CHÚA NHẬT XII TN (B)
Gióp: 38: 1-4, 8-11; T.vịnh 106;; 2Côrintô 5: 14-17; Máccô 4: 35-41

Bài đọc thứ nhất trích từ sách Gióp liên kết với với bài phúc âm hôm nay. Một tiến trình mà Gióp là một người có đức tin trung thành nghĩ rằng ông ta được chúc phúc vì ông ta giàu có - có gia đình, có đất đai. có mùa màng và có súc vật. Khi bi kịch ập đến với ông ta mọi sự mất đi, bạn bè của ông đã “an ủi” ông. Nhưng, đồng thời họ đã khuyên ông ta nên chấp nhận sự đau khổ do tội lổi của ông đã gây ra. Đó là những gì họ hiểu về việc làm của Thiên Chúa: Nếu sự đau khổ xãy ra cho một người nào là do người đó đã lỗi phạm. Bởi thế, bạn bè ông đã thúc dục ông nên ăn năn sám hối. Nhưng ông ta không có gì để ăn năn cả và ông ta đặt câu hỏi lớn: Tại sao Thiên Chúa lại để những sự xấu xa này xảy ra cho một người vô tội như ông ta?

Giống như cơn cuồng phong mà các môn đệ gặp phải trong Phúc âm hôm nay. Ông Gióp kêu than cùng Thiên Chúa ngay từ khởi đầu là cho ông hết đau khổ. Ông ta hỏi Thiên Chúa, xin Ngài biện minh cho những cảnh khổ cực đã xãy ra cho ông. "Xin Đấng Toàn Năng trả lời cho con" (Gi 31: 35). Sau cùng Thiên Chúa trả lời cho ông là sự đau khổ của ông không được Thiên Chúa giải quyết. Thiên Chúa không đưa câu trả lời nào về việc giải thích những gì đã xãy ra cho ông ta. Trái lại, Thiên Chúa còn mặc khải cho ông ta về việc khi "qua cơn sóng gió" Nói một cách ngắn gọn hơn: Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa còn ông Gióp chỉ là Tạo Vật

Đó là trọng điểm của đức tin người Do thái: Thiên Chúa là duy nhất. Cũng như chúng ta, khi nào gặp sự khó khăn xãy đến, giống như ông Gióp, không có câu trả lời nào cho lời than oán của mình. Nhưng, Thiên Chúa cam đoan với ông ta là Thiên Chúa là đấng trung tín. Ông ta không phải chịu đau khổ một mình. Đây là lời vọng của thánh vịnh 46: 11 "Dừng lại: Hãy biết Ta đây là Thiên Chúa! … Chúa là Chúa tể càn khôn... là thành trì bảo vệ ta. Là Thiên Chúa nhà Gia-cóp". Sự hoạn nạn của ông Gióp ở trong cơn lốc gió cuộc đời tương đồng với trận cuồng phong các môn đệ Chúa Giêsu đang gặp trên thuyền, trong khi Chúa Giêsu đang ngủ, và các môn đệ hỏi Chúa Giêsu "Thưa Thầy, chúng ta chết đến nơi rồi. Thầy chẳng lo gì sao?"

Đây là những câu hỏi đã được đặt ra bởi những trận cuồng phong trong cuộc sống của chúng ta. Và những câu trả lời chúng ta đưa ra đôi khi cũng khập khiển như các lời khuyên của các bạn ông Gióp về sự đau khổ mà ông đang mắc phải. Khi đức tin của chúng ta bị thử thách, chúng ta có thể kêu xin cùng Thiên Chúa hãy giải thích cho chúng ta. Sẽ không có câu trả lời nào nói vê những khó khăn đang xãy ra cho chúng ta. Nhưng, chúng ta cố gắng tin và học như ông Gióp: Chỉ có Thiên Chúa mới là Chúa chúng ta và Ngài ở với chúng ta, như Chúa Giêsu ở với các môn đệ Ngài trên chiếc thuyền bị cuồng phong lay chuyển.

