CHÚA NHẬT LỄ CHÚA KITÔ, VUA VŨ TRỤ (B)
Đanien 7: 13-14; T.vịnh 92; Khải huyền 1: 5-8; Gioan 18: 33b-37
Israel mong mỏi có được một vị vua giống như người Chăn Chiên; giống vua David. Vị vua mà họ đang mong đợi, được Thiên Chúa Xức dầu, và sẽ đem đến một thời thịnh trị cho dân Ísrael và Giuđa. Nhưng một số vua cai trị đã qua không đáp ứng được những mong muốn của người dân và tiêu chuẩn của Thiên Chúa. Mặc dù sau những hoạt động trị quốc thất bại của các vị vua đó, người dân vẫn tin rằng Thiên Chúa sẽ vẫn giử lời hứa với họ. Hôm nay chúng ta đọc Thánh Vịnh trong bài đáp ca hôm nay hãy tập trung ánh mắt vào Thiên Chúa, với lòng cảm tạ vì Thiên Chúa đã thực hiện lời hứa từ trước bằng cách thiết lập Triều Đại của Đức Kitô: "Chúa thiết lập địa cầu, địa cầu không lay chuyển; Ngai vàng Chúa kiên cố tự ngàn xưa".
Chúng ta thường diễn tả Thiên Chúa thiết lập một "Vương triều" trên mặt đất, với Chúa Giêsu là Vua thật sự của chúng ta. Thật thế đấy. Nhưng, hãy thử diển tả một cách khác - "Triều Đại Thiên Chúa" Vương triều có vẻ như thụ động, hình như Chúa Kitô đang ngự trên ngai vàng ở một nơi xa xăm nào đó. "Triều Đại Chúa Kitô", hay "Triều Đại Thiên Chúa" nêu lên ý một quyền cai trị hiện tại và hoạt động. Chúa Kitô không bỏ chúng ta để tự chúng ta thi hành "lề luật của Triều Đại" mà Ngài tỏ ra, bảo chúng ta phải tự thi hành, trong chúng ta, và Ngài hứa là Ngài sẽ trở lại một ngày nào đó, để xem chúng ta đã thực hiện ra sao. Vả lại, Đức Kitô đã ở lại với chúng ta, giúp chúng ta trở nên công cụ của Ngài trong thế giới hiện tại. Mọi người phải cảm thấy sự hiện diện đầy yêu thương của một vị vua mới trong chúng ta. Một Đấng Quân vương có nguồn gốc đầy khiêm tốn, Ngài đã loan báo triều đại của Thiên Chúa, ngồi xuống rửa chân, chết để biểu lộ lòng yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta Ngài sống lại từ cõi chết và thổi Thần Khí của Ngài trên chúng ta, để chúng ta có thể sống đời sống của Ngài với tư cách là công dân của Vương Quốc / Triều Đại của Thiên Chúa.
Philatô hỏi Chúa Giêsu "Ông có phải là Vua dân Do Thái không?" Lời hỏi đó cũng đã đủ để khiến Chúa Giêsu bị giết, vì có nghĩa là Chúa Giêsu là đối thủ của vua Caesar, và Đế Quốc La Mã. Nhưng, việc Chúa Giêsu làm vua khác với tất cả các vua khác. Chúa Giêsu trả lời Philatô "Nước tôi không thuộc về thế gian này". Nhưng câu trả lời đó không có nghĩa là nước của Chúa Giêsu ở một nơi nào khác. Vương Quốc của Chúa Giêsu đúng thật là đang ở đây và bây giờ - trong thế giới này.
Chúng ta hãy để ý đến lịch sử của nhiều vị vua, hay là của phần đông các nhà cai trị trên thế giới. Họ đã không cho quần chúng một hình ảnh của một vị vua đáng nể trọng. Trong ngày lễ này, chúng ta được mời gọi tôn xưng Chúa Kitô là Vua của chúng ta - Thật Ngài là "Vua của vũ trụ" đó là tên ngày lễ này.
Chúa Giêsu cũng không bảo chúng ta, là những người đang theo Ngài, hãy tránh tham gia hoạt động trong thế giới này. Thật hoàn toàn ngược lại. Chúng ta có một phần vai trò tham dự vào việc mang vương quốc của Chúa Giêsu đến nơi trần thế bằng: Hòa bình, công chính, sự thật và yêu thương là những dấu chỉ thật sự chứng tỏ Chúa Giêsu đang cai trị trên thế giới này. Khi những vị vua cai trị trần gian bằng vũ lực với những thể chế trấn áp bạo lực và bóc lột kinh tế theo ý họ. còn nguồn gốc của quyền lực Chúa Giêsu đến từ sự thánh thiện hơn. Chúa Giêsu cai trị bằng "một hệ văn hóa mới".
