"Chúa Giêsu đi trước chúng ta về với Cha".
VATICAN (ENIT.rg).- Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm thứ Năm 26/5 trong Thánh Lễ ngày lễ trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô, tổ chức tại quãng trường Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô. Sau đó Đức giáo Hoàng chủ sự cuộc kiệu Thánh thể cho tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
* * *
Trong lễ Mình Máu Thánh Chúa, Giáo Hội sống lại mầu nhiệm ngày Thứ Năm Tuần Thánh trong ánh sáng phục sinh. Trong ngày Thừ Năm Thánh, cũng có tổ chức một cuộc kiệu, với cuộc kiệu này Giáo Hội nhắc lại sự ra đi của Chúa Giêsu từ Phòng Tiệc tới Núi Olives. Trong dân Israel, lễ Vượt Qua được cử hành tại gia, trong sự thân mật gia đình, nhắc lại lễ Vượt qua đầu tiên tại Ai cập, trong đêm mà máu con chiên vượt qua, rảy trên cửa và khung cửa nhà, được bảo vệ khỏi tên đao phủ. Trong đêm này, Chúa Giêsu ra đi và nộp mình cho tên phản bội, tên đao phủ và, bằng cách này, Người đã chiến thắng đêm tối và cảnh đen tối sự dữ, Ân huệ Thánh Thể chỉ có vậy, được thiết lập trong Phòng Tiệc, được đem tới chỗ hoàn thành. Chúa Giêsu thật sự nộp mình và máu Người. Bước qua ngưỡng cửa sự chết, Người hóa nên Bánh hằng sống, manna đích thục, lương thực không bao giờ cạn kiệt. Thịt Người trở nên Bánh ban sự sống.
Trong cuộc kiệu ngày Thứ Năm Thánh, Giáo Hội đồng hành với Chúa Giêsu tới núi Olives. Giáo Hội cầu nguyện vì cảm thấy sự ước muốn mãnh liệt canh thức với Chúa Giêsu, không để Người đơn độc trong đêm của thế giới, trong đêm của sự phản bội, trong đêm của sự dửng dưng của nhiều người.
Trong lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta tổ chức lại cuộc kiệu này, nhưng với niềm vui phục sinh. Chúa đã phục sinh và đi trước chúng ta. Trong những tường thuật phục sinh, có một nét chung và thiết yếu. Các thiên thần nói : Chúa "đi Galilê trước các ông; ở đó các ông sẽ được thấy Người" (Mt 28:7). Khi suy nghĩ kỹ hơn về điều này, chúng ta có thể nói rằng "sự đi trước" này của Chúa Giêsu bao hàm hai hướng. Hướng thư nhất là, như chúng ta nghe, Galilê. Tại Israel, Galilê được coi như cửa ngõ tới thế giới dân ngoại. Và, trên thực tế, chính xác tại Galilê, trên đỉnh núi, các môn đê đã thấy Chúa Giêsu, Đức Chúa, đấng nói với các ông: "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19).
Hướng kia theo đó Đấng Phục Sinh đi trước chúng ta, xuất hiện trong Tin Mừng Thánh Gioan, trong những lời nói của Chúa Giêsu với Madalenna: "Đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha" (Ga 20:17). Chúa Giêsu đi trước chúng ta tới Chúa Cha, Người lên với Thiên Chúa trên nơi cao nhất và mời chúng ta theo Người. Hai hướng đi này của Đấng Phục Sinh không mâu thuẫn, nhưn g cả hai đều chỉ con đường theo Chúa Kitô. Điểm cuối cùng thực sự của cuộc hành trình chúng ta là sự hiệp thông với Thiên Chúa, chính Thiên Chua là nhà có nhiều phòng (x. Ga 14:2 và tiếp). Nhưng chúng ta có thể chỉ lên tới phòng này bằng cách đi tới "Galilé," đi trên những con đường thế giới, mang Tin Mừng tới muôn dân, mang ân huệ tình yêu của Người tới những con người trong mọi thời đại. Vì đó, các tông đồ ra đi tới tận cùng trái đất" (x. Cv 1:6 và tiếp theo); đó là lý do tại sao Thánh Phêrô và Phaolô tới Roma, thành phố bấy giờ là trung tâm thế giới được biết, là "caput mundi-đầu thế giới" đích thực.
