CẰN CỖI THIÊNG LIÊNG
“Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến sự gắn bó, kết hiệp, sinh trái của những linh hồn tháp nhập vào Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, Tin Mừng còn nói đến sự khô héo, sự vô dụng; hay đúng hơn, một sự ‘cằn cỗi thiêng liêng’ của một linh hồn lãng quên Thiên Chúa, khác nào cành nho tách khỏi thân nho. Chúa Giêsu nói, “Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo”.
Chúng ta thường nghe, “Tiền vào, Chúa ra!”. Điều này đúng không chỉ với tiền, nhưng cũng đúng với bất cứ cái gì không thuộc về Chúa. Thật dễ dàng để lãng quên Thiên Chúa khi cuộc sống của chúng ta quá bận rộn; hoặc khi mọi thứ diễn ra quá tốt đẹp, khiến chúng ta dễ dàng lãng quên Thiên Chúa. Một khi không nhận ra điều đó, chúng ta bắt đầu tách mình khỏi Thiên Chúa như cành nho tách rời thân nho. Hãy nhìn vào thời gian cầu nguyện của chúng ta! Nó là một nhiệt kế luôn luôn chính xác. Một khi tách khỏi ‘thân nho Giêsu’, giờ cầu nguyện của chúng ta sẽ ngày càng ngắn lại cho đến khi gần như tắt lịm. Chúng ta đi con đường riêng của mình, giảm thiểu cầu nguyện và không chóng thì chày, bỏ cầu nguyện và rơi vào một sự ‘cằn cỗi thiêng liêng’. Tuy nhiên, vấn đề không nhất thiết là phải bỏ qua một bên các hoạt động khác để đi cầu nguyện nhưng chúng ta sẽ làm tất cả bổn phận Thiên Chúa trao đang khi yêu mến Ngài và ước ao kết hiệp với Ngài.
Tách mình ra khỏi ‘thân nho Giêsu’ để đầu tư sức lực của mình vào những việc khác, ai trong chúng ta cũng biết điều gì sẽ xảy ra. Điều xảy ra là, chúng ta sẽ không tạo nên được một hoa trái nào đúng nghĩa. Đây cũng là kinh nghiệm của thánh Augustinô, “Việc Chúa Giêsu nói thêm ‘Không có Thầy, anh em không thể làm gì được’ là để nhấn mạnh một sự thật rằng, tự sức chúng ta, bằng nỗ lực riêng mình, chúng ta thậm chí, sẽ không thể tạo ra một trái tốt ‘nhỏ’”. Đó là hậu kết của cái gọi là ‘cằn cỗi thiêng liêng’. Điều xảy ra tiếp theo sẽ là những gì tệ hại nhất, linh hồn bị ném ra ngoài như một cành khô; những cành vô dụng này sẽ được gom lại, ném vào lửa và bị đốt cháy.
Từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được tháp nhập vào Chúa Giêsu; ai trong chúng ta cũng muốn sinh trái dồi dào, tạo nên một sự khác biệt, mang lại một sự thay đổi cho cộng đồng, cho thế giới… điều đó thật hấp dẫn và có ý nghĩa với mỗi người. Thế nhưng, ai trong chúng ta cũng đã trải nghiệm một sự thật rằng, chỉ khi kết hiệp với Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể trổ sinh hoa trái lâu dài cho Vương Quốc Nước Trời; đây cũng là cách thức chúng ta tôn vinh Chúa Cha. Được như thế, mỗi người sẽ cảm nhận rằng, nhựa sống của Chúa Kitô đang luân chuyển trong linh hồn mình. Cuộc sống của chúng ta sẽ nở hoa cho người khác; đó là những bông hoa của Thánh Thần: bác ái, hoan lạc, bình an, đại lượng, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà và tiết độ. Những bông hoa này không chỉ toả hương hôm nay, nhưng vương mãi hương thơm cả khi chúng ta đã lìa thế.
Trong túi áo của một em bé đã chết ở trại tập trung Ravensbrück, nước Đức, người ta đọc được lời nguyện này, “Lạy Chúa, xin hãy nhớ đến không chỉ những thiện nam tín nữ của Chúa mà còn nhớ đến cả những người ác ý. Nhưng xin Chúa đừng nhớ tất cả những đau khổ mà họ đã gây ra cho chúng con; thay vào đó, xin nhớ đến những hoa trái mà chúng con đã trổ sinh vì sự đau khổ này. Đó là tâm tình hiệp thông của chúng con, lòng trung thành, sự khiêm tốn, lòng can đảm, sự rộng lượng của chúng con; đó là sự vĩ đại của những trái tim đã trưởng thành từ những cực hình này. Khi những kẻ bắt bớ chúng con đến để chịu sự phán xét của Chúa, xin hãy để tất cả những hoa trái mà chúng con đã sản sinh trở thành sự tha thứ mà Chúa nhân từ sẽ dành cho họ”.
Anh Chị em,
Không ai trong chúng ta không ngưỡng mộ sự cao thượng của em bé Ravensbrück; và cũng không ai muốn cho mình ra cằn cỗi. Vì sự èo uột, sự ‘cằn cỗi thiêng liêng’ của chúng ta là nỗi nhục cho Thiên Chúa; Chúa Giêsu đã nói, “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là, anh em sinh nhiều hoa trái”. Muốn được vậy, chúng ta phải ở lại trong Chúa Giêsu. Chỉ khi ở lại trong Ngài, nhựa sống thần linh nguyên tuyền của Thiên Chúa mới có thể luân lưu trong ta, nhựa sống của Ngài làm cho chúng ta đầy sinh lực thiêng liêng để sinh hoa trái. Bởi chưng, là Kitô hữu, chúng ta không chỉ ‘sống với Chúa Giêsu’, ‘sống cho Chúa Giêsu’ mà còn phải ‘sống trong Chúa Giêsu’. Nhận thức được tầm quan trọng này, Chúa Giêsu đã thiết tha van nài mỗi người chúng ta, “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, để con khỏi ‘cằn cỗi thiêng liêng’, xin giúp con bám chặt vào Chúa. Nhờ việc rước lấy Thánh Thể và Lời Chúa soi rọi mỗi ngày, xin cho con biết củng cố mối dây hiệp nhất trong Chúa; nhờ đó, niềm tin và tình yêu của con với Chúa ngày càng lớn lên, vì Chúa là tất cả của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo”.
Kính thưa Anh Chị em,
Tin Mừng hôm nay nói đến sự gắn bó, kết hiệp, sinh trái của những linh hồn tháp nhập vào Chúa Giêsu. Bên cạnh đó, Tin Mừng còn nói đến sự khô héo, sự vô dụng; hay đúng hơn, một sự ‘cằn cỗi thiêng liêng’ của một linh hồn lãng quên Thiên Chúa, khác nào cành nho tách khỏi thân nho. Chúa Giêsu nói, “Ai không ở trong Thầy, thì bị vứt ra ngoài như nhành nho, và sẽ khô héo”.
Chúng ta thường nghe, “Tiền vào, Chúa ra!”. Điều này đúng không chỉ với tiền, nhưng cũng đúng với bất cứ cái gì không thuộc về Chúa. Thật dễ dàng để lãng quên Thiên Chúa khi cuộc sống của chúng ta quá bận rộn; hoặc khi mọi thứ diễn ra quá tốt đẹp, khiến chúng ta dễ dàng lãng quên Thiên Chúa. Một khi không nhận ra điều đó, chúng ta bắt đầu tách mình khỏi Thiên Chúa như cành nho tách rời thân nho. Hãy nhìn vào thời gian cầu nguyện của chúng ta! Nó là một nhiệt kế luôn luôn chính xác. Một khi tách khỏi ‘thân nho Giêsu’, giờ cầu nguyện của chúng ta sẽ ngày càng ngắn lại cho đến khi gần như tắt lịm. Chúng ta đi con đường riêng của mình, giảm thiểu cầu nguyện và không chóng thì chày, bỏ cầu nguyện và rơi vào một sự ‘cằn cỗi thiêng liêng’. Tuy nhiên, vấn đề không nhất thiết là phải bỏ qua một bên các hoạt động khác để đi cầu nguyện nhưng chúng ta sẽ làm tất cả bổn phận Thiên Chúa trao đang khi yêu mến Ngài và ước ao kết hiệp với Ngài.