Trong khi các người cai trị trên thế giới phân chia quyền lực của học bằng sự phân ranh trên bản đồ, thì Chúa Giêsu vạch đường quyền lực của Ngài vào trong tâm khảm của mổi người. Chúng ta đã đón chào Vua Giêsu và Triều Đại Ngài vào trong lòng chúng ta, và vì vậy, đời sống chúng ta phải luôn luôn phản ánh nguồn gốc và quyền cai trị của Đấng mà chúng ta đang theo. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với các lễ đăng quang, và lễ lên ngôi vua và hoàng hậu với sự vinh thăng muôn ánh hào quang của Vua và Hoàng Hậu. Triều Đại Chúa Giêsu bắt đầu khi Ngài chết trên cây thập giá. Philatô cho treo một bản văn đầy giễu cợt trên cây thập giá được ghi là: "Giêsu, người Nazareth, vua của dân Do thái”. Vua của chúng ta không có trên đầu vương miện bằng ngọc ngà, nhưng là một vương miện bằng gai và phủ một áo choàng tím là màu của sự chế nhạo. Chúa Giêsu đã lãnh đạo những đội quân nào? Ngài đã giành được chiến thắng ở trận nào? Ngài đã chiến đấu và thắng trong trận chiến chống lại tội lỗi và sự chết, một trận chiến mà không đội quân đơn thuần nào của loài người có thể thắng được. Và kết quả là chúng ta có thể sống bằng lời dạy yêu thương của Ngài và nhờ vào Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta – Đó là Thần khí của Vị Vua chúng ta.
Philatô coi thường một nhà thuyết giảng nông dân vô tích sự đến từ vùng quê Nazareth không chút quyền thế. Philatô tự nghĩ ông ta là quan tòa và có quyền phán xử về số phận của Chúa Giêsu. Trong thế giới thời đó; một vị vua hay nữ hoàng là người phải ngồi trên ngai vàng vinh hiển, nhưng họ cần thận trọng vì có nhiều quyền lực khác có thể đến lật đổ quyền lực của họ và tranh ngôi. Chúa Giêsu thách thức Philatô về khái niệm trong việc tranh chấp quyền lực. Đúng thế, Chúa Giêsu là vua, nhưng Ngài không dùng quyền lực để bắt buộc người dân phải theo Ngài để sống dưới vương quyền của Ngài. Thay vào đó, người dân có thể đi theo Chúa Giêsu vì họ sẽ bị thu hút bởi sự thật về con người của Ngài: "Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi".
Thánh Gioan, tác giả phúc âm trình bày sự xét xử của Philatô trước Chúa Giêsu. Nhưng khi Philatô không phải là người duy nhất xét xử Chúa Giêsu – Mà chúng ta cũng là bồi thẩm đoàn xét xử và thông qua bản án. Chúa Giêsu có phải là lẽ thật mà chúng ta chấp nhận trong đời sống của mình hay không? Hay chúng ta chạy theo quyền thế của thế giới và sống theo quy tắc quyền thế đó? Trong lễ này chúng ta được nhắc nhở là hôm nay không phải chỉ là một lễ theo phụng vụ thần học. Lễ này đưa chúng ta vào thế giới chính trị nữa. Chúng ta sống trong thế gian như là những người thuộc hạ của triều đại Chúa Giêsu. Chúng ta có chấp nhận việc làm công dân của triều đại đó không? Bằng cách nói thêm về thị kiến Chúa Kitô đã mặc khải cho chúng ta qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Ngài.
Triều Đại Chúa Giêsu, thế giới của Ngài ở với chúng ta bây giờ. Qua bí tích rữa tội, và bí tích thêm sức, Thần Linh đã cho chúng ta thị kiến để nhận thấy sự hiên diện của Triều Đại và Kết quả của sự sống. Đó là một thế giới của cộng đoàn, trong công bằng, tôn trọng và đối thoại. Trong vương quốc, dưới sự cai trị của Chúa Giêsu, ơn huệ cho từng người một được công nhận. Người nghèo và những người bị bỏ rơi được trao quyền và không một ai bị bỏ quên. Sự công chính được ban cho mỗi người, cho dù có hoàn cảnh chính trị, màu da, nam hay nữ hay hoàn cảnh kinh tế khác biệt.
Người dân trong một nước thường có giấy chứng nhận, hay giấy chứng minh nhân thân chứng tỏ người đó là dân trong nước. Chúng ta có gì để chứng tỏ chúng ta là dân của nước Chúa Kitô không? Chúng ta có ơn Chúa Thánh Thần giúp chúng ta làm chứng bằng đời sống chứng tỏ là những người đang theo Chúa Giêsu, là công dân dưới quyền cai trị của Ngài. Nói cách khác, đời sống của chúng ta không chỉ là bằng chứng phong phú cho lòng trung thành của chúng ta với ai, mà còn là chứng chỉ công dân đang thuộc về quyền ai – Ai đang thống trị trái tim và suy nghĩ của chúng ta.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
OUR LORD JESUS CHRIST, KING OF THE UNIVERSE (B)
Daniel 7: 13-14; Psalm 93; Revelation 1: 5-8; John 18: 33b-37
Israel Longed for an ideal King, like the Shepherd King David. This anticipated king, anointed by God, would bring a period of just rule and practice to Israel and Judah. But a long line of monarchs failed to live up to people’s yearnings and God’s standards. Despite the multiple failures by these rulers the people still believed God would keep the promise God made them. We pray our Psalm Response today focusing our eyes on God, with gratitude for having fulfilled the ancient promise by establishing the reign of Christ. "Your throne stands firm from of old; from everlasting you are, O Lord."
