CHÚA NHẬT 16 THƯỜNG NIÊN A
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv. 86; Rôma 8: 26-27; Matthêu 13: 24-30
Anh chị em thân mến,
Tuần vừa qua, vừa mới 7 giờ sáng thứ bảy, trên đường ra phi trường tôi gặp một số đông người tụ họp để chạy bộ gần thành phố Raleigh,NC. nơi tôi đang ở. Họ đứng đầy trên vỉa hè và tràn xuống cả mặt đường, vì thế xe phải lái chậm lại. Chúng tôi tự hỏi tại sao họ tụ họp sớm như thế? Nhưng khi nhìn thấy cái nơ màu hồng trên áo của mổi người, chúng tôi hiểu ngay là họ chạy để gây quỹ chữa trị bệnh ung thư vú. Nơ màu hồng nhắc chúng tôi biết mục đích việc họ tụ tập.
Chúng tôi cố gắng nhớ lại là từ khi nào người ta bắt đầu dùng nơ cài trên áo để người chung quanh chú ý giúp đỡ họ về một chuyện gì. Vào thập niên 80 có một số con tin bị giam giử tại Iran, người ta đã dùng dải băng vàng cài trên áo hay buộc vào thân cây hay vào cột đèn để tỏ sự đoàn kết với những người bị bắt và gia đình của họ. Tuy trên dải băng không in chữ, nhưng người ta ai cũng hiểu là “Chúng tôi muốn 52 người bị bắt phải được trả về an toàn”. Dải băng để chứng tỏ với các gia đình của họ là chúng tôi thông cảm với sự đau đớn và lo lắng của họ. Rồi từ đó đến nay người ta đeo nơ cho nhiều vấn đề, như về bệnh AIDS, để ủng hộ chính sách quân sự, để chống nạn buôn bán ma túy, để gây quỹ tìm thuốc chữa bệnh đảng trí của người lớn tuổi v.v... Mặc dù có nhiều cảnh đời khác nhau nhưng khi đeo nơ là chúng ta biểu hiện sự đồng tâm nhất trí.
Tôi nghỉ rằng dụ ngôn trong phúc âm cũng như dải băng hay nơ cài trên áo đối với Kito hữu. Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta những trường hợp cần thiết và giúp chúng ta gắn kết trong hy vọng. Mặc dù chúng ta khác nhau về nhiều phương diện, nhưng dụ ngôn giúp chúng ta chú ý về một vấn đề, và vấn đế đó gắn kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta là những người sống với dụ ngon. Dụ ngôn soi sáng và giúp chúng ta hiểu biết cả những điều ngoài tầm nhìn của chúng ta. Dụ ngôn giúp chúng ta cố gắng mổi ngày. Cũng như những người đeo nơ trên áo, chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, và như vậy chúng ta tuyên xưng "Mặc dù thế giới ra sao đi nửa, thì đây vẫn là trung tâm đời sống của chúng ta". "Đây là dấu chỉ chúng ta gắn kết với nhau" " Nhờ đó thúc đẩy tôi tiến lên trong đời sống hàng ngày"
Hôm nay chúng ta có dụ ngôn về cỏ lùng và lúa tốt. Mỗi khi chúng ta mở TV xem đá banh, vặn radio nghe tin tức rồi hỏi "đội nào thắng?" "ai thắng, người lành hay kẻ dữ?". Thế kỷ 20 là một thế kỷ bạo lực nhất trong lịch sử thế giới. Đáng lý ra khi con người tiến thì sự sống cũng tiến triển chứ? Thật là một sự chán chường, nhiều sự thật phá bỏ đi niềm tin tích cực. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta muốn buông xuôi với thế giới này và tự hỏi Thiên Chúa ở đâu?
Vì thế chúng ta cần nhìn vào dụ ngôn, và nhất là dụ ngôn ngày hôm nay về cỏ lùng và lúa tốt. Giáo hội tiên khởi, những người nghe phúc âm thánh Mátthêu, cũng phải đối chiếu với mầu nhiệm của sự giận dữ ấy. Tại sao lại có sự dử trong thế giới, trong giáo hội và trong lòng chúng ta? Đó là câu hỏi lớn lao mà dụ ngôn này không trả lời một cách dể dàng. Dụ ngôn này không giải thích gì cả. Nhưng có nhắc đên sự dữ trong chúng ta. Người chủ ruộng trả lời với đầy tớ rằng: "kẻ địch đã làm đó!". Đây không phải là dụ ngôn ngây ngô, hay chỉ nói về đời này. Nhưng còn chú ý đến một sự thật: là sự dữ có thật, và không bỏ qua được. Không phải là sự ví von như cỏ lùng mọc giữa lúa tốt. Mà chính sự dữ đã làm cho con người mất hết hăng say, và cố gắng.