Những người mà thánh Máccô hướng dẫn đầu tiên là một cộng đoàn đang trải qua những cuộc đàn áp. Các lãnh đạo của họ đã bị tử đạo, và cũng giống như các môn đệ đang sợ hãi trên chiếc thuyền mà Chúa Giêsu đang ngủ. Họ cũng đặt câu hỏi là điều gì đang xãy ra cho họ. Giáo hội đang gặp khó khăn do những xung đột nội bộ cũng giống như các môn đệ đang kết hợp người Do thái và các người ngoại thành cộng đoàn tín hữu mới đầu tiên. Cộng đoàn thánh Máccô không chèo thuyền trong vũng nước lặng yên, không khác gì với Giáo hội của chúng ta ngày nay. Chúa Giêsu trong dụ ngôn trước nói về bánh mì, việc gieo hạt giống, sự tăng trưởng và mùa gặt; chứng tỏ Thiên Chúa điều khiển trên mặt đất. Bài Phúc âm hôm nay cho thấy Thiên Chúa điều khiển trên nước. Chúa Giêsu cộng tác với Thiên Chúa cho thấy quyền lực của Ngài trên cả sự hỗn loạn.

Khởi đầu Phúc âm của thánh Máccô cho dáng dấp lời văn của Sáng Thế Ký về việc tạo dựng trời đất, nơi Thiên Chúa nói lời đầu tiên vào bóng tối âm u. "Hãy có ánh sáng". Thánh Máccô đã dựng nên câu chuyện cho chúng ta: trời đã gần tối, và Chúa Giêsu bảo các môn đệ: "chúng ta sang bờ bên kia đi". Sau khi Chúa Giêsu đã chữa lành và giảng dạy bằng dụ ngôn Ngài gợi ý cho các môn đệ nên đi qua mọi lãnh thổ, khắp mọi nơi, cả ở nước ngoài nữa. Yêu cầu nói vế sứ vụ tương lai của Giáo hội là đi khắp mọi nơi, không có vùng nào là vùng an toàn và có thể sẽ gặp sự chống đối và ngay cả cuồng phong ở các nơi đó và ở giữa người khác biệt và thậm chí chống đối lại chúng ta?

Khi Chúa Giêsu lệnh cho trận cuồng phong là Ngài dùng ngôn ngữ trừ tà một cách mạnh mẽ. Ngài bảo cơn gió "im đi, lặng đi" và gió liền tắt và biển lặng như tờ. Chúa Giêsu ở với chúng ta trên chiếc thuyền, Ngài có quyền năng nói một lời giúp chúng ta vượt qua khỏi cơn sóng gió hằng ngày và cho chúng ta có niềm tin vào Ngài. Khi các biểu hiện về quyền năng của Chúa Giêsu xảy ra trong đời sống của chúng ta, giống như các môn đệ, chúng ta cảm thấy "kinh hoảng" Bởi thế trong lúc này Chúa Giêsu đã thêm sức mạnh cho chúng ta, xoa dịu và ban cho chúng ta sự can đảm để chống lại cuồng phong. Chúng ta hãy ca ngợi và cảm tạ trong phép Thánh Thể này.

Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu có bảo các môn đệ đi với Ngài "hãy sang bờ bên kia". Tôi nghe như trong lời nói đó có điều gì sẽ xãy ra. Đó không chỉ là một sự thay đổi về địa điểm sắp đến mà họ sẽ trải qua. Các ông sẽ cùng đi với Chúa Giêsu đến những nơi xa lạ, bỏ lại đời sống thường ngày của họ, qua bờ bên kia để đến với những người xa lạ. Giáo hội không thể bảo đảm sự an toàn, nhất là khi có cơn cuồng phong mạnh đang tồn tại quanh đó. Trong Kinh Thánh, cuồng phong là tượng trưng cho sự rối loạn và không yên bình. Hãy nhớ sách Sáng Thế bắt đầu:" Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất. Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước. Thiên Chúa phán: “Phải có ánh sáng.” Liền có ánh sáng”. Câu chuyện Chúa Giêsu bảo cơn sóng gió "im đi" cho chúng ta thấy Chúa Giêsu cộng tác với quyền lực của Thiên Chúa đối với bóng tôi và lộn xộn.

Tôi đang suy nghĩ về bóng tối đang bao trùm chúng ta, Giáo hội và toàn thế giới trong những ngày này. Vậy chúng ta có sang qua bên bờ kia không? Khi nào chúng ta thoát khỏi virus chết người này? Liệu bạo lực của cuộc chiến ở Ísrael sẽ chấm dứt? Liệu chúng ta có “xé rào” xây dựng sự bình đẳng các chủng tộc ở đất nước mình? Lập nơi định cư và chào đón người nhập cư? Còn về đức tin của chúng ta thì sao? Đức tin sẽ giúp chúng ta lớn mạnh lên, khi chúng ta nghe lời quyền năng của Chúa Giêsu bảo cơn gió trong đời sống của chúng ta im đi? Hôm nay, chúng ta hãy hiệp lời cầu nguyện với tổ tiên người Do thái, và chúng ta kêu lên "Lạy Chúa Trời, xin cứu vớt con, vì nước đã dâng lên tới cổ". (Tv 69:1)

