CHÚT SUY TƯ TRONG ”MÙA” GIÃN CÁCH
Những ngày giữ tháng Sáu, đại dịch Covid 19 lên tới cao điểm với sự lây lan khủng khiếp hơn sau những ngày trầm lắng. Còn nhớ, năm ngoái tết Canh Tý xong thì dịch bệnh mới bùng phát. Năm nay nó trở lại sớm hơn khiến cái tết Tân Sửu không được trọn vẹn và nó cứ gậm nhấm từ từ quỹ thời gian một cách dai dẳng với những chủng biến thể mạnh hơn những lần trước. Thành phố buộc phải từng bước thu hẹp lại sự tự do và rồi thực hiện giãn cách đợt 1 rồi đợt 2 …
Trên các trang mạng xã hội hàng ngày vẫn nóng lên với những tin tức số người lây nhiễm, những chỗ này, nơi nọ bị phong tỏa …. Một con virus bé nhỏ len lỏi vào cuộc đời, cuộc sống của chúng ta và làm xáo trộn tất cả. Bao nhiêu công việc phải đình trệ, bao nhiêu công sức mồ hôi tiền của đã phải đổ ra nhưng vẫn chưa dập tắt được mối hiểm nguy đang đè nặng trên mỗi con người chúng ta! Không biết ai sẽ là Fo, F1, Fn … trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn và mọi người vẫn phải bươn chải vì miếng cơm manh áo?
Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh, rất nhiều lực lượng đã phải căng mình dầm mưa dãi nắng ở các chốt trực chạy đua với thời gian để khống chế dịch bệnh. Đó là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế đang ở tuyến đầu vừa chống dịch, vừa phải làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân dù biết mình cũng có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào!
Đó là các nhân viên cùng các cộng tác viên tình nguyện đang hối hả chạy đua với thời gian lấy hàng mấy chục ngàn mẫu bệnh phẩm một ngày, xét nghiệm ngày đêm để cho ra kết quả sàng lọc. Đó là các chiến sĩ quân đội, công an, dân phòng ngày đêm trực chốt bảo đảm an ninh trật tự hòng ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch bệnh.
Đó là các tổ công tác cộng đồng, các tình nguyện viên làm những công việc khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau cùng cộng tác tham gia điều tra truy vết. Đó còn là các công nhân vệ sinh môi trường lặng lẽ làm việc trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm không kém những lực lượng tuyến đầu. Họ sẵn sàng lao vào điểm nóng với mong muốn góp phần đẩy lùi dịch bệnh đang lây lan với một tốc độ chóng mặt.
Các trường học chuyển qua dạy và học trực tuyến dù những ngày thi cuối năm học, chuyển cấp … đang cận kề. Nhiều công sở, công ty giảm số người làm trực tiếp chuyển qua làm việc online, một số thậm chí còn phải cho nhân viên nghỉ việc vì không còn khả năng chi trả lương cho công nhân. Những nhà máy, xí nghiệp lớn còn cho công nhân ở tập trung tại nhà máy, giảm bớt đi lại để hạn chế nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm.
Nhiều cửa hàng tại những nơi trung tâm trước kia mua bán sầm uất nay đã phải đóng cửa trả lại mặt bằng vì thu nhập không đủ trả tiền thuê mướn. Những quán cà phê, tiệm ăn trên các con đường cũng tạm nghỉ mà chưa biết lúc nào được bán trở lại. Đường phố trở nên vắng vẻ vì phần lớn người dân tự giác ở nhà khi không có việc thật cần thiết phải ra ngoài để lại những ông bà già, trẻ em, người khuyết tật bán vé số; những anh xe ôm trơ trọi dưới trưa nắng, chiều mưa.
Đằng sau những hàng quán đóng cửa, đằng sau những con đường vắng vẻ là bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người lao đao vì chưa dính bệnh đã phải chịu thiếu đói. Đó là những người lao động tự do, là những shipper, xe ôm, là người mua ve chai, người bán vé số.... Sài Gòn là đất “làm ăn” nên nhiều người một ngày có việc là một ngày có ăn, một ngày ngưng làm là một ngày thiếu đói!