Cuôc kiệu ngày thứ Năm Tuần Thánh đồng hành với Chúa Giêsu trong cảnh cô đơn của Người cho tới "đàng thánh giá." Cuộc kiệu Mình Máu Thánh Chúa Kitô, ngược lại, đáp ứng cách biểu trưng với mệnh lệnh của Đấng Phục Sinh. Tôi đi Galilê trước anh em. Hãy đi tới tận cùng trái đất, mang Tin Mừng cho thế giới. Đối với đức tin, Thánh Thể chắc chắn là mầu nhiệm của sự thân tình. Chúa đã thiết lập Bí Tích trong phòng Tiệc, bao quanh Người là gia đình mới của Người, là 12 Tông đồ, một sự biểu hiện trước và sự báo trước về Giáo Hội trong mọi thời đại.
Vì sự này, trong phung vụ của Giáo Hội sơ khai, việc cho Rước Lễ khởi sự với những tiếng "Sancta sanctis," ân huệ thánh dành cho những người đã nên thánh. Đó là câu đáp lại lời cảnh cáo mà Thánh Phaolô gởi đến tín hữu Corintô: "Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình" ( 1 Co 11:28-29).
Dầu sao, từ sự thân tình này, đó là một ân huệ hoàn toàn cá nhân Chúa
ban cho, sức mạnh bí tích Thánh Thể vượt xa những bức tuờng của các nhà thờ chúng ta. Trong bí tích này, Chúa luôn luôn đang đến với thế giới. Phương diện phổ quát của sự hiện diện Thánh Thể được chứng tỏ trong cuộc kiệu của ngày lễ chúng ta.
Chúng ta rước Chúa, hiện diện trong hình bánh, đi ngang qua các con đường của chúng ta. Chúng ta phó thác những con đường này, những nhà này, sự sống hằng ngày của chúng ta, cho lòng nhân từ của Người. Xin cho những con đường của chúng ta nên những con đường của Chúa Giêsu! Xin cho những nhà của chúng ta nên những nhà cho Người và với Người! Xin cho sự hiện diện của Người thâm nhập sự sống hằng ngày của chúng ta. Với cử điệu này, chúng ta đặt trước mắt Người những đau khổ của người ốm đau, sự cô đơn của người trẻ và người già, những cơn cám dỗ, những sự sợ hãi, toàn diện cuộc sống chúng ta. Cuộc kiệu nhắm tới một phúc lành cả thể và công khai cho thành phố chúng ta: Chúa Kitô, trong bản thân là sự chúc lành thần linh cho thế giới. Xin cho tia chúc lành của Người trải dài trên tất cả chúng ta!
Trong cuộc kiệu Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta đồng hành Đấng Phục Sinh trong cuộc hành trình của Người qua toàn cõi thế giới, như chúng ta đã nói. Và, trong cách này, chúng ta cũng đáp ứng mệnh lệnh của Người: "Anh em cầm lấy mà ăn...Tất cả anh em hãy uống chén này" (Mt 26,26 và tiếp). Đấng Phục Sinh, hiện diện trong hình bánh, không thể "được ăn" như một miếng bánh thường. Ăn bánh này là hiệp thông, đó là đi vào sự hiệp thông với con người của Chúa hằng sống. Sự hiệp thông này, hành vi "ăn" này thật sự là một sự gặp gỡ giữa hai nhân vật; đó là để cho mình được thâm nhiễm bởi sự sống của Đấng là Chúa, là Đấng Sáng tạo và Cứu Chuộc tôi. Mục đích của sự hiệp thông này là sự đồng hoá sự sống của tôi với sự sống của Người là sự biến hình và sự đồng dạng của tôi với Đấng là Tình Yêu hằng sống. Do đó, sự hiệp thông này bao hàm sự thờ phượng, ý muốn theo Chúa Kitô, theo Đấng đi trước chúng ta. Sự thờ phượng và đi kiệu do đó là thành phần của một cử chỉ duy nhất hiệp thông. Chúng đáp ứng với mệnh lệnh của người: "Hãy cầm lấy mà ăn"
Cuộc kiệu của chúng ta kết thúc trước Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, trong cuộc gặp mặt của chúng ta với Đức Trinh Nữ, được Đức Giáo Hoàng yêu quí Gioan Phaolô II gọi là "người nữ Thánh thể." Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, thật sự chứng tỏ cho chúng ta đi vào thấu hiểu sự hiệp thông với Chúa Kitô là gì: Đức Maria đã hiến dâng thịt mình, máu mình cho Chúa Giêsu và hóa nên túp lều sống động của Ngôi Lời, để mình đuợc thấm nhiễm trong thân xác và tinh thần bởi sự hiện diện của Người. Chúng ta hãy xin Mẹ, Mẹ Thánh của chúng ta, giúp chúing ta mở lòng chúng ta hơn nữa cho sự hiện diện của Chúa Kitô, giúp chúng ta theo Nguời cách trung thành, ngày qua ngày, trên con đường trong cuộc đời chúng ta. Amen!