Chúng ta thấy cỏ lùng, không phải chỉ có ở thế giới bên ngoài, nhưng "cỏ lùng rất gần chúng ta và ở trong lòng chúng ta." Dụ ngôn đối chiếu với giáo hội tiên khởi, một giáo hội với đầy chia rẽ, chống đối nhau, và yếu đuối. Họ đâu còn sức sống nào khác ngoài các dụ ngôn? Cộng đoàn chúng ta cũng có nhiều vấn đề mắc mứu. Đôi khi gây ra sự chia rẻ trong chúng ta. Và nhiếu lúc cũng đã chia rẻ chúng ta rồi. Cộng đoàn đức tin của chúng ta đã bị rung chuyển vì những gương xấu của hàng linh mục; bị phân chia vì mầu da hay vì nguồn gốc; vì người đến trước, kẻ đến sau; vì người bảo thủ, kẻ cấp tiến. Và khi nói đến những chia rẽ này, chúng ta hảy tự vấn lương tâm xem đã có “nó” xen vào chưa. Cỏ lùng hiện diện trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Ẩn mình vào trong những mảng tội lỗi thật sự của chúng ta, đó chính là việc làm của kẻ thù chúng ta. Muốn tìm cách tiêu diệt cỏ lùng ấy ra khỏi đất nước chúng ta, khỏi giáo hội và ra khỏi tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải thật lòng hành động để dẹp bỏ sức cám dổ. Và dụ ngôn cũng khuyên chúng ta nên cẩn thận không nên xét đoán sự dữ vì chúng ta có thể hũy hoại điều tốt lành trong lúc chúng ta đánh dẹp sự dữ. Chúa Giêsu nói về kinh nghiệm của Ngài là chúng ta có thể đoán được tương lai sẽ ra sao từ những dấu chỉ đầu tiên.
Từ lúc đầu Giuđa có vẻ có tương lai: Làm được việc, biết giử tiền bạc, sổ sách. ông ta có vẻ là một môn đệ giỏi "người giử tiền". Nếu bạn là Chúa Giêsu, có lẻ bạn muốn sa thải Phêrô, Tôma hay bà Martha ra phải không? Những người này không tỏ dấu biết suy nghỉ và không hiểu theo Chúa Giêsu là như thế nào. Họ là những người chậm hiểu những điều Chúa dạy. Nhưng Chúa Giêsu kiên nhẫn, Chúa để sự tốt triễn nở từ từ trong đời của họ. Ngài để sự tốt có thời gian sinh hoa kết trái tốt tươi.
Bạn có bao giờ không thích một người mà bạn vừa gặp ngay từ lúc đầu không? Nhưng rồi từ từ sau đó người đó trở thành một bạn tốt của bạn không? Dụ ngôn nói "ta không biết được tương lai thế nào". Dụ ngôn là câu chuyện nói về ơn thánh đến với chúng ta. Thử nhìn vào đời sống, chúng ta nhớ lại những lổi lầm mà chúng ta đã vấp phạm, và thử hỏi chúng ta bây giờ có vui mừng là đã được dịp thay đổi ăn năn sửa mình không? Chúng ta có biết cảm ơn là chúng ta đã để cho lúa tốt lớn lên và sinh hoa trái làm vụ mùa tốt lên không? Thử hỏi nếu chúng ta bị Thiên Chúa xét xủ ngay lúc sai phạm, thì chúng ta sẽ ra sao?
Nếu chúng ta nhìn vào đời sống của cộng đoàn bây giờ, chúng ta vẩn còn thấy có những dấu chỉ của cỏ lùng. Khi chúng ta trở nên chán nản, thì chúng ta hãy lắng nghe dụ ngôn đầy hy vong này. Chúng ta có được thời gian để hạt lúa tốt trong lòng chúng ta đâm hoa kết trái. Chúng ta nên tin tưởng vào Chủ ruộng, vi Ngài biết phải làm gì, và chúng ta nên tin vào thành quả của việc Ngài làm. Đây là một dụ ngôn về hy vọng. Thế thì chúng ta không nên buông tay trong những cố gắng làm việc ngay cả những khi chúng ta bất mản vì phải cố gắng quá nhiều. Vì Thiên Chúa là Chủ ruộng và Ngài sẽ giúp mọi sự trở nên tốt lành.
