Sống Lời Chúa: Bài 3: Thánh Kinh là gì?
(Tài liệu học hỏi Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2005)
Vì yêu thương chúng ta mà Thiên Chúa đã ngỏ lời với chúng ta, để chúng ta được thông phần hạnh phúc viên mãn của Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo hội tin rằng Thiên Chúa đã nói với con người bằng nhiều thể nhiều cách. Theo cách nói chuyên môn, chúng ta gọi là Thiên Chúa mạc khải cho ta được biết về Ngài và về ý định cứu độ của Ngài. Thiên Chúa nói, hay Thiên Chúa mạc khải, nghĩa là Ngài tỏ ra (vén bức màn) cho chúng ta được biết về Ngài. ý định nhiệm màu của Thiên Chúa thì tâm trí tự nhiên của con người không thể nào nhận biết được, nên vì lòng thương yêu mà Thiên Chúa đã muốn tỏ ý định của Ngài ra cho chúng ta.
Tất cả những gì chính yếu Thiên Chúa muốn nói với con người đều đã được ghi chép lại trong các sách thánh mà chúng ta gọi là Thánh Kinh. Mạc khải của Thiên Chúa có hai giai đoạn mà thư gửi tín hữu Do thái gọi là thuở xưa và thời sau hết này. Thuở xưa là thời trước khi Đức Giêsu sinh ra, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ, các vị đại diện của Ngài mà nói với dân Israel, là dân riêng của Ngài, để cho họ được biết về Ngài, về ý muốn của Ngài và về Đấng Cứu thế mà Ngài sẽ sai xuống trần gian : đó là thời Cựu Ước. Còn thời sau hết này, là từ khi Đức Giêsu đến trong thế gian này thì tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói với chúng ta, Ngài đều nói qua Con Một của Ngài, là Đức Giêsu Kitô. Các thánh tông đồ có nói gì thì cũng là do lệnh của Đức Giêsu và nói về Đức Giêsu : đó là thời Tân Ước.
Vậy Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với con người, đã được Chúa Thánh Thần soi sáng cho các tác giả thánh ghi lại thành sách thánh và được Giáo hội công nhận. Người Kitô hữu nhìn nhận rằng các sách này được linh hứng, nghĩa là các tác giả những sách đó đã được Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn, để biết dùng tài năng của mình mà viết những gì Thiên Chúa muốn cho viết, và chỉ viết những gì Ngài muốn. Như vậy có thể nói Thiên Chúa là tác giả chính, còn các vị đó là tác giả phụ của các sách Thánh Kinh.
Thánh Kinh gồm 2 phần : Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước gồm 46 cuốn và Tân Ước có 27 cuốn. Những cuốn sách thánh này đã được Giáo hội, với tính cách là tông truyền, công nhận là những sách được linh hứng và làm thành bộ Thánh Kinh.
Mạc khải của Thiên Chúa chỉ được hoàn tất nơi Đức Giêsu, cho nên Cựu Ước hướng tới Tân Ước. Cựu Ước có một hướng đi : đó là việc thực hiện ý định cứu độ của Thiên Chúa trong nhân loại. Cựu Ước chưa đầy đủ nên Cựu Ước cần phải được hoàn tất. Cựu Ước hướng tới Chúa Kitô, báo trước và chuẩn bị cho Người.
Thánh Augustinô nói : “Tân Ước giấu ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước tỏ hiện trong Tân Ước”. Nghĩa là Tân Ước đã được chuẩn bị, được báo trước phần nào trong Cựu Ước, còn Cựu Ước chỉ đạt được ý nghĩa đầy đủ trong Tân Ước. Cựu Ước là hứa hẹn, Tân Ước là thực hiện.
Thánh Kinh là Lời Chúa để chuẩn bị tâm hồn con người đón nhận Đức Giêsu Ngôi Lời nhập thể. Tất cả mọi chuẩn bị đều hướng về Đức Giêsu Kitô để sẵn sàng tiếp nhận Lời của Ngôi Lời nhập thể. Vì thế mà phải đọc Thánh Kinh trong tâm tình hướng về Đức Giêsu Kitô, vì chính Đức Giêsu nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo hội (Pv 7).
Đọc Thánh Kinh để biết Chúa Giêsu, để yêu mến và cộng tác với Người, vì “không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” như thánh Giêrônimô đã nói.