Thấu hiểu những khó khăn của họ. Nhiều giáo xứ, nhiều tổ chức đã bằng cách này cách khác giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Các hoạt động thiện nguyện “lá lành đùm lá rách” của những nhà hảo tâm đã chung tay cùng cộng đồng sẻ chia cho những nơi bị phong tỏa, những đồng bào nghèo trong những ngày giãn cách chống dịch.
Người dân cùng nhau góp tiền góp gạo nấu những bữa cơm giúp bệnh viện, giúp khu vực nhiều người "đứt bữa" vì thiếu việc làm.... Nhiều cây ATM phát gạo miễn phí, nhiều địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Nhiều gian hàng nhu yếu phẩm với giá 0 đồng, nhiều quầy hàng “ai cần cứ lấy 1 phần” … vẫn tiếp tục ra đời.
Đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều bài học quý giá cho nhân loại. Trong đó, sự sẻ chia giữa người với người trong hoạn nạn là một nghĩa cử cao đẹp. Trong Thư gửi dân Chúa ngày 02-6-2021, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) - đã kêu gọi mọi tín hữu “chung tay góp sức, san sẻ công việc với mọi thành phần xã hội và Giáo hội trong công cuộc phòng chống đại dịch”.
Ngày 05-6-2021, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên cũng đã đại diện HĐGMVN ủng hộ 3 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Chương trình “Lan Tỏa Yêu Thương” năm 2021 của giới Doanh nhân Công Giáo Tổng giáo phận (TGP) Sài Gòn đã liên kết với Ban Caritas của các giáo xứ trong TGP để trao gửi những phần gạo mang đậm tình yêu thương đến cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không phân biệt tôn giáo trong từng giáo khu của các giáo xứ.
Trong những ngày phải giãn cách tại nhà, chúng ta cũng có được thời gian để suy tư về thánh ý Thiên Chúa. Phải chăng qua những mất mát vì dịch bệnh, Người muốn cảnh tỉnh thế giới đang “tự cao tư đại” với những thành quả của mình mà tự rời xa khỏi tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân? Trong những ngày không được cùng cộng đoàn tham dự Thánh lễ và những giờ kinh nguyện. Không biết “Chúa có buồn không” nhưng chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy trống vắng, nhớ nhung những phút giây được trò chuyện và sống trong tình yêu ấm áp của Thiên Chúa và cộng đoàn qua các sinh hoạt Phụng vụ.
Phải chăng với bất ổn và khó khăn của nhân loại, Thiên Chúa đang từng bước đổi mới thế giới? Chúng ta đang sống trong giai đoạn “bình thường mới”: sinh hoạt bình thường nhưng lại phải cảnh giác thận trọng; ngược lại, đề phòng nhưng vẫn phải sinh hoạt để phát triển cuộc sống. Bình thường rồi lại giãn cách, sau đó lại bình thường. Rồi còn nhiều những câu hỏi giả định khác nữa mà mỗi người sẽ tự đặt ra và trả lời cho mình trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Nhưng không ai có thể biết được thánh ý của Thiên Chúa như thế nào nên mỗi người trong chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần “yên ủi dạy dỗ chúng ta làm những việc lành”. Đồng thời củng cố niềm tin vào lời Chúa Giêsu đã hứa: “Chúa Thánh Thần sẽ nói lại cho anh em tất cả những gì Ngài đã nghe, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16, 13). (Thư mục vụ ngày 31/05/2021 của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng)
Những ngày cao điểm đợt giãn cách thứ 2, tháng 6/2021
Những ngày giữ tháng Sáu, đại dịch Covid 19 lên tới cao điểm với sự lây lan khủng khiếp hơn sau những ngày trầm lắng. Còn nhớ, năm ngoái tết Canh Tý xong thì dịch bệnh mới bùng phát. Năm nay nó trở lại sớm hơn khiến cái tết Tân Sửu không được trọn vẹn và nó cứ gậm nhấm từ từ quỹ thời gian một cách dai dẳng với những chủng biến thể mạnh hơn những lần trước. Thành phố buộc phải từng bước thu hẹp lại sự tự do và rồi thực hiện giãn cách đợt 1 rồi đợt 2 …
Trên các trang mạng xã hội hàng ngày vẫn nóng lên với những tin tức số người lây nhiễm, những chỗ này, nơi nọ bị phong tỏa …. Một con virus bé nhỏ len lỏi vào cuộc đời, cuộc sống của chúng ta và làm xáo trộn tất cả. Bao nhiêu công việc phải đình trệ, bao nhiêu công sức mồ hôi tiền của đã phải đổ ra nhưng vẫn chưa dập tắt được mối hiểm nguy đang đè nặng trên mỗi con người chúng ta! Không biết ai sẽ là Fo, F1, Fn … trong khi cuộc sống vẫn tiếp diễn và mọi người vẫn phải bươn chải vì miếng cơm manh áo?
