ĐỨC ĐẠT-LAI-LẠT-MA NÓI CHUYỆN VỀ CHÚA GIÊSU (TIẾP THEO)
CHƯƠNG VIII - SỰ PHỤC SINH
PHÚC ÂM THÁNH GIOAN
(20, 10-18)
Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là nền tảng đức tin Kitô giáo. Không có Phúc Âm nào mô tả lại lúc Chúa Phục Sinh. Nhưng tất cả ghi lại sự hiện ra của Chúa Giêsu với các môn đệ Ngài dưới hình thức thể lý - một thân xác tinh tế hay thần linh - sau khi Ngài qua đời. Trong bốn Phúc Âm được Giáo hội công nhận, cuộc sống của Chúa Giêsu được viết lại theo thể văn “hồi ký”, bắt đầu từ kinh nghiệm về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Trong tất cả các Phúc Âm, Chúa Giêsu Phục Sinh xuất hiện trước hết với các phụ nữ. Trong đoạn Phúc Âm Thánh Gioan được kể lại đây, chính Chúa Giêsu đã hiện ra với bà Maria Macđala - một nữ đệ tử thân tín với Ngài - theo truyền thuyết được xác định là cô gái giang hồ đã ăn năn trở lại, được tường thuật trong Phúc Âm.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên với Đấng Phục Sinh gây nên bối rối, ngờ vực và ngay cả hoài nghi hoàn toàn đối với các môn đệ, mặc dù Chúa Giêsu đã tiên báo sự Phục Sinh của Ngài ‘sau ba ngày”. Ba ngày là một biểu hiệu của Thánh kinh để chỉ một chu kỳ thời gian trọn vẹn.
Bà Maria Macđala nhìn vào trong chiếc mộ trống và thấy hai “thiên thần”. Tiếng Hy-Lạp “angelos” (thiên thần) ám chỉ sứ giả. Bà Maria không nhận ra họ như vậy. Nhưng khi các thiên thần hỏi bà tại sao khóc thì bà hỏi có biết xác Chúa Giêsu được đặt để ở đâu không.
Rồi thì bà quay mặt lại và thấy Chúa Giêsu đứng bên cạnh nhưng không nhận ra Ngài. Chúa Giêsu cũng hỏi bà tại sao khóc. Bà tưởng đó là người làm vườn và hỏi đã để xác Chúa Giêsu ở đâu. Rồi thì Chúa Giêsu gọi bà bằng “tên”, điều đó đã mở con tim và trí óc bà ra. Lúc bấy giờ bà nhận biết Chúa Giêsu và gọi Ngài một cách âu yếm “Thầy!”
Chúa Giêsu gọi bà Maria bằng chính tên của bà khiến người ta nhớ lại một đoạn trước đây của Phúc Âm Thánh Gioan mà Chúa Giêsu tự so sánh mình với người mục tử tốt lành gọi các chiên mình bằng tên chúng. Theo truyền thống Thánh kinh, tên gọi để chỉ cái tôi đích thật. Để biết Đấng Phục Sinh, cần thiết phải biết “Cái Tôi Đích Thật” của mình bằng cách để cho Ngài gọi đích danh mình, điều đó tỏ lộ cho mỗi người thấy chính con người của mình.
Chúa Giêsu nói với bà đừng giữ Ngài lại vì Ngài chưa về với Chúa Cha. Sự hiện diện có tính cách trần thế của Chúa Giêsu không còn tồn tại nữa. Giai đoạn cuối cùng của cuộc sống Ngài là hội nhập vào nguồn gốc của Ngài. Sự Thăng Thiên được diễn ra bốn mươi ngày sau cuộc Phục Sinh - cũng là một con số tượng trưng - nhưng Chúa Giêsu đã hứa ở lại với môn đệ Ngài mọi ngày cho đến tận thế. Ngày nay, Kitô hữu quan niệm Chúa Giêsu như vừa “ở đây” và vừa “ở bên kia thế giới”.