Dụ ngôn cũng giống như những dải băng, tuy nó không có vẻ mạnh mẽ, đó chỉ là một mảnh lụa dài, một câu chuyện nhỏ. Nhưng những dải băng đó cho chúng ta biết đến tận thâm tâm sâu kín. Đó là dấu chỉ bên ngoài nói lên sự liên kết trong chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến đức tin và nhắc chúng ta hảy tin tưởng vào đấy, nhất là tin vào Đấng đang dạy dụ ngôn cho chúng ta. Chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, như người ta mang dải lụa, để nhắc nhở chúng ta. Khi thế giới bên ngoài gây hoan man cho chúng ta và như muốn chống lại những hy vọng của chúng ta, chúng ta hảy thường suy niệm và nghe các ngụ ngôn. Nhờ thế, nó đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, trong lúc cộng đoàn chúng ta cố gắng chiến đấu và hành động. Chúng ta nên tránh những điều chống đối chia rẻ; chúng ta không nên tính toán những thành quả củng như những thất bại Trong lúc chiến đấu với sự dữ, chúng ta phải liên tục cố gắng cho đến khi Đấng chủ ruộng cho chúng ta biết là đến mùa gặt, vì Ngài là người biết rõ hơn chúng ta về cách chia cỏ lùng riêng và lúa tốt riêng.
Dụ ngôn liên kết chúng ta hôm nay, nó khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta. Chúng ta không chán nản vì còn biết bao nhiêu việc phải làm. Trong dụ ngôn chúng ta thấy rõ Chủ ruộng là người cầm chịch. Người Chủ ruộng gieo giống tốt và nay có được vụ mùa tốt. Nếu có việc chia cỏ lùng và lúa tốt thi phải đợi đến sau này dưới sự chỉ đạo của Chúa. Lúc đó là lúc nào? Dụ ngôn nói là còn thì giờ, "hãy chờ đợi" và bây giờ chúng ta còn có thì giờ để lúa tốt sinh hoa trái trong đời sống chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa!
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
Khôn ngoan 12: 13, 16-19; Tv. 86; Rôma 8: 26-27; Matthêu 13: 24-30
Anh chị em thân mến,
Tuần vừa qua, vừa mới 7 giờ sáng thứ bảy, trên đường ra phi trường tôi gặp một số đông người tụ họp để chạy bộ gần thành phố Raleigh,NC. nơi tôi đang ở. Họ đứng đầy trên vỉa hè và tràn xuống cả mặt đường, vì thế xe phải lái chậm lại. Chúng tôi tự hỏi tại sao họ tụ họp sớm như thế? Nhưng khi nhìn thấy cái nơ màu hồng trên áo của mổi người, chúng tôi hiểu ngay là họ chạy để gây quỹ chữa trị bệnh ung thư vú. Nơ màu hồng nhắc chúng tôi biết mục đích việc họ tụ tập.
Chúng tôi cố gắng nhớ lại là từ khi nào người ta bắt đầu dùng nơ cài trên áo để người chung quanh chú ý giúp đỡ họ về một chuyện gì. Vào thập niên 80 có một số con tin bị giam giử tại Iran, người ta đã dùng dải băng vàng cài trên áo hay buộc vào thân cây hay vào cột đèn để tỏ sự đoàn kết với những người bị bắt và gia đình của họ. Tuy trên dải băng không in chữ, nhưng người ta ai cũng hiểu là “Chúng tôi muốn 52 người bị bắt phải được trả về an toàn”. Dải băng để chứng tỏ với các gia đình của họ là chúng tôi thông cảm với sự đau đớn và lo lắng của họ. Rồi từ đó đến nay người ta đeo nơ cho nhiều vấn đề, như về bệnh AIDS, để ủng hộ chính sách quân sự, để chống nạn buôn bán ma túy, để gây quỹ tìm thuốc chữa bệnh đảng trí của người lớn tuổi v.v... Mặc dù có nhiều cảnh đời khác nhau nhưng khi đeo nơ là chúng ta biểu hiện sự đồng tâm nhất trí.
