Chúa Nhật XXI thường niên C
(Lc 13, 22-30)
Phụng vụ Lời Chúa tuần này gợi lên trong chúng ta câu hỏi về tương quan giữa ta với Chúa. Tương quan về niềm tin, sự vâng nghe và thực hành lời Chúa.
Khi dân Do thái bị lưu đầy, Đền thờ bị phá hủy, ngôi vua bị truất phế, đất đai người ngoài chiếm đóng, số người còn lại phải sống trà trộn với dân ngoại, nên họ hỏi nhau : Thiên Chúa mà cha ông chúng ta tin thờ có còn không ? Trong bối cảnh ấy, Isaia khuyến khích người lưu đầy phải trở về không trễ nải, hồi hương là điều cần thiết. Dân ở nhà thì Isaia cho biết Thiên Chúa vẫn trung thành với lời hứa : “Ta đến quy tụ mọi dân tộc” ; “sẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc đến như của lễ dâng cho Chúa, họ cưỡi ngựa, đi xe, đi võng, cưỡi la, cưỡi lạc đà, đến núi thánh của Ta là Giêrusalem” (Is 66, 18-21). Bởi Thiên Chúa là Đấng trung thành, giữ trọn điều Ngài đã hứa. “Vì tình thương Chúa dành cho chúng tôi thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời” (Tv 116,2).
Xem video và nghe bài giảng
Quả thật, Thiên Chúa là Đấng trung thành và rất mực khoan dung, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Thư gửi tín hữu Do thái chứng minh : “Khi Thiên Chúa yêu ai, thì Ngài sửa dạy người ấy, vì Chúa sửa dạy ai là kẻ Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con. Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí. Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt” (Dt 12, 5-7.11-13). Thiên Chúa không muốn cứu chúng ta mà không cần chúng ta ! Đó là lý do Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào cửa hẹp.
Có người đặt câu hỏi : Cửa hẹp là cửa nào, cửa ấy có mấy cánh và ai là cửa? Cứ dựa vào lời Chúa Giêsu mà xác định : Chúa Giêsu chính là cửa, vì Người tuyên bố : 'Ta là cửa.' (Ga 10, 9). Nhưng có người thắc mắc : Thiên Chúa là Đấng rộng lượng vô biên, tại sao lại ví mình chẳng những là cửa, mà còn là cửa hẹp?
Xin thưa, cửa hẹp không phải vì cửa ấy nặng nề, khó khăn nhưng là vì Thiên Chúa muốn chúng ta hãy ở khiêm nhường, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa; nhìn nhận mình là người tội lỗi, cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa, nên khi Chúa Giêsu nói : “Vào qua cửa hẹp”, là Người muốn chúng ta phải thu hẹp mình lại, loại bỏ tính kiêu căng và ngạo mạn là thứ khiến chúng ta phình to ra, lấp cả Thiên Chúa. Chúa Giêsu là “Cửa” cửa ấy có tên là ‘tình thương’, Chúa yêu thích kẻ khiêm nhường, ai sống khiêm nhường thì vào trường Giêsu, cửa tuy hẹp nhưng luôn rộng mở cho hết mọi người. Cửa hẹp nhưng lại có hai cánh, một cánh cửa hẹp, dành cho những loại bỏ sự kiêu căng để đi qua vừa; một cánh cửa rộng mở để Thiên Chúa chào đón tất cả mọi người.
Lời Chúa qua miệng tiên tri Isai : “Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ : chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta” (Is 66,18). Những lời trên vang lên trong phụng vụ, làm nổi bật chủ đề về ơn cứu độ phổ quát. Quả thật, Thiên Chúa mời gọi chúng ta can đảm đi vào cửa hẹp là cửa dẫn tới ơn cứu độ đời đời, như Tin Mừng Luca loan báo : “Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” ( Lc 13, 30). Ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là một dòng chảy của tình yêu chan chứa. Dòng chảy ấy phá tan mọi ngăn cách, mở ra những viễn tượng ánh sáng và bình an.
Chúng ta cam kết với nhau hoán cái, không ngừng đào sâu tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, đổi mới cách nghĩ của chúng ta, khước từ những thứ không cần thiết nơi tạm thế này, ngoảnh mặt trước cái tôi vụ lợi, lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa. Chúa là cửa hẹp (x. Ga 10). Chỉ trong Thiên Chúa, chúng ta mới có thể được cứu độ.
Lạy Mẹ Maria, Cánh Cửa Thiên Quốc, chúng con nài xin Mẹ dẫn chúng con bước qua cánh cửa của đức tin mà tiến vào một con đường rộng rãi thênh thang, con đường của ơn cứu rỗi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Lc 13, 22-30)
Phụng vụ Lời Chúa tuần này gợi lên trong chúng ta câu hỏi về tương quan giữa ta với Chúa. Tương quan về niềm tin, sự vâng nghe và thực hành lời Chúa.