VATICAN (ENIT.rg).- Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI hôm thứ Năm 26/5 trong Thánh Lễ ngày lễ trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô, tổ chức tại quãng trường Vương Cung Thánh Đường Gioan Lateranô. Sau đó Đức giáo Hoàng chủ sự cuộc kiệu Thánh thể cho tới Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
* * *
Trong lễ Mình Máu Thánh Chúa, Giáo Hội sống lại mầu nhiệm ngày Thứ Năm Tuần Thánh trong ánh sáng phục sinh. Trong ngày Thừ Năm Thánh, cũng có tổ chức một cuộc kiệu, với cuộc kiệu này Giáo Hội nhắc lại sự ra đi của Chúa Giêsu từ Phòng Tiệc tới Núi Olives. Trong dân Israel, lễ Vượt Qua được cử hành tại gia, trong sự thân mật gia đình, nhắc lại lễ Vượt qua đầu tiên tại Ai cập, trong đêm mà máu con chiên vượt qua, rảy trên cửa và khung cửa nhà, được bảo vệ khỏi tên đao phủ. Trong đêm này, Chúa Giêsu ra đi và nộp mình cho tên phản bội, tên đao phủ và, bằng cách này, Người đã chiến thắng đêm tối và cảnh đen tối sự dữ, Ân huệ Thánh Thể chỉ có vậy, được thiết lập trong Phòng Tiệc, được đem tới chỗ hoàn thành. Chúa Giêsu thật sự nộp mình và máu Người. Bước qua ngưỡng cửa sự chết, Người hóa nên Bánh hằng sống, manna đích thục, lương thực không bao giờ cạn kiệt. Thịt Người trở nên Bánh ban sự sống.
Trong cuộc kiệu ngày Thứ Năm Thánh, Giáo Hội đồng hành với Chúa Giêsu tới núi Olives. Giáo Hội cầu nguyện vì cảm thấy sự ước muốn mãnh liệt canh thức với Chúa Giêsu, không để Người đơn độc trong đêm của thế giới, trong đêm của sự phản bội, trong đêm của sự dửng dưng của nhiều người.
Trong lễ Mình Máu Thánh Chúa, chúng ta tổ chức lại cuộc kiệu này, nhưng với niềm vui phục sinh. Chúa đã phục sinh và đi trước chúng ta. Trong những tường thuật phục sinh, có một nét chung và thiết yếu. Các thiên thần nói : Chúa "đi Galilê trước các ông; ở đó các ông sẽ được thấy Người" (Mt 28:7). Khi suy nghĩ kỹ hơn về điều này, chúng ta có thể nói rằng "sự đi trước" này của Chúa Giêsu bao hàm hai hướng. Hướng thư nhất là, như chúng ta nghe, Galilê. Tại Israel, Galilê được coi như cửa ngõ tới thế giới dân ngoại. Và, trên thực tế, chính xác tại Galilê, trên đỉnh núi, các môn đê đã thấy Chúa Giêsu, Đức Chúa, đấng nói với các ông: "Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19).
Hướng kia theo đó Đấng Phục Sinh đi trước chúng ta, xuất hiện trong Tin Mừng Thánh Gioan, trong những lời nói của Chúa Giêsu với Madalenna: "Đừng giữ Thầy lại, vì Thầy chưa lên cùng Chúa Cha" (Ga 20:17). Chúa Giêsu đi trước chúng ta tới Chúa Cha, Người lên với Thiên Chúa trên nơi cao nhất và mời chúng ta theo Người. Hai hướng đi này của Đấng Phục Sinh không mâu thuẫn, nhưn g cả hai đều chỉ con đường theo Chúa Kitô. Điểm cuối cùng thực sự của cuộc hành trình chúng ta là sự hiệp thông với Thiên Chúa, chính Thiên Chua là nhà có nhiều phòng (x. Ga 14:2 và tiếp). Nhưng chúng ta có thể chỉ lên tới phòng này bằng cách đi tới "Galilé," đi trên những con đường thế giới, mang Tin Mừng tới muôn dân, mang ân huệ tình yêu của Người tới những con người trong mọi thời đại. Vì đó, các tông đồ ra đi tới tận cùng trái đất" (x. Cv 1:6 và tiếp theo); đó là lý do tại sao Thánh Phêrô và Phaolô tới Roma, thành phố bấy giờ là trung tâm thế giới được biết, là "caput mundi-đầu thế giới" đích thực.