Tôi nghỉ rằng dụ ngôn trong phúc âm cũng như dải băng hay nơ cài trên áo đối với Kito hữu. Dụ ngôn nhắc nhở chúng ta những trường hợp cần thiết và giúp chúng ta gắn kết trong hy vọng. Mặc dù chúng ta khác nhau về nhiều phương diện, nhưng dụ ngôn giúp chúng ta chú ý về một vấn đề, và vấn đế đó gắn kết chúng ta lại với nhau. Chúng ta là những người sống với dụ ngon. Dụ ngôn soi sáng và giúp chúng ta hiểu biết cả những điều ngoài tầm nhìn của chúng ta. Dụ ngôn giúp chúng ta cố gắng mổi ngày. Cũng như những người đeo nơ trên áo, chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, và như vậy chúng ta tuyên xưng "Mặc dù thế giới ra sao đi nửa, thì đây vẫn là trung tâm đời sống của chúng ta". "Đây là dấu chỉ chúng ta gắn kết với nhau" " Nhờ đó thúc đẩy tôi tiến lên trong đời sống hàng ngày"
Hôm nay chúng ta có dụ ngôn về cỏ lùng và lúa tốt. Mỗi khi chúng ta mở TV xem đá banh, vặn radio nghe tin tức rồi hỏi "đội nào thắng?" "ai thắng, người lành hay kẻ dữ?". Thế kỷ 20 là một thế kỷ bạo lực nhất trong lịch sử thế giới. Đáng lý ra khi con người tiến thì sự sống cũng tiến triển chứ? Thật là một sự chán chường, nhiều sự thật phá bỏ đi niềm tin tích cực. Chúng ta có cảm tưởng như chúng ta muốn buông xuôi với thế giới này và tự hỏi Thiên Chúa ở đâu?
Vì thế chúng ta cần nhìn vào dụ ngôn, và nhất là dụ ngôn ngày hôm nay về cỏ lùng và lúa tốt. Giáo hội tiên khởi, những người nghe phúc âm thánh Mátthêu, cũng phải đối chiếu với mầu nhiệm của sự giận dữ ấy. Tại sao lại có sự dử trong thế giới, trong giáo hội và trong lòng chúng ta? Đó là câu hỏi lớn lao mà dụ ngôn này không trả lời một cách dể dàng. Dụ ngôn này không giải thích gì cả. Nhưng có nhắc đên sự dữ trong chúng ta. Người chủ ruộng trả lời với đầy tớ rằng: "kẻ địch đã làm đó!". Đây không phải là dụ ngôn ngây ngô, hay chỉ nói về đời này. Nhưng còn chú ý đến một sự thật: là sự dữ có thật, và không bỏ qua được. Không phải là sự ví von như cỏ lùng mọc giữa lúa tốt. Mà chính sự dữ đã làm cho con người mất hết hăng say, và cố gắng.
Chúng ta thấy cỏ lùng, không phải chỉ có ở thế giới bên ngoài, nhưng "cỏ lùng rất gần chúng ta và ở trong lòng chúng ta." Dụ ngôn đối chiếu với giáo hội tiên khởi, một giáo hội với đầy chia rẽ, chống đối nhau, và yếu đuối. Họ đâu còn sức sống nào khác ngoài các dụ ngôn? Cộng đoàn chúng ta cũng có nhiều vấn đề mắc mứu. Đôi khi gây ra sự chia rẻ trong chúng ta. Và nhiếu lúc cũng đã chia rẻ chúng ta rồi. Cộng đoàn đức tin của chúng ta đã bị rung chuyển vì những gương xấu của hàng linh mục; bị phân chia vì mầu da hay vì nguồn gốc; vì người đến trước, kẻ đến sau; vì người bảo thủ, kẻ cấp tiến. Và khi nói đến những chia rẽ này, chúng ta hảy tự vấn lương tâm xem đã có “nó” xen vào chưa. Cỏ lùng hiện diện trong đời sống thiêng liêng của chúng ta. Ẩn mình vào trong những mảng tội lỗi thật sự của chúng ta, đó chính là việc làm của kẻ thù chúng ta. Muốn tìm cách tiêu diệt cỏ lùng ấy ra khỏi đất nước chúng ta, khỏi giáo hội và ra khỏi tâm hồn chúng ta. Chúng ta phải thật lòng hành động để dẹp bỏ sức cám dổ. Và dụ ngôn cũng khuyên chúng ta nên cẩn thận không nên xét đoán sự dữ vì chúng ta có thể hũy hoại điều tốt lành trong lúc chúng ta đánh dẹp sự dữ. Chúa Giêsu nói về kinh nghiệm của Ngài là chúng ta có thể đoán được tương lai sẽ ra sao từ những dấu chỉ đầu tiên.