(Tài liệu học hỏi Thư Mục Vụ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam 2005)
Vì yêu thương chúng ta mà Thiên Chúa đã ngỏ lời với chúng ta, để chúng ta được thông phần hạnh phúc viên mãn của Ba Ngôi Thiên Chúa. Giáo hội tin rằng Thiên Chúa đã nói với con người bằng nhiều thể nhiều cách. Theo cách nói chuyên môn, chúng ta gọi là Thiên Chúa mạc khải cho ta được biết về Ngài và về ý định cứu độ của Ngài. Thiên Chúa nói, hay Thiên Chúa mạc khải, nghĩa là Ngài tỏ ra (vén bức màn) cho chúng ta được biết về Ngài. ý định nhiệm màu của Thiên Chúa thì tâm trí tự nhiên của con người không thể nào nhận biết được, nên vì lòng thương yêu mà Thiên Chúa đã muốn tỏ ý định của Ngài ra cho chúng ta.
Tất cả những gì chính yếu Thiên Chúa muốn nói với con người đều đã được ghi chép lại trong các sách thánh mà chúng ta gọi là Thánh Kinh. Mạc khải của Thiên Chúa có hai giai đoạn mà thư gửi tín hữu Do thái gọi là thuở xưa và thời sau hết này. Thuở xưa là thời trước khi Đức Giêsu sinh ra, Thiên Chúa đã dùng các ngôn sứ, các vị đại diện của Ngài mà nói với dân Israel, là dân riêng của Ngài, để cho họ được biết về Ngài, về ý muốn của Ngài và về Đấng Cứu thế mà Ngài sẽ sai xuống trần gian : đó là thời Cựu Ước. Còn thời sau hết này, là từ khi Đức Giêsu đến trong thế gian này thì tất cả những gì Thiên Chúa muốn nói với chúng ta, Ngài đều nói qua Con Một của Ngài, là Đức Giêsu Kitô. Các thánh tông đồ có nói gì thì cũng là do lệnh của Đức Giêsu và nói về Đức Giêsu : đó là thời Tân Ước.
Vậy Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa nói với con người, đã được Chúa Thánh Thần soi sáng cho các tác giả thánh ghi lại thành sách thánh và được Giáo hội công nhận. Người Kitô hữu nhìn nhận rằng các sách này được linh hứng, nghĩa là các tác giả những sách đó đã được Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn, để biết dùng tài năng của mình mà viết những gì Thiên Chúa muốn cho viết, và chỉ viết những gì Ngài muốn. Như vậy có thể nói Thiên Chúa là tác giả chính, còn các vị đó là tác giả phụ của các sách Thánh Kinh.
Thánh Kinh gồm 2 phần : Cựu Ước và Tân Ước. Cựu Ước gồm 46 cuốn và Tân Ước có 27 cuốn. Những cuốn sách thánh này đã được Giáo hội, với tính cách là tông truyền, công nhận là những sách được linh hứng và làm thành bộ Thánh Kinh.
Mạc khải của Thiên Chúa chỉ được hoàn tất nơi Đức Giêsu, cho nên Cựu Ước hướng tới Tân Ước. Cựu Ước có một hướng đi : đó là việc thực hiện ý định cứu độ của Thiên Chúa trong nhân loại. Cựu Ước chưa đầy đủ nên Cựu Ước cần phải được hoàn tất. Cựu Ước hướng tới Chúa Kitô, báo trước và chuẩn bị cho Người.
Thánh Augustinô nói : “Tân Ước giấu ẩn trong Cựu Ước, và Cựu Ước tỏ hiện trong Tân Ước”. Nghĩa là Tân Ước đã được chuẩn bị, được báo trước phần nào trong Cựu Ước, còn Cựu Ước chỉ đạt được ý nghĩa đầy đủ trong Tân Ước. Cựu Ước là hứa hẹn, Tân Ước là thực hiện.
Thánh Kinh là Lời Chúa để chuẩn bị tâm hồn con người đón nhận Đức Giêsu Ngôi Lời nhập thể. Tất cả mọi chuẩn bị đều hướng về Đức Giêsu Kitô để sẵn sàng tiếp nhận Lời của Ngôi Lời nhập thể. Vì thế mà phải đọc Thánh Kinh trong tâm tình hướng về Đức Giêsu Kitô, vì chính Đức Giêsu nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo hội (Pv 7).
Đọc Thánh Kinh để biết Chúa Giêsu, để yêu mến và cộng tác với Người, vì “không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô” như thánh Giêrônimô đã nói.