Cuôc kiệu ngày thứ Năm Tuần Thánh đồng hành với Chúa Giêsu trong cảnh cô đơn của Người cho tới "đàng thánh giá." Cuộc kiệu Mình Máu Thánh Chúa Kitô, ngược lại, đáp ứng cách biểu trưng với mệnh lệnh của Đấng Phục Sinh. Tôi đi Galilê trước anh em. Hãy đi tới tận cùng trái đất, mang Tin Mừng cho thế giới. Đối với đức tin, Thánh Thể chắc chắn là mầu nhiệm của sự thân tình. Chúa đã thiết lập Bí Tích trong phòng Tiệc, bao quanh Người là gia đình mới của Người, là 12 Tông đồ, một sự biểu hiện trước và sự báo trước về Giáo Hội trong mọi thời đại.
Vì sự này, trong phung vụ của Giáo Hội sơ khai, việc cho Rước Lễ khởi sự với những tiếng "Sancta sanctis," ân huệ thánh dành cho những người đã nên thánh. Đó là câu đáp lại lời cảnh cáo mà Thánh Phaolô gởi đến tín hữu Corintô: "Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn bánh và uống chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình" ( 1 Co 11:28-29).
Dầu sao, từ sự thân tình này, đó là một ân huệ hoàn toàn cá nhân Chúa
ban cho, sức mạnh bí tích Thánh Thể vượt xa những bức tuờng của các nhà thờ chúng ta. Trong bí tích này, Chúa luôn luôn đang đến với thế giới. Phương diện phổ quát của sự hiện diện Thánh Thể được chứng tỏ trong cuộc kiệu của ngày lễ chúng ta.
Chúng ta rước Chúa, hiện diện trong hình bánh, đi ngang qua các con đường của chúng ta. Chúng ta phó thác những con đường này, những nhà này, sự sống hằng ngày của chúng ta, cho lòng nhân từ của Người. Xin cho những con đường của chúng ta nên những con đường của Chúa Giêsu! Xin cho những nhà của chúng ta nên những nhà cho Người và với Người! Xin cho sự hiện diện của Người thâm nhập sự sống hằng ngày của chúng ta. Với cử điệu này, chúng ta đặt trước mắt Người những đau khổ của người ốm đau, sự cô đơn của người trẻ và người già, những cơn cám dỗ, những sự sợ hãi, toàn diện cuộc sống chúng ta. Cuộc kiệu nhắm tới một phúc lành cả thể và công khai cho thành phố chúng ta: Chúa Kitô, trong bản thân là sự chúc lành thần linh cho thế giới. Xin cho tia chúc lành của Người trải dài trên tất cả chúng ta!
Trong cuộc kiệu Mình Thánh Chúa Kitô, chúng ta đồng hành Đấng Phục Sinh trong cuộc hành trình của Người qua toàn cõi thế giới, như chúng ta đã nói. Và, trong cách này, chúng ta cũng đáp ứng mệnh lệnh của Người: "Anh em cầm lấy mà ăn...Tất cả anh em hãy uống chén này" (Mt 26,26 và tiếp). Đấng Phục Sinh, hiện diện trong hình bánh, không thể "được ăn" như một miếng bánh thường. Ăn bánh này là hiệp thông, đó là đi vào sự hiệp thông với con người của Chúa hằng sống. Sự hiệp thông này, hành vi "ăn" này thật sự là một sự gặp gỡ giữa hai nhân vật; đó là để cho mình được thâm nhiễm bởi sự sống của Đấng là Chúa, là Đấng Sáng tạo và Cứu Chuộc tôi. Mục đích của sự hiệp thông này là sự đồng hoá sự sống của tôi với sự sống của Người là sự biến hình và sự đồng dạng của tôi với Đấng là Tình Yêu hằng sống. Do đó, sự hiệp thông này bao hàm sự thờ phượng, ý muốn theo Chúa Kitô, theo Đấng đi trước chúng ta. Sự thờ phượng và đi kiệu do đó là thành phần của một cử chỉ duy nhất hiệp thông. Chúng đáp ứng với mệnh lệnh của người: "Hãy cầm lấy mà ăn"
Cuộc kiệu của chúng ta kết thúc trước Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả, trong cuộc gặp mặt của chúng ta với Đức Trinh Nữ, được Đức Giáo Hoàng yêu quí Gioan Phaolô II gọi là "người nữ Thánh thể." Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, thật sự chứng tỏ cho chúng ta đi vào thấu hiểu sự hiệp thông với Chúa Kitô là gì: Đức Maria đã hiến dâng thịt mình, máu mình cho Chúa Giêsu và hóa nên túp lều sống động của Ngôi Lời, để mình đuợc thấm nhiễm trong thân xác và tinh thần bởi sự hiện diện của Người. Chúng ta hãy xin Mẹ, Mẹ Thánh của chúng ta, giúp chúing ta mở lòng chúng ta hơn nữa cho sự hiện diện của Chúa Kitô, giúp chúng ta theo Nguời cách trung thành, ngày qua ngày, trên con đường trong cuộc đời chúng ta. Amen!