong ba năm sự rao giảng của Chúa Giêsu -mặc dầu dân chúng được ăn bánh và tung hô- cũng đã gặp những khó khăn này
Đức Hồng Y Cé nhắc lại đối với các đồng hương của Người, thật sự Chúa Giêsu là "con bác thợ mộc", các ký lục và những người Pharisêu đòi Người những "dấu lạ", mặc dầu những phép lạ đã thực hiện, và Đức Hồng Y lưu ý rằng tin mừng Thánh Maccô " nói rõ sau sự phấn khởi lúc đầu, và từ sự thành công tại Galilé, Chúa Giêsu đã đối mặt với một sự dửng dưng ngày càng gia tăng, sự bỏ đi và sự xa lánh của nhiều người".
"Nhiều lần, người ta nghe từ miệng lưỡi Chúa Giêsu sự than phiền là khó mà làm cho người ta hiểu sứ điệp của Người".
Như vậy ngài giải thích việc sử dụng những dụ ngôn như là câu trả lời cho "tình huống khủng hoảng này" và như dấu chỉ về những điều Giáo Hội được kêu gọi phải làm cho việc Tân phúc âm hóa: đó là một lời mời "thực hiện cách tín cẩn và can đảm việc dấn thân cho sự tân phúc âm hóa, vì tin vào sức mạnh của Lời".
Đức hồng y Cé nói, "thừa tác vụ của chúng ta, sự mệt nhọc của chúng ta, bằng cách nào đó là một bí tích, đó là cái hôm nay của cử chỉ Chúa Giêsu ra đi gieo Lời. Chính những thất bại là một sự tham gia vào sự mệt nhọc của Người, và vào sự trung thành của Người với Chúa Cha, cả trong thất bại, vì chắc rằng trong Lời có một sức mạnh vượt qua những cố gắng của chúng ta, điều này làm cho Lời Chúa lớn lên và mang lại kết quả tự nhiên. Đừng để chúng ta bối rối bởi sự nhỏ bé trong sáng kiến chúng ta. Chính từ Thiên Chúa phát xuất sức mạnh của sinh hoạt chúng ta, và tính hiệu nghiệm siêu nhiên của thừa tác vụ chúng ta".
Đức Hồng y Cé đã nhận xét trong dụ ngôn hạt giống mọc tự nhiên, đó là một biểu tượng ân sủng của Thiên Chúa Đấng hành động vượt quá sinh hoạt loài người, như trong dụ ngôn hạt cải nơi có " sự mất cân đối giữa đầu vô và đầu ra" của việc rao giảng, nhờ "sự can thiệp quảng đại của Chúa".
Dụ ngôn người gieo giống, chứng tỏ một số người hoàn toàn xa lạ với Lời Chúa, hay là Lời Chúa được tiếp nhận cách yêu ớt, "bởi thuyết hoài cổ hay là bởi sự xác tín xã hội" hay là Lời Chúa bị bóp nghẹt do những bận rộn hằng ngày.
Nhưng cũng có trường hợp hạt giống rơi và trổ bông trong đất tốt, điều này biểu trưng sự gặp gỡ giữa sáng kiến của Thiên Chúa và sự bền đỗ của con người.
"Chúng ta hãy nhớ trong thừa tác vụ chúng ta, thánh giá của sự mệt nhọc cũng có ý nghĩa của nó, cả sự mệt nhọc thể lý của người tôi tớ Tin Mừng, thường không theo ngày giờ. Sự thất bại cũng có ý nghĩa. Đức Maria xác tín về sự nhỏ bé của mình. Ngài chỉ là nữ tỳ của Chúa. Nhưng Chúa là Đấng quyền năng đã sử dụng Mẹ cách đúng, sử dụng sự thinh lặng của Mẹ, và sự cấu nguyện của Mẹ, hầu hoàn thành những sự lớn lao cả thể trong lịch sử loài người".
Cơn bảo yên lặng
Còn về bài suy gẫm thứ hai trong ngày, Đức Hồng Y Cé đã giải thích tình tiết cơn bảo yên lặng theo thánh Maccô.
Trước sự kinh hãi của các tông đồ sắp phải chìm, điều dễ hiểu về mặt nhân loại, thì lại trái ngược với lời quở trách của Chúa Giêsu, xem ra gần như quá đáng. Nhưng đoạn tin mừng cũng muốn nhấn mạnh Chúa Giêsu muốn gặp một đức tin trong tâm hồn các tông đồ, phải vững vàng dầu trong cơn bão táp.