We usually describe God’s establishing the "kingdom" on earth, with Jesus as our true king. True enough. But try on another description – the "Reign of God." Kingdom can sound stagnant, as if Christ is sitting on a throne somewhere far off. The "Reign of Christ," or the "Reign of God," suggests a present and active rule. Christ hasn’t left us on our own to observe the "rules of the Kingdom" which he revealed, ordered us to observe, left and promised he would return someday, to see how we did on our own. Rather, he has stayed with us, enabling us to be his instruments in the world. People should experience in us the loving presence of a new kind of ruler – one from humble origins, who proclaimed the Reign of God, washed feet, died to manifest God’s love for us, rose from the dead and breathed his Spirit on us, so we could live his life as citizens of the Kingdom/Reign of God.
Pilate asked Jesus, "Are you the King of the Jews?" That claim would have been enough to get Jesus killed as a rival to Caesar and the Roman Empire. But Jesus’ kingship differed from all the world’s claimants to that title. He responds to Pilate’s question, "My kingdom does not belong to this world." But that doesn’t mean it is somewhere else. Jesus’ kingdom is very much here and now – in this world.
Let’s face it, the history of many, or most, of the world’s rulers hasn’t given humanity a favorable view of royalty. We are challenged on this feast to call Christ our King – indeed, "King of the Universe," as this feast reminds us.
Nor is Jesus exempting us his followers from an involvement in this world. Quite the contrary. We have a part to play in bringing about Jesus’ Kingdom where peace, justice, truth and love are concrete signs that Jesus reigns in this world. When the world’s earthly rulers and institutions dominate by force, violence and economic exploitation, the source of Jesus’ power comes from a very different and holier source. Jesus’ rule calls us to a manifest "counter culture."
While the world’s rulers draw the lines of their power on a map, Jesus draws his on the human heart. We have welcomed King Jesus and his reign into our hearts and so our lives should constantly reflect the source and rule of the one we follow. We are all familiar with coronation ceremonies and have seen the crowning of kings and queens with great pomp and circumstance. Jesus’ reign began when he died on the cross, as the cynical sign Pilate posted over his head read, "Jesus of Nazareth, King of the Jews." Our king didn’t wear a crown of jewels, but a crown of thorns, and the purple robe of mockery. What armies did Jesus lead and what victories did he win? He fought and won a war against sin and death, a battle no mere human troops could ever win. As a result we can live his teachings of love, not by mere force of will, but by the power of his reign and the indwelling gift of the Spirit – the King’s Spirit.
Pilate sneered at the seeming-powerless, peasant preacher from Nazareth before him. He thought he was the judge and jury over Jesus’s fate. In his world being a king, or queen, meant sitting pompously on a throne, but cautious that some other force might come to snatch power away and usurp the throne. Jesus challenges Pilate’s and our notion of rule. Yes, he is a king, but he would not use power to coerce people to follow him and live under his kingship. Instead, people would follow Jesus because they would be attracted to the truth of who he is, "Everyone who belongs to the truth listens to my voice."
The evangelist John has Jesus on trial before Pilate. But Pilate is not the only one judging Jesus – we are the jury and must pass judgment as well. Is Jesus the truth we accept into our lives? Or, shall we follow the powers of the world and live by their rules? We are reminded on this feast that today is not just some theological, or ritual celebration. Our feast immerses us in the political world as well. We live in the world as citizens of Jesus’ realm. Will we accept that citizenship? How? By implementing the vision Christ has revealed to us through his life, death and resurrection.
Jesus’ kingdom, his world, is with us now. We have, through our baptism and the gift of the Spirit, been given the vision to see the presence of the kingdom and its life-giving possibilities. It is a world of community, equality, respect and dialogue. In the kingdom, under Jesus’ rule, each person’s gifts are recognized. The poor and neglected are empowered and no one is left out. Justice is given to each, regardless of their political influence, race, gender or economic status.
Citizens usually have papers, or documents, that attest they are citizens of the land. What do we have to prove we are citizens of Christ’s reign? We have the gift of the Holy Spirit who enables us to give witness by our lives that we are followers of Jesus, citizens under his rule. In other words, our lives are more than ample proof of where and in whom our allegiance lies – who rules our hearts and minds.