MỘT MỆNH LỆNH, KHÔNG PHẢI LÀ MỘT CHỌN LỰA
“Hãy yêu thương thù địch!”.
Trong cuốn “Prokope”, tạm dịch, “Làm Cho Lớn Lên”, Anthony Fortosis nói đến những nghịch lý của Thiên Chúa, “Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình. Trái tim Ngài tan vỡ, để Ngài có thể trói buộc những kẻ tan vỡ. Ngài là con người của nỗi buồn, làm quen với vực sâu của đau buồn, đã trở thành niềm vui của thế giới. Những kẻ chinh phục hùng mạnh với những đội quân hùng hậu và vũ khí khủng khiếp đã tìm cách khuất phục thế giới trong vô vọng, còn Ngài, chinh phục một Vương Quốc rộng lớn với một vũ khí đơn giản là ‘Agapê!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Có thể nói, “Agapê” của Chúa Giêsu, hay bác ái Kitô giáo đạt đến chóp đỉnh của sự mới mẻ triệt để, không ở đâu khác, bằng câu nói vắn gọn của Ngài trong Tin Mừng hôm nay, “Hãy yêu thương thù địch!”. Đó là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa!’.
Trong tiếng Hy Lạp, khi nói về “tình yêu”, người ta có đến bốn từ ngữ. ‘Storge’, tình yêu giữa cha mẹ và con cái; ‘Aeros’, tình yêu hấp dẫn giữa người nam và người nữ; ‘Philia’, tình yêu giữa những người bạn; cuối cùng, ‘Agapê’, tình nhân ái, tốt lành, chỉ ước muốn điều lành cho người khác.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô nói đến ‘Agapê’ nhân ái, tốt lành này. Phaolô kêu gọi lòng quảng đại của tín hữu Côrintô đối với điều mà ngài gọi là ‘công việc của lòng thương xót’. Ngài đề cập đến việc quyên góp từ cộng đoàn Côrintô để giúp các Hội Thánh ở Giêrusalem; đó là những Hội Thánh đang nghèo khó về vật chất, so với các Hội Thánh ngài đã thiết lập. Để thúc đẩy lòng quảng đại của họ, Phaolô nhắc đến sự rộng rãi của cộng đoàn Macêđônia, miền bắc Hy Lạp; bên cạnh đó, ngài còn nói đến sự quảng đại vô song của Chúa Giêsu, Đấng ‘giàu có’ đã ‘trở nên nghèo khó’, “Để nhờ việc nghèo khó của Ngài, anh em nên giàu có”. Ngài kêu gọi tín hữu Côrintô hãy cho đi như Thiên Chúa đã cho, hãy yêu như Thiên Chúa yêu, và đó chính là ‘Agapê’.
Anh Chị em,
Yêu thương kẻ thù, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ, vu khống, hãm hại chúng ta… là một điều quá khó, vượt sức người. Tự sức chúng ta, chắc chắn không thể làm được điều này; chỉ trong cầu nguyện, với ơn Chúa cùng sự trợ giúp của Ngài mỗi ngày từ trong Thánh Lễ, trong Lời Ngài, chúng ta mới có thể vượt qua để yêu thương như Ngài, Đấng đã sống trọn vẹn ‘Agapê’, đến nỗi chết cho người mình yêu. Trên thập giá, Ngài đã chứng thực điều đó. Vì thế, “Hãy yêu thương thù địch!” giờ đây là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa’ nếu chúng ta muốn bước theo Ngài. Và chúng ta đừng quên, việc cầu nguyện cho những ai bắt bớ và làm khổ chúng ta, sẽ là phương tiện đưa chúng ta đến gần Chúa, nên giống Chúa, và đó cũng là con đường ngắn nhất để nên thánh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con có một tấm lòng bao dung như Chúa; cho con biết yêu mến thánh giá đời con, hy sinh và cầu nguyện cho những ai đang ‘bắt bớ con’ cách này cách khác; vì đó sẽ là những công cụ giúp con sớm nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Hãy yêu thương thù địch!”.
Trong cuốn “Prokope”, tạm dịch, “Làm Cho Lớn Lên”, Anthony Fortosis nói đến những nghịch lý của Thiên Chúa, “Ngài ăn uống với công chúng và tội nhân để họ không chết đói vì tội lỗi của mình. Trái tim Ngài tan vỡ, để Ngài có thể trói buộc những kẻ tan vỡ. Ngài là con người của nỗi buồn, làm quen với vực sâu của đau buồn, đã trở thành niềm vui của thế giới. Những kẻ chinh phục hùng mạnh với những đội quân hùng hậu và vũ khí khủng khiếp đã tìm cách khuất phục thế giới trong vô vọng, còn Ngài, chinh phục một Vương Quốc rộng lớn với một vũ khí đơn giản là ‘Agapê!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Có thể nói, “Agapê” của Chúa Giêsu, hay bác ái Kitô giáo đạt đến chóp đỉnh của sự mới mẻ triệt để, không ở đâu khác, bằng câu nói vắn gọn của Ngài trong Tin Mừng hôm nay, “Hãy yêu thương thù địch!”. Đó là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa!’.