"Đối với Thánh Maccô và đối với chúng ta, tình tiết này là một dụ ngôn về sự sống của Giáo Hội. Giáo Hội sống trong lịch sử, mang tính yếu đuối chúng ta, và thỉnh thoảng Giáo Hội gặp cơn bão táp. Trong thế kỷ cuối cùng, Giáo Hội trải qua những cơn bão kinh khủng, và thế kỷ đang mở ra có dáng rất đe dọa. Trong lúc mệt nhọc, hơn bao giờ hết Giáo Hội tin vào Chúa của mình, nhưng người ta chỉ đứng dưới chân thánh giá bởi sức mạnh của ân sủng".
Một kinh nghiệm đức tin "tinh ròng" và trần trụi", là cách riêng trong Bí Tích Thánh Thể, là kinh nghiệm mà những kẻ tin gặp hằng ngày, kể cả những mục tử.
"Đức tin là một sự hoàn mình lại hoàn toàn cho Thiên Chúa. Đó là một ân huệ. Không bao giờ chúng ta yêu Thiên Chúa hơn cho bằng khi chúng ta tin trong đức tin trần trụi, nghĩa là chúng ta hoàn mình lại cho Người: tôi không thấy gì, tôi không biết gì. Nhưng Chúa, Chúa đã nói điều đó. Giáo Hội dạy con điều đó: con tin. Đó là nền tảng cửa sự tin cậy chúng ta. Đó là tất cả sự an toàn của chúng ta".
VATICAN (ZENIT.org).- Chúa Giêsu phục sinh lèo lái con thuyền Giáo Hội, dầu khi gặp những khó khăn trong việc công bố Tinh Mừng và trong giờ thử thách, hồng y Maccô Cé có nhận xét trong những bài suy gẫm của ngài về Tin Mừng thánh Maccô, Đài Phát Thanh Vatican trích dẫn những điều chủ yếu của những bài suy gẫm sáng thứ Tư 8/3
Những dụ ngôn hạt giống
Đức Hồng Y Cé sáng thứ Tư đã đề cập những chủ đề những khó khăn mà bao hàm trong việc công bố Tin Mừng, và sự can đảm của đức tin vào Thiên Chúa trong những cơn thử thách mà Giáo Hội và các thừa tác viên của mình phải trải qua.
Ngài cũng khơi lên những thiên kiến của sự ác ý hay là của sự dửng dưng, bằng cách nhắc lại rằng trong ba năm sự rao giảng của Chúa Giêsu -mặc dầu dân chúng được ăn bánh và tung hô- cũng đã gặp những khó khăn này
Đức Hồng Y Cé nhắc lại đối với các đồng hương của Người, thật sự Chúa Giêsu là "con bác thợ mộc", các ký lục và những người Pharisêu đòi Người những "dấu lạ", mặc dầu những phép lạ đã thực hiện, và Đức Hồng Y lưu ý rằng tin mừng Thánh Maccô " nói rõ sau sự phấn khởi lúc đầu, và từ sự thành công tại Galilé, Chúa Giêsu đã đối mặt với một sự dửng dưng ngày càng gia tăng, sự bỏ đi và sự xa lánh của nhiều người".
"Nhiều lần, người ta nghe từ miệng lưỡi Chúa Giêsu sự than phiền là khó mà làm cho người ta hiểu sứ điệp của Người".
Như vậy ngài giải thích việc sử dụng những dụ ngôn như là câu trả lời cho "tình huống khủng hoảng này" và như dấu chỉ về những điều Giáo Hội được kêu gọi phải làm cho việc Tân phúc âm hóa: đó là một lời mời "thực hiện cách tín cẩn và can đảm việc dấn thân cho sự tân phúc âm hóa, vì tin vào sức mạnh của Lời".