Trước tình hình diễn biến vô cùng phức tạp của dịch bệnh, rất nhiều lực lượng đã phải căng mình dầm mưa dãi nắng ở các chốt trực chạy đua với thời gian để khống chế dịch bệnh. Đó là các bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế đang ở tuyến đầu vừa chống dịch, vừa phải làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người dân dù biết mình cũng có thể bị nhiễm bệnh bất cứ lúc nào!
Đó là các nhân viên cùng các cộng tác viên tình nguyện đang hối hả chạy đua với thời gian lấy hàng mấy chục ngàn mẫu bệnh phẩm một ngày, xét nghiệm ngày đêm để cho ra kết quả sàng lọc. Đó là các chiến sĩ quân đội, công an, dân phòng ngày đêm trực chốt bảo đảm an ninh trật tự hòng ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch bệnh.
Đó là các tổ công tác cộng đồng, các tình nguyện viên làm những công việc khác nhau, ở nhiều địa phương khác nhau cùng cộng tác tham gia điều tra truy vết. Đó còn là các công nhân vệ sinh môi trường lặng lẽ làm việc trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm không kém những lực lượng tuyến đầu. Họ sẵn sàng lao vào điểm nóng với mong muốn góp phần đẩy lùi dịch bệnh đang lây lan với một tốc độ chóng mặt.
Các trường học chuyển qua dạy và học trực tuyến dù những ngày thi cuối năm học, chuyển cấp … đang cận kề. Nhiều công sở, công ty giảm số người làm trực tiếp chuyển qua làm việc online, một số thậm chí còn phải cho nhân viên nghỉ việc vì không còn khả năng chi trả lương cho công nhân. Những nhà máy, xí nghiệp lớn còn cho công nhân ở tập trung tại nhà máy, giảm bớt đi lại để hạn chế nguy cơ tiếp xúc, lây nhiễm.
Nhiều cửa hàng tại những nơi trung tâm trước kia mua bán sầm uất nay đã phải đóng cửa trả lại mặt bằng vì thu nhập không đủ trả tiền thuê mướn. Những quán cà phê, tiệm ăn trên các con đường cũng tạm nghỉ mà chưa biết lúc nào được bán trở lại. Đường phố trở nên vắng vẻ vì phần lớn người dân tự giác ở nhà khi không có việc thật cần thiết phải ra ngoài để lại những ông bà già, trẻ em, người khuyết tật bán vé số; những anh xe ôm trơ trọi dưới trưa nắng, chiều mưa.
Đằng sau những hàng quán đóng cửa, đằng sau những con đường vắng vẻ là bao nhiêu gia đình, bao nhiêu con người lao đao vì chưa dính bệnh đã phải chịu thiếu đói. Đó là những người lao động tự do, là những shipper, xe ôm, là người mua ve chai, người bán vé số.... Sài Gòn là đất “làm ăn” nên nhiều người một ngày có việc là một ngày có ăn, một ngày ngưng làm là một ngày thiếu đói!