Khi dân Do thái bị lưu đầy, Đền thờ bị phá hủy, ngôi vua bị truất phế, đất đai người ngoài chiếm đóng, số người còn lại phải sống trà trộn với dân ngoại, nên họ hỏi nhau : Thiên Chúa mà cha ông chúng ta tin thờ có còn không ? Trong bối cảnh ấy, Isaia khuyến khích người lưu đầy phải trở về không trễ nải, hồi hương là điều cần thiết. Dân ở nhà thì Isaia cho biết Thiên Chúa vẫn trung thành với lời hứa : “Ta đến quy tụ mọi dân tộc” ; “sẽ dẫn tất cả anh em các ngươi từ mọi dân tộc đến như của lễ dâng cho Chúa, họ cưỡi ngựa, đi xe, đi võng, cưỡi la, cưỡi lạc đà, đến núi thánh của Ta là Giêrusalem” (Is 66, 18-21). Bởi Thiên Chúa là Đấng trung thành, giữ trọn điều Ngài đã hứa. “Vì tình thương Chúa dành cho chúng tôi thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn đời” (Tv 116,2).
Xem video và nghe bài giảng
Quả thật, Thiên Chúa là Đấng trung thành và rất mực khoan dung, tội thì Chúa phạt, hoán cải thì Chúa cứu. Thư gửi tín hữu Do thái chứng minh : “Khi Thiên Chúa yêu ai, thì Ngài sửa dạy người ấy, vì Chúa sửa dạy ai là kẻ Người yêu mến, và đánh đòn kẻ mà Người chọn làm con. Trong khi được sửa dạy, anh em hãy bền chí. Thiên Chúa xử sự với anh em như con cái: vì có người con nào mà cha không sửa phạt” (Dt 12, 5-7.11-13). Thiên Chúa không muốn cứu chúng ta mà không cần chúng ta ! Đó là lý do Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đi vào cửa hẹp.
Có người đặt câu hỏi : Cửa hẹp là cửa nào, cửa ấy có mấy cánh và ai là cửa? Cứ dựa vào lời Chúa Giêsu mà xác định : Chúa Giêsu chính là cửa, vì Người tuyên bố : 'Ta là cửa.' (Ga 10, 9). Nhưng có người thắc mắc : Thiên Chúa là Đấng rộng lượng vô biên, tại sao lại ví mình chẳng những là cửa, mà còn là cửa hẹp?
Xin thưa, cửa hẹp không phải vì cửa ấy nặng nề, khó khăn nhưng là vì Thiên Chúa muốn chúng ta hãy ở khiêm nhường, tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa; nhìn nhận mình là người tội lỗi, cần đến ơn tha thứ của Thiên Chúa, nên khi Chúa Giêsu nói : “Vào qua cửa hẹp”, là Người muốn chúng ta phải thu hẹp mình lại, loại bỏ tính kiêu căng và ngạo mạn là thứ khiến chúng ta phình to ra, lấp cả Thiên Chúa. Chúa Giêsu là “Cửa” cửa ấy có tên là ‘tình thương’, Chúa yêu thích kẻ khiêm nhường, ai sống khiêm nhường thì vào trường Giêsu, cửa tuy hẹp nhưng luôn rộng mở cho hết mọi người. Cửa hẹp nhưng lại có hai cánh, một cánh cửa hẹp, dành cho những loại bỏ sự kiêu căng để đi qua vừa; một cánh cửa rộng mở để Thiên Chúa chào đón tất cả mọi người.
Lời Chúa qua miệng tiên tri Isai : “Ta đến quy tụ mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ : chúng sẽ đến và nhìn thấy vinh quang của Ta” (Is 66,18). Những lời trên vang lên trong phụng vụ, làm nổi bật chủ đề về ơn cứu độ phổ quát. Quả thật, Thiên Chúa mời gọi chúng ta can đảm đi vào cửa hẹp là cửa dẫn tới ơn cứu độ đời đời, như Tin Mừng Luca loan báo : “Và người ta sẽ từ đông chí tây, từ bắc chí nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa” ( Lc 13, 30). Ơn cứu độ mà Thiên Chúa ban cho chúng ta là một dòng chảy của tình yêu chan chứa. Dòng chảy ấy phá tan mọi ngăn cách, mở ra những viễn tượng ánh sáng và bình an.
Chúng ta cam kết với nhau hoán cái, không ngừng đào sâu tương quan của chúng ta với Thiên Chúa, đổi mới cách nghĩ của chúng ta, khước từ những thứ không cần thiết nơi tạm thế này, ngoảnh mặt trước cái tôi vụ lợi, lôi kéo chúng ta xa rời Thiên Chúa. Chúa là cửa hẹp (x. Ga 10). Chỉ trong Thiên Chúa, chúng ta mới có thể được cứu độ.
Lạy Mẹ Maria, Cánh Cửa Thiên Quốc, chúng con nài xin Mẹ dẫn chúng con bước qua cánh cửa của đức tin mà tiến vào một con đường rộng rãi thênh thang, con đường của ơn cứu rỗi. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