Chúa Giêsu nói với bà Maria Macđala là Ngài sẽ về với Cha của Ngài và cũng là Cha của bà, về với Thiên Chúa của Ngài và cũng là Thiên Chúa của bà. Người ta có thể liên tưởng tới điều Ngài đã nói với các môn đệ ít lâu trước khi tử nạn là họ không phải đầy tớ mà là bạn hữu bởi vì Ngài đã chia sẻ với họ tất cả những gì Ngài đã học được từ Cha Ngài.
Vì vậy các Kitô hữu tin tưởng rằng, do sự kết hợp với nhân tính rạng rỡ và đã được biến đổi của Chúa Giêsu, họ cũng được thông phần vào tương quan duy nhất cùng Chúa Cha, tức “thông phần vào chính bản thể Thiên Chúa”.
Một sự thay đổi có tính cách “bản thể học” đã xảy ra trong nhân tính Chúa Giêsu, tiếp theo sau sự giáng sinh, cuộc sống trần thế, sự tử nạn, phục sinh và thăng thiên của Ngài. Tuy nhiên sự thay đổi đó cũng được thể hiện trong mỗi một cá nhân qua mỗi giai đoạn cuộc sống, bằng cách sáp nhập kinh nghiệm của Chúa Giêsu vào trong con người chúng ta.
Trong một cuộc thảo luận đứng trên phương diện giáo lý và thần học, sự quan trọng của Phục Sinh hệ trọng ở chỗ biểu lộ “duy nhất tính của Chúa Giêsu”. Duy nhất tính không có nghĩa là loại trừ. Duy nhất tính của Chúa Giêsu không loại trừ những mặc khải khác về Chân Lý. Niềm tin Kitô giáo nhận thấy ở Chúa Giêsu sự mạc khải trọn vẹn của Thiên Chúa dưới hình dáng một con người.
Duy nhất tính đó cũng biểu lộ bản chất đích thật của nhân loại, sự mạc khải trọn vẹn cho chính họ trong bản chất thần thiêng và sự sung mãn của khả năng họ để sống, để ý thức và kết hợp với Thiên Chúa.
“Sự Phục Sinh” cũng còn quan trọng ở chỗ cho thấy sự kinh hãi lớn lao của con người - sự kinh hãi về cái chết - chỉ là ảo giác. “Sự chết” không phải là chấm dứt cuộc sống, nhưng là giai đoạn cuối cùng để đi vào sự sung mãn của cuộc sống nhằm chia sẻ bản tính Thiên Chúa.
ĐỨC ĐẠT-LAI-LẠT-MA
“Đoạn Phúc Âm nầy rất thích hợp cho buổi kết thúc khóa hội thảo. “Nhập Niết Bàn” (Parinirvana) của Đức Phật được coi như hành động cuối cùng cao quí nhất đối với cuộc sống Ngài và đoạn Phúc Âm trích dẫn nầy xem ra cũng mang một ý nghĩa tương tự.
Đối với ai tin tưởng vào sự “tái sinh”, khi nói đến sự chết thì cũng nói tới sự tái sinh. Sự tái sinh chỉ có thể xảy tới nếu cái chết đã đến trước đó. Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta có một cuộc thảo luận nho nhỏ về đề tài nầy.
Hầu hết các tôn giáo lớn xem ra tương đồng ở chỗ cuộc sống các vị sáng lập đã chứng minh tầm mức quan trọng là họ mang trên mình kinh nghiệm “khổ đau” và nhận chân giá trị của sự đau khổ.
Trong một cuộc thảo luận của tôi hôm nay với cha Laurence, cha đã nhắc nhở tôi là cha Bede Griffiths có nói tới sự phân biệt giữa “thân xác thể lý với thân xác tinh tế và thân xác thần linh của Chúa Giêsu”. Trước khi chết, thân xác Chúa Giêsu có tính cách “thể lý”; khi Ngài sống lại và chưa lên trời để về với Chúa Cha, thân xác đó có đặc tính “tinh tế” và sau khi thăng thiên, thể xác đó mang tính chất “thần linh”.