Từ lúc đầu Giuđa có vẻ có tương lai: Làm được việc, biết giử tiền bạc, sổ sách. ông ta có vẻ là một môn đệ giỏi "người giử tiền". Nếu bạn là Chúa Giêsu, có lẻ bạn muốn sa thải Phêrô, Tôma hay bà Martha ra phải không? Những người này không tỏ dấu biết suy nghỉ và không hiểu theo Chúa Giêsu là như thế nào. Họ là những người chậm hiểu những điều Chúa dạy. Nhưng Chúa Giêsu kiên nhẫn, Chúa để sự tốt triễn nở từ từ trong đời của họ. Ngài để sự tốt có thời gian sinh hoa kết trái tốt tươi.
Bạn có bao giờ không thích một người mà bạn vừa gặp ngay từ lúc đầu không? Nhưng rồi từ từ sau đó người đó trở thành một bạn tốt của bạn không? Dụ ngôn nói "ta không biết được tương lai thế nào". Dụ ngôn là câu chuyện nói về ơn thánh đến với chúng ta. Thử nhìn vào đời sống, chúng ta nhớ lại những lổi lầm mà chúng ta đã vấp phạm, và thử hỏi chúng ta bây giờ có vui mừng là đã được dịp thay đổi ăn năn sửa mình không? Chúng ta có biết cảm ơn là chúng ta đã để cho lúa tốt lớn lên và sinh hoa trái làm vụ mùa tốt lên không? Thử hỏi nếu chúng ta bị Thiên Chúa xét xủ ngay lúc sai phạm, thì chúng ta sẽ ra sao?
Nếu chúng ta nhìn vào đời sống của cộng đoàn bây giờ, chúng ta vẩn còn thấy có những dấu chỉ của cỏ lùng. Khi chúng ta trở nên chán nản, thì chúng ta hãy lắng nghe dụ ngôn đầy hy vong này. Chúng ta có được thời gian để hạt lúa tốt trong lòng chúng ta đâm hoa kết trái. Chúng ta nên tin tưởng vào Chủ ruộng, vi Ngài biết phải làm gì, và chúng ta nên tin vào thành quả của việc Ngài làm. Đây là một dụ ngôn về hy vọng. Thế thì chúng ta không nên buông tay trong những cố gắng làm việc ngay cả những khi chúng ta bất mản vì phải cố gắng quá nhiều. Vì Thiên Chúa là Chủ ruộng và Ngài sẽ giúp mọi sự trở nên tốt lành.
Dụ ngôn cũng giống như những dải băng, tuy nó không có vẻ mạnh mẽ, đó chỉ là một mảnh lụa dài, một câu chuyện nhỏ. Nhưng những dải băng đó cho chúng ta biết đến tận thâm tâm sâu kín. Đó là dấu chỉ bên ngoài nói lên sự liên kết trong chúng ta. Dụ ngôn nhắc đến đức tin và nhắc chúng ta hảy tin tưởng vào đấy, nhất là tin vào Đấng đang dạy dụ ngôn cho chúng ta. Chúng ta mang dụ ngôn trong lòng chúng ta, như người ta mang dải lụa, để nhắc nhở chúng ta. Khi thế giới bên ngoài gây hoan man cho chúng ta và như muốn chống lại những hy vọng của chúng ta, chúng ta hảy thường suy niệm và nghe các ngụ ngôn. Nhờ thế, nó đem đến cho chúng ta niềm hy vọng, trong lúc cộng đoàn chúng ta cố gắng chiến đấu và hành động. Chúng ta nên tránh những điều chống đối chia rẻ; chúng ta không nên tính toán những thành quả củng như những thất bại Trong lúc chiến đấu với sự dữ, chúng ta phải liên tục cố gắng cho đến khi Đấng chủ ruộng cho chúng ta biết là đến mùa gặt, vì Ngài là người biết rõ hơn chúng ta về cách chia cỏ lùng riêng và lúa tốt riêng.
Dụ ngôn liên kết chúng ta hôm nay, nó khơi dậy niềm hy vọng trong chúng ta. Chúng ta không chán nản vì còn biết bao nhiêu việc phải làm. Trong dụ ngôn chúng ta thấy rõ Chủ ruộng là người cầm chịch. Người Chủ ruộng gieo giống tốt và nay có được vụ mùa tốt. Nếu có việc chia cỏ lùng và lúa tốt thi phải đợi đến sau này dưới sự chỉ đạo của Chúa. Lúc đó là lúc nào? Dụ ngôn nói là còn thì giờ, "hãy chờ đợi" và bây giờ chúng ta còn có thì giờ để lúa tốt sinh hoa trái trong đời sống chúng ta. Cảm tạ Thiên Chúa!
Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP