NGẠC NHIÊN VÀ SỮNG SỜ
“Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này!”
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất ‘ngạc nhiên và sững sờ’ khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ cho chúng ta đôi điều về mầu nhiệm Thiên Chúa, một mầu nhiệm tình yêu không bao giờ con người có thể hiểu thấu; đó là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và tình yêu Thiên Chúa giữa các ngôi vị của Người.
Isaia nói đến một Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu hơn cả tình mẹ dành cho con mình, “Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu”. Thật ‘ngạc nhiên và sững sờ!’, một Thiên Chúa Tạo Hoá quyền năng, cao cả tỏ tình với thọ tạo của mình bằng những ngôn từ rất người; Thánh Vịnh đáp ca cũng khẳng định điều đó, “Chúa là Đấng nhân ái và từ bi!”.
Chúa Giêsu hôm nay lại tiết lộ cho chúng ta mối tương quan của Ngài với Chúa Chúa Cha; đúng hơn, Ngài nói đến mầu nhiệm trọng tâm và vinh quang nhất của niềm tin Kitô, mầu nhiệm Thiên Chúa. Ngài xác định Cha trên trời là Cha của Ngài; còn hơn thế, Ngài và Cha là một. Cũng vì lý do đó, nhiều người Do Thái muốn giết Ngài vì Ngài “Coi mình ngang hàng với Thiên Chúa”. Thực tế đáng buồn là chân lý vĩ đại nhất, vinh quang nhất về đời sống nội tại của Thiên Chúa lại là một trong những lý do khiến Chúa Giêsu trở nên thù nghịch của nhiều người; và rõ ràng, chính sự thiếu hiểu biết của họ về sự thật vinh quang này đã đẩy họ đến chỗ hận thù với Ngài. Đầu óc con người quá thiển cận, trái tim con người quá hẹp hòi! Phần chúng ta, chúng ta gọi Thiên Chúa là một mầu nhiệm, không phải vì chúng ta không thể biết được Thiên Chúa, nhưng vì không bao giờ chúng ta có thể hiểu hết Người là ai. Ngày kia, ở chốn vĩnh hằng, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào kiến thức của mình về Người; lúc bấy giờ, chúng ta sẽ ‘ngạc nhiên và sững sờ’ ở một mức độ sâu sắc hơn.
Khi nói đến mầu nhiệm Thiên Chúa, một khía cạnh quan trọng khác không thể bỏ qua là mỗi chúng ta được mời gọi thông phần vào chính mầu nhiệm ấy. Chúng ta sẽ mãi mãi khác biệt Thiên Chúa nhưng với ân sủng và thời gian, chúng ta được Thánh Thần “thần hoá”, nghĩa là được thông phần vào sự sống thần linh của Người nhờ sự kết hợp thể xác, linh hồn mình với Chúa Giêsu Kitô; nhờ đó, dần dần trổ sinh hoa trái mang phẩm tính thần linh. Nhờ sự kết hợp đó, chúng ta liên kết với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Sự thật này hẳn cũng sẽ khiến chúng ta ‘ngạc nhiên và sững sờ’.
Hướng đến Tuần Thánh, lắng nghe Phúc Âm Gioan với các giáo huấn sâu nhiệm của Chúa Giêsu về tương quan của Ngài với Chúa Cha, chúng ta không chỉ làm quen để khoác cho mình các ngôn ngữ bí nhiệm Ngài dùng; nhưng cần hơn, chúng ta phải chiêm ngắm, cầu nguyện, và xin cho được khả năng bước vào mầu nhiệm này, cũng như cho phép mình thâm nhập mầu nhiệm này; nhờ đó, có thể thực sự ‘ngạc nhiên và sững sờ’ trước huyền nhiệm khôn dò của Thiên Chúa. Chính sự ‘ngạc nhiên và sững sờ’ này sẽ tất yếu dẫn đến một sự hoán cải và biến đổi bên trong; từ đó, chọn lựa cách ăn nết ở sao cho xứng với hồng ân làm con Chúa. Tắt một lời, sẽ không bao giờ chúng ta hiểu hết Thiên Chúa, nhưng phải cho phép những chân lý về Người nắm lấy chúng ta, đổi mới chúng ta, nới rộng khối óc và con tim hẹp hòi của chúng ta; nhờ đó, trở nên phong phú, ít nhất, theo cách mà chúng ta không biết bao nhiêu; và kiến thức đó sẽ tiếp tục gây ‘ngạc nhiên và sững sờ’.
Phillips Brooks, một giáo sĩ; không lâu trước khi qua đời, một bạn trẻ viết thư hỏi ông về bí mật sức mạnh và sự thanh thản nơi ông. Rất chân thành, Brooks cho biết, đó là mối tương quan của ông với Chúa Giêsu; ông viết, “Càng suy nghĩ kỹ, tôi càng tin chắc rằng, những năm tháng cuối cùng của đời tôi thật bình yên và sung mãn mà trước đây tôi chưa từng có. Đó là sự hiểu biết sâu sắc hơn và một tình yêu đích thực hơn của Chúa Kitô. Tôi không thể nói cho bạn biết trải nghiệm riêng tư này lớn lên trong tôi thế nào; nhưng Chúa Kitô đang ở đây, Ngài biết tôi và tôi biết Ngài”.
Anh Chị em,
“Chúa Kitô đang ở đây, Ngài biết tôi và tôi biết Ngài”. Đó là điều mà Giáo Hội đang mời gọi chúng ta cảm nghiệm trong những ngày Mùa Chay còn lại này. Sự hiểu biết lẫn nhau, hoà quyện trong nhau ấy dẫn chúng ta đến sự thông hiệp với mầu nhiệm Thiên Chúa thực sự. Chớ gì chúng ta biết ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần để Ngài dẫn chúng ta vào huyền nhiệm này, một huyền nhiệm không ngừng tiếp tục gây ‘ngạc nhiên và sững sờ’ cho những ai biết mình được yêu và được cứu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho con làm con Chúa. Con không hiểu hết Chúa, nhưng Chúa biết con hơn con biết con; xin cho con luôn ‘ngạc nhiên và sững sờ’ trước tình yêu Chúa để con biến đổi nội tâm và cách sống; nhờ đó, con cũng có thể gây ‘ngạc nhiên và sững sờ’ cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Các ngươi đừng ngạc nhiên về điều này!”
Kính thưa Anh Chị em,
Sẽ rất ‘ngạc nhiên và sững sờ’ khi phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ cho chúng ta đôi điều về mầu nhiệm Thiên Chúa, một mầu nhiệm tình yêu không bao giờ con người có thể hiểu thấu; đó là tình yêu Thiên Chúa dành cho con người và tình yêu Thiên Chúa giữa các ngôi vị của Người.
Isaia nói đến một Thiên Chúa yêu thương con người bằng một tình yêu hơn cả tình mẹ dành cho con mình, “Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu”. Thật ‘ngạc nhiên và sững sờ!’, một Thiên Chúa Tạo Hoá quyền năng, cao cả tỏ tình với thọ tạo của mình bằng những ngôn từ rất người; Thánh Vịnh đáp ca cũng khẳng định điều đó, “Chúa là Đấng nhân ái và từ bi!”.
Chúa Giêsu hôm nay lại tiết lộ cho chúng ta mối tương quan của Ngài với Chúa Chúa Cha; đúng hơn, Ngài nói đến mầu nhiệm trọng tâm và vinh quang nhất của niềm tin Kitô, mầu nhiệm Thiên Chúa. Ngài xác định Cha trên trời là Cha của Ngài; còn hơn thế, Ngài và Cha là một. Cũng vì lý do đó, nhiều người Do Thái muốn giết Ngài vì Ngài “Coi mình ngang hàng với Thiên Chúa”. Thực tế đáng buồn là chân lý vĩ đại nhất, vinh quang nhất về đời sống nội tại của Thiên Chúa lại là một trong những lý do khiến Chúa Giêsu trở nên thù nghịch của nhiều người; và rõ ràng, chính sự thiếu hiểu biết của họ về sự thật vinh quang này đã đẩy họ đến chỗ hận thù với Ngài. Đầu óc con người quá thiển cận, trái tim con người quá hẹp hòi! Phần chúng ta, chúng ta gọi Thiên Chúa là một mầu nhiệm, không phải vì chúng ta không thể biết được Thiên Chúa, nhưng vì không bao giờ chúng ta có thể hiểu hết Người là ai. Ngày kia, ở chốn vĩnh hằng, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào kiến thức của mình về Người; lúc bấy giờ, chúng ta sẽ ‘ngạc nhiên và sững sờ’ ở một mức độ sâu sắc hơn.
Khi nói đến mầu nhiệm Thiên Chúa, một khía cạnh quan trọng khác không thể bỏ qua là mỗi chúng ta được mời gọi thông phần vào chính mầu nhiệm ấy. Chúng ta sẽ mãi mãi khác biệt Thiên Chúa nhưng với ân sủng và thời gian, chúng ta được Thánh Thần “thần hoá”, nghĩa là được thông phần vào sự sống thần linh của Người nhờ sự kết hợp thể xác, linh hồn mình với Chúa Giêsu Kitô; nhờ đó, dần dần trổ sinh hoa trái mang phẩm tính thần linh. Nhờ sự kết hợp đó, chúng ta liên kết với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Sự thật này hẳn cũng sẽ khiến chúng ta ‘ngạc nhiên và sững sờ’.
Hướng đến Tuần Thánh, lắng nghe Phúc Âm Gioan với các giáo huấn sâu nhiệm của Chúa Giêsu về tương quan của Ngài với Chúa Cha, chúng ta không chỉ làm quen để khoác cho mình các ngôn ngữ bí nhiệm Ngài dùng; nhưng cần hơn, chúng ta phải chiêm ngắm, cầu nguyện, và xin cho được khả năng bước vào mầu nhiệm này, cũng như cho phép mình thâm nhập mầu nhiệm này; nhờ đó, có thể thực sự ‘ngạc nhiên và sững sờ’ trước huyền nhiệm khôn dò của Thiên Chúa. Chính sự ‘ngạc nhiên và sững sờ’ này sẽ tất yếu dẫn đến một sự hoán cải và biến đổi bên trong; từ đó, chọn lựa cách ăn nết ở sao cho xứng với hồng ân làm con Chúa. Tắt một lời, sẽ không bao giờ chúng ta hiểu hết Thiên Chúa, nhưng phải cho phép những chân lý về Người nắm lấy chúng ta, đổi mới chúng ta, nới rộng khối óc và con tim hẹp hòi của chúng ta; nhờ đó, trở nên phong phú, ít nhất, theo cách mà chúng ta không biết bao nhiêu; và kiến thức đó sẽ tiếp tục gây ‘ngạc nhiên và sững sờ’.
Anh Chị em,
“Chúa Kitô đang ở đây, Ngài biết tôi và tôi biết Ngài”. Đó là điều mà Giáo Hội đang mời gọi chúng ta cảm nghiệm trong những ngày Mùa Chay còn lại này. Sự hiểu biết lẫn nhau, hoà quyện trong nhau ấy dẫn chúng ta đến sự thông hiệp với mầu nhiệm Thiên Chúa thực sự. Chớ gì chúng ta biết ngoan nguỳ với Chúa Thánh Thần để Ngài dẫn chúng ta vào huyền nhiệm này, một huyền nhiệm không ngừng tiếp tục gây ‘ngạc nhiên và sững sờ’ cho những ai biết mình được yêu và được cứu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, tạ ơn Chúa đã cho con làm con Chúa. Con không hiểu hết Chúa, nhưng Chúa biết con hơn con biết con; xin cho con luôn ‘ngạc nhiên và sững sờ’ trước tình yêu Chúa để con biến đổi nội tâm và cách sống; nhờ đó, con cũng có thể gây ‘ngạc nhiên và sững sờ’ cho anh em con”, Amen.
(Tgp. Huế)