Trong Phật giáo, người ta đã bàn luận nhiều về những loại thân thể khác nhau, như “thân thể tinh tế, thân thể tinh thần và thân thể linh thiêng”. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn lao giữ thể xác tinh tế của Chúa Giêsu và thể xác tinh tế mà những văn bản Phật giáo đã mô tả.
Phật giáo mô tả những trình độ càng lâu càng tinh tế do sự phóng xuất liên hệ đến những giai đoạn tiến hoá tâm linh của bản thể, từ tình trạng tầm thường cho đến sự giác ngộ viên mãn. Trong trường hợp Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy Ngài là một nhân vật duy nhất - Con Thiên Chúa. Cho nên tiến trình biến đổi qua nhiều giai đoạn không được áp dụng. Chúa Giêsu không trải qua một loạt biến đổi của những giai đoạn tâm linh, phải không?”
(CÒN TIẾP)
CHƯƠNG VIII - SỰ PHỤC SINH
PHÚC ÂM THÁNH GIOAN
(20, 10-18)
- “Sau đó, các môn đệ lại trở về nhà. Bà Maria Macđala đứng ở ngoài, gần bên mộ, mà khóc. Bà vừa khóc vừa cúi xuống nhìn vào trong mộ thì thấy hai thiên thần mặc áo trắng ngồi ở nơi đã đặt thi hài của Đức Giêsu, một vị ở phía đầu, một vị ở phía chân. Thiên thần hỏi bà: “Nầy bà, sao bà khóc?” Bà thưa: “Người ta đã lấy mất Chúa tôi rồi, và tôi không biết họ để Người ở đâu!” Nói xong, bà quay lại và thấy Đức Giêsu đứng đó, nhưng bà không biết là Đức Giêsu. Đức Giêsu nói với bà: “Nầy bà, sao bà khóc? Bà tìm ai?” Bà Maria tưởng là người làm vườn, liền nói: “Thưa ông, nếu ông đã đem Người đi, thì xin nói cho tôi biết ông để Người ở đâu, tôi sẽ đem Người về.” Đức Giêsu gọi bà: “Maria!” Bà quay lại và nói bằng tiếng Híp-ri: “Rap-bu-ni!” (nghĩa là 'Lạy Thầy!'). Đức Giêsu bảo: “Thôi, đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha. Nhưng hãy đi gặp anh em Thầy và bảo họ: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em, lên cùng Thiên Chúa của Thầy, cũng là Thiên Chúa của anh em.” Bà Maria Macđala đi báo cho các môn đệ: “Tôi đã thấy Chúa”, và bà kể lại những điều Người đã nói với bà.”
Sự Phục Sinh của Chúa Giêsu là nền tảng đức tin Kitô giáo. Không có Phúc Âm nào mô tả lại lúc Chúa Phục Sinh. Nhưng tất cả ghi lại sự hiện ra của Chúa Giêsu với các môn đệ Ngài dưới hình thức thể lý - một thân xác tinh tế hay thần linh - sau khi Ngài qua đời. Trong bốn Phúc Âm được Giáo hội công nhận, cuộc sống của Chúa Giêsu được viết lại theo thể văn “hồi ký”, bắt đầu từ kinh nghiệm về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu.
Trong tất cả các Phúc Âm, Chúa Giêsu Phục Sinh xuất hiện trước hết với các phụ nữ. Trong đoạn Phúc Âm Thánh Gioan được kể lại đây, chính Chúa Giêsu đã hiện ra với bà Maria Macđala - một nữ đệ tử thân tín với Ngài - theo truyền thuyết được xác định là cô gái giang hồ đã ăn năn trở lại, được tường thuật trong Phúc Âm.