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

12th SUNDAY (B)
Job: 38: 1-4, 8-11; Psalm 107; 2 Cor. 5: 14-17; Mark 4: 35-41

The first brief reading from Job blends with our gospel. Job was a faithful man who felt blessed by God because he had great fortune – family, land, crops and livestock. When tragedy came on him and everything was taken away, his friends tried to "comfort" him. But at the same time they urged him to accept the blame for the evils that befell him and caused his tragedy. That is what they understood were God’s ways: if evil happens to a person it be because they sinned. So, Job’s friends urged him to repent. But he had nothing to repent from and asked so the the big question: How could God let all this evil happen to him, an innocent man?

Like the storms the disciples experienced in today’s gospel, Job cries out to God from his turmoil. He demands God justify the tragedy that had happened to him, "Let the Almighty answer me!" (31:35) God finally replied to Job’s anguish; but does not resolve the accusation of injustice Job makes against God. God does not present an argument of self-defense for what happened to Job instead, addresses a revelation, "out of the storm." To put it succinctly: God is the Creator and Job is not.

It is the heart of Jewish faith – God alone is God. Like us, when bad things happen, Job does not receive an answer to his protest. But God assures him that God is in charge; Job does not have to face his trials alone. Here is an echo of Psalm 46:11, "Be still and know that I am God… The Lord of hosts is with us, our stronghold is the God of Jacob." The plight of Job in the midst of his storm parallels what happened during the storm to the disciples in the boat while Jesus slept and the question they put to him, "Teacher do you not care that we are perishing?"

There are questions raised by the storms in our lives and the answers we sometimes give are as limp as those given by Job’s friends to his tragedies. When our faith is threatened we might present and demand justification from God. There are no quick answers to why bad things happen to us. But we struggle to believe what Job learned: God alone is our God and is with us, as Jesus was with his disciples in the boat that night in the storm.

Mark’s original audience was a community undergoing persecution. Their leaders had been martyred and, like the frightened disciples in the boat with a sleeping Jesus, they also questioned what was happening to them. The church was undergoing internal strife as well as they struggled to combine Jews and Gentiles into their new Christian community. Mark’s church was hardly sailing calm waters – not unlike our church today. Jesus’ previous parables of bread, sowing, growth and harvest showed God’s control over the land. Today’s passage shows divine control over the water, Jesus participating in God’s authority over chaos.

Mark’s beginning has the feel of the Genesis creation account, where God’s first word was addressed to the darkness, "Let there be light." Mark set up the story for us: it’s getting dark and they are about to "cross to the other side." After Jesus had healed and preached in parables he suggests his disciples cross to, of all places, foreign territory. Does his request hint at the future mission of the church to go outside our comfort zone and possibly face opposition and even’s stormy seas in places and among people who are different, even opposed to us?

When Jesus calms the seas he uses the strong language of exorcism. He "rebuked the wind and there was calm." Jesus, with us in our "boat," has the power to speak a word of calm that can help us overcome the daily turbulent winds and so evoke trust in us. When these manifestations of his power occur in our lives, like the disciples, we feel "great awe." So, for the times the Lord has strengthened, calmed and given us courage to face the stormy seas, we give praise and thanks at this Eucharist.

In today’s gospel Jesus has asked the disciples to go with him "to the other side." I hear in that phrase that something is about to happen. It’s not just a change of physical place that they are about to experience. They are going with him to a foreign place, leaving their accustomed lives, crossing over the water to the unfamiliar. The church cannot play it safe, especially when there are storms around it. In the Bible turbulent waters is a symbol for chaos and the unruly. Remember how Genesis began: "In the beginning when God created the heavens and the earth, the earth was a formless wasteland and darkness covered the abyss." In the beginning there was chaos and disorder, waiting for God to speak a word, "Let there be light." The story of the calming of the waters shows Jesus participating in God’s power over the darkness and the chaotic’

I’m thinking about the darkness that surrounds us, the church and the whole world these days. Will we "cross to the other side"? When will we rid ourselves of this deadly virus? Will the violence happening in Israel "cross over" to peace? Will we "cross over" to racial equality in our country? Give shelter and welcome to immigrants? What about our faith, will it sustain us and even grow, when we receive Jesus’ powerful words in our storms? We join our prayers with those of our Jewish ancestors today as we cry out, "Save me O God, for the waters have come up to my neck." (Psalm 69:1)