Tách mình ra khỏi ‘thân nho Giêsu’ để đầu tư sức lực của mình vào những việc khác, ai trong chúng ta cũng biết điều gì sẽ xảy ra. Điều xảy ra là, chúng ta sẽ không tạo nên được một hoa trái nào đúng nghĩa. Đây cũng là kinh nghiệm của thánh Augustinô, “Việc Chúa Giêsu nói thêm ‘Không có Thầy, anh em không thể làm gì được’ là để nhấn mạnh một sự thật rằng, tự sức chúng ta, bằng nỗ lực riêng mình, chúng ta thậm chí, sẽ không thể tạo ra một trái tốt ‘nhỏ’”. Đó là hậu kết của cái gọi là ‘cằn cỗi thiêng liêng’. Điều xảy ra tiếp theo sẽ là những gì tệ hại nhất, linh hồn bị ném ra ngoài như một cành khô; những cành vô dụng này sẽ được gom lại, ném vào lửa và bị đốt cháy.
Từ ngày lãnh nhận Bí tích Rửa Tội, chúng ta được tháp nhập vào Chúa Giêsu; ai trong chúng ta cũng muốn sinh trái dồi dào, tạo nên một sự khác biệt, mang lại một sự thay đổi cho cộng đồng, cho thế giới… điều đó thật hấp dẫn và có ý nghĩa với mỗi người. Thế nhưng, ai trong chúng ta cũng đã trải nghiệm một sự thật rằng, chỉ khi kết hiệp với Chúa Giêsu, chúng ta mới có thể trổ sinh hoa trái lâu dài cho Vương Quốc Nước Trời; đây cũng là cách thức chúng ta tôn vinh Chúa Cha. Được như thế, mỗi người sẽ cảm nhận rằng, nhựa sống của Chúa Kitô đang luân chuyển trong linh hồn mình. Cuộc sống của chúng ta sẽ nở hoa cho người khác; đó là những bông hoa của Thánh Thần: bác ái, hoan lạc, bình an, đại lượng, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà và tiết độ. Những bông hoa này không chỉ toả hương hôm nay, nhưng vương mãi hương thơm cả khi chúng ta đã lìa thế.
Anh Chị em,
Không ai trong chúng ta không ngưỡng mộ sự cao thượng của em bé Ravensbrück; và cũng không ai muốn cho mình ra cằn cỗi. Vì sự èo uột, sự ‘cằn cỗi thiêng liêng’ của chúng ta là nỗi nhục cho Thiên Chúa; Chúa Giêsu đã nói, “Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là, anh em sinh nhiều hoa trái”. Muốn được vậy, chúng ta phải ở lại trong Chúa Giêsu. Chỉ khi ở lại trong Ngài, nhựa sống thần linh nguyên tuyền của Thiên Chúa mới có thể luân lưu trong ta, nhựa sống của Ngài làm cho chúng ta đầy sinh lực thiêng liêng để sinh hoa trái. Bởi chưng, là Kitô hữu, chúng ta không chỉ ‘sống với Chúa Giêsu’, ‘sống cho Chúa Giêsu’ mà còn phải ‘sống trong Chúa Giêsu’. Nhận thức được tầm quan trọng này, Chúa Giêsu đã thiết tha van nài mỗi người chúng ta, “Hãy ở lại trong tình yêu của Thầy”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, để con khỏi ‘cằn cỗi thiêng liêng’, xin giúp con bám chặt vào Chúa. Nhờ việc rước lấy Thánh Thể và Lời Chúa soi rọi mỗi ngày, xin cho con biết củng cố mối dây hiệp nhất trong Chúa; nhờ đó, niềm tin và tình yêu của con với Chúa ngày càng lớn lên, vì Chúa là tất cả của con”, Amen.
(Tgp. Huế)