Cuộc gặp gỡ đầu tiên với Đấng Phục Sinh gây nên bối rối, ngờ vực và ngay cả hoài nghi hoàn toàn đối với các môn đệ, mặc dù Chúa Giêsu đã tiên báo sự Phục Sinh của Ngài ‘sau ba ngày”. Ba ngày là một biểu hiệu của Thánh kinh để chỉ một chu kỳ thời gian trọn vẹn.
Bà Maria Macđala nhìn vào trong chiếc mộ trống và thấy hai “thiên thần”. Tiếng Hy-Lạp “angelos” (thiên thần) ám chỉ sứ giả. Bà Maria không nhận ra họ như vậy. Nhưng khi các thiên thần hỏi bà tại sao khóc thì bà hỏi có biết xác Chúa Giêsu được đặt để ở đâu không.
Rồi thì bà quay mặt lại và thấy Chúa Giêsu đứng bên cạnh nhưng không nhận ra Ngài. Chúa Giêsu cũng hỏi bà tại sao khóc. Bà tưởng đó là người làm vườn và hỏi đã để xác Chúa Giêsu ở đâu. Rồi thì Chúa Giêsu gọi bà bằng “tên”, điều đó đã mở con tim và trí óc bà ra. Lúc bấy giờ bà nhận biết Chúa Giêsu và gọi Ngài một cách âu yếm “Thầy!”
Chúa Giêsu gọi bà Maria bằng chính tên của bà khiến người ta nhớ lại một đoạn trước đây của Phúc Âm Thánh Gioan mà Chúa Giêsu tự so sánh mình với người mục tử tốt lành gọi các chiên mình bằng tên chúng. Theo truyền thống Thánh kinh, tên gọi để chỉ cái tôi đích thật. Để biết Đấng Phục Sinh, cần thiết phải biết “Cái Tôi Đích Thật” của mình bằng cách để cho Ngài gọi đích danh mình, điều đó tỏ lộ cho mỗi người thấy chính con người của mình.
Chúa Giêsu nói với bà đừng giữ Ngài lại vì Ngài chưa về với Chúa Cha. Sự hiện diện có tính cách trần thế của Chúa Giêsu không còn tồn tại nữa. Giai đoạn cuối cùng của cuộc sống Ngài là hội nhập vào nguồn gốc của Ngài. Sự Thăng Thiên được diễn ra bốn mươi ngày sau cuộc Phục Sinh - cũng là một con số tượng trưng - nhưng Chúa Giêsu đã hứa ở lại với môn đệ Ngài mọi ngày cho đến tận thế. Ngày nay, Kitô hữu quan niệm Chúa Giêsu như vừa “ở đây” và vừa “ở bên kia thế giới”.
Chúa Giêsu nói với bà Maria Macđala là Ngài sẽ về với Cha của Ngài và cũng là Cha của bà, về với Thiên Chúa của Ngài và cũng là Thiên Chúa của bà. Người ta có thể liên tưởng tới điều Ngài đã nói với các môn đệ ít lâu trước khi tử nạn là họ không phải đầy tớ mà là bạn hữu bởi vì Ngài đã chia sẻ với họ tất cả những gì Ngài đã học được từ Cha Ngài.
Vì vậy các Kitô hữu tin tưởng rằng, do sự kết hợp với nhân tính rạng rỡ và đã được biến đổi của Chúa Giêsu, họ cũng được thông phần vào tương quan duy nhất cùng Chúa Cha, tức “thông phần vào chính bản thể Thiên Chúa”.
Một sự thay đổi có tính cách “bản thể học” đã xảy ra trong nhân tính Chúa Giêsu, tiếp theo sau sự giáng sinh, cuộc sống trần thế, sự tử nạn, phục sinh và thăng thiên của Ngài. Tuy nhiên sự thay đổi đó cũng được thể hiện trong mỗi một cá nhân qua mỗi giai đoạn cuộc sống, bằng cách sáp nhập kinh nghiệm của Chúa Giêsu vào trong con người chúng ta.
Trong một cuộc thảo luận đứng trên phương diện giáo lý và thần học, sự quan trọng của Phục Sinh hệ trọng ở chỗ biểu lộ “duy nhất tính của Chúa Giêsu”. Duy nhất tính không có nghĩa là loại trừ. Duy nhất tính của Chúa Giêsu không loại trừ những mặc khải khác về Chân Lý. Niềm tin Kitô giáo nhận thấy ở Chúa Giêsu sự mạc khải trọn vẹn của Thiên Chúa dưới hình dáng một con người.
Duy nhất tính đó cũng biểu lộ bản chất đích thật của nhân loại, sự mạc khải trọn vẹn cho chính họ trong bản chất thần thiêng và sự sung mãn của khả năng họ để sống, để ý thức và kết hợp với Thiên Chúa.
“Sự Phục Sinh” cũng còn quan trọng ở chỗ cho thấy sự kinh hãi lớn lao của con người - sự kinh hãi về cái chết - chỉ là ảo giác. “Sự chết” không phải là chấm dứt cuộc sống, nhưng là giai đoạn cuối cùng để đi vào sự sung mãn của cuộc sống nhằm chia sẻ bản tính Thiên Chúa.
ĐỨC ĐẠT-LAI-LẠT-MA
“Đoạn Phúc Âm nầy rất thích hợp cho buổi kết thúc khóa hội thảo. “Nhập Niết Bàn” (Parinirvana) của Đức Phật được coi như hành động cuối cùng cao quí nhất đối với cuộc sống Ngài và đoạn Phúc Âm trích dẫn nầy xem ra cũng mang một ý nghĩa tương tự.
Đối với ai tin tưởng vào sự “tái sinh”, khi nói đến sự chết thì cũng nói tới sự tái sinh. Sự tái sinh chỉ có thể xảy tới nếu cái chết đã đến trước đó. Hôm nay, lại một lần nữa, chúng ta có một cuộc thảo luận nho nhỏ về đề tài nầy.
Hầu hết các tôn giáo lớn xem ra tương đồng ở chỗ cuộc sống các vị sáng lập đã chứng minh tầm mức quan trọng là họ mang trên mình kinh nghiệm “khổ đau” và nhận chân giá trị của sự đau khổ.
Trong một cuộc thảo luận của tôi hôm nay với cha Laurence, cha đã nhắc nhở tôi là cha Bede Griffiths có nói tới sự phân biệt giữa “thân xác thể lý với thân xác tinh tế và thân xác thần linh của Chúa Giêsu”. Trước khi chết, thân xác Chúa Giêsu có tính cách “thể lý”; khi Ngài sống lại và chưa lên trời để về với Chúa Cha, thân xác đó có đặc tính “tinh tế” và sau khi thăng thiên, thể xác đó mang tính chất “thần linh”.
Trong Phật giáo, người ta đã bàn luận nhiều về những loại thân thể khác nhau, như “thân thể tinh tế, thân thể tinh thần và thân thể linh thiêng”. Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn lao giữ thể xác tinh tế của Chúa Giêsu và thể xác tinh tế mà những văn bản Phật giáo đã mô tả.
Phật giáo mô tả những trình độ càng lâu càng tinh tế do sự phóng xuất liên hệ đến những giai đoạn tiến hoá tâm linh của bản thể, từ tình trạng tầm thường cho đến sự giác ngộ viên mãn. Trong trường hợp Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy Ngài là một nhân vật duy nhất - Con Thiên Chúa. Cho nên tiến trình biến đổi qua nhiều giai đoạn không được áp dụng. Chúa Giêsu không trải qua một loạt biến đổi của những giai đoạn tâm linh, phải không?”
(CÒN TIẾP)