LOS ANGELES - Trong suốt mấy ngày qua, hầu hết các hãng thông tấn quóc tế đều đưa tin về cuộc lễ truyền chức linh mục cho 57 tân chức tại nhà thờ lớn Hà Nội và chuyến viếng thăm lịch sử của Đức Hồng Y Bộ Trưởng Truyền Giáo tới Việt Nam.
Thế giới rất lạ lùng vì sao tại một quốc gia theo đường lối Cộng Sản vô thần và sau hơn nửa thế kỷ dước chế độ độc tài đảng trị với bao nhiêu hình thức cấm cản mà Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam vần chứng tỏ một đức tin kiên cường được.
Những hình ảnh và phản ảnh tích cực về Giáo Hội Việt Nam
Trong bài giảng lễ phong chức, ĐHY Sepe đã nhắn nhủ các tân chức như sau: "Việc được thụ phong chức linh mục cho các con quyền bính và bổn phận tuyên giàng Phúc Âm của Đức Kitô và giảng dậy nhân danh Giáo Hội”.
Và chính đó là sứ mạng của các tân chức, những tân linh mục người Việt Nam đang sống giữa 82 triệu dân mà trong đó chì có 6 triệu người là Công giáo. Đức Hồng Y Sepe cũng dặn dò thêm rằng: “Rao giảng Phúc Âm không phải là đi cải đạo người khác theo một nghĩa tiêu cực thường gắn bó với việc truyền giáo, nhưng là đi để chia sẻ niềm vui và sự thật mà chúng ta những người Kitô hữu mang đến cho các anh chị em không Công giáo của chúng ta”.
Vị hồng y 62 tuổi cũng mời gọi người tín hữu Việt Nam “hãy thánh hóa bản thân và bảo vệ giá trị gia đình khỏi bị những ảnh hưởng nguy hại của một xã hội ích kỉ và tiêu thụ ngày nay, nhưng hãy biết nhiệt thành bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong đó lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với người già cả là những giá trị rất sâu sắc cần phải được theo đuổi”.
Nhìn chung hiện tình Giáo Hội Việt Nam với niềm phấn khởi nhưng còn phải đối diện với lớp người trẻ vô định hướng.
Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có 3 tổng giáo phận, 23 giáo phận, 2 vị hồng y, 37 giám mục, 2,212 linh mục địa phận, và có 521 linh mục thuộc các dòng tu. Ngoài ra còn có 1,778 nam tu sĩ, 11,443 nữ tu, chừng 1,000 chủng sinh đang được uấn luyện trong 6 Đại Chủng Viện để trở thành linh mục, có 1,395 thầy cô truyền giáo, và tổng cộng 50,605 giáo lý viên, và chừng 6 triệu dân Công giáo.
Theo báo cáo của các Tòa Giám Mục Việt Nam thì mức sống đạo của người Công Giáo Việt Nam rất là cao thường trung bình là 80% tổng số người đi lễ hằng tuần, có nơi tới 90% hay hơn là khác, đang khi đó tại các quốc gia Âu Mỹ số người đi lễ ngày Chúa Nhật chỉ chừng từ 20% tới 40% là cùng tùy theo các quốc gia khác nhau.
Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nhưng đông dân chúng, lại là một quốc gia đông giới trẻ có tới 75% trong tổng số dân là người trẻ dưới 35 tuổi, có nghĩa là trong tổng số 82 triệu dân có tới 60 triệu người trẻ dưới 35 tuổi.
Giáo Hội Việt Nam không những phải đương đầu với khó khăn còn tồn tại về những sinh hoạt tôn giáo của mình, mà còn cần phải đi tiên phong dấn thân vào các vẩn đề giáo dục, bác ái và xã hội nữa.
Nhìn vào con số thống kê này, các nhà xã hội phải giật mình, bởi vì những hậu quả phát sinh từ số đông con số người trẻ này -- họ sinh ra và lớn lên trong một xã hội vô thần - tuy đa số được đi học, nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy họ không tìm dược việc làm, phải sống trong một thế giới cạnh tranh sinh tồn mà hằng ngày chúng ta thấy nhan nhản những báo cáo về tệ đoan xã hội như: hối lộ va tham những từ những nhân viên cao cấp nhất torng chính quyền (báo chí tại Việt Nam trong tuần qua mới đăng cho biết có đến 30% quan chức nhà nước sẵn sàng nhận hối lộ), thêm vào đó những tệ đoan xã hội như nghiệm ngập hút sách, buông lỏng theo mode mới, chụp giật, bị bơ vơ và bỏ rơi, nghèo đói, sống không lý tưởng, không được giáo dục kỹ lưỡng về luân lý, lại thêm bệnh tật và các chứng nan y như mỗi ngày có tới thêm 100 người trẻ bị nhiễm HIV, v.v...