Trong tiếng Hy Lạp, khi nói về “tình yêu”, người ta có đến bốn từ ngữ. ‘Storge’, tình yêu giữa cha mẹ và con cái; ‘Aeros’, tình yêu hấp dẫn giữa người nam và người nữ; ‘Philia’, tình yêu giữa những người bạn; cuối cùng, ‘Agapê’, tình nhân ái, tốt lành, chỉ ước muốn điều lành cho người khác.
Trong thư Côrintô hôm nay, thánh Phaolô nói đến ‘Agapê’ nhân ái, tốt lành này. Phaolô kêu gọi lòng quảng đại của tín hữu Côrintô đối với điều mà ngài gọi là ‘công việc của lòng thương xót’. Ngài đề cập đến việc quyên góp từ cộng đoàn Côrintô để giúp các Hội Thánh ở Giêrusalem; đó là những Hội Thánh đang nghèo khó về vật chất, so với các Hội Thánh ngài đã thiết lập. Để thúc đẩy lòng quảng đại của họ, Phaolô nhắc đến sự rộng rãi của cộng đoàn Macêđônia, miền bắc Hy Lạp; bên cạnh đó, ngài còn nói đến sự quảng đại vô song của Chúa Giêsu, Đấng ‘giàu có’ đã ‘trở nên nghèo khó’, “Để nhờ việc nghèo khó của Ngài, anh em nên giàu có”. Ngài kêu gọi tín hữu Côrintô hãy cho đi như Thiên Chúa đã cho, hãy yêu như Thiên Chúa yêu, và đó chính là ‘Agapê’.
Trong cuốn sách của mình, “Tình Yêu và Trách Nhiệm”, Karol Wojtyla nhận xét, yêu một người bằng tình nhân ái thực sự, là ‘ước ao Thiên Chúa’ cho người đó, vì Thiên Chúa là điều tốt lành tối cao của mỗi một con người. Chính tình yêu nhân từ, tốt lành này mà Chúa Kitô yêu cầu những ai theo Ngài đi một bước xa hơn, đem những người thù địch của mình về cho Thiên Chúa; hoặc nói như vị thánh Giáo Hoàng, “ước ao Thiên Chúa” cho chính họ, “Hãy cầu nguyện cho những ai bắt bớ và nguyền rủa các con”. Lời kêu gọi này là ‘một mệnh lệnh, không phải là một lựa chọn!’. Cầu nguyện cho kẻ thù là phương thế giúp chúng ta đạt được chiều sâu của tình yêu. Vì thế, mệnh lệnh này không chỉ yêu cầu chúng ta “đừng chống lại với kẻ hung ác” nhưng còn phải cầu nguyện cho họ. Cầu nguyện cho người có tội với chúng ta là một hành động của lòng bác ái và sự hào phóng lớn nhất. Đó cũng là cách cư xử thiết thực noi gương lòng thương xót dồi dào của Thiên Chúa, “Đấng khiến mặt trời mọc lên cho người lành kẻ dữ, và cho mưa xuống trên người liêm khiết cũng như kẻ bất lương!”. Vì lý do đó, việc cầu nguyện cho kẻ bắt bớ sẽ hoàn toàn biến đổi nội tâm, biến đổi linh hồn chúng ta để chúng ta được hân hoan ca tụng Thiên Chúa, như lời Thánh Vịnh đáp ca hôm nay biểu lộ, “Linh hồn tôi ơi, hãy ngợi khen Thiên Chúa!”. Và như thế, chúng ta trở nên thánh thiện, hoàn hảo như Cha trên trời như Chúa Giêsu mong muốn, “Các con hãy nên hoàn hảo như Cha các con trên trời là Đấng hoàn hảo!”.
Anh Chị em,
Yêu thương kẻ thù, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ, vu khống, hãm hại chúng ta… là một điều quá khó, vượt sức người. Tự sức chúng ta, chắc chắn không thể làm được điều này; chỉ trong cầu nguyện, với ơn Chúa cùng sự trợ giúp của Ngài mỗi ngày từ trong Thánh Lễ, trong Lời Ngài, chúng ta mới có thể vượt qua để yêu thương như Ngài, Đấng đã sống trọn vẹn ‘Agapê’, đến nỗi chết cho người mình yêu. Trên thập giá, Ngài đã chứng thực điều đó. Vì thế, “Hãy yêu thương thù địch!” giờ đây là ‘một mệnh lệnh, không phải là một chọn lựa’ nếu chúng ta muốn bước theo Ngài. Và chúng ta đừng quên, việc cầu nguyện cho những ai bắt bớ và làm khổ chúng ta, sẽ là phương tiện đưa chúng ta đến gần Chúa, nên giống Chúa, và đó cũng là con đường ngắn nhất để nên thánh.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin giúp con có một tấm lòng bao dung như Chúa; cho con biết yêu mến thánh giá đời con, hy sinh và cầu nguyện cho những ai đang ‘bắt bớ con’ cách này cách khác; vì đó sẽ là những công cụ giúp con sớm nên thánh”, Amen.
(Tgp. Huế)