Đức hồng y Cé nói, "thừa tác vụ của chúng ta, sự mệt nhọc của chúng ta, bằng cách nào đó là một bí tích, đó là cái hôm nay của cử chỉ Chúa Giêsu ra đi gieo Lời. Chính những thất bại là một sự tham gia vào sự mệt nhọc của Người, và vào sự trung thành của Người với Chúa Cha, cả trong thất bại, vì chắc rằng trong Lời có một sức mạnh vượt qua những cố gắng của chúng ta, điều này làm cho Lời Chúa lớn lên và mang lại kết quả tự nhiên. Đừng để chúng ta bối rối bởi sự nhỏ bé trong sáng kiến chúng ta. Chính từ Thiên Chúa phát xuất sức mạnh của sinh hoạt chúng ta, và tính hiệu nghiệm siêu nhiên của thừa tác vụ chúng ta".
Đức Hồng y Cé đã nhận xét trong dụ ngôn hạt giống mọc tự nhiên, đó là một biểu tượng ân sủng của Thiên Chúa Đấng hành động vượt quá sinh hoạt loài người, như trong dụ ngôn hạt cải nơi có " sự mất cân đối giữa đầu vô và đầu ra" của việc rao giảng, nhờ "sự can thiệp quảng đại của Chúa".
Dụ ngôn người gieo giống, chứng tỏ một số người hoàn toàn xa lạ với Lời Chúa, hay là Lời Chúa được tiếp nhận cách yêu ớt, "bởi thuyết hoài cổ hay là bởi sự xác tín xã hội" hay là Lời Chúa bị bóp nghẹt do những bận rộn hằng ngày.
Nhưng cũng có trường hợp hạt giống rơi và trổ bông trong đất tốt, điều này biểu trưng sự gặp gỡ giữa sáng kiến của Thiên Chúa và sự bền đỗ của con người.
"Chúng ta hãy nhớ trong thừa tác vụ chúng ta, thánh giá của sự mệt nhọc cũng có ý nghĩa của nó, cả sự mệt nhọc thể lý của người tôi tớ Tin Mừng, thường không theo ngày giờ. Sự thất bại cũng có ý nghĩa. Đức Maria xác tín về sự nhỏ bé của mình. Ngài chỉ là nữ tỳ của Chúa. Nhưng Chúa là Đấng quyền năng đã sử dụng Mẹ cách đúng, sử dụng sự thinh lặng của Mẹ, và sự cấu nguyện của Mẹ, hầu hoàn thành những sự lớn lao cả thể trong lịch sử loài người".
Cơn bảo yên lặng
Còn về bài suy gẫm thứ hai trong ngày, Đức Hồng Y Cé đã giải thích tình tiết cơn bảo yên lặng theo thánh Maccô.
Trước sự kinh hãi của các tông đồ sắp phải chìm, điều dễ hiểu về mặt nhân loại, thì lại trái ngược với lời quở trách của Chúa Giêsu, xem ra gần như quá đáng. Nhưng đoạn tin mừng cũng muốn nhấn mạnh Chúa Giêsu muốn gặp một đức tin trong tâm hồn các tông đồ, phải vững vàng dầu trong cơn bão táp.
"Đối với Thánh Maccô và đối với chúng ta, tình tiết này là một dụ ngôn về sự sống của Giáo Hội. Giáo Hội sống trong lịch sử, mang tính yếu đuối chúng ta, và thỉnh thoảng Giáo Hội gặp cơn bão táp. Trong thế kỷ cuối cùng, Giáo Hội trải qua những cơn bão kinh khủng, và thế kỷ đang mở ra có dáng rất đe dọa. Trong lúc mệt nhọc, hơn bao giờ hết Giáo Hội tin vào Chúa của mình, nhưng người ta chỉ đứng dưới chân thánh giá bởi sức mạnh của ân sủng".
Một kinh nghiệm đức tin "tinh ròng" và trần trụi", là cách riêng trong Bí Tích Thánh Thể, là kinh nghiệm mà những kẻ tin gặp hằng ngày, kể cả những mục tử.
"Đức tin là một sự hoàn mình lại hoàn toàn cho Thiên Chúa. Đó là một ân huệ. Không bao giờ chúng ta yêu Thiên Chúa hơn cho bằng khi chúng ta tin trong đức tin trần trụi, nghĩa là chúng ta hoàn mình lại cho Người: tôi không thấy gì, tôi không biết gì. Nhưng Chúa, Chúa đã nói điều đó. Giáo Hội dạy con điều đó: con tin. Đó là nền tảng cửa sự tin cậy chúng ta. Đó là tất cả sự an toàn của chúng ta".