6. Một cách cụ thể, con đường hướng thượng và thanh luyện này đưa ta đến đâu? Tình yêu phải được cảm nhận thế nào để có thể hoàn toàn nhận ra hứa hẹn trần tục và thiêng liêng của nó? Ở đây, chúng ta có thể tìm ra một chỉ dẫn đầu tiên và quan trọng trong Sách Diễm Ca, một sách trong Cựu Ước rất quen thuộc với những nhà thần bí. Theo cách hiểu của nhiều người, những bài thơ trong sách này thoạt đầu là những bài tình ca, có lẽ dành cho một lễ cưới Do Thái và có dụng ý ca ngợi tình yêu hôn nhân. Trong bối cảnh này, điều đáng ghi nhận là trong suốt cuốn sách, có hai từ Hêbrơ đã được dùng để nói về "tình yêu". Trước tiên là từ dodim, một dạng số nhiều nói lên một tình yêu không chắc chắn, chưa quyết định dứt khoát và còn đang kiếm tìm. Từ này rồi ra được thay bằng từ ahab, mà bản dịch Cựu Ước sang tiếng Hy Lạp chuyển sang thành một từ đồng âm agape, mà như chúng ta thấy, trở nên thành ngữ tiêu biểu cho ý niệm tình yêu trong Thánh Kinh. Tương phản với một tình yêu chưa quyết, "đang tìm kiếm", từ này diễn tả cảm nhận của một tình yêu trong đó có sự khám phá đích thực lẫn nhau, vượt qua tính chất ích kỷ bao trùm trước đó. Tình yêu giờ đây trở thành mối quan tâm và lo lắng cho người khác. Nó không còn là tìm kiếm chính mình, hay một mê say hạnh phúc; thay vào đó nó tìm kiếm điều thiện cho người mình yêu: nó trở thành sự từ bỏ chính mình và sẵn sàng chấp nhận cả hy sinh nếu cần.
Đó là một phần trong sự vươn lên đến những cấp độ cao hơn của tình yêu, và trong sự thanh luyện bên trong mà tình yêu giờ đây đang tìm kiếm hầu trở nên một chọn lựa dứt khoát, trong một ý thức gồm hai mặt: cả tính độc quyền (chỉ một người cụ thể mà thôi) lẫn sự "vĩnh viễn". Tình yêu bao gồm toàn bộ hiện thực của cuộc sống trong mỗi chiều kích của nó, kể cả thời gian. Khó mà khác đi được, vì hứa hẹn của tình yêu hướng đến một mục tiêu chung cuộc: tình yêu nhắm đến sự vĩnh viễn. Tình yêu thật sự là "một trạng thái ngây ngất", không phải trong ý nghĩa của một thoáng mê say, nhưng hơn thế nó như là một cuộc hành trình, một cuộc xuất hành ra khỏi cái tôi đóng kín hướng vào bên trong để vươn tới sự tự do qua việc cho đi chính mình, và như thế hướng đến sự khám phá đích thật chính mình và chung cuộc là sự khám phá về Thiên Chúa: "Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống" (Lc 17:33), như Chúa Giêsu đã nói trong suốt các sách Tin Mừng (x. Mt 10:39; 16:25; Mc 8:35; Lc 9:24; Ga 12:25). Trong những lời này, Chúa Giêsu vẽ ra con đường của chính Ngài, qua Thập Giá dẫn đến Phục Sinh: con đường của hạt lúa rơi xuống đất và chết đi, để sinh nhiều hoa trái. Bắt đầu từ những chiều kích thâm sâu trong lễ hy sinh của Ngài và trong tình yêu đạt đến mức viên mãn sau đó, Ngài vẽ ra cho chúng ta thấy qua những lời này đâu là yếu tính của tình yêu và thực sự đâu là yếu tính của chính cuộc sống.
7. Luận lý nội tại của những suy tư sơ khởi có chút triết lý về yếu tính của tình yêu này dẫn đưa chúng ta đến trước thềm của niềm tin trong Thánh Kinh. Chúng ta bắt đầu đưa ra câu hỏi liệu rằng những ý nghĩa khác biệt, đôi khi ngay cả trái ngược với nhau, của từ "tình yêu" có nói lên điều gì đồng nhất sâu xa bên dưới, hay trái lại chúng mãi mãi không liên quan với nhau, và tồn tại song song với nhau. Đáng kể hơn, chúng ta đặt vấn đề không biết sứ điệp tình yêu mà Thánh Kinh và Truyền Thống Giáo Hội công bố cho chúng ta có những điểm nào chung với cảm nhận tình yêu thông thường của nhân loại, hay nó đối nghịch với cảm nhận này. Điều này lại đưa chúng ta đến sự xem xét hai từ nền tảng: eros, như là thuật ngữ để chỉ tình yêu "trần thế" và agape, chỉ tình yêu được đặt cơ sở và hình thành bởi đức tin. Hai ý niệm này thường được tương phản như tình yêu "nhận về" và tình yêu "cho đi". Có những cách phân loại khác tương tự như vậy, chẳng hạn như sự phân biệt giữa tình yêu chiếm hữu và tình yêu vị tha (amor concupiscentiae – amor benevolentiae), đôi khi người ta cũng thêm vào trong cách phân loại này thứ tình yêu lợi dụng.
Trong bàn thảo triết học và thần học, những phân biệt này thường được đẩy xa đến độ hình thành nên một số đối nghịch rõ rệt giữa chúng: tình yêu cho đi hay vị tha - agape là kiểu tình yêu Kitô Giáo, trong khi tình yêu nhận về, chiếm hữu hay ham muốn là thứ tình không Kitô Giáo, và đặc biệt là tình yêu trong văn hóa Hy Lạp. Nếu đối nghịch này đi đến mức cực đoan, tinh thần Kitô Giáo sẽ bị bứng khỏi những liên hệ thiết yếu với hiện thực căn bản của loài người, và sẽ trở nên xa lìa với thế giới, có thể là đáng ngưỡng mộ đấy, nhưng dứt khoát tách ly khỏi cấu trúc phức hợp của cuộc sống con người. Tuy nhiên, eros và agape - tình yêu nhận về và cho đi – không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời. Hai thứ tình này, trong những khía cạnh khác nhau của chúng, càng tìm được sự tương đồng thích đáng trong cùng một thực tại tình yêu thì bản chất thực sự của tình yêu càng thường được nhận ra rõ ràng. Dù cho eros lúc đầu chủ yếu là ham muốn và đòi hỏi, trước quyến rũ của hứa hẹn hạnh phúc được cận kề bên nhau, người ta càng ngày càng bớt chú ý đến chính mình, gia tăng tìm kiếm hạnh phúc cho người kia, lo lắng cho người yêu, cho đi chính mình và muốn "hiện diện" cho người kia. Yếu tố agape vì thế bước vào tình yêu, nếu không eros nghèo nàn và ngay cả đánh mất đi bản chất của chính nó. Mặt khác, người ta không thể chỉ sống bằng tình yêu vị tha, và cho đi. Ai muốn trao ra tình yêu thì cũng muốn được nhận lại tình yêu như một quà tặng. Chắc chắn, như Thiên Chúa nói với chúng ta, ta có thể trở thành nguồn mạch tuôn chảy những dòng nước hằng sống (x Ga 7:37-38). Nhưng để trở nên một nguồn mạch như thế, ta phải thường xuyên uống mãi từ nguồn nguyên thủy là Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ trái tim bị lưỡi đòng đâm thấu của Ngài tuôn đổ tình yêu của Thiên Chúa (x Ga 19:34).
Trong trình thuật cây thang của Tổ Phụ Giacóp, các Nghị Phụ của Giáo Hội thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu nhận về và tình yêu cho đi, giữa eros tìm kiếm Thiên Chúa và agape trao đi hồng ân nhận được, biểu trưng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đoạn Thánh Kinh này, chúng ta đọc được Tổ Phụ Giacóp thấy như thế nào trong một giấc mơ: trên tảng đá dùng làm chỗ gối đầu của ngài, có một cái thang bắc lên trời, trên đó các thiên thần đang lên xuống (x. St 28:12; Ga 1:51). Một lối diễn dịch đánh động đặc biệt về thị kiến này được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đưa ra trong thông điệp Pastoral Rule (Quy tắc Mục Vụ). Ngài nói với chúng ta rằng người mục tử tốt lành phải đâm rễ trong chiêm niệm. Chỉ bằng cách đó, người mục tử mới có thể đặt lên vai mình những nhu cầu của tha nhân và coi đó là nhu cầu của mình: “per pietatis viscera in se infirmitatem caeterorum transferat ” .[ 4 ] Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô nói trong bối cảnh của Thánh Phaolô, người đã được nhấc lên cao với những mầu nhiệm cao cả nhất của Thiên Chúa, và từ đó, khi hạ xuống, ngài đã có thể trở nên tất cả cho mọi người (x. 2 Cor 12:2-4; 1 Cor 9:22). Ngài cũng chỉ ra gương của ông Môisê, người đã vào lều Tạm và cũng ở lại trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa để khi ra khỏi lều Tạm ông đã có thể phục phụ dân mình. "Trong [lều Tạm] ông đã được nhấc lên cao nhờ chiêm niệm, để khi ra ngoài ông hoàn toàn dâng mình cho việc trợ giúp những ai đau khổ: intus in contemplationem rapitur, foris infirmantium negotiis urgetur. ”[ 5 ]
Đó là một phần trong sự vươn lên đến những cấp độ cao hơn của tình yêu, và trong sự thanh luyện bên trong mà tình yêu giờ đây đang tìm kiếm hầu trở nên một chọn lựa dứt khoát, trong một ý thức gồm hai mặt: cả tính độc quyền (chỉ một người cụ thể mà thôi) lẫn sự "vĩnh viễn". Tình yêu bao gồm toàn bộ hiện thực của cuộc sống trong mỗi chiều kích của nó, kể cả thời gian. Khó mà khác đi được, vì hứa hẹn của tình yêu hướng đến một mục tiêu chung cuộc: tình yêu nhắm đến sự vĩnh viễn. Tình yêu thật sự là "một trạng thái ngây ngất", không phải trong ý nghĩa của một thoáng mê say, nhưng hơn thế nó như là một cuộc hành trình, một cuộc xuất hành ra khỏi cái tôi đóng kín hướng vào bên trong để vươn tới sự tự do qua việc cho đi chính mình, và như thế hướng đến sự khám phá đích thật chính mình và chung cuộc là sự khám phá về Thiên Chúa: "Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống" (Lc 17:33), như Chúa Giêsu đã nói trong suốt các sách Tin Mừng (x. Mt 10:39; 16:25; Mc 8:35; Lc 9:24; Ga 12:25). Trong những lời này, Chúa Giêsu vẽ ra con đường của chính Ngài, qua Thập Giá dẫn đến Phục Sinh: con đường của hạt lúa rơi xuống đất và chết đi, để sinh nhiều hoa trái. Bắt đầu từ những chiều kích thâm sâu trong lễ hy sinh của Ngài và trong tình yêu đạt đến mức viên mãn sau đó, Ngài vẽ ra cho chúng ta thấy qua những lời này đâu là yếu tính của tình yêu và thực sự đâu là yếu tính của chính cuộc sống.
7. Luận lý nội tại của những suy tư sơ khởi có chút triết lý về yếu tính của tình yêu này dẫn đưa chúng ta đến trước thềm của niềm tin trong Thánh Kinh. Chúng ta bắt đầu đưa ra câu hỏi liệu rằng những ý nghĩa khác biệt, đôi khi ngay cả trái ngược với nhau, của từ "tình yêu" có nói lên điều gì đồng nhất sâu xa bên dưới, hay trái lại chúng mãi mãi không liên quan với nhau, và tồn tại song song với nhau. Đáng kể hơn, chúng ta đặt vấn đề không biết sứ điệp tình yêu mà Thánh Kinh và Truyền Thống Giáo Hội công bố cho chúng ta có những điểm nào chung với cảm nhận tình yêu thông thường của nhân loại, hay nó đối nghịch với cảm nhận này. Điều này lại đưa chúng ta đến sự xem xét hai từ nền tảng: eros, như là thuật ngữ để chỉ tình yêu "trần thế" và agape, chỉ tình yêu được đặt cơ sở và hình thành bởi đức tin. Hai ý niệm này thường được tương phản như tình yêu "nhận về" và tình yêu "cho đi". Có những cách phân loại khác tương tự như vậy, chẳng hạn như sự phân biệt giữa tình yêu chiếm hữu và tình yêu vị tha (amor concupiscentiae – amor benevolentiae), đôi khi người ta cũng thêm vào trong cách phân loại này thứ tình yêu lợi dụng.
Trong bàn thảo triết học và thần học, những phân biệt này thường được đẩy xa đến độ hình thành nên một số đối nghịch rõ rệt giữa chúng: tình yêu cho đi hay vị tha - agape là kiểu tình yêu Kitô Giáo, trong khi tình yêu nhận về, chiếm hữu hay ham muốn là thứ tình không Kitô Giáo, và đặc biệt là tình yêu trong văn hóa Hy Lạp. Nếu đối nghịch này đi đến mức cực đoan, tinh thần Kitô Giáo sẽ bị bứng khỏi những liên hệ thiết yếu với hiện thực căn bản của loài người, và sẽ trở nên xa lìa với thế giới, có thể là đáng ngưỡng mộ đấy, nhưng dứt khoát tách ly khỏi cấu trúc phức hợp của cuộc sống con người. Tuy nhiên, eros và agape - tình yêu nhận về và cho đi – không bao giờ có thể hoàn toàn tách rời. Hai thứ tình này, trong những khía cạnh khác nhau của chúng, càng tìm được sự tương đồng thích đáng trong cùng một thực tại tình yêu thì bản chất thực sự của tình yêu càng thường được nhận ra rõ ràng. Dù cho eros lúc đầu chủ yếu là ham muốn và đòi hỏi, trước quyến rũ của hứa hẹn hạnh phúc được cận kề bên nhau, người ta càng ngày càng bớt chú ý đến chính mình, gia tăng tìm kiếm hạnh phúc cho người kia, lo lắng cho người yêu, cho đi chính mình và muốn "hiện diện" cho người kia. Yếu tố agape vì thế bước vào tình yêu, nếu không eros nghèo nàn và ngay cả đánh mất đi bản chất của chính nó. Mặt khác, người ta không thể chỉ sống bằng tình yêu vị tha, và cho đi. Ai muốn trao ra tình yêu thì cũng muốn được nhận lại tình yêu như một quà tặng. Chắc chắn, như Thiên Chúa nói với chúng ta, ta có thể trở thành nguồn mạch tuôn chảy những dòng nước hằng sống (x Ga 7:37-38). Nhưng để trở nên một nguồn mạch như thế, ta phải thường xuyên uống mãi từ nguồn nguyên thủy là Chúa Giêsu Kitô, Đấng từ trái tim bị lưỡi đòng đâm thấu của Ngài tuôn đổ tình yêu của Thiên Chúa (x Ga 19:34).
Trong trình thuật cây thang của Tổ Phụ Giacóp, các Nghị Phụ của Giáo Hội thấy mối liên hệ không thể tách rời giữa tình yêu nhận về và tình yêu cho đi, giữa eros tìm kiếm Thiên Chúa và agape trao đi hồng ân nhận được, biểu trưng bằng nhiều cách khác nhau. Trong đoạn Thánh Kinh này, chúng ta đọc được Tổ Phụ Giacóp thấy như thế nào trong một giấc mơ: trên tảng đá dùng làm chỗ gối đầu của ngài, có một cái thang bắc lên trời, trên đó các thiên thần đang lên xuống (x. St 28:12; Ga 1:51). Một lối diễn dịch đánh động đặc biệt về thị kiến này được Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đưa ra trong thông điệp Pastoral Rule (Quy tắc Mục Vụ). Ngài nói với chúng ta rằng người mục tử tốt lành phải đâm rễ trong chiêm niệm. Chỉ bằng cách đó, người mục tử mới có thể đặt lên vai mình những nhu cầu của tha nhân và coi đó là nhu cầu của mình: “per pietatis viscera in se infirmitatem caeterorum transferat ” .[ 4 ] Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô nói trong bối cảnh của Thánh Phaolô, người đã được nhấc lên cao với những mầu nhiệm cao cả nhất của Thiên Chúa, và từ đó, khi hạ xuống, ngài đã có thể trở nên tất cả cho mọi người (x. 2 Cor 12:2-4; 1 Cor 9:22). Ngài cũng chỉ ra gương của ông Môisê, người đã vào lều Tạm và cũng ở lại trong cuộc đối thoại với Thiên Chúa để khi ra khỏi lều Tạm ông đã có thể phục phụ dân mình. "Trong [lều Tạm] ông đã được nhấc lên cao nhờ chiêm niệm, để khi ra ngoài ông hoàn toàn dâng mình cho việc trợ giúp những ai đau khổ: intus in contemplationem rapitur, foris infirmantium negotiis urgetur. ”[ 5 ]