Chiêm niệm trong Cầu nguyện là 'con đường dẫn tới tình yêu'
Trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư (5/5/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô tập chú bài giáo lý của mình vào việc cầu nguyện chiêm niệm, chiêm niệm giúp hướng chúng ta bước theo Chúa Giêsu trên con đường yêu thương.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
ĐTC cho hay mỗi người chúng ta có sẵn một "chiều hướng chiêm niệm", nó giống như muối mang lại hương vị cho đời. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng tiếng chim hót, hừng đông ban mai, hoặc những nét đẹp nghệ thuật và âm nhạc.
ĐTC cho hay: “Chiêm niệm chủ yếu không phải là một cách hành động cho bằng là một cách hiện hữu!”
Chiêm niệm, niềm tin, tình yêu
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm, khía cạnh chiêm niệm của bản chất chúng ta đòi hỏi chúng ta phải đi sâu vào đức tin và tình yêu trước khi nó có thể bộc lộ qua lời cầu nguyện.
ĐTC lưu ý: “Trở thành những người chiêm niệm không phụ thuộc vào đôi mắt, mà phụ thuộc vào trái tim.“ Và ở đây, lời cầu nguyện phát huy tác dụng như một hành động của đức tin và tình yêu, như là ‘hơi thở’ của mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa.”
ĐTC nói lời cầu nguyện thanh lọc trái tim của chúng ta và làm cho nó có cái nhìn bén nhậy, "cho phép nó nắm bắt được những viễn cảm cao siêu khác."
Trích dẫn lời Thánh Gioan cha xứ họ Ars, ĐTC nói "chiêm niệm là một cái nhìn của đức tin, tập chú vào Chúa Giêsu."
“Mọi thứ bắt nguồn từ điều này: từ một trái tim cảm thấy rằng nó được nhìn bằng tình yêu và từ đó, giúp ta được chiêm ngưỡng bằng một con mắt khác”.
Ngắm nhìn Chúa Kitô
Nhắc lại Thánh Gioan Vianney, ĐTC Phanxicô nói rằng việc chiêm ngưỡng trong tình yêu Chúa Kitô không cần ngôn từ mà đơn giản là: “Ta nhìn Chúa và Chúa nhìn ta!”
"Một cái nhìn như thế đầy đủ! ĐTC cho hay: Nó đủ để tin rằng cuộc sống của chúng ta được bao bọc bởi một tình yêu bao la và thủy chung, không có gì có thể ngăn cách chúng ta.”
ĐTC nói thêm, Chúa Giêsu làm chủ của cái nhìn ấy, luôn liên kết và hiệp thông yêu thương với Thiên Chúa Cha.
Cám dỗ xưa nay
Sau đó, Đức Thánh Cha cảnh báo không nên rơi vào cám dỗ xưa nay cho rằng việc suy niệm chiêm niệm trái ngược với hành động. ĐTC cho biết một số bậc thầy tâm linh trong quá khứ đã ủng hộ cái nhìn nhị nguyên này về đời cầu nguyện.
“Trên thực tế, trong Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng, không có sự đối lập giữa chiêm niệm và hành động,” ĐTC nói.
ĐTC cho biết lời mời gọi cao cả duy nhất của Phúc Âm là đi theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu.
“Đây là đỉnh cao và trung tâm của mọi sự. Theo nghĩa này, bác ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau; nó bổ túc cho nhau.”
Thực hiện phép lạ
ĐTC Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng nhắc lại lời dạy của Thánh Gioan Thánh Giá, một trong những nhà thần bí vĩ đại nhất của Giáo hội và là bậc thầy về cầu nguyện chiêm niệm.
Đức Thánh Cha cho hay: “Một hành động nhỏ của tình yêu trong sáng sẽ hữu ích hơn cho Giáo Hội hơn tất cả những việc làm khác! Vì nó phát sinh ra từ đời cầu nguyện chứ không phải từ sự giả định của con người chúng ta, nó được thanh luyện bởi sự khiêm nhường, ngay cả khi nó chỉ là một hành vi yêu thương được ẩn dấu và thầm lặng, là phép màu lớn nhất mà một Kitô hữu có thể thực hiện”.
Trong buổi tiếp kiến chung ngày thứ Tư (5/5/2021), Đức Thánh Cha Phanxicô tập chú bài giáo lý của mình vào việc cầu nguyện chiêm niệm, chiêm niệm giúp hướng chúng ta bước theo Chúa Giêsu trên con đường yêu thương.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
ĐTC cho hay mỗi người chúng ta có sẵn một "chiều hướng chiêm niệm", nó giống như muối mang lại hương vị cho đời. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng tiếng chim hót, hừng đông ban mai, hoặc những nét đẹp nghệ thuật và âm nhạc.
ĐTC cho hay: “Chiêm niệm chủ yếu không phải là một cách hành động cho bằng là một cách hiện hữu!”
Chiêm niệm, niềm tin, tình yêu
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm, khía cạnh chiêm niệm của bản chất chúng ta đòi hỏi chúng ta phải đi sâu vào đức tin và tình yêu trước khi nó có thể bộc lộ qua lời cầu nguyện.
ĐTC lưu ý: “Trở thành những người chiêm niệm không phụ thuộc vào đôi mắt, mà phụ thuộc vào trái tim.“ Và ở đây, lời cầu nguyện phát huy tác dụng như một hành động của đức tin và tình yêu, như là ‘hơi thở’ của mối tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa.”
ĐTC nói lời cầu nguyện thanh lọc trái tim của chúng ta và làm cho nó có cái nhìn bén nhậy, "cho phép nó nắm bắt được những viễn cảm cao siêu khác."
Trích dẫn lời Thánh Gioan cha xứ họ Ars, ĐTC nói "chiêm niệm là một cái nhìn của đức tin, tập chú vào Chúa Giêsu."
“Mọi thứ bắt nguồn từ điều này: từ một trái tim cảm thấy rằng nó được nhìn bằng tình yêu và từ đó, giúp ta được chiêm ngưỡng bằng một con mắt khác”.
Ngắm nhìn Chúa Kitô
Nhắc lại Thánh Gioan Vianney, ĐTC Phanxicô nói rằng việc chiêm ngưỡng trong tình yêu Chúa Kitô không cần ngôn từ mà đơn giản là: “Ta nhìn Chúa và Chúa nhìn ta!”
"Một cái nhìn như thế đầy đủ! ĐTC cho hay: Nó đủ để tin rằng cuộc sống của chúng ta được bao bọc bởi một tình yêu bao la và thủy chung, không có gì có thể ngăn cách chúng ta.”
ĐTC nói thêm, Chúa Giêsu làm chủ của cái nhìn ấy, luôn liên kết và hiệp thông yêu thương với Thiên Chúa Cha.
Cám dỗ xưa nay
Sau đó, Đức Thánh Cha cảnh báo không nên rơi vào cám dỗ xưa nay cho rằng việc suy niệm chiêm niệm trái ngược với hành động. ĐTC cho biết một số bậc thầy tâm linh trong quá khứ đã ủng hộ cái nhìn nhị nguyên này về đời cầu nguyện.
“Trên thực tế, trong Chúa Giêsu Kitô và Tin Mừng, không có sự đối lập giữa chiêm niệm và hành động,” ĐTC nói.
ĐTC cho biết lời mời gọi cao cả duy nhất của Phúc Âm là đi theo Chúa Giêsu trên con đường tình yêu.
“Đây là đỉnh cao và trung tâm của mọi sự. Theo nghĩa này, bác ái và chiêm niệm đồng nghĩa với nhau; nó bổ túc cho nhau.”
Thực hiện phép lạ
ĐTC Phanxicô kết thúc bài giáo lý của mình bằng nhắc lại lời dạy của Thánh Gioan Thánh Giá, một trong những nhà thần bí vĩ đại nhất của Giáo hội và là bậc thầy về cầu nguyện chiêm niệm.
Đức Thánh Cha cho hay: “Một hành động nhỏ của tình yêu trong sáng sẽ hữu ích hơn cho Giáo Hội hơn tất cả những việc làm khác! Vì nó phát sinh ra từ đời cầu nguyện chứ không phải từ sự giả định của con người chúng ta, nó được thanh luyện bởi sự khiêm nhường, ngay cả khi nó chỉ là một hành vi yêu thương được ẩn dấu và thầm lặng, là phép màu lớn nhất mà một Kitô hữu có thể thực hiện”.