Thấu hiểu những khó khăn của họ. Nhiều giáo xứ, nhiều tổ chức đã bằng cách này cách khác giúp đỡ những người có hoàn cảnh sống khó khăn. Các hoạt động thiện nguyện “lá lành đùm lá rách” của những nhà hảo tâm đã chung tay cùng cộng đồng sẻ chia cho những nơi bị phong tỏa, những đồng bào nghèo trong những ngày giãn cách chống dịch.
Người dân cùng nhau góp tiền góp gạo nấu những bữa cơm giúp bệnh viện, giúp khu vực nhiều người "đứt bữa" vì thiếu việc làm.... Nhiều cây ATM phát gạo miễn phí, nhiều địa điểm phát đồ ăn, nước uống. Nhiều gian hàng nhu yếu phẩm với giá 0 đồng, nhiều quầy hàng “ai cần cứ lấy 1 phần” … vẫn tiếp tục ra đời.
Đại dịch Covid-19 đã để lại nhiều bài học quý giá cho nhân loại. Trong đó, sự sẻ chia giữa người với người trong hoạn nạn là một nghĩa cử cao đẹp. Trong Thư gửi dân Chúa ngày 02-6-2021, Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Nguyễn Chí Linh - Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) - đã kêu gọi mọi tín hữu “chung tay góp sức, san sẻ công việc với mọi thành phần xã hội và Giáo hội trong công cuộc phòng chống đại dịch”.
Ngày 05-6-2021, Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên cũng đã đại diện HĐGMVN ủng hộ 3 tỷ đồng vào Quỹ vắc-xin phòng Covid-19. Chương trình “Lan Tỏa Yêu Thương” năm 2021 của giới Doanh nhân Công Giáo Tổng giáo phận (TGP) Sài Gòn đã liên kết với Ban Caritas của các giáo xứ trong TGP để trao gửi những phần gạo mang đậm tình yêu thương đến cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không phân biệt tôn giáo trong từng giáo khu của các giáo xứ.
Trong những ngày phải giãn cách tại nhà, chúng ta cũng có được thời gian để suy tư về thánh ý Thiên Chúa. Phải chăng qua những mất mát vì dịch bệnh, Người muốn cảnh tỉnh thế giới đang “tự cao tư đại” với những thành quả của mình mà tự rời xa khỏi tình yêu của Thiên Chúa và tha nhân? Trong những ngày không được cùng cộng đoàn tham dự Thánh lễ và những giờ kinh nguyện. Không biết “Chúa có buồn không” nhưng chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều cảm thấy trống vắng, nhớ nhung những phút giây được trò chuyện và sống trong tình yêu ấm áp của Thiên Chúa và cộng đoàn qua các sinh hoạt Phụng vụ.
Phải chăng với bất ổn và khó khăn của nhân loại, Thiên Chúa đang từng bước đổi mới thế giới? Chúng ta đang sống trong giai đoạn “bình thường mới”: sinh hoạt bình thường nhưng lại phải cảnh giác thận trọng; ngược lại, đề phòng nhưng vẫn phải sinh hoạt để phát triển cuộc sống. Bình thường rồi lại giãn cách, sau đó lại bình thường. Rồi còn nhiều những câu hỏi giả định khác nữa mà mỗi người sẽ tự đặt ra và trả lời cho mình trong từng hoàn cảnh cụ thể.
Nhưng không ai có thể biết được thánh ý của Thiên Chúa như thế nào nên mỗi người trong chúng ta cùng cầu xin Chúa Thánh Thần “yên ủi dạy dỗ chúng ta làm những việc lành”. Đồng thời củng cố niềm tin vào lời Chúa Giêsu đã hứa: “Chúa Thánh Thần sẽ nói lại cho anh em tất cả những gì Ngài đã nghe, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16, 13). (Thư mục vụ ngày 31/05/2021 của Đức TGM Giuse Nguyễn Năng)
Những ngày cao điểm đợt giãn cách thứ 2, tháng 6/2021