Trước những vấn đề nan giải và khó khăn này, con đường đi tới của Giáo Hội Việt Nam còn rất nhiều thách đố trong sứ mạng mục vụ và truyền giáo của mình cho tương lai.
(Photo: Mai Phượng) |
Những hình ảnh và phản ảnh tích cực về Giáo Hội Việt Nam
- - Qua hình ảnh ngày lễ truyền chức, thế giới được thấy những người nông dân chất phác đi từ những miền xa xôi (có lẽ lần đầu tiên tới thủ đô Hà Nội) và gồm đủ mọi thành phần khác nhau về Hà Nội để chứng kiến cuộc biểu lộ đức tin công khai, và niềm tin của họ rất vững chãi và sốt sắng đạo đức.
- - Thấy hình ảnh 57 tân chức linh mục tại một quốc gia nghèo khó thiếu thốn đủ điều làm xúc động lương tâm Công giáo khắp nơi, ví như ngay tại TGP Los Angeles một giáo phận giầu có đủ mọi phương tiện mà năm vừa qua cũng chỉ có 5 tân linh mục, trong đó 3 linh mục lại là gốc Việt Nam.
- - Tiến trình theo đuổi ơn kêu gọi rất là gian khỏ và kéo dài, trung bình là 12 năm, nhưng nhiều vị tân chức hôm nay có lẽ đã phải đi trên con đường theo Chúa tới 20 hay 25 năm, vì sau bao nhiêu năm học tập tại Miền Bắc, rồi có khi học chui tại Miền Nam, và sau cùng mới được tái nhập Đại Chủng Viện Hà Nội để hôm nay được chịu chức linh mục.
- - Nhìn những nét mặt rạng ngời, đạo hạnh của người dân Việt và như chính ĐHY Crescenzio đã phải thốt lên rằng: “''Tôi đã đi Mỹ châu, Âu châu và cả Á châu nữa, nhưng chưa ở đâu có tinh thần đạo đức như ở Việt Nam”. Đức tin này là kết quả của dòng máu của trên 300,000 anh hùng tử đạo Việt Nam đã bị chết trong thời cầm đạo và còn biết bao nhiêu người Công giáo Việt Nam bị đấu tố và bị giết trong thời Cộng Sản và hay bị chết trong lao tù của chế độ vô thần.
- - Chứng giám được lòng mộ mến của dân tộc Việt Nam đối với Giáo Hội, đối với Đức Thánh Cha và những truyền thống bất khuất về Đức tin của người Việt qua bao nhiêu thế hệ, nên chính Đức Thánh Cha John Paul II cũng đã thốt lên “Việt Nam ở trong trái tim Cha” và đáp lại, ĐHY Sepe cũng ghi nhận rằng: “ Tôi sẽ chuyển tới Đức Thánh Cha lòng yêu mến đặc biệt của người Công giáo Việt Nam đối với Ngài và với Giáo Hội”.
- - Cuộc Lễ Phong chức diễn ra trang nghiêm, sốt sắng, và rất truyền thống, với tất cả các sắc thái dân tộc tính, như chiêng trống, cờ xí, kèn tây, v.v... và có sự tham dự của mọi thành phần Dân Chúa, từ những bác nông phu cho tới người thành thị, từ các cô thiếu nữ khuê các cho tới các thiếu nữ miền núi rừng trong muôn vàn sắc áo của người Thái Trằng, Thái Nâu, M’Mong, v.v...
- - Dù cuộc sống có cam go, sự can trường của người Công giáo Việt nam có bị thử lửa, và phải đối diện với muôn vàn những khó khăn về vật chất và tinh thần, Đức Tin của người Công Giáo Việt Nam vẫn luôn trung kiên và là tấm gương sáng cho toàn thể thế giới Công giáo khắp nơi.
- Đức Tin mà thế giới thấy nơi người Việt Nam tại Hà Nội cũng tái xác nhận lòng đạo hạnh và tinh thần sống đạo đặc biệt của người Công Giáo Việt Nam tại các cộng đồng hải ngoại, đã từng được các vị giám mục địa phương khắp nơi trên thế giới hết lòng ca tụng từ 30 năm qua.
Các Bà Mẹ của các Tân Linh Mục |
Và chính đó là sứ mạng của các tân chức, những tân linh mục người Việt Nam đang sống giữa 82 triệu dân mà trong đó chì có 6 triệu người là Công giáo. Đức Hồng Y Sepe cũng dặn dò thêm rằng: “Rao giảng Phúc Âm không phải là đi cải đạo người khác theo một nghĩa tiêu cực thường gắn bó với việc truyền giáo, nhưng là đi để chia sẻ niềm vui và sự thật mà chúng ta những người Kitô hữu mang đến cho các anh chị em không Công giáo của chúng ta”.
Vị hồng y 62 tuổi cũng mời gọi người tín hữu Việt Nam “hãy thánh hóa bản thân và bảo vệ giá trị gia đình khỏi bị những ảnh hưởng nguy hại của một xã hội ích kỉ và tiêu thụ ngày nay, nhưng hãy biết nhiệt thành bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam trong đó lòng hiếu thảo và sự kính trọng đối với người già cả là những giá trị rất sâu sắc cần phải được theo đuổi”.
Nhìn chung hiện tình Giáo Hội Việt Nam với niềm phấn khởi nhưng còn phải đối diện với lớp người trẻ vô định hướng.
Hiện nay Giáo Hội Việt Nam có 3 tổng giáo phận, 23 giáo phận, 2 vị hồng y, 37 giám mục, 2,212 linh mục địa phận, và có 521 linh mục thuộc các dòng tu. Ngoài ra còn có 1,778 nam tu sĩ, 11,443 nữ tu, chừng 1,000 chủng sinh đang được uấn luyện trong 6 Đại Chủng Viện để trở thành linh mục, có 1,395 thầy cô truyền giáo, và tổng cộng 50,605 giáo lý viên, và chừng 6 triệu dân Công giáo.
Theo báo cáo của các Tòa Giám Mục Việt Nam thì mức sống đạo của người Công Giáo Việt Nam rất là cao thường trung bình là 80% tổng số người đi lễ hằng tuần, có nơi tới 90% hay hơn là khác, đang khi đó tại các quốc gia Âu Mỹ số người đi lễ ngày Chúa Nhật chỉ chừng từ 20% tới 40% là cùng tùy theo các quốc gia khác nhau.
Thêm vào đó, Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé nhưng đông dân chúng, lại là một quốc gia đông giới trẻ có tới 75% trong tổng số dân là người trẻ dưới 35 tuổi, có nghĩa là trong tổng số 82 triệu dân có tới 60 triệu người trẻ dưới 35 tuổi.
Giáo Hội Việt Nam không những phải đương đầu với khó khăn còn tồn tại về những sinh hoạt tôn giáo của mình, mà còn cần phải đi tiên phong dấn thân vào các vẩn đề giáo dục, bác ái và xã hội nữa.
Nhìn vào con số thống kê này, các nhà xã hội phải giật mình, bởi vì những hậu quả phát sinh từ số đông con số người trẻ này -- họ sinh ra và lớn lên trong một xã hội vô thần - tuy đa số được đi học, nhưng các cuộc nghiên cứu cho thấy họ không tìm dược việc làm, phải sống trong một thế giới cạnh tranh sinh tồn mà hằng ngày chúng ta thấy nhan nhản những báo cáo về tệ đoan xã hội như: hối lộ va tham những từ những nhân viên cao cấp nhất torng chính quyền (báo chí tại Việt Nam trong tuần qua mới đăng cho biết có đến 30% quan chức nhà nước sẵn sàng nhận hối lộ), thêm vào đó những tệ đoan xã hội như nghiệm ngập hút sách, buông lỏng theo mode mới, chụp giật, bị bơ vơ và bỏ rơi, nghèo đói, sống không lý tưởng, không được giáo dục kỹ lưỡng về luân lý, lại thêm bệnh tật và các chứng nan y như mỗi ngày có tới thêm 100 người trẻ bị nhiễm HIV, v.v...
Trước những vấn đề nan giải và khó khăn này, con đường đi tới của Giáo Hội Việt Nam còn rất nhiều thách đố trong sứ mạng mục vụ và truyền giáo của mình